intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm để trở thành giáo viên giỏi

Chia sẻ: NGO THI HAI | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

443
lượt xem
91
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khép vào kỷ luật, tách riêng và chinh phục. Tôi đã hiểu được rằng, nếu đối diện với một học sinh trong lớp, trong khi có các bạn cùng lớp ở xung quanh, thì học sinh đó sẽ trả lời một cách và khi có một mình chúng thì sẽ trả lời hoàn toàn khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm để trở thành giáo viên giỏi

  1.         ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT GIÁO VIÊN GIỎI   1. Khép vào kỷ luật, tách riêng và chinh phục. Tôi đã hiểu được rằng, nếu đối diện với một học sinh trong lớp,  trong khi có các bạn cùng lớp ở xung quanh, thì học sinh đó sẽ trả lời một cách và khi có một mình chúng thì sẽ trả lời hoàn  toàn khác.  Nếu khi tôi cần hiểu đúng về một học sinh, tôi đề nghị em đó ở lại sau buổi học, sau đó tôi nói với cậu (cô) ta. Thường thì  chúng bày tỏ sự kính trọng và chấp thuận những yêu cầu tôi vừa nói. Nếu tôi làm việc này trước cả lớp, đặc biệt là với các  học sinh nam, thì tôi thật khó mà thu được kết quả tương tự.    2. Sự hài hước. Hài hước có thể là cách truyền đạt cho học sinh những điều mà đôi khi những cách khác không thể  đạt được. Tôi đã luôn vui đùa với các học trò của mình. Khi thầy và trò đã hiểu nhau thì việc vui đùa, trêu chọc lẫn nhau là có  thể chấp nhận được. Chỉ vui đùa chứ tuyệt đối không bao giờ được giễu cợt hay tỏ ra châm chọc bọn trẻ. Vì thế, hãy luôn  mỉm cười với chúng. Một nụ cười thân thiện với các học trò, thậm chí có thể là nụ cười với chính bạn, cũng đủ giúp bạn tạo  được thiện cảm với các học trò của mình.    3. Hãy làm những gì mà bạn nói là sẽ làm. Giáo viên hoặc cha mẹ thường nói với bọn trẻ rằng nếu làm được việc  này, việc kia, thì đổi lại, các em (hoặc con) sẽ nhận được một thứ gì đó. Nhưng khi chúng đã làm điều đó, giáo viên hay cha  mẹ lại không làm đúng như những gì mình đã hứa trước đó. Đây chính là vấn đề mà các bạn nên chú ý. Nếu bạn không thể  làm điều gì đó thì đừng nói đến nó, hoặc nếu bạn đã nói thì hãy gắng thực hiện.    4. Thái độ vui tươi. Tại sao lại phải cố gắng làm điều này và nếu bạn thực sự không thích thì bạn phải làm gì?  Nhiều giáo viên đáng lẽ ra nên nghỉ việc ngay khi họ bắt đầu cảm thấy sợ phải đến trường. Bọn trẻ có thể hiểu được thái độ  này dù giáo viên có thú nhận hay không. Tôi đã ở gần một số giáo viên – họ thực sự không yêu thích học trò của mình. Vậy  tại sao họ lại có mặt ở giảng đường? Hãy để cho bọn trẻ hiểu rằng bạn đến trường là vì chúng.    5. Đối xử với bọn trẻ như với một con người. Trẻ con cũng là người, chỉ khác là chúng nhỏ hơn chúng ta. Tôi chưa  bao giờ lên giọng với những học trò của mình, những từ ngữ mà tôi dùng để nói với chúng cũng giống như với người khác và  các học trò nhỏ của tôi đều hiểu được điều đó. Thêm nữa, bạn nên biết cách lắng nghe chúng, hãy dành cho chúng thời gian  để nói về điều mà chúng muốn bày tỏ. Đừng cắt ngang lời chúng bằng những việc của người lớn. Hãy dành riêng cho chúng  thời gian để làm việc này.    6. Nhận lỗi. Đây là việc làm rất khó đối với người lớn. Nhưng nếu bạn cần phải nhận lỗi thì hãy làm điều này ngay,  càng nhanh càng tốt. Chẳng hạn, khi tôi đang vui đùa với các học trò của mình và tôi nhận thấy mình đã khiến một cô hay  cậu nhỏ nào đó ngượng ngùng hay cảm thấy bị tổn thương, tôi sẽ       dừng lại ngay và xin lỗi chúng.    7. Trung thực và cởi mở. Bởi vì nếu bạn không trung thực, trước sau gì bọn trẻ cũng biết. Nếu một điều gì đó được  nêu lên và bạn không biết câu trả lời, hãy thừa nhận là bạn không biết và cố gắng tìm lời giải, hãy làm điều này cùng với các  học trò của mình nếu có thể. Bạn hãy là một người kiên nhẫn để làm mẫu cho bọn trẻ và nếu bạn rơi vào tình huống không  thoải mái thì đừng  cố  nói  dối  hay quanh  co lảng  tránh điều đó.    8. Không so sánh một cách thiếu cơ sở. Chẳng hạn, bạn đừng nghĩ rằng cậu em cũng sẽ ngỗ ngược chỉ vì anh  trai của nó cũng đã từng làm những chuyện như thế. Hãy nghĩ rằng bọn trẻ cũng sẽ lớn lên và chúng cũng sẽ thay đổi, chúng  sẽ hiểu những việc làm của chúng ta và tại sao chúng ta lại phải nghiêm khắc với chúng.      Ph¬ng ph¸p gióp ®ì häc sinh yÕu kÐm Để việc giúp đỡ học sinh yếu kém có kết quả hơn, theo tôi, chúng ta cần phải tiến hành một số công việc sau: 1. Cần phải nhận diện học sinh yếu kém, phát hiện các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém trước khi tìm các biện pháp giúp đỡ Các em. 2. Các biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém phải được nghiên cứu một cách khoa học, đúc kết kinh nghiệm, phổ biến rộng rãi cho giáo viên sử dụng nhằm hạn chế dần tình trạng học sinh học kém trong các năm học tới. 3. Cả gia đình, nhà trường và xã hội phải chia sẻ trách nhiệm trong công tác khắc phục tình trạng học sinh yếu kém (không nên đổ lỗi hoặc giao hẳn trách nhiệm cho giáo viên). 4. Ngay từ đầu năm học, sau khi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cần phối hợp phân tích, đánh giá kết quả đạt được của học sinh để đưa ra các dự báo về học sinh yếu kém. Các phương pháp ghi nhớ   1.Ghi  Thành  Dàn Bài: Thực tế có nhiều bạn chỉ nghe nói ghi dàn bài, nhưng chưa rõ phương thức ghi cụ thể ra sao    ­ Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần ­ 2 lần ­ hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu 
  2. cầu bài mới thôi. Vì có hiểu sơ bộ bài, bạn mới lập được dàn bài. Bạn chia nội dung toàn bài thành 3 phần chính (Ví dụ là A ­  B ­ C). Trong phần A ­ có nhiều mục nhỏ, bạn có thể sắp xếp các mục nhỏ ấy gọi là "tiêu đề bằng những chữ số:1, 2, 3... "       ­ Và tiếp theo các phần B­C cũng thế. Phần nào cũng có những tiêu đề riêng.    ­ Nhưng trong mỗi phần đều có những yêu cầu quan trọng của nó. Bạn nên ghi nhận cụ thể các phần quan trọng ấy  trong mỗi phần của dàn bài, có thể gạch dưới hoặc viết đậm để dễ nhớ.    ­ Ðã có dàn bài chi tiết rồi sẽ là điều kiện giúp bạn dễ dàng việc học bài sau đó.    2.Nhẩm  trong óc   Bạn hệ thống bài bằng cách "nhẩm trong óc" nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn  bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi  tiết nào. Lần lượt như vậy cho  hết toàn bài.  ­Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn.    ­ Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý  những chỗ quên để sót rồi học lại cho nhuần nhuyễn    ­Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả  lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem.    * Một bài học gọi là được nắm chắc là khi bạn:         ­ Trả lời gãy gọn các câu hỏi đặt ra.                                                        ­ Hiểu bài thông suốt từng phần cũng như toàn bài.     ­ Nắm vững trọng tâm bài học một cách chuẩn xác. Nếu là môn học như Toán ­ Lý­ Hóa­ Sinh thì các quy tắc các  công thức, các định lý, định đề... bạn phải thuộc thật nhuần nhuyễn mới được. Môn Văn: Cần ghi nhớ các tên và tiểu sử tác giả. Thuộc kỹ các bài thơ, các đoạn văn xuôi, chọn lọc và nhớ bài thơ này của  tác giả nào, bài văn kia tác giả là ai. Tránh tình trạng lộn xộn, lẫn tên tác giả này với tác giả khác, hoặc bài văn xuôi mà lại  ghi tên tác giả là một nhà thơ....vv    Các phần văn xuôi hay thơ, bạn đều phải nắm bố cục chặt chẽ, chủ đề tư tưởng và nghệ thuật mà tác giả đã sử  dụng. Ngoài ra bạn nên trích dẫn những đoạn văn hay, bài thơ hay, ghi vào sổ tay bạn để dễ học thuộc. Thuộc nhiều thơ văn  để tạo vốn từ phong phú khi làm bài.    Môn Sử, Ðịa: Cần nắm rõ đặc thù từng môn để dễ học.    ­ Sử: Cần nhớ chính xác các mốc thời gian của sự kiện và luyện cách phân tích tổng hợp để rút ra được những bài  học lịch sử một cách chính xác.   ­ Ðịa: Nắm rõ đặc điểm địa thế từng bước từng vùng, tên sông, tên núi, nguồn tài nguyên khoáng sản.v.v...     3. Ghi ra giấy:  Ngoài cách ghi thành dàn bài chi tiết, bạn có thể ghi riêng ra giấy. Nhất là những công thức, những định lý, định đề.  Từ giấy xếp lại bỏ túi để lâu lâu khi cần nhẩm lại, nếu quên bạn có thể mở ra xem.   Nhưng phải ghi bằng cách nào?  Ghi những điểm chính yếu nhất, còn điều quan trọng là bạn phải thuộc.học                                                    Nói tóm: Khi ghi bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở bạn hệ thống bài học bằng  trí nhớ và một cách hoàn hảo mà không cần mở sách. Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời an vô mà ích lại phí sức. Nói  chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ ­ ghi chép ­ và lập dàn bài) sao cho tạo được điều  kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất.  Một điểm nữa là bạn phải hết sức sử dụng các phương pháp ấy thật hài hòa và kết hợp chặt chẽ để việc học tập của  bạn có kết quả mỹ mãn theo ý muốn. Không nhất thiết phải áp dụng tất cả các phương pháp mà tùy khả năng vận dụng cho  phù hợp.                                                             (Theo Bí quyết học bài mau thuộc) s¸u kü n¨ng h×nh thµnh n¨ng lùc ®Æt c©u hái nhËn thøc                                                                                                1.Câu hỏi BIẾT - Mục tiêu : Nhằm kiểm tra trí nhớ của học sinh về các dữ liệu, số liệu, các định nghĩa, định luật, quy tắc, khái niệm, tên người, địa phương … - Tác dụng đối với học sinh : Giúp học sinh ôn lại những gì đã biết, đã trải qua. - Cách thức dạy học Khi hình thành câu hỏi giáo viên có thể sử dụng các từ sau đây : Ai…? Cái gì…? ở đâu …? Thế nào …? Khi nào…? Hãy định nghĩa…? Hãy mô tả… Hãy kể lại ….- 2. Câu hỏi HIỂU Mục tiêu : Nhằm kiểm tra học sinh cách liên hệ kết nối các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm … khi tiếp nhận thông tin.   Tác dụng đối với học sinh Giúp học sinh có khả năng nêu ra được những yếu tố cơ bản trong bài họBiết cách so sánh các yếu tố, các sự kiện …   trong bài học
  3. Cách thức dạy học Khi hình thành câu hỏi giáo viên có thể sử dụng các từ sau đây : Vì sao…? Hãy giải thích…? Hãy so sánh…, Hãy liên hệ ….    3. Câu hỏi ÁP DỤNG - Mục tiêu :Nhằm kiểm tra học sinh khả năng áp dụng những thông tin đã tiếp thu được (các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm…) vào tình huống mới. - Tác dụng đối với học sinh : * Giúp học sinh hiểu được nội dung kiến thức, các khái niệm, định luật.   * Biết cách lựa chọn nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề trong cuộc sống. - Cách thức dạy học * Khi dạy học giáo viên cần tạo ra các tình huống mới, các bài tập, các ví dụ, giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học.   * Giáo viên có thể đưa ra nhiều câu trả lời khác để học sinh lựa chọn một câu trả lới đúng. Chính việc so sánh các lời giải khác nhau là một quá trình tích cực. 4. Câu hỏi PHÂN TÍCH - Mục tiêu : Nhằm kiểm tra học sinh khả năng phân tích nội dung vấn đề, để tìm ra mối liên hệ hoặc chứng minh luận điểm hoặc đi đến kết luận.                                                                    - Tác dụng đối với học sinh : * Giúp học sinh tìm ra được các mối quan hệ trong hiện tượng, sự kiện, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận riêng, từ đó phát triển được tư duy lôgic .    - Cách thức dạy học: * Câu hỏi phân tích thường đòi hỏi học sinh phải trả lời : Tại sao? (khi giải thích nguyên nhân). Em có nhận xét gì? (khi đi đến kết luận). Em có thể diễn đạt như thế nào? (khi chứng minh luận điểm)     * Câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải. 5. Câu hỏi TỔNG HỢP - Mục tiêu : Nhằm kiểm tra khả năng của học sinh có thể đưa ra những dự đoán, cách giải quyết vấn đề, các câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo - Tác dụng đối với học sinh : Kích thích sự sáng tạo của học sinh, hướng em tìm ra nhân tố mới … - Cách thức dạy học * Giáo viên cần đưa ra những tình huống, những câu hỏi, khiến học sinh phải suy đoán, có thể tự do đưa ra những lời giải mang tính sáng tạo riêng của mình * Câu hỏi tổng hợp đòi hỏi giáo viên phải có nhêu thời gian chuẩn bị.    6. Câu hỏi ĐÁNH GIÁ - Mục tiêu : Nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự phán đoán của học sinh trong việc nhận định đánh giá các ý tưởng, sự kiện, hiện tượng …dựa trên các tiêu chí đã đưa ra - Tác dụng đối với học sinh : Thúc đẩy sự tìm tòi tri thức, sự xách định giá trị của học. - Cách thức dạy học: Giáo viên có thể tham khảo một số gợi ý sau đây để xây dựng các câu hỏi đánh giá : Hiệu quả sử dụng của nó như thế nào? Việc làm đó có thành công không? Tại sao? Theo em trong số các giả thuyết nêu ra, giả thuyết nào hợp lý nhất và tại sao?. Mét sè gi¶i ph¸p ®Ó tr¸nh ch¸y gi¸o ¸n Cảm giác khi phải kết thúc buổi học vội vã và dở dang thật không dễ chịu chút nào. Vậy làm thế nào để không phải nhồi nhét  học viên trong những phút cuối của tiết học? Bạn hãy thử tham khảo những cách sau đây để có thể bỏ qua những hoạt động  quá kéo dài và tập trung vào những nội dung quan trọng trong tiết học.                           .   Tính toán thời gian hợp lý: Hãy cố gắng tính toán thời gian ngay từ đầu. Điều này giúp bạn có đủ thời gian để đưa  ra những quyết định hợp lý và hiệu quả theo đúng trình tự trong giáo án. Bạn cũng sẽ tránh được việc cuống cuồng chống  cháy giáo án trong những phút cuối của tiết học.    Mở rộng các bài tập cũ :  Nếu đã gần hết tiết học thì bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng việc có nên bắt đầu một hoạt  động hay một bài tập mới hay không? Trong trường hợp này bạn nên tiếp tục các bài tập cũ cho đến khi hết giờ thay vì tiến  hành một bài tập hay hoạt động mới một cách vội vã.     Khởi động thật nhanh để tránh kết thúc dở dang:   Nếu một hoạt động bắt đầu muộn hoặc có vẻ sẽ kéo dài thì  bạn không nên đợi đến khi hết giờ để kết thúc một cách dở dang và vội vã. Hãy điều chỉnh hoạt động ngay từ đầu sao cho  phù hợp với thời gian cho phép mà vẫn đạt được mục tiêu bạn đề ra. Trong những trường hợp như thế này, cách lựa chọn tốt  nhất là khởi động nhanh những bước ban đầu để có một kết thúc hoàn chỉnh thay vì phải bất ngờ dừng lại khi tiếng chuông  báo hết giờ vang lên.    Lựa chọn các hoạt động: Nếu bạn chỉ có đủ thời gian để thực hiện một trong hai hoạt động thì hãy hỏi ý kiến các  học viên trong lớp xem họ thích điều gì. Hãy lựa chọn phương án mà đa số học viên yêu thích. Lưu ý rằng bạn hãy làm theo  lựa chọn của học viên chứ không phải làm theo những gì mình thích.    Không hứa hão: Tránh nói với học viên của mình những câu như: “I had planned a really good activity next but I’m afraid  we don’t have time”. Điều này giống như bạn nói là: “I bought you a box of chocolates but I forgot it.” Những câu nói như thế  dễ khiến học viên thất vọng và mất hứng vào bài học. Vì vậy bạn nên cân nhắc để có thể đưa ra những hoạt động hợp lý và  phù hợp về mặt thời gian.
  4. Sử dụng thời gian thật linh hoạt: Khi bắt đầu một hoạt động bạn thường đề ra một khoảng thời gian cho các học viên hoàn  thành, ví dụ: “You have ten minutes.” nhưng bạn không cần nhất thiết phải tuân theo quy định về thời gian này một cách  chính xác. Nếu bạn cảm thấy thiếu thời gian, bạn có thể rút ngắn lại quãng thời gian cho hoạt động này bằng cách đơn giản  thông báo rằng “one minute left” (chỉ còn một phút nữa). Học viên của bạn cũng sẽ không để ý rằng bạn đã “bớt” thời gian so  với thông báo lúc đầu đâu. Chúng tôi hi vọng rằng bạn sẽ tìm ra cách “chi tiêu” thời gian thật hợp lý sao cho vừa tận dụng tối đa thời gian của tiết học  vừa không sợ kết thúc giờ học một cách dở dang.   20 ĐIỀU THẦY CÔ CẦN GHI NHỚ 1. Hãy vui cùng những thành tích nhỏ bé của học trò và hãy chia sẻ những thất bại của chúng.  2. Bạn là người rất gần gũi với học trò, hãy cố gắng để chúng luôn cởi mở với bạn. Hãy vừa là bạn vừa là thày của chúng.  3. Đừng ngại thừa nhận với học trò là mình không biết về một vấn đề nào đó. Hãy cùng chúng tìm câu trả lời.  4. Hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh. Khi đó chúng sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập.  5. Đừng đòi hỏi một “kỷ luật lý tưởng” trong giờ học. Bạn đừng độc đoán quá, hãy nhớ rằng giờ học là một phần cuộc sống của đứa trẻ, vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó quá, cứng nhắc quá. Qua mỗi giờ học đứa trẻ cần trở thành một nhân cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện.  6. Hãy cố gắng để giờ giảng của bạn không khuôn mẫu quá, chuẩn mực quá. Tuyệt vời nhất là trong mỗi giờ học đều có những “phát minh” nho nhỏ được diễn ra, những chân lí nho nhỏ được phát hiện, những đỉnh cao tri thức được chinh phục và những cuộc tìm kiếm bắt đầu.  7. Các cuộc gặp gỡ với phụ huynh học sinh cần thiết thực và hiệu quả. Mỗi buổi họp phụ huynh là dịp để bạn cung cấp thêm cho họ những kiến thức về tâm lí, sư phạm, về quá trình học tập.  8. Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào, hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng cúa chúng, vui thì chia vui, buồn thì động viên.  9. Hãy luôn ghi nhớ: Học trò không phải là một chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên.  10. Điểm kém ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành nhân cách của học trò. Bạn hãy cố gắng chùng nào có thể để tránh cho các em điểm kém. Hãy tìm cách khác để khắc phục tình trạng này.  11. Mỗi bài giảng của bạn phải là một bước tiến, dù là rất nhỏ, về phía trước trong việc khám phá tri thức. Học sinh cần phải vượt qua những khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và bạn hãy tính toán sao cho mức độ của những khó khăn đó thật phù hợp.  12. Đừng tìm những con đường dễ dàng nhất trong việc giảng dạy. Như thế học trò sẽ lười suy nghĩ, bạn cần làm cho chúng thấy việc học là lao động thực sự. Điều quan trọng nhất là bạn phải luôn khích lệ, luôn ở bên chúng khi khó khăn.  13. Nếu phải cân nhắc giữa hai điểm số khi cho điểm học sinh thì bạn hãy chọn điểm cao hơn. Hãy chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở em, cho em hy vọng.  14. Không cần che giấu tình cảm của mình với các em, nhưng cần tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó. Hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm đó. Bạn hãy giúp chúng nhận ra, phát triển chúng thêm.  15. Hãy nhớ rằng trên lớp học sinh cần phải cảm thấy hấp dẫn và thú vị. Chỉ có sự hấp dẫn mới làm các em tập trung chú ý được.  16. Khi tiếp xúc với phụ huynh học sinh, bận cần nhớ rằng đối với họ đứa con là quí giá nhất trên đời. Vì thế, bạn hãy hết sức tế nhị, tránh đừng để phụ huynh bị tổn thương.  17. Đừng sợ xin lỗi học trò nếu thấy mình sai.Xin lỗi chỉ làm tăng uy tín của bạn trong mắt các em mà thôi. Khi các em mắc lỗi, bạn cũng đừng nóng nảy quá.  18. Hãy cố gắng sống hết mình với các em. Vui cùng vui, buồn cùng buồn. Đùa nghịch và dạy dỗ. Hãy kiềm chế khi các em nói dối. Công bằng, kiên trì và trung thực là khẩu hiệu của bạn.  19. Đừng dạy học sinh quá tự tin- sau này chúng sẽ bị xa lánh; quá rụt rè- chúng sẽ bị coi thường; quá lắm lời- chúng sẽ không được ai tính đến; quá cứng nhắc- chúng sẽ bị khước từ.  20. Một lần nữa xin nhắc lại: Hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiền trì và mềm mỏng lêi khuyªn gi÷ trËt tù trong tiÕt häc 1. Đặt nội quy ngay từ đầu: Nhiều giáo viên thường mắc lỗi bắt đầu một năm học mới với kế hoạch cho các quy tắc rất lỏng lẻo. HS nhanh chóng nắm bắt được các tình huống trong mỗi giờ học và nhận ra những gì chúng sẽ được cho phép, những lỗi nào được bỏ qua. Một khi GV “lờ” đi những sự quậy phá hoặc những nguyên tắc trong lớp học không đủ mạnh để chấn chỉnh, dập tắt các trò nghịch ngợm thì rất khó để bắt đầu hay tiếp tục điều khiển lớp tốt hơn. Vì vậy ngay từ đầu, GV phải đề ra nội quy rõ ràng và tuân thủ nó.   2. Công bằng là chìa khoá: HS hoàn toàn có thể phân biệt điều gì là công bằng và điều gì thì không. Vì thế, GV phải đối xử bình đẳng đối với tất cả HS nếu mong được HS tôn trọng.          3. Giải quyết những rắc rối với càng ít sự gián đoạn càng tốt Nếu có một vài HS đang nói chuyện riêng và bạn đang đưa ra câu hỏi trong phần giới thiệu bài mới, gọi một trong các HS đó đứng dậy trả lời câu hỏi của bạn để thu hút HS quay trở lại bài học. Nếu bạn phải dừng mạch bài học để giải quyết rắc rối thì bạn đang "đánh cắp" thời gian quý báu học tại lớp của những HS hiếu học.   4. Tránh các vụ gây lộn trong lớp học: Bất cứ khi nào có đánh nhau, cãi vã giận dữ trong lớp học thì sẽ có một người thắng và một người thua. Dĩ nhiên với vai trò là một GV, bạn cần phải giữ trật tự và quy tắc trong lớp học. Tuy nhiên, nên giải quyết những vấn đề vi phạm kỉ luật mang tính cá nhân riêng tư (bên ngoài lớp học) tốt hơn là làm HS "mất mặt" trước bạn bè. 5. Ngừng sự phá rối với một chút hài hước Đôi khi những tiếng cười lại giúp "kéo" mạch lớp học trở lại như cũ. Tuy nhiên, nhiều GV nhầm lẫn giữa những câu hỏi hài hước với lời châm chọc. Trong khi sự hóm hỉnh có thể nhanh chóng "hoá giải" tình huống
  5. sư phạm thì lời mỉa mai có thể làm tổn thường mối quan hệ của bạn với học trò tham gia vào. Hãy dùng việc đánh giá tối ưu nhất nhưng hãy nhận ra rằng có những điều học trò này nghĩ là trò vui, học trò kia lại nhận thấy bị xúc phạm. .   6. Giữ niềm tin tưởng lớn trong lớp: Hãy tin tưởng rằng HS là những trẻ ngoan ngoãn, chứ không phải là quậy phá. Tăng cường điều đó thông qua cách bạn nói với học trò. Khi bạn bắt đầu một ngày học mới, bạn hãy nói những mong muốn của bạn với học trò.   7. Kế hoạch dự trù: Giáo viên nên tránh thời gian "chết" trong giờ học. Nếu trong thời gian rảnh rỗi đó, bạn cho phép học sinh nói và nói mỗi ngày, tự bạn tạo cho các em một thói quen xấu - nói chuyện. Để tránh điều này, hãy lên kế hoạch dự trù, đưa thêm các hoạt động vào phần cuối của giáo án .   8. Luôn luôn nhất quán: Một trong những điều tệ nhất mà người giáo viên mắc phải là không nhất quán trong việc thực thi nội quy lớp học. Nếu một ngày bạn "lơ" đi một trò quậy phá trong lớp, một thái độ học tập thiếu nghiêm túc, và ngày hôm sau bạn chì chiết một HS vì một lỗi nhỏ, HS của bạn sẽ nhanh chóng mất đi sự kính trọng đối với bạn.          9. Hãy đặt ra các nội quy có thể hiểu được: Bạn cần chọn ra nguyên tắc của bạn. Bạn cũng cần làm cho các nguyên tắc thật rõ ràng. HS cần hiểu cái gì được và cái gì không được chấp nhận. Hơn nữa, bạn nên lường trước hậu quả nếu bạn phá bỏ nguyên tắc.           10. Bắt đầu mỗi ngày học sảng khoái: Bạn nên bắt đầu buổi dạy mỗi ngày với sự tin tưởng HS sẽ ngoan. Không nên có định kiến rằng HS này luôn quậy phá giờ học hàng ngày trong tuần, thì hôm nay em lại sẽ nghịch ngợm. Do đó, bạn sẽ không đối xử với HS ấy một cách khác biệt làm em đó gây mất trật tự thêm. S¸u nh©n tè gióp b¹n thµnh c«nG trong vai trß gi¸o viªn Để thành công trong nghề dạy học, không chỉ đơn giản phải yêu trẻ và có kiến thức. Dưới đây là 6 nhân tố quan trọng giúp bạn thành công trong vai trò giáo viên. Có óc hài hước: Một giáo viên có óc hài hước sẽ giúp làm dịu những căng thẳng xảy ra trong lớp. Hơn nữa, khướu hài hước còn giúp người giáo viên đem lại niềm vui và sự hứng thú học cho học sinh, khiến chúng háo hức và mong chờ được đến lớp học. Điều không kém phần quan trọng mà óc hài hước đem lại đó là làm bạn trở thành người vui vẻ và tích cực trong cuộc sống dù có gặp khó khăn hay căng thẳng trong công việc. Thái độ tích cực: Một thái độ tích cực, lạc quan là tài sản vô giá trong cuộc sống. Nó sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề hiệu quả và nhanh nhất có thể. Ví dụ, ngày đầu tiên đi dạy, bạn đã dạy nhầm bài 2 thay vì bài 1. Điều này sẽ không trở thành vấn đề nghiêm trọng nếu bạn có cái nhìn thoáng rằng ai cũng có lúc nhầm và bạn xin lỗi học trò sau đó tiếp tục bài giảng của mình. Không cần nghiêm trọng hóa vấn đề dù đó là nhỏ hay lớn, sai thì sửa; quan điểm lạc quan này sẽ giúp bạn tự tin và thành công hơn. Biết đặt kỳ vọng nơi học sinh: Nếu bạn thờ ơ với việc học của học sinh, bạn không đặt ra mục tiêu nơi chúng thì chúng cũng sẽ buông xuôi việc học. Bạn cần tỏ thái độ rằng bạn tin chúng có thể đạt được những mục tiêu bạn đã đặt ra và bạn truyền cho chúng niềm tin đó. Sự kỳ vọng của bạn chính là nhân tố quan trọng kích thích học sinh học tốt và đạt được kết quả cao. Tính kiên định: Để tạo ra môi trường học tích cực và sôi nổi học sinh cần có được lịch học cụ thể để có thể chuẩn bị bài trước. Bạn cần giữ và làm đúng theo kế hoạch đã đưa ra đó. Ví dụ, học sinh có thể dễ dàng thích nghi được với nhiều giáo viên trong một ngày nhưng chúng sẽ không thích khi các kế hoạch cứ liên tục thay đổi. Bạn không thể đến lớp và bảo chúng làm bài kiểm tra chỉ vì bạn chưa chuẩn bị bài giảng từ hôm trước. Công bằng: Là một giáo viên, việc đối xử với các học sinh một cách công bằng trong bất cứ tình huống nào là điều rất quan trọng. Khi có bất cứ sự than phiền nào từ phía học sinh rằng bạn đối xử với nhóm học sinh này thiên vị hơn so với nhóm khác thì hậu quả của nó không chỉ dừng ở việc bạn mất đi sự tôn trọng nơi học sinh mà bạn cũng sẽ bị mất đi sự tín nhiệm từ phía ban giam hiệu Linh hoạt về thời gian Để có thể lấy lại cân bằng và “sạc” thêm năng lượng bạn có thể xin nghỉ dạy một ngày hoặc vài ngày tùy từng thời điểm. Thời gian nghỉ không dài vì thế sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc học của học sinh mà điều này lại có thể giúp bạn làm mới đầu óc và thấy vui vẻ khi quay lại công việc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2