KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
lượt xem 41
download
Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa không ngừng phát triển, kèm theo đó là sự gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trường. Vì vậy, hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT) là một trong những hoạt động cần được tiến hành song song, đồng thời với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong giai đoan hiện nay của nước ta khi nền kinh tế đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
- TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG VIỆN KHOA HỌC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG PGS. TS PHẠM VĂN LỢI (Chủ biên) KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Sách chuyên khảo) Hà Nội, 2011
- THAM GIA BIÊN SOẠN PGS. TS. Phạm Văn Lợi (chủ biên) TS. Mai Thanh Dung TS. Đỗ Nam Thắng TS. Nguyễn Hải Yến ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Hương ThS. Mai Thị Thu Huệ ThS. Nguyễn Hoàng Mai ThS. Bùi Hoài Nam CN. Nguyễn Thị Thu Hoài CN. Trần Bích Hồng CN. Hàn Trần Việt (Cuốn sách được biên soạn và in ấn với sự tài trợ của Hợp phần Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo - PCDA) (This book is prepared and printed with support from “Pollution Control In Poor Densely Populated Areas” Component) 1
- LỜI GIỚI THIỆU Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa không ngừng phát triển, kèm theo đó là sự gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trường. Vì vậy, hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT) là một trong những hoạt động cần được tiến hành song song, đồng thời với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong giai đoan hiện nay của nước ta khi nền kinh tế đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý môi trường, hướng tới mục tiêu BVMT và phát triển bền vững. Chủ trương “kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường” được Ban cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định là chủ trương lớn và lâu dài của ngành, cần được đẩy mạnh trong thời gian tới. Từ yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho ngành môi trường, với sự hỗ trợ của Hợp phần Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo (PCDA), nhóm tác giả do PGS.TS Phạm Văn Lợi làm chủ biên đã nghiên cứu và biên soạn cuốn sách chuyên khảo “Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” với hy vọng và mong muốn làm rõ hơn khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc và nội dung của kinh tế hóa lĩnh vực môi trường, đồng thời làm rõ những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, để từ đó có thể kiến nghị, đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh kinh tế hóa lĩnh vực môi trường. Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường là một vấn đề mới, khó và còn nhiều ý kiến khác nhau. Do vậy, nhóm tác giả mong nhận được nhiếu ý kiến đóng góp của các độc giả. Hà Nội, tháng 7 năm 2011 Nhóm tác giả 2
- MỤC LỤC CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG .............................................................................................................. 6 I. Mối quan hệ giữa môi trường và kinh tế ............................................................ 6 II. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh kinh tế hóa lĩnh vực môi trường ............................................................................................................................. 9 III. Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc và nội dung thực hiện kinh tế hóa lĩnh vực môi trường ....................................................................................................................15 1. Khái niệm kinh tế hóa lĩnh vực môi trường .....................................................15 2. Mục tiêu kinh tế hóa lĩnh vực môi trường ........................................................19 3. Nguyên tắc cơ bản để thực hiện kinh tế hóa lĩnh vực môi trường .................20 CHƯƠNG II. THỰC TIỄN TRIỂN KHAI KINH TẾ HÓA ..................................24 LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG.......................................................................................24 I. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới liên quan đến kinh tế hóa lĩnh vực môi trường ....................................................................................................................24 1. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.................................................24 1.1 Nhóm công cụ tạo lập thị trường .................................................................31 1.1.1 Chi trả dịch vụ môi trường (chi trả dịch vụ sinh thái) ..........................31 1.1.2 Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng...............................................36 1.2 Nhóm công cụ nâng cao trách nhiệm xã hội trong hoạt động bảo vệ môi trường ....................................................................................................................39 1.2.1 Đặt cọc hoàn trả ......................................................................................39 1.2.2 Ký quỹ môi trường ...................................................................................43 1.2.3 Bồi thường thiệt hại môi trường .............................................................47 1.2.4 Nhãn sinh thái ( Nhãn môi trường) .......................................................53 2. Các công cụ hỗ trợ đổi mới cơ chế, chính sách quản lý môi trường phù hợp với nền kinh tế thị trường .......................................................................................63 2.1 Định giá, lượng giá môi trường ...................................................................63 2.2 Hạch toán môi trường..................................................................................74 II. Thực tiễn triển khai các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường tại Việt Nam ...............................................................................................................................87 2.1 Nhóm công cụ tạo nguồn thu trực tiếp cho ngân sách nhà nước ............87 2.2. Nhóm công cụ tạo lập thị trường ..............................................................101 3
- 2.2.1 Chi trả dịch vụ môi trường....................................................................101 2.2.2 Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng.............................................104 2.3 Nhóm công cụ nâng cao trách nhiệm xã hội trong hoạt động bảo vệ môi trường ..................................................................................................................106 2.3.1 Đặt cọc hoàn trả ....................................................................................106 2.3.2 Ký quỹ môi trường .................................................................................106 2.3.3 Bồi thường thiệt hại môi trường ...........................................................108 2.3.4 Nhãn sinh thái .......................................................................................115 2. 4 Các công cụ hỗ trợ đổi mới cơ chế, chính sách quản lý môi trường phù hợp với nền kinh tế thị trường ..........................................................................116 2.4.1 Định giá, lượng giá giá trị môi trường ..................................................116 2.4.2 Hạch toán môi trường ............................................................................121 CHƯƠNG III. YÊU CẦU, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KINH THẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG ................................................................................................127 I. Yêu cầu ....................................................................................................................127 1. Đảm bảo hệ thống quản lý đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường...............127 2. Phát triển bền vững lĩnh vực môi trường ........................................................128 3. Tạo nguồn thu cho ngân sách quốc gia, nâng tầm đóng góp của lĩnh vực môi trường đối với nền kinh tế quốc dân ....................................................................129 II. Giải pháp ...............................................................................................................129 1. Nhóm các giải pháp chung ...............................................................................129 2. Nhóm các giải pháp cụ thể ................................................................................136 2.1 Tăng cường hiệu quả áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ..................................................................................................................136 2.1.1 Nhóm công cụ tạo nguồn thu trực tiếp cho ngân sách nhà nước .......136 2.1.2 Nhóm công cụ tạo lập thị trường..........................................................151 2.1.3 Nhóm công cụ nâng cao trách nhiệm xã hội trong hoạt động bảo vệ môi trường ...............................................................................................................153 2.2 Các công cụ hỗ trợ đổi mới cơ chế, chính sách quản lý môi trường phù hợp với nền kinh tế thị trường ..........................................................................157 PHỤ LỤC ...................................................................................................................159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................188 4
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường CAC Công cụ chỉ huy và kiểm soát CERs Chứng chỉ giảm phát thải CM Phương pháp lựa chọn Phương pháp định giá phụ thuộc vào thị trường giả CVM định CTR Chất thải rắn EMA Hạch toán quản lý môi trường GDP Tổng sản phẩm quốc nội GEN Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu ISO Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế KTTT Kinh tế thị trường NSNN Ngân sách nhà nước PES Chi trả dịch vụ môi trường OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế TNMT Tài nguyên môi trường UNEP Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc XHCN Xã hội chủ nghĩa WTP Sự sẵn lòng chi trả WTA Sự sẵn lòng chấp nhận 5
- CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG I. Mối quan hệ giữa môi trường và kinh tế Khái niệm về môi trường: Khái niệm về môi trường rất rộng lớn “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản suất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”1. Các yếu tố tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Yếu tố nhân tạo là tổng thể các nhân tố do con người tạo nên làm thành tiện nghi cho cuộc sống của con người như máy bay, ô tô, nhà ở, các khu vui chơi giải trí... Tuy nhiên, khi xem xét mối quan hệ tương tác giữa môi trường và kinh tế, người ta thường ngầm hiểu môi trường trên khía cạnh là tổng hòa của các yếu tố tự nhiên bao gồm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường biển, hệ động thực vật… Khái niệm về hệ thống kinh tế: Hệ thống kinh tế là một quy trình bao gồm sản xuất, phân bố các yếu tố đầu vào, phân phối các yếu tố đầu ra của sản xuất, tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế2. Đây là một hệ thống mở, bên cạnh mối quan hệ nội tại hình thành bên trong hệ thống kinh tế- mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất của các yếu tố, thành phần trong hệ thống kinh tế, còn tồn tại mối quan hệ giữa toàn bộ hệ thống kinh tế với hệ thống bên ngoài. Trong hệ thống kinh tế luôn luôn diễn ra quá trình khai thác tài nguyên, chế biến nguyên liệu và phân phối tiêu dùng. Đầu tiên trong chu trình hoạt động của hệ thống kinh tế là khai thác các tài nguyên từ môi trường, sau đó chế biến những tài nguyên đó thành những sản phẩm có thể tiêu dùng được, và cuối cùng là thải ra một khối lượng lớn các tài nguyên đã bị hao mòn hay đã bị biến đổi (còn gọi là chất thải). Khái niệm về phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế là quá trình cải thiện và 1 Luật Bảo Vệ Môi trường 2005, Điều 1. 2 NA, 2007, Economic Systems, The New Encyclopædia Britannica, v. 4, p. 357. 6
- nâng cao chất lượng sống cho người dân của một quốc gia (bao gồm các điều kiện sống về vật chất và tinh thần) với sự tăng trưởng bền vững từ nền kinh tế đơn giản, thu nhập thấp sang nền kinh tế hiện đại, thu nhập cao3 4. Phát triển là xu thế chung của nhân loại, của loài người, là sự tăng tiến mọi mặt trong nền kinh tế. Mối quan hệ giữa môi trường và hệ thống kinh tế Môi trường và hệ thống kinh tế có mối quan hệ tương tác, có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Môi trường vừa là yếu tố đầu vào, vừa là yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Môi trường là nơi cung cấp các nguyên vật liệu, năng lượng cho quá trình sản xuất (như khoáng sản, gỗ, dầu mỏ…), là không gian sống, cung cấp các giá trị cảnh quan, vui chơi, giải trí phục vụ cho cuộc sống của con người. Môi trường cũng là nơi chứa chất thải của các hoạt động trong nền kinh tế như quá trình sản xuất, quá trình lưu thông và quá trình tiêu dùng. Các chất thải ra môi trường tồn tại dưới nhiều dạng như: dạng rắn, dạng khí, dạng lỏng. Khi các chất thải với số lượng và chất lượng nhất định được thải ra môi tường thì các quá trình lý, hóa, sinh.. của hệ tự nhiên sẽ tự phân hủy, làm sạch chúng. Tuy nhiên, nếu chất thải vượt quá khả năng hấp thụ của môi trường chúng sẽ làm thay đổi chất lượng môi trường, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và sinh vật. 3 Alan Deardorff, Economic development, Deardorff's Glossary of International Economics 4 Hla Myint and Anne O. Krueger, 2009, Economic development, Encyclopædia Britannica. 7
- Hình 1. Mối quan hệ giữa môi trường và hệ thống kinh tế5 Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế Quá trình phát triển kinh tế sẽ góp phần tạo ra nguồn tài chính hỗ trợ cho quá trình cải tạo môi trường, phòng chống suy thoái, sự cố môi trường xảy ra… Phát triển kinh tế tạo tiềm lực để BVMT. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế diễn ra với tốc độ nhanh và mạnh cũng dẫn đến việc khai thác, sử dụng quá mức các tài nguyên thiên nhiên và môi trường, gây nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm, suy thoái môi trường. Môi trường cũng tác động đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển kinh tế. Môi trường tạo ra các tiềm nằng tự nhiên mới cho công cuộc phát triển kinh tế trong tương lai, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế. Ngược lại, môi trường cũng tác động tiêu cực, gây bất lợi cho quá trình phát triển kinh tế. Ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra các hiện tượng thời tiết bất thường (sương mù dày đặc, mưa đá, mưa axit…), các thảm họa và thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán…). Điều này sẽ tác động đến tất cả các lĩnh vực, ngành nghề hoạt động trong nền kinh tế, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông, các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế như: làm ngừng trệ quá trình sản xuất; gây thiệt hại về kinh tế (tài sản, của cải, vật chất…). 5 Nguyễn Thế Chinh, 2003, Kinh tế và quản lý Môi trường, tr.36-tr.38, Nhà xuất bản thống kê, Đại học Kinh tế quốc dân. 8
- Từ mối quan hệ giữa môi trường và hệ thống kinh tế, môi trường và phát triển kinh tế ta thấy được vị trí và vai trò của môi trường trong hệ thống kinh tế, trong quá trình phát triển kinh tế đó là yếu tố chủ yếu và không thể thiếu được trong bất kỳ hoạt động nào của nền kinh tế. Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia, vùng, khu vực cần lồng ghép yếu tố môi trường vào trong các chủ trương, chính sách đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường, vừa đáp ứng được nhu cầu của hiện tại trong tăng trưởng và phát triển vừa không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ trong tương lai và trong các chính sách quản lý và bảo vệ môi trường cũng nên lồng ghép yếu tố kinh tế để đảm bảo những chính sách này phát huy được tính hiệu quả trong thực tiễn hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. II. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh kinh tế hóa lĩnh vực môi trường Hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT) tại Việt Nam chính thức được ghi nhận từ năm 1993 khi Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất của Nhà nước Việt Nam về vấn đề BVMT (hiện nay được thay thế bởi Luật BVMT năm 2005). Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động BVMT đối với việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trải qua gần 20 năm Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường và tổ chức thực thi khá hiệu quả các chương trình, dự án thực hiện chiến lược BVMT. Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25-6-1998 của Bộ Chính trị “Về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Chỉ thị đã khẳng định BVMT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; BVMT là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi của sự 9
- nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ thị cũng yêu cầu Ban cán sự Đảng chỉ đạo việc xây dựng chiến lược quốc gia về BVMT, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về BVMT ở Trung ương và địa phương; các cấp ủy đảng và chính quyền cần lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp việc kết hợp kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội với công tác BVMT. Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 quan điểm phát triển bền vững đã được tái khẳng định: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục khẳng định trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011- 2020: “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế xã hội. Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng; vào các chương trình, dự án” Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính Trị về “bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đây là Nghị quyết đầu tiên của Bộ Chính trị đặc biệt quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết nêu rõ: “Muốn bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững và hội nhập kinh tế thành công, nhất thiết phải quan tâm đến vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường”. Quyết định số 153/2004/QĐ-Ttg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) đã nêu nguyên tắc “chủ động gắn kết và có chế tài bắt buộc lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi tường trong việc lập quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế- xã hội, coi yêu cầu bảo vệ môi trường là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá phát 10
- triển bền vững”, một trong những công việc được ưu tiêu thực hiện là “ Rà soát quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế- xã hội các vùng trọng điểm, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là những ngành tác động mạnh mẽ tới môi trường, nhằm bảo đảm phát triển bền vững, bảo đảm sự dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải có hiệu quả”, “thể chế hóa việc đưa yếu tố môi trường vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hằng năm, 5 năm và dài hạn của cả nước, các bộ, ngành và địa phương từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở”. Thấy rõ được tầm quan trọng của hoạt động BVMT trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần phải xây dựng thể chế, chính sách quản lý và bảo vệ môi trường đồng bộ với cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo hài hòa được cả lợi ích về kinh tế và lợi ích về môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Từ đầu năm 2008, Ban cán sự Đảng bộ Tài nguyên và Môi trường đã xác định chủ trương “kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường” là nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài của ngành trong thời gian tới. Đây là một chủ trương đúng đắn, góp phần thúc đẩy đổi mới cơ chế quản lý và bảo vệ môi trường sao cho đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường (KTTT) theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động vận dụng các quy luật khách quan, khả năng tự điều tiết của KTTT, tăng cường áp dụng các cơ chế, công cụ kinh tế trong quản lý, nâng cao năng lực, tư duy, nghiên cứu và phân tích kinh tế trong lĩnh vực môi trường. Ngày 02 tháng 12 năm 2009, Ban Cán sự Đảng bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Nghị Quyết số 27-NQ/BCSĐBTNMT về đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường. Nghị Quyết đã đưa ra quan điểm chỉ đạo trong việc đấy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường như: Thứ nhất, thực sự coi tài nguyên là nguồn lực khan hiếm, BVMT là thước đo hiệu quả và tính bền vững của hoạt động kinh tế và có thể hạch toán toàn diện và đầy đủ để phát triển bền vững đất nước; Thứ hai, bảo đảm sự đồng bộ và nhất quán giữa phương thức quản lý tài 11
- nguyên và bảo vệ môi trường với thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Thứ ba, đổi mới các cơ chế chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh cải cách hành chính là các nhiệm vụ trọng tâm để đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường; Thứ tư, con người là trung tâm, là nhân tố quyết định của quá trình đẩy mạnh kinh tế hóa trong ngành tài nguyên và môi trường, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của ngành đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới. Nghị Quyết 27 cũng đưa ra các nhiệm vụ chung của ngành Tài nguyên và Môi trường cần thực hiện trong thời gian tới. Đó là: a) Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận, xác lập nguyên tắc, phương thức thực hiện, mục tiêu, các nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp đột phá và lộ trình thực hiện đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ về tài nguyên và môi trường; b) Hình thành nguyên tắc, phương pháp, cơ chế định giá, lượng giá, hạch toán tài nguyên và môi trường phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thiết lập hệ thống tài khoản quốc gia về tài nguyên và môi trường; c) Đa dạng hóa nguồn vốn, nâng hiệu quả đầu tư, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ viễn thám trong điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường; hình thành cơ chế tài chính quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường; d) Đẩy mạnh công tác dự báo xu thế biến động tài nguyên và các vấn đề môi trường, cung - cầu, cạnh tranh, xung đột về tài nguyên trên thế giới và tác động đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta làm cơ sở xây dựng chiến lược, chính sách, cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường hợp lý và hiệu quả; e) Rà soát, đề xuất chuyển đổi các cơ chế quản lý mang tính hành 12
- chính, bao cấp kém hiệu quả trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường sang cơ chế quản lý hiệu quả hơn dựa trên các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường kết hợp với đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng minh bạch và hiệu quả; f) Nghiên cứu, xây dựng khung chính sách và lộ trình áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; g) Nghiên cứu, đề xuất khung chính sách, cơ chế tạo nguồn thu ngân sách từ tài nguyên và môi trường trên nguyên tắc: “Người sử dụng, hưởng lợi từ tài nguyên và môi trường phải trả tiền”, “Người gây ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên phải trả chi phí khắc phục và tái tạo”; h) Thúc đẩy phát triển các đơn vị nghiên cứu, tư vấn, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đáp ứng nhu cầu trong nước, tiến tới mở rộng cung ứng dịch vụ ra nước ngoài; hình thành các quỹ tài nguyên, quỹ tài chính hỗ trợ quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường; đẩy mạnh sản xuất hàng hoá môi trường; thực hiện thương mại hoá thông tin, số liệu về tài nguyên và môi trường; i) Xây dựng và áp dụng bộ tiêu chí hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; phát triển phân tích chi phí - lợi ích thành công cụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Ngày 09 tháng 04 năm 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định 675/QĐ-BTNMT về kế hoạch hành động thực hiện Nghị Quyết 27- NQ/BCSĐTNMT đã đưa ra những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh kinh tế hóa ngành Tài nguyên và Môi trường. Mục tiêu tổng quát của việc đẩy mạnh thực hiện kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường là hoàn thiện thế chế quản lý tài nguyên và môi trường, thúc đẩy ngành tài nguyên và môi trường phát triển nhanh và bền vững, đồng bộ với tiến trình phát triển các thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng tầm đóng góp và vị thế của ngành trong nền kinh tế quốc dân, vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước. 13
- Mục tiêu cụ thế là: Thứ nhất, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và thống nhất hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể triển khai thành công các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường; Thứ hai, hình thành khung chính sách tổng thể và hoàn thiện các công cụ thực hiện chủ trương đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường vào những năm đầu và triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách cụ thể theo từng lĩnh vực trong các năm tiếp theo của kế hoạch 5 năm 2011- 2015; Thứ ba, tiếp tục phát huy và đổi mới thể chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên các nguyên tắc cơ bản của nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển khoa học và công nghệ, đa dạng hóa nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN), góp phần phát triển bền vững đất nước. Quyết định cũng quy định các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực trong ngành Tài nguyên và Môi trường. Đối với lĩnh vực môi trường, những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể sau: a) Tiếp tục rà soát, hoàn thiện xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về môi trường, thực hiện xây dựng Bộ Luật Môi trường theo hướng xác lập cơ chế quản lý và bảo vệ môi trường đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; b) Rà soát, hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý các hoạt động quan trắc, phân tích môi trường, lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, công nhận, chứng nhận về môi trường, cung ứng dịch vụ môi trường phù hợp với cơ chế thị trường; c) Đẩy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường; tiếp tục bổ sung, hoàn thiên các cơ chế thu ngân sách từ các hoạt động liên quan đến môi trường; tổ chức thử nghiệm, tiến tới áp dụng cơ chế chuyển nhượng, trao đổi quyền phát thải; thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; thí điểm tiến tới nhân rộng các mô hình áp dụng cơ chế chi trả dịch 14
- vụ hệ sinh thái; đồng thời sử dụng các công cụ thuế, phí môi trường để điều tiết vĩ mô các hoạt động kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường; d) Đẩy mạnh hoạt động định giá, lượng giá và hạch toán môi trường, dự báo cung cầu và xu thế biến động môi trường, tổ chức xác lập, hoàn thiện và đưa yếu tố môi trường vào trong giá thành sản phẩm; e) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện “Chính sách phát triển kinh tế môi trường Việt Nam”; f) Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt và ban hành Nghị định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên gây ra; g) Tiến hành quy hoạch, tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia. Thúc đẩy hợp tác quốc tế, đáp ứng các cam kết với cộng đồng quốc tế về bảo vệ môi trường; h) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường. Vận hành hệ thống quản lý thông tin, đảm bảo cung cấp thông tin chất lượng môi trường kịp thời, chính xác cho cộng đồng và các cấp quản lý, tiến tới xây dựng đề án thương mại hóa thông tin, số liệu về môi trường phù hợp với cơ chế thị trường. III. Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc và nội dung thực hiện kinh tế hóa lĩnh vực môi trường 1. Khái niệm kinh tế hóa lĩnh vực môi trường Trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước về kinh tế hóa lĩnh vực môi trường, có thể hiểu kinh tế hóa trên một số các khía cạnh sau: Kinh tế hóa có nghĩa là sự thay đổi các cơ chế, chính sách quản lý môi trường sao cho đồng bộ với thể chế của nền kinh tế thị trường. Kinh tế hóa không làm thay đổi bản chất, mục tiêu chủ đạo xuyên suốt trong các chính sách quản lý và bảo vệ môi trường, đó là bảo đảm cho sự phát triển bền vững. “Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ 15
- thống và các kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người xuất phát từ quan điểm định hướng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên”6. Quản lý môi trường được thực hiện bởi tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế mà mọi hoạt động mua bán và trao đổi diễn ra trên thị trường đều vận hành theo quy luật cung- cầu; giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ thị trường được xác định trên cơ sở giá trị của hàng hóa, dịch vụ đó và thông qua mối quan hệ giữa cung và cầu7. Khi lượng cầu về hàng hóa lớn hơn lượng cung thì có xu hướng làm tăng giá cả hàng hóa, nhóm người tiêu dùng có khả năng chi trả cao hơn và đẩy giá của thị trường lên. Ngược lại, khi lượng cung vượt quá lượng cầu về hàng hóa thì giá cả hàng hóa có xu hướng giảm. Cơ chế điều chỉnh về giá và lượng này giúp thị trường đạt đến điểm cân bằng, tại đó người sản xuất sẽ sản xuất ra đúng bằng lượng mà người tiêu dùng muốn mua. Từ cơ chế tự điều tiết của thị trường, giá cả sẽ là tín hiệu để người sản xuất và người tiêu dùng tự điều chỉnh hành vi. Nó đưa ra tín hiệu cho người tiêu dùng về chi phí của việc sản xuất ra một sản phẩm nào đó là bao nhiêu và tín hiệu cho người sản xuất về sự đánh giá tương đối về sự chi trả của người tiêu dùng sản phẩm là bao nhiêu Giả sử, một loại hàng hóa có nhu cầu cao sẽ làm tăng giá, giá tăng sẽ tạo động lực để người sản xuất gia tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu, qua đó nguồn lực trong xã hội sẽ được huy động để đáp ứng cho nhu cầu này. Ngược lại, nếu một loại hàng hóa có nhu cầu thấp, giá sẽ giảm, người sản xuất sẽ giảm bớt sản lượng để dịch chuyển nguồn lực sang những lĩnh vực khác có hiệu quả hơn. Thông qua quá trình vận động như vậy, những nguồn lực của xã hội sẽ được phân bổ một cách tối ưu, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu xã hội. 6 Lưu Đức Hải, 2006, Cẩm nang quản lý môi trường, Nhà xuất bản giáo dục. 7 http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_th%E1%BB%8B_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng 16
- Dựa trên cơ sở những nguyên lý của nền kinh tế thị trường, vận dụng các quy luật trong phát triển kinh tế vào trong các công tác quản lý môi trường góp phần hỗ trợ cho các nhà hoạch định đưa ra được các chính sách hợp lý và các công cụ kinh tế thích hợp để điều chỉnh hành vi của các đối tượng trong nền kinh tế, phân bổ hợp lý các tài nguyên thiên nhiên, định hướng hoạt động sản xuất và tiêu dùng có lợi cho công tác bảo vệ môi trường. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Đó là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước pháp quyền XHCN hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh 8. Đây là một nền kinh tế hỗn hợp, vừa vận hành theo cơ chế thị trường với các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, vừa có sự điều tiết chặt chẽ của Nhà nước. Nhà nước XHCN quản lý nền kinh tế bằng chiến lược, chính sách, pháp luật đồng thời sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, hay những thất bại của thị trường. Chính vì thế, các cơ chế, chính sách trong quản lý môi trường phải áp dụng các quy luật vận động của nền kinh tế thị trường kết hợp với sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước để tăng cường tính hiệu trong việc thực thi những cơ chế, chính sách này. Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường có nghĩa là làm cho hoạt động quản lý môi trường đạt hiệu quả hơn từ góc độ kinh tế thông qua việc lồng ghép các yếu tố kinh tế, vận dụng các quy luật phát triển kinh tế vào trong các hoạt động quản lý môi trường trên cơ sở coi bảo vệ môi trường là thước đo hiệu quả và bền vững của hoạt động kinh tế. Trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường cần áp dụng đồng bộ các công cụ luật pháp, hành chính, kỹ thuật với các công cụ kinh tế để tăng cường trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, đảm bảo tính hiệu quả trong việc thực thi quy định, chính sách pháp luật quản lý môi trường; góp phần làm cho hoạt động bảo vệ môi trường phát triển song song, đồng hành cùng với sự phát triển và tăng trưởng của kinh tế. Ngoài 8 Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X 17
- việc đẩy mạnh áo dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, để công tác quản lý môi trường đạt hiệu quả dưới góc độ kinh tế thì việc hình thành các cơ chế định giá, lượng giá giá trị môi trường cũng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định để phân bổ hợp lý, hiệu quả tài nguyên này, tránh việc khai thác và sử dụng bừa bãi làm suy giảm chất lượng môi trường vì hầu hết môi trường thường mang giá trị phi thị trường (tức là không có giá trên thị trường, không có sự mua bán trao đổi trên thị trường). Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường cũng có nghĩa là việc xây dựng các cơ chế làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường. Cụ thể, kinh tế hóa lĩnh vực môi trường là đẩy mạnh việc áp dụng công cụ thuế/phí môi trường. Thuế/phí môi trường là công cụ vừa góp phần điều chỉnh hành vi của người gây ô nhiễm, điều tiết vĩ mô các quan hệ xã hội theo hướng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường vừa góp phần tạo thêm nguồn thu trong ngân sách nhà nước (NSNN), tái đầu tư vào các hoạt động bảo vệ môi trường, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường. Thuế/phí môi trường là một trong những công cụ dựa vào thị trường (Market Based Instruments) hay các công cụ kinh tế (Economic Instruments), nó sẽ giúp người gây ô nhiễm đưa ra lựa chọn phù hợp, hiệu quả nhất để tuân thủ pháp luật và đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn về môi trường. Như vậy, Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường không những góp phần hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm, suy thoái môi trường, làm cho công tác quản lý môi trường đạt hiệu quả mà nó còn góp phần tăng nguồn thu cho NSNN và tăng tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực trong tổng thu nhập quốc nội (GDP), khẳng định vị thế của lĩnh vực môi trường trong sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường cũng có nghĩa là việc hình thành, tạo lập và phát triển đồng bộ các loại thị trường hàng hóa và dịch vụ về môi trường (thị trường chuyển giao giấy phép xả thải, thị trường chi trả dịch vụ môi trường…); phát triển ngành công nghiệp môi trường như ngành sản xuất, chế tạo các thiết bị, máy móc xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải, ngành chế tạo ra các thiết bị đo 18
- lường, quan trắc môi trường… Kinh tế hóa coi môi trường như là một thị trường mới có thể khai thác, tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho các bên liên quan, vì thế cần thiết lập môi trường pháp lý thông thoáng, thuận lợi, đưa ra các cơ chế, chính sách đồng bộ thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường này phát triển, tạo nguồn thu cho nền kinh tế, đóng góp và sự tăng trưởng kinh tế. Tổng quát lại, Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường có thể được hiểu là sự đổi mới cơ chế, chính sách trong quản lý môi trường để phù hợp, đồng bộ với cơ chế của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhằm làm cho công tác quản lý môi trường trở nên hiệu quả hơn với mục tiêu bảo vệ môi trường; tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. 2. Mục tiêu kinh tế hóa lĩnh vực môi trường Căn cứ theo Quyết định 675/QĐ- BTNMT ngày 9 tháng 4 năm 2010 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về kế hoạch hành động thực hiện Nghị Quyết 27- NQ/BCSĐTNMT, mục tiêu của việc đẩy mạnh kinh tế hóa lĩnh vực môi trường là: - Đổi mới, hoàn thiện thể chế quản lý và bảo vệ môi trường dựa trên nguyên tắc của nền KTTT theo định hướng XHCN. Nâng cao năng lực phân tích kinh tế, vận dụng các quy luật phát triển kinh tế vào trong quản lý môi trường - Thúc đẩy lĩnh vực môi trường phát triển nhanh và bền vững, đồng bộ với tiến trình phát triển các thể chế KTTT theo định hướng XHCN. - Nâng tầm đóng góp và vị thế của lĩnh vực môi trường trong nền kinh tế quốc dân vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Những lợi ích của việc thực hiện kinh tế hóa lĩnh vực môi trường mang lại: Kinh tế hoá lĩnh vực môi trường góp phần làm cho mục tiêu bảo vệ môi trường được thực hiện một cách hiệu quả hơn thông qua việc coi bảo vệ môi trường là thước đo hiệu quả và có tính bền vững của hoạt động kinh tế. Kinh tế hóa đảm bảo những quyết sách được đưa ra dựa trên những đánh giá định lượng và không bị bất cập so với quy luật vận động của nền kinh tế thị 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng quan Việt Nam tích cực chuẩn bị gia nhập WTO trong lĩnh vực dịch vụ - Phần 1
5 p | 161 | 27
-
Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại - PGS.TS. Hà Thị Ngọc Oanh
100 p | 33 | 16
-
Cẩm nang nghề Luật sư - Tập 3: Kỹ năng hành nghề luật sư tư vấn trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại (Phần 2)
248 p | 38 | 12
-
Nâng cao vai trò kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
8 p | 88 | 10
-
Tác động của toàn cầu hóa đến sự biến đổi vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế
8 p | 80 | 9
-
Bài giảng Thảo luận Chương 3: Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại hàng hóa
83 p | 135 | 7
-
Hội nhập kinh tế quốc tế: Phần 2
230 p | 21 | 7
-
Phát triển dịch vụ logistics trên hành lang kinh tế Đông - Tây
7 p | 70 | 6
-
Danh mục các điều kiện kinh doanh quy định tại các thông tư quyết định của bộ, cơ quan ngang bộ theo 16 lĩnh vực
391 p | 95 | 5
-
Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực địa chính tại UBND xã Tân Hội - Đan Phượng - Hà Nội
16 p | 8 | 4
-
Phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình năm 2015 và triển vọng phát triển
13 p | 27 | 4
-
Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2018 và triển vọng 2019
10 p | 70 | 4
-
Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên
5 p | 60 | 3
-
Một số thành tựu trên lĩnh vực kinh tế hàng hải ở Hải Phòng (2005-2010)
4 p | 44 | 2
-
Các nhân tố phát triển lĩnh vực dịch vụ của Nga hiện nay
10 p | 16 | 1
-
Kết hợp linh hoạt chính sách tiền tệ, tài khóa là mấu chốt thúc đẩy kinh tế phát triển
10 p | 2 | 1
-
Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của UBND thành phố Hà Nội
15 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn