intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh doanh quan hệ rất hiện thực với nghệ thuật

Chia sẻ: Luân Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

101
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Những nhà kinh doanh Hàn Quốc đã giành được rất nhiều thị phần ở nước ta bằng con đường văn hóa. Qua phim ảnh, nhiều người Việt Nam đã chọn hàng hóa Hàn Quốc...", nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng cho hay. "Không thể làm theo kiểu trưng bảng biểu..." - Ông là người nghiên cứu nhiều về nghệ thuật, xin ông cho đánh giá về nhận thức, cách thưởng thức nghệ thuật của người Việt Nam, đặc biệt là doanh nhân? Nghệ sỹ Phan Cẩm Thượng: Thời phong kiến doanh nhân (thương nhân) là giai tầng thứ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh doanh quan hệ rất hiện thực với nghệ thuật

  1. Kinh doanh quan hệ rất hiện thực với nghệ thuật "Những nhà kinh doanh Hàn Quốc đã giành được rất nhiều thị phần ở nước ta bằng con đường văn hóa. Qua phim ảnh, nhiều người Việt Nam đã chọn hàng hóa Hàn Quốc...", nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng cho hay. "Không thể làm theo kiểu trưng bảng biểu..." - Ông là người nghiên cứu nhiều về nghệ thuật, xin ông cho đánh giá về nhận thức, cách thưởng thức nghệ thuật của người Việt Nam, đặc biệt là doanh nhân? Nghệ sỹ Phan Cẩm Thượng: Thời phong kiến doanh nhân (thương nhân) là giai tầng thứ 4, tuy giầu có nh ưng không được coi trọng. Họ có chơi nghệ thuật, nhưng chủ yếu là cây cảnh, đồ cổ ngoạn (gốm sứ, đồ đồng quý), tức là những đồ vật mang tính nghệ thuật nhưng phải có chức năng sử dụng. Còn nghệ thuật thuần túy như tranh, tượng... thì không. Đến thời Pháp thuộc, một số ít doanh nhân chơi tranh của các họa sỹ trường Mỹ thuật Đông Dương. Trong đó phải nói đến ông Đức Minh với bộ sưu tập rất giá trị. Nhưng sau hòa bình (1954) đến nay, thì doanh nhân rất xa lạ với nghệ thuật. Doanh nhân hiện tại dường như quay về tâm lý thực dụng xưa, nghĩa là mua sập gụ, tủ chè, đồ cổ, chứ nghệ thuật tự do ít được chú trọng. Đó là một tâm lý truyền thống. - Có một thực tế hiện nay là các doanh nghiệp thường chỉ chú trọng tài trợ các sự kiện đại chúng như thể thao, thời trang, hoa hậu... mà ít quan tâm đến lĩnh vực nghệ thuật nhất là các dự án nghệ thuật mang tính hàn lâm. Giá trị nghệ thuật cao thường rất khó khăn trong việc huy động tài chính, ông nghĩ sao về thực tế này?
  2. Các hoạt động thể thao, hội diễn, thi hoa hậu thường rầm rộ, phát sóng trên truyền hình đương nhiên có lợi cho công tác quảng cáo. Còn hoạt động nghệ thuật, như xuất bản sách văn học, triển lãm mỹ thuật, biểu diễn âm nhạc...tài trợ thì không ai trông thấy hãng tài trợ ở đâu. Ví dụ như con đường Gốm sứ, khi tên công ty được đề to ra, lập tức bị nhiều ý kiến chê trách. Điều đó là do những công ty chưa hiểu được việc tài trợ cho các dự án nghệ thuật có lợi ở mặt nào, chứ không phải là quảng cáo kinh doanh, làm nổi tên tuổi. Văn hóa nghệ thuật góp phần nâng cao đời sống văn hóa của công nhân, giá trị sản phẩm, sự sáng tạo của kỹ sư... đó là những phần âm thầm chảy ngầm trong đời sống tinh thần, nên không thể làm theo kiểu trưng bảng biểu. Văn hóa gìn giữ tài sản tốt nhất cho doanh nhân - Vai trò của các quỹ hỗ trợ văn hóa phi lợi nhuận là rất quan trọng trong việc phát triển văn hóa, nhưng hiện nay chủ yếu chỉ có các quỹ từ nước ngoài, chứ Việt Nam gần như chưa có, theo ông thì lý do ở đâu và ông có hướng suy nghĩ gì về điều này? Trước đây tôi biết Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có một quỹ văn hóa, nhưng hình như hoạt động cũng khiêm tốn. Những quỹ trong nước như vậy không nhiều, nhưng thực tế các hội văn học nghệ thuật hàng năm đều có một khoản kinh phí không nhỏ hỗ trợ cho sáng tác. Chỉ có điều cách thức hỗ trợ chưa tốt, chưa hỗ trợ được cho nhưng nơi, những người cần hỗ trợ. Nên tốn nhiều tiền mà không thu được tác phẩm hay. Nơi hoạt động gọi là có hiệu quả thì theo hình thức chia đều, kết quả là mỗi người một tý, hay dở như nhau.
  3. Những quỹ phi lợi nhuận nước ngoài thường hoạt động dưới hình thức phi chính phủ và do sự đóng góp của các công ty, hay cá nhân làm từ thiện cho văn hóa nghệ thuật. Ở ta kêu gọi làm từ thiện cho đồng bào khó khăn thì dễ, nhưng đóng góp cho nghệ sỹ rất khó, đôi khi nghệ sỹ lại được coi là giới vô tích sự và giàu có. Điều đó cho thấy vai trò của văn hóa nghệ thuật ở ta chưa cao. Việc nâng cao dân trí, tạo ra những nhu cầu tinh thần ngày càng cao là cách tốt nhất để có những quỹ tài trợ cho hoạt động văn hóa nghệ thuật. Có quỹ rồi, nhưng quy chế hoạt động thế nào mới quan trọng. Hiện nay không thiếu các quỹ tài trợ trong và ngoài nước, nhưng nói chung họ không tiếp cận được với những nhà nghệ thuật thực thụ. Đôi khi những người này sẵn sàng không cần đến sự tài trợ, quan trọng là ở sự đón nhận. Ở nước ngoài cũng như vậy. - Ông nghĩ sao về vai trò của giới doanh nhân ngày nay, những "Mạnh Thường Quân" trong vai trò ủng hộ và giúp sức phát triển các chương trình, dự án nghệ thuật? Những doanh nhân ngày càng trở nên giàu có hoặc sẽ giàu có cần thấy cái gì duy trì được vốn liếng của họ qua thế hệ và của cải của họ cũng sinh ra từ đất n ước của họ. Do đó, họ phải trả lại cho đất nước xứng đáng đã giúp họ làm giàu, và chính văn hóa là sự gìn giữ tài sản tốt nhất cho doanh nhân. Hiện ở các công ty lớn tr ên thế giới đều có một giám đốc văn hóa và bảo tàng nghệ thuật riêng cho công ty. "Kinh tế học chứ không phải là ngâm vịnh cho vui..." - Hiện nay, có một thực tế là nhiều doanh nhân mải mê kiếm tiền mà quên đi những giá trị văn hóa tinh thần. Theo ông, làm như thế nào để xây dựng tâm hồn, tinh thần bằng những giá trị văn hoá cho doanh nhân?
  4. Chúng ta đã thấy những nhà kinh doanh Hàn Quốc đã giành được rất nhiều thị phần ở nước ta thông qua con đường văn hóa. Nhất là thông qua phim ảnh, mà nhiều người VN đã tiêu dùng hàng hóa của Hàn Quốc. Sắp tới cũng có một công ty ở Hồng Kông tài trợ cho bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM làm một triển lãm mỹ thuật lớn. Mối liên hệ giữa lợi ích kinh tế của một công ty với sự chú ý đến văn hóa nghệ thuật vừa trừu tượng, lại vừa có tính hiện thực rất cao. Một giám đốc công ty đồng thời cũng là một trí thức có tâm hồn nghệ sỹ thì đạo đức kinh doanh và xu hướng phát triển của công ty đó cũng tốt. Tôi nghĩ những nhà kinh doanh nên suy nghĩ điều này như một phần của kinh tế học chứ không phải là ngâm vịnh cho vui. - Theo ông, nên làm như thế nào để nghệ sĩ độc lập, tinh hoa gắn kết được với doanh nhân thành đạt để tạo ra những giá trị văn hóa vì cộng đồng? Muốn gắn kết được những nghệ sỹ độc lập, có tài với doanh nhân khi doanh nhân cũng là nhà văn hóa, quý trọng văn hóa nghệ thuật, biết tôn trọng và "mặc kệ" mọi tính cách của nghệ sỹ. - Nghiên cứu và đi nhiều nơi, ông có thấy có bài học nào tốt để chúng ta học tập nhằm phát huy các giá trị nghệ thuật đỉnh cao cho văn hóa đất n ước? Nói lý thuyết thì chẳng giải quyết được điều gì. Cụ thể, tôi thấy nên xây dựng ngay Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại. Về lâu dài thì xã hội hóa hoàn toàn hoạt động nghệ thuật và coi nó như một phần quan trọng của kinh tế thị trường, tức là kinh doanh văn hóa nghệ thuật sẽ chiếm một phần đáng kể trong đời sống kinh tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2