intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm trông khế

Chia sẻ: Kata_4 Kata_4 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

67
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đã hàng chục năm nay, vườn khế nhà ông Phạm Ngọc Mạnh ở thị trấn Nam Sách năm nào cũng bội thu, mặc dầu nhiều vườn kế cận năm được, năm mất mùa do bất lợi của ngoại cảnh (môi trường), do chủ nhân thích thì chăm bón, quên thì để "phóng sinh" v.v...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm trông khế

  1. Kinh nghiệm trông khế Đã hàng chục năm nay, vườn khế nhà ông Phạm Ngọc Mạnh ở thị trấn Nam Sách năm nào cũng bội thu, mặc dầu nhiều vườn kế cận năm được, năm mất mùa do bất lợi của ngoại cảnh (môi trường), do chủ nhân thích thì chăm bón, quên thì để "phóng sinh" v.v... Nhìn những gốc khế ngọt, khế "rôn rốt", khế chua, cây nào cũng trĩu quả, quả nào cũng nây đều, bóng bẩy, không vết sâu bệnh v.v... nhiều người hỏi ông "bí quyết" trồng khế đều được ông hồ hởi trả lời ngay: - Thứ nhất đó là phải nhân giống từ cây khế mẹ giống tốt (cho năng suất cao, phẩm chất tốt, sạch bệnh), nhân từ hạt bền cây hơn nhưng lâu cỗi, còn chiết (hoặc ghép lẫn các giống khế thì lấy gốc ghép là cây khế địa phương, cành hoặc mắt ghép là khế đặc sản có đủ các tiêu chuẩn trên). - Trồng cây giống gốc bụ bẫm sẽ cho cành phát triển, cành la nhiều gần gốc sẽ cho sai hoa, đậu quả, quả lớn nhanh; gốc cách gốc khoảng 6m là vừa. Đất trồng khế phải tơi hả, xốp. Cần bón thêm phân chuồng hoai mục mỗi gốc lót từ 20-30kg, bón thúc đón hoa và đền quả trước và sau thu hoạch 4-6 tuần để bồi dưỡng và lại sức cho cây.
  2. - Tuyệt đối không lạm dụng phân hóa học (nhất là đạm) vì rất dễ làm cho khế bị sâu bệnh, "tốt lá xấu hoa". Nguy hiểm nhất vẫn là sâu đục thân càng làm cho khế vốn ròn, tự gẫy khi mang quả, nguy hiểm cho người thu hoạch. Chỉ nên lót NPK vi sinh để bồi dục, cải tạo lý hóa tính cho đất mà thôi! (mỗi gốc không quá 3kg rải đều dưới bóng tán rồi xới xáo, kết hợp nhặt cỏ dại). - Khi đường kính gốc từ 10cm trở lên, vỏ ngoài hóa bần thì quét nước vôi vào đó cho đến các cành la gần gốc để phòng chống sâu bệnh và tăng độ phản xạ ánh sáng giúp các lá khuất tán quang hợp tạo nhiều chất sống cho cây. Kết hợp với tỉa bỏ cành tăm để tập trung nhựa sống cho các cành "chủ". Thường xuyên giữ ẩm cho đất nền dưới bóng tán, nhưng không để ngập nước vài ba ngày liền sẽ dẫn đến rụng quả hàng loạt, chất lượng kém.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2