KINH NGHIỆM VỀ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG<br />
VỚI SINH VIÊN Ở NÔNG THÔN NHẬT BẢN: KHẢ NĂNG ÁP DỤNG<br />
CHO VIỆT NAM<br />
TSUTSUI KAZUNOBU<br />
TRẦN THỊ HỒNG ÂN - SEKI KOJI<br />
Trường Đại học Tottori, Nhật Bản<br />
BÙI THỊ THU - LÊ ĐÌNH THUẬN<br />
Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế<br />
NGUYỄN QUANG TUẤN<br />
Trung tâm Đào tạo Quốc tế - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Quá trình hợp tác phát triển cộng đồng giữa Đại học Tottori và<br />
Hiệp hội Phát triển Cộng đồng mới ở thôn OMIYA, thị trấn NICHINAN,<br />
tỉnh TOTTORI, Nhật Bản đem lại nhiều lợi ích thiết thực trong đào tạo sinh<br />
viên và phát triển cộng đồng. Sinh viên trường Đại học Khoa học Huế cũng<br />
được đào tạo nghiên cứu thực tế ở các địa phương nhưng chưa có sự hợp<br />
tác chặt chẽ giữa Nhà trường và cộng đồng. Vì vậy, một số giải pháp được<br />
đề xuất để có thể áp dụng mô hình kết hợp đào tạo phát triển cộng đồng ở<br />
Nhật Bản vào vùng nông thôn Việt Nam.<br />
Từ khóa: Phát triển cộng đồng, Tottori, Hợp tác đào tạo<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Qua các giai đoạn hình thành và phát triển, cộng đồng dân cư nông thôn Nhật Bản hiện<br />
nay đang bị suy thoái. Biểu hiện của sự suy thoái này là dân số bị già hóa và giảm dần,<br />
các lễ hội truyền thống và các hoạt động nông nghiệp ngày càng bị mai một, cấu trúc<br />
cơ bản của vùng nông thôn bị phá vỡ. Đại học Tottori, Nhật Bản đã lồng ghép chính<br />
sách của Nhà nước là khôi phục lại các bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng<br />
nông thôn vào chương trình giảng dạy, góp phần phát triển cộng đồng dân cư mới ở<br />
thôn OMIYA, thị trấn NICHINAN, huyện HINO, tỉnh TOTTORI với sự tham gia của<br />
sinh viên khoa Khoa học vùng. Thông qua mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa khoa<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 01(29)/2014: tr. 117-126<br />
<br />
118<br />
<br />
TSUTSUI KAZUNOBU và cs.<br />
<br />
Khoa học Vùng, Đại học Tottori (Nhật Bản) và trường Đại học Khoa học, Đại học Huế<br />
(Việt Nam), các nhà khoa học của hai trường đã cùng triển khai nghiên cứu về quá<br />
trình hợp tác phát triển cộng đồng ở nông thôn Nhật Bản để xem xét triển vọng về hợp<br />
tác phát triển cộng đồng ở nông thôn Việt Nam.<br />
2. HỢP TÁC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở THỊ TRẤN NICHINAN, NHẬT BẢN<br />
2.1. Khái quát về thị trấn NICHINAN<br />
Thị trấn NICHINAN, huyện HINO, tỉnh<br />
TOTTORI<br />
<br />
nằm<br />
<br />
ở<br />
<br />
giữa<br />
<br />
vùng<br />
<br />
đồi<br />
<br />
núi<br />
<br />
CHUGOKU, cách các đô thị của tỉnh TOTTORI<br />
là thành phố YONAGO - 37,5 km và cách thành<br />
phố TOTTORI 128 km (Hình 1). Tổng diện tích<br />
của thị trấnNICHINAN là 340,87 km² [1].<br />
Theo tổng điều tra dân số vào năm 2010, dân số<br />
của Thị trấn là 5.457 người và đang có xu<br />
hướng giảm liên tục so với thời kì cao điểm nhất<br />
sau chiến tranh thế giới thứ 2 là 16.045 người.<br />
Trong những năm gần đây, tỷ lệ người già trên<br />
65 tuổi đang có xu hướng tăng lên và đạt 2.556<br />
người, chiếm 46,8% tổng số dân (2010), tỷ lệ<br />
<br />
Hình 1. Vị trí của thị trấn Nichinan<br />
<br />
lao động nông nghiệp là 34,4% .<br />
Thị trấn NICHINAN<br />
<br />
2.2. Hệ thống cộng đồng dân cư mới ở thị trấn<br />
NICHINAN<br />
Từ xa xưa, nông thôn Nhật Bản được hình<br />
thành từ các “MURA” (có nghĩa là “Làng”).<br />
Những hoạt động cộng đồng diễn ra ở trong<br />
<br />
Thôn OMIYA<br />
●●・・・<br />
<br />
●●・・・<br />
<br />
●●・・・<br />
<br />
●●・・・<br />
<br />
Thôn ABIRE<br />
<br />
●●・・・<br />
<br />
Thôn YAMAGAMI ●●・・・<br />
<br />
Thôn HINOKAMI<br />
<br />
●●・・・<br />
<br />
…<br />
<br />
Thôn IWAMI<br />
<br />
●●・・・<br />
<br />
…<br />
<br />
…<br />
<br />
Thôn FUKUSAKAE ●●・・・<br />
<br />
…<br />
<br />
…<br />
<br />
Thôn TARI<br />
<br />
…<br />
<br />
“Làng” đều được quyết định bởi “JICHIKAI”<br />
(có nghĩa là “Hội đồng Làng”) và nó vẫn tồn<br />
<br />
Chú giải<br />
Thị trấn NICHINAN<br />
<br />
tại cho đến ngày nay [2]. Ở thị trấn<br />
<br />
Thôn = MACHIZUKURI KYOGIKAI<br />
(Hiệp hội Phát triển Cộng đồng mới)<br />
<br />
NICHINAN có 35 “Hội đồng làng”, trong đó<br />
<br />
Làng = MURA (Cộng đồng Truyển thống)<br />
=JICHIKAI (Hội đồng Làng )<br />
<br />
thôn OMIYA có 4 “Hội đồng làng” và được<br />
<br />
…<br />
●<br />
<br />
Các Làng trong Thôn<br />
Xóm = KUMI<br />
<br />
・・・ Các Xóm trong Làng<br />
<br />
●●・・・<br />
<br />
KINH NGHIỆM VỀ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG VỚI SINH VIÊN NÔNG THÔN...<br />
<br />
119<br />
<br />
xem là đơn vị tổ chức cộng đồng cơ sở ở đây. Tuy nhiên, do vấn đề giảm dân số, tỷ lệ<br />
người già ngày càng gia tăng, cùng với nhu cầu sinh hoạt của người dân ngày càng đa<br />
dạng khiến cho các hoạt động trong thôn không còn diễn ra thường xuyên như trước<br />
đây. Điều này có nghĩa là các “Hội đồng làng” đã không giải quyết được những vấn đề<br />
đã và đang phát sinh trong thôn. Vì vậy, việc hỗ trợ cho các “Hội đồng làng” là một<br />
việc làm hết sức cần thiết. Từ năm 2005 đến 2007 đã có 7 “MACHIZUKURI<br />
KYOGIKAI” (Hiệp hội Phát triển Cộng đồng mới - New Community Development<br />
Association) được thành lập (Hình 2) với các chức năng: (1) Xúc tiến quá trình tái lập<br />
và xây dựng cộng đồng dân cư mới, (2) Xúc tiến quá trình phát triển kinh tế xã hội<br />
trong vùng và (3) Duy trì, bảo quản các nhà văn hóa hay các cơ sở giao lưu cộng đồng<br />
để có thể đẩy mạnh các hoạt động cộng đồng trong thị trấn NICHINAN. Một trong<br />
những tổ chức phát triển cộng đồng dân cư mới điển hình ở thị trấn NICHINAN là<br />
“OMIYA MACHIZUKURI KYOGIKAI” (Hiệp hội Phát triển cộng đồng mới ở thôn<br />
OMIYA). Những hoạt động của Hiệp hội bao gồm: Nuôi cá trích (là một đặc sản của<br />
vùng), tổ chức sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, bảo tồn văn hóa, luyện tập phòng<br />
chống thiên tai, giáo dục về sức khỏe...<br />
Từ năm 2008, Hiệp hội Phát triển Cộng đồng mới ở thôn OMIYA đã có sự liên kết với<br />
bộ môn Chính sách Vùng, khoa Khoa học Vùng thuộc Đại học Tottori trong việc tổ<br />
chức chương trình hợp tác giáo dục “CHIIKI KYODO KYOUIKU (Chương trình hợp<br />
tác đào tạo với vùng - collaborative education with region). Cụ thể, khóa học<br />
“MURAOKOSHI RON” (Khôi phục tiềm năng ở vùng nông thôn - Rural<br />
Revitalization) đã được tổ chức hàng năm nhằm mục đích sử dụng năng lực và kiến<br />
thức của sinh viên trong việc tái lập cộng đồng dân cư mới ở nông thôn.<br />
2.3. Hợp tác phát triển cộng đồng giữa Đại học Tottori với thôn OMIYA<br />
Quá trình hợp tác phát triển cộng đồng giữa Đại học Tottori và Hiệp hội Phát triển<br />
Cộng đồng mới thôn OMIYA được tiến hành hàng năm với các chủ đề được thể hiện ở<br />
bảng 1.<br />
Những chủ đề trên không chỉ góp phần triển khai công tác giáo dục đối với sinh viên mà<br />
còn kết hợp được mô hình học tập "Hội thảo trao đổi trực tiếp với người dân" nhằm mang<br />
<br />
120<br />
<br />
TSUTSUI KAZUNOBU và cs.<br />
<br />
lại tính chính xác cao cho thông tin cần thu thập. Đây là phương pháp tổ chức hội thảo có<br />
thể áp dụng cho vùng nông thôn lẫn thành thị, nhằm thúc đẩy quá trình phát triển vùng.<br />
Bảng 1. Các chủ đề xây dựng và phát triển trong liên kết giữa Đại học Tottori<br />
với thôn OMIYA, thị trấn NICHINAN<br />
Năm<br />
Chủ đề<br />
2008 Thành lập bản đồ du lịch 4 mùa ở thôn OMIYA<br />
Cung cấp thông tin về “Sự thay đổi cảnh quan ở thôn OMIYA thông qua ảnh vệ tinh ” v à “Lịch sử<br />
2009 thôn OMIYA qua kí ức của người dân” nhằm bổ sungẢnh<br />
cho1.nội<br />
dung<br />
Trao<br />
đổisách<br />
theoHướng dẫn du lịch trong<br />
thôn<br />
giữa sinh<br />
và án cải thiện<br />
2010 Tìm hiểu thực trạng Lễ hội OMIYA SATOYAMA ở nhóm<br />
thôn OMIYA<br />
và viên<br />
phương<br />
2011 Thành lập và kiểm chứng các lộ trình đi bộ nhằm phát<br />
triển dân<br />
du lịch<br />
thiện sức khỏe<br />
người<br />
địacải<br />
phương<br />
Kiểm chứng những lợi ích từ du lịch cải thiện sức khỏe chú trọng đến 3 phương diện “Thức ăn dinh<br />
[24/09/2011]<br />
2012 dưỡng – Sức khỏe – Vận đ ộng ” nhắm hướng đến thú c đ ẩy ph át triển các hoạt đ ộng Cộng đồng<br />
mới ở thôn OMIYA thị trấn NICHINAN.<br />
<br />
Bài báo này cung cấp thông tin về các hoạt động trong khuôn<br />
khổ liên kết giữa Đại học Tottori và thôn OMIYA vào năm<br />
2011 với chủ đề “Thành lập và kiểm chứng các lộ trình đi bộ<br />
nhằm phát triển du lịch cải thiện sức khỏe”. Để thực hiện chủ<br />
đề này, đầu tiên sinh viên cần tìm hiểu những thông tin cơ bản<br />
của thôn tại trường đại học. Sau đó, người dân và sinh viên<br />
cùng đi bộ theo từng nhóm (khoảng 3 hoặc 4 sinh viên và 1<br />
người dân hướng dẫn) nhằm khảo sát môi trường và tham<br />
quan những địa điểm lịch sử nổi bật của thôn, hay còn gọi là<br />
“Khảo sát thực địa”. Trong quá trình này, sinh viên vừa nghe người dân giải thích về<br />
tự nhiên, lịch sử, văn hóa… vừa quan sát cảnh quan môi trường (Ảnh 1). Kết quả của<br />
đợt khảo sát thực địa và làm việc nhóm đã lập ra 6 lộ trình đi bộ trong thôn OMIYA<br />
phục vụ cho du lịch cải thiện sức khỏe.<br />
Các lộ trình này còn được kiểm chứng về mặt khoa học để đáp ứng yêu cầu của loại<br />
hình du lịch cải thiện sức khỏe. Cụ thể, để tiến hành đo “mức tiêu thụ năng lượng của<br />
một lộ trình”, các sinh viên trực tiếp tham gia đi bộ theo các lộ trình đã thiết lập và tính<br />
toán mức tiêu thụ năng lượng dựa vào việc đo các thông số như: (1) Thời gian đi bộ,<br />
(2) Số bước đi (dùng đồng hồ đo số bước đi Calori Eye 3D do công ty Healthengine<br />
sản xuất), (3) Tần suất nhịp tim (dùng đồng hồ đo nhịp tim POLAR RS400 do công ty<br />
Polar sản xuất), (4) Cường độ vận động cá nhân (Rating of Perceived Exertion), (5)<br />
<br />
KINH NGHIỆM VỀ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG VỚI SINH VIÊN NÔNG THÔN...<br />
<br />
121<br />
<br />
Chiều dài đoạn đường và độ cao khu vực đi bộ (dùng GPS DATA LOGGER DG-200<br />
do công ty Global Sat sản xuất).<br />
Hình 3 là một ví dụ minh họa về tuyến đi bộ dành<br />
Hình553. phút,<br />
Tuyến đi bộ dành cho<br />
cho khách du lịch với khoảng thời gian<br />
khách du lịch<br />
chiều dài của tuyến là 4.690 m ở độ cao 38m,<br />
<br />
tổng số bước đi là 5.067 bước và nhịp tim trung<br />
bình 99 lần/phút. Năng lượng tiêu thụ cho tuyến<br />
đi bộ này trung bình là 201 kcal, tương đương với<br />
1 bình nước ngọt có gas 500 cc.<br />
Từ chương trình hợp tác giáo dục này, có thể rút<br />
ra một số đặc điểm như sau:<br />
1. “Cộng đồng dân cư mới", hay còn gọi là "Hiệp<br />
hội Phát triển Cộng đồng mới" ở thôn OMIYA đã đưa ra các hoạt động nhằm phát<br />
triển cộng đồng mới trong vùng. Thông qua việc tham gia một số hoạt động của "Hiệp<br />
hội Phát triển Cộng đồng mới", nhóm sinh viên đã học được cách thức xây dựng kế<br />
hoạch cũng như các kỹ năng thảo luận theo nhóm liên quan đến vấn đề phát triển cộng<br />
đồng mới. Đây chính là đặc trưng cơ bản của hoạt động phát triển cộng đồng mới trong<br />
vùng với sự tham gia của người dân.<br />
2. Dựa trên mối quan hệ “cộng tác” giữa người dân trong vùng và sinh viên sẽ đem lại<br />
những lợi ích cho các bên tham gia như sinh viên đã tiếp thu được những kinh nghiệm<br />
thực tế, hoàn thiện mục tiêu nghiên cứu của bản thân và cộng đồng dân cư mới ở trong<br />
thôn đã tiếp thu và áp dụng những sáng kiến mới từ sinh viên, góp phần tái lập và phát<br />
triển vùng một cách bền vững.<br />
3. KHẢ NĂNG HỢP TÁC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM<br />
3.1. Công tác đào tạo sinh viên nghiên cứu thực địa tại trường Đại học Khoa học Huế<br />
Trong những năm qua, trong chương trình đào tạo của các khoa: Địa lý - Địa chất,<br />
Môi trường, Sinh học, Xã hội học, Lịch sử… của trường Đại học Khoa học Huế đều<br />
có học phần thực tập thực tế dành cho sinh viên năm thứ 3. Điều này cũng tương tự<br />
như chương trình đào tạo của khoa Khoa học Vùng, Đại học Tottori.<br />
<br />