Kinh nghiệm lãnh đạo của một hãng hàng không
lượt xem 74
download
Tham khảo tài liệu 'kinh nghiệm lãnh đạo của một hãng hàng không', kỹ năng mềm, kinh nghiệm lãnh đạo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh nghiệm lãnh đạo của một hãng hàng không
- Kinh nghiệm lãnh đạo của 1 hãng hàng không Đã có rất nhiều cuộc tranh luận về việc liệu có phải nhiều người vốn được sinh ra để làm lãnh đạo, làm quản lý, làm tổng giám đốc… Trên thực tế, nhà lãnh đạo nào cũng được sinh ra như một đứa trẻ bình thường. Jack Welch, chủ tịch đã nghỉ hưu của tập đoàn GE, là con của một người thu vé đường sắt. Khi còn nhỏ Jack Welch thường nói lắp và là đứa trẻ lùn nhất lớp. Gordon Bethune, Cựu Chủ tịch của Continental Airlines - hãng hàng không lớn thứ 5 ở Mỹ và thứ 6 thế giới - khi còn nhỏ từng phải đi lau cửa kính để kiếm tiền. Cả hai nhà lãnh đạo này đều có những câu chuyện về thời thơ ấu giống nhau. Gia đình đã dạy cho họ những giá trị đạo đức, tầm quan trọng của làm việc chăm chỉ, học những kỹ năng mới ở các công việc đa dạng và quan tâm đến các cá nhân. Cả hai đều thừa nhận những kinh nghiệm thu lượm được khi còn nhỏ đã giúp họ dễ dàng thành công hơn. Sau đây là một số chiến thuật và bài học của Gordon Bethune giúp chúng ta phát triển phong cách lãnh đạo. 1. Đánh giá những vấn đề ảnh hưởng đến việc giành được mục đích cho tổ chức Giảm chi phí sẽ làm tăng lợi nhuận của tổ chức. Tuy nhiên, cắt giảm chi phí bằng cách cho ít pho mát vào bánh pizza có thể làm cho bánh mất ngon và không ai muốn mua nữa. Trên cương vị chủ tịch của Continental Airlines, Gordon Bethune nhận ra rằng, việc lãnh đạo trước tiên là xây dựng chiến thuật cắt giảm chi phí. Trước đó, hãng đã bị phá sản 2 lần trong vòng 10 năm. Thời điểm đó, ban lãnh đạo chỉ nghĩ đơn giản là, nếu tiếp tục giảm chi phí họ có thể tránh bị phá sản lần thứ 3 và có thể giành lại thị trường. Do đó, họ không tiếp tục trả hoa hồng đăng ký cho các hãng du lịch, không tăng lương cho nhân viên trong một thời gian dài, không thưởng thêm cho những chuyến bay thường xuyên. Khi Gordon nhận việc, hãng hàng không này chỉ còn đủ tiền để vận hành thêm 6 tháng nữa. Họ phải đối mặt với nguy cơ phá sản nhanh chóng. Lập tức, Gordon báo cho các hãng du lịch rằng ông ta sẽ trả thêm tiền hoa hồng cho họ và tái lập chương trình cho những chuyến bay thường xuyên để thu hút khách du lịch là thương nhân. Khách hàng bắt đầu trở lại. Ông cũng nói với nhân viên của mình rằng, nếu ngành giao thông tăng tỉ lệ chuyến bay, ông sẽ thưởng cho mỗi nhân viên 65 đô la hàng tháng. Rõ ràng là không chỉ phi công được thưởng. Ông muốn chứng tỏ rằng, điều hành một chuyến bay là nỗ lực của cả nhóm, cả của người vận chuyển hành lý, người trực tổng đài, nhân viên gác cổng, và những thư ký... Năm 1995, một năm sau khi Gordon làm chủ tịch, khách hàng và lợi nhuận của Continental bắt đầu tăng lên. Năm 1996, Continental được trao giải thưởng vì làm hài lòng khách hàng. Bài học rút ra: Đánh giá những khó khăn trong việc giành được mục tiêu của tổ chức, và cắt giảm chi phí không phải lúc nào cũng là câu trả lời đúng đắn. 2. Văn hoá tổ chức: lòng tự trọng và sự kính trọng
- Để nâng cao tinh thần cho nhân viên, Gordon bắt đầu tổ chức những cuộc gặp với tất cả nhân viên tại văn phòng của mình, nơi trước đây họ không được phép đến. Ông luôn mở rộng cửa đón mọi người. Tất cả mặc những bộ trang phục bình thường để tránh rào cản giữa lãnh đạo và nhân viên. Gordon ngồi cùng nhân viên và không ngồi ở đầu bàn trong suốt các cuộc gặp. Ông xây dựng cho nhân viên những đường dây nóng để họ có thể liên lạc, đưa ra ý tưởng, gợi ý về cách để cải thiện tổ chức cho ông. Ông thường gọi lại cho những người góp ý. Nhân viên bắt đầu nhận ra rằng lãnh đạo thực sự quan tâm đến những ý kiến của họ và có phản hồi lại. Hàng tuần ông cũng gửi cho nhân viên những bức thông điệp bằng lời. Một lần ông quên làm việc này và rất nhiều nhân viên đã liên lạc để hỏi liệu có phải ông bị ốm hay không. Gordan nói: "Một đội bóng không thể thắng nếu không phối hợp với nhau”. Bài học rút ra: Đó là bài học về hành vi tập thể - điều hành một tổ chức giống như xây dựng một đội bóng, phải có sự liên hệ chặt chẽ. 3. Cởi mở với đối tác và nhân viên Chỉ trong vòng 6 tháng, Continental đã tạo nên những kỹ thuật quản lý. Gordon đã tập hợp những nhà cung cấp, những cổ đông, công nhân... Ông chia sẻ với mọi người là Continental chỉ còn đủ tài chính để hoạt động trong vài tháng nữa để mọi người nắm được tình hình. Ông cộng tác với họ để thương lượng về giá cả, những hợp đồng thuê dài hạn, đạt được những thoả thuận mới với các nhà cung cấp. Nói một cách ngắn gọn, không có lợi nhuận thì không có tương lai. Bài học rút ra: Hãy cởi mở với đối tác và nhân viên của mình. 4. Đa ngành đa nghề Gordon ví điều này giống như trở thành một huấn luyện viên trưởng của một đội bóng, phải hiểu rõ về các cầu thủ của mình, phải hiểu tiếng còi của trọng tài có ý nghĩa gì. Gordon đã làm việc ở nhiều ngành nghề và vị trí khác nhau. Chính điều này đã giúp ông có cơ hội tiếp xúc và trò chuyện với nhiều nhân viên nhiều hơn. Bài học rút ra: Sự luân chuyển công việc, biết nhiều ngành, nhiều nghề sẽ mở ra tương lai phát triển cho các nhà lãnh đạo. 5. Chú ý đến các nhân tố khách quan Việc kinh doanh phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thường là nhân tố bên ngoài như thời tiết, bão lụt, đình công…Tuy nhiên, những phi đoàn bay thường quên những biến cố có thể xảy ra hàng ngày. Một lần vì bão tuyết mà Continental bị hỏng 8 máy bán hàng. Đáng buồn là điều này lại xảy ra trước ngày Lễ tạ ơn, khoảng thời gian bận bịu nhất của ngành hàng không. Các nhóm của hãng Continental đã phối hợp với những máy bán hàng bên ngoài, sửa những máy hỏng và không để lỡ chuyến bay. Bài học rút ra:Phát triển quan hệ đối tác bên ngoài 6. Lý thuyết hệ thống Điều hành một tổ chức không phải là điều hành từng phần riêng rẽ. Mỗi phòng, ban, bộ phận phải biết công việc của mình ảnh hưởng đến những bộ phận khác như thế nào, tất nhiên điều này không có nghĩa là quá ỷ lại hay dựa dẫm vào tổ chức. Bài học rút ra: Tất cả các bộ phận phải liên kết với nhau để thực hiện nhiệm vụ hoặc
- giành được mục tiêu của tổ chức. 7. Loại bỏ những quy trình và chương trình không mang lại lợi nhuận Tăng thị phần là một chiến thuật quan trọng của Continental. Dựa trên việc đánh giá những thị phần mà họ đang sở hữu, ban quản lý Contiental phát hiện rằng 18% số đường bay không mang lại nhiều lợi nhuận. Ban đã lựa chọn để thay đổi những đường bay này. Chủ tịch của GE, Jack Welch cũng từng chỉ đạo mỗi doanh nghiệp nhỏ thuộc GE phải đứng vị trí số một hoặc số hai, nếu không sẽ bị đóng cửa. Sau đó ông đề ra chiến thuật chiếm được 10% thị trường. Sự thay đổi chiến thuật này đã mang lại cho tập đoàn này lợi nhuận hàng tỷ đô la. Bài học rút ra: Kiểm tra lại chiến thuật để đảm bảo rằng mọi người đều hiểu. 8. Thuê những người giỏi nhất Một người làm phẫu thuật chắc chắc sẽ muốn chọn nhà phẫu thuật hàng đầu. Các tổ chức cũng vậy. Họ muốn chọn những người giỏi nhất thực hiện các chức năng quan trọng nhất. Continental đã thuê một chuyên gia tài chính có tài. Vị chuyên gia này đã tạo ra một hệ thống báo cáo tài chính hàng ngày thay vì những báo cáo hàng quý. Điều này khiến cho tất cả các hoạt động trở trong tổ chức trở nên hiệu quả hơn. Biết được tình hình tài chính hàng ngày thay vì hàng quý giúp cho ban lãnh đạo Continental có những điều chỉnh hợp lý và kịp thời. Bài học rút ra: Tổ chức cần những người tài để cạnh tranh. Tất nhiên chẳng ai có thể tinh thông tất cả mọi điều, nhưng người tài chắc chắn sẽ mang lại thành công. 9. Phát triển nhân lực đồng bộ Trong một chiếc bánh pizza, không miếng nào ngon hơn miếng nào, nhưng nếu tất cả các phần đều ngon thì sẽ bán rất chạy. Bài học rút ra: Lãnh đạo cần tạo ra, phát triển và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên và phát hiện những tài năng cho tổ chức và công ty của mình. 10. Sự bằng lòng sẽ giết chết tổ chức Những tổ chức phải liên tục cải tiến dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tổ chức sẽ mất ưu thế cạnh tranh nếu phớt lờ sự thay đổi, không quan tâm đến việc phát triển dịch vụ, sản phầm và đối tác. Bài học rút ra: Thành công của tổ chức không phải ở bộ phận máy lái tự động. Bổ sung các chương trình hướng dẫn cho nhân viên và đánh giá những vấn đề ảnh hưởng đến mục tiêu của tổ chức.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kinh nghiệm lãnh đạo
2 p | 651 | 285
-
Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý Khả năng lãnh đạo là phẩm chất quan
3 p | 640 | 267
-
5 đặc điểm nhận dạng của một CEO vĩ đại
2 p | 278 | 163
-
Báo cáo " Lãnh đạo"
52 p | 261 | 134
-
Phong cách lãnh đạo
5 p | 389 | 129
-
Lãnh đạo mềm dẻo
9 p | 314 | 98
-
Hãy lãnh đạo mình trước khi lãnh đạo người khác
3 p | 207 | 85
-
Áp dụng các nguyên tắc lãnh đạo một cách hiệu quả
5 p | 291 | 80
-
Từ chiến thắng của Obama đến kinh nghiệm lãnh đạo doanh nghiệp
6 p | 261 | 64
-
Không biết xếp thứ tự ưu tiên đừng mơ làm lãnh đạo
4 p | 171 | 55
-
Tự nhận thức là tố chất của lãnh đạo xuất chúng
4 p | 190 | 38
-
KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO CỦA CỰU CHỦ TỊCH GENERAL ELECTRIC
10 p | 232 | 37
-
Từ chiến thắng của Obama đến các kinh nghiệm lãnh đạo doanh nghiệp
10 p | 136 | 29
-
Điểm khác biệt giữa người lãnh đạo và người quản lý là gì?
3 p | 120 | 17
-
Chuyển dịch tư duy: Mọi cấp bậc đều có thể làm lãnh đạo
4 p | 93 | 11
-
Lãnh đạo mới với những điều cần tránh
8 p | 103 | 11
-
Bài học kinh nghiệm từ Actimel của Dannon
3 p | 131 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn