intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế học - Phát triển khu vực dịch vụ: Phần 1

Chia sẻ: Hoa La Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

111
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 Tài liệu Phát triển khu vực dịch vụ do TS. Đinh Văn Ân và Hoàng Thu Hòa (đồng chủ biên) biên soạn gồm nội dung 2 chương đầu Tài liệu. Chương 1 giới thiệu một số vấn đề lí thuyết về dịch vụ. Chương 2 trình bày sự tiến triển của khu vực dịch vụ trên thế giới và kinh nghiệm của một số nước. Tài liệu là Tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính Tài liệu, các nhà quản lý, các tổ chức cung ứng dịch vụ và những ai quan tâm đến phát triển khu vực dịch vụ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế học - Phát triển khu vực dịch vụ: Phần 1

  1. }
  2. PHÁT TRIỂN KHU VỰC DỊCH VỤ MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU................................................................................... 4 CHƯƠNG 1 .............................................................................................5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ DỊCH VỤ VÀ VAI TRÒ CỦA KHU VỰC DỊCH VỤ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI 5 I. ĐỊNH NGHĨA DỊCH VỤ VÀ CÁCH PHÂN LOẠI DỊCH VỤ .................................... 5 I.1. Định nghĩa dịch vụ ........................................................................................... 5 I.2. Những đặc điểm cơ bản của dịch vụ ............................................................ 6 I.3. Phân loại dịch vụ .............................................................................................. 7 II. VAI TRÒ CỦA KHU VỰC DỊCH VỤ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ............................................................................................................................................. 14 II.1. Vai trò của khu vực dịch vụ trong phát triển kinh tế thị trường ....... 14 II.2. Vai trò của khu vực dịch vụ trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (đối với các nước đang phát triển) ................................... 15 II.3. Vai trò của khu vực dịch vụ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và đối với nông dân ............................................................................................... 17 II.4. Vai trò của khu vực dịch vụ trong phát triển công nghiệp ................. 18 II.5. Vai trò của khu vực dịch vụ trong phát triển kinh tế tri thức ............ 19 II.6. Vai trò của khu vực dịch vụ trong toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ....................................................................................................................... 21 II.7. Vai trò của khu vực dịch vụ trong phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người ....................................................................................................... 25 II.8. Vai trò của khu vực dịch vụ trong phát triển xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội ........................................................................................................... 27 CHƯƠNG 2 ...........................................................................................30 SỰ TIẾN TRIỂN CỦA KHU VỰC DỊCH VỤ TRÊN THẾ GIỚI TRONG NHỮNG THẬP KỶ GẦN ĐÂY VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ................................30 1
  3. I. SỰ TIẾN TRIỂN CỦA KHU VỰC DỊCH VỤ TRÊN THẾ GIỚI .............................. 30 I.1. Tình hình phát triển của khu vực dịch vụ trên thế giới ......................... 30 I.2. Xu hướng phát triển của khu vực dịch vụ trên thế giới trong vài thập kỷ sắp tới .................................................................................................................. 37 II. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Ở MỘT SỐ NƯỚC ............................... 39 II.1. Kinh nghiệm của Mỹ .................................................................................... 39 II.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản ......................................................................... 42 II.3. Kinh nghiệm của Đức .................................................................................. 45 II.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc .................................................................... 50 II.5. Kinh nghiệm của Malaysia ......................................................................... 55 CHƯƠNG 3 ...........................................................................................60 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KHU VỰC DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM TRONG 20 NĂM ĐỔI MỚI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN KHU VỰC DỊCH VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI ..............60 I. NHẬN THỨC VỀ KHU VỰC DỊCH VỤ...................................................................... 60 I.1. Tầm quan trọng của khu vực dịch vụ đối với công cuộc phát triển kinh tế- xã hội ......................................................................................................... 60 I.2. Phạm vi rộng lớn và tính chất phong phú, đa dạng của khu vực dịch vụ ................................................................................................................................ 67 I.3. Dịch vụ phổ cập và dịch vụ cao cấp .......................................................... 73 II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KHU VỰC DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM TRONG 20 NĂM ĐỔI MỚI VỪA QUA............................................................................................... 76 II.1. Tăng trưởng của khu vực dịch vụ ............................................................. 76 II.2. Thực trạng phát triển của một số dịch vụ cao cấp ............................... 84 III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM .. 89 III.1. Những cam kết chủ yếu về hội nhập quốc tế về dịch vụ trong khuôn khổ WTO ................................................................................................................... 89 III.2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của khu vực dịch vụ Việt Nam trong hội nhập quốc tế ....................................................................... 97 III.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của khu vực dịch vụ Việt Nam trong hội nhập quốc tế .............................................................................. 101 2
  4. IV. TỔ CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM ................................................ 103 IV.1. Quá trình thay đổi về tổ chức cung ứng dịch vụ ở Việt Nam ......... 103 IV.2. Quá trình xã hội hoá cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam ............... 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................120 3
  5. LỜI GIỚI THIỆU Đã nhiều thập kỷ nay, các loại dịch vụ đáp ứng nhu cầu của sản xuất và cuộc sống xã hội ngày càng được coi trọng, do tác dụng rất to lớn của dịch vụ đối với công cuộc phát triển toàn diện của mọi quốc gia và của từng con người. Ở nhiều nước, khu vực dịch vụ, nhất là các dịch vụ cao cấp được phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, thậm chí là dồn dập. Tình hình đó đáng được coi như một nét mới của thời đương đại. Trên thế giới, cũng như ở nước ta, các công trình nghiên cứu về các loại dịch vụ ngày càng nhiều, càng sâu rộng, và càng có chất lượng cao hơn. Cuốn sách này là một đóng góp vào những công trình ấy. Sau chương 1 giới thiệu một số vấn đề lý thuyết về dịch vụ, chương 2 trình bày sự tiến triển của khu vực dịch vụ trên thế giới và kinh nghiệm của một số nước. Chương 3, là chương quan trọng của cuốn sách, nói về khu vực dịch vụ ở Việt Nam. Chương 3 đã tập trung phân tích những cơ hội và thách thức đối với khu vực dịch vụ sau khi nước ta chính thức gia nhập WTO, nêu ra một số kiến nghị đối với khu vực dịch vụ, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế về dịch vụ, phát triển các loại dịch vụ nhất là dịch vụ cao cấp, và đẩy mạnh đúng đắn việc xã hội hoá các dịch vụ công. Chúng tôi mong rằng cuốn sách này sẽ có ích đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các tổ chức cung ứng dịch vụ và những người quan tâm đến việc phát triển khu vực dịch vụ. Chúng tôi xin chân thành cám ơn Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch ( DANIDA), trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao năng lực nghiên cứu và phân tích kinh tế”, đã hỗ trợ về tài chính trong việc xuất bản cuốn sách này. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. 4
  6. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ DỊCH VỤ VÀ VAI TRÒ CỦA KHU VỰC DỊCH VỤ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI I. Định nghĩa dịch vụ và cách phân loại dịch vụ I.1. Định nghĩa dịch vụ “Dịch vụ” thường được đề cập đến với vị trí là một trong ba khu vực của nền kinh tế (cùng với “Nông nghiệp” và “Công nghiệp”). Trong cơ cấu của một nền kinh tế hiện đại, khu vực dịch vụ có vai trò ngày càng quan trọng. Chính vì vậy mà có rất nhiều tài liệu nghiên cứu đã bàn đến các khía cạnh khác nhau của khu vực dịch vụ. Tuy nhiên, có một thực tế là cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về dịch vụ được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu. Thực tế này có thể bắt nguồn từ những đặc điểm chủ yếu của dịch vụ. Tính nhiều khi vô hình và khó nắm bắt của dịch vụ, tính đa dạng, phong phú và phức tạp của các loại hình dịch vụ đã làm cho việc nêu ra một định nghĩa rõ ràng về dịch vụ trở nên khó khăn. Hơn nữa, các quốc gia khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, có cách hiểu khác nhau về dịch vụ. Để rõ hơn sự khó khăn trong việc định nghĩa dịch vụ, chúng ta có thể thấy ngay cả Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) của WTO cũng không đưa ra định nghĩa dịch vụ mà chỉ liệt kê dịch vụ thành 12 ngành lớn và 155 phân ngành khác nhau (xem Mục I.2). Bất chấp sự khó khăn nêu trên, có thể căn cứ vào những đặc điểm nổi bật và những khác biệt giữa dịch vụ với hàng hoá để đưa ra định nghĩa về dịch vụ. Theo cách tiếp cận này, một số nhà nghiên cứu của Việt Nam đã đưa ra định nghĩa có thể chuyển tải được những nội dung cơ bản và tương đối đầy đủ về dịch vụ. TS. Nguyễn Thị Mơ (2005) định nghĩa rằng: “Dịch vụ là các hoạt động của con người được kết tinh thành các loại sản phẩm vô hình và không thể cầm nắm được”1. Cũng theo cách tiếp cận tương tự, TS. Hồ Văn Vĩnh (2006) đã đưa ra định nghĩa: “Dịch vụ là toàn bộ các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người mà sản phẩm của nó tồn tại dưới hình 1 Nguyễn Thị Mơ (2005), Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại, NXB Lý luận Chính trị, tr. 14. 5
  7. thái phi vật thể”2. Quan niệm phổ biến khác cho rằng: “Dịch vụ là những hoạt động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hoá không tồn tại dưới dạng hình thái vật thể, nhằm thoả mãn kịp thời, thuận lợi và hiệu quả hơn các nhu cầu trong sản xuất và đời sống con người”3. Các định nghĩa nêu trên về dịch vụ về cơ bản giống nhau, bởi vì chúng đều nêu ra những đặc điểm cơ bản của dịch vụ. Thứ nhất, dịch vụ là một “sản phẩm”, là kết quả của quá trình lao động và sản xuất nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người. Thứ hai, khác với hàng hoá là vật hữu hình, dịch vụ nhiều khi là vô hình, là phi vật thể. Việc đưa ra một định nghĩa về dịch vụ là rất quan trọng, bởi vì nó là nền tảng cơ bản dựa vào đó có thể đi sâu phân tích những vấn đề lý thuyết và những khía cạnh thực tiễn của dịch vụ. Đặc biệt, trong bối cảnh thương mại quốc tế về dịch vụ phát triển mạnh như hiện nay, việc đưa ra định nghĩa rõ ràng về dịch vụ không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định cơ sở cho các khái niệm khác như đãi ngộ quốc gia (NT) hay đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) trong thương mại dịch vụ, mà còn giúp hạn chế những khái niệm có tính chủ quan mà các đối tác thương mại có thể áp đặt cho nhau. Để hiểu rõ hơn định nghĩa về dịch vụ, chúng ta hãy xem xét những đặc điểm cơ bản của dịch vụ. I.2. Những đặc điểm cơ bản của dịch vụ - Thứ nhất, dịch vụ nhiều khi là vô hình nên khó xác định: Quá trình sản xuất hàng hoá tạo ra những sản phẩm hữu hình có tính chất cơ, lý, hoá học,... nhất định, có tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể, vì vậy có thể sản xuất theo tiêu chuẩn hoá. Khác với hàng hoá, sản phẩm dịch vụ một phần rất lớn không tồn tại dưới dạng vật chất (vật phẩm cụ thể), vì vậy không thể xác định chất lượng dịch vụ trực tiếp bằng những chỉ tiêu kỹ thuật được lượng hoá. Chính vì vậy, các công tác lượng hoá, thống kê, đánh giá chất lượng và quy mô cung ứng dịch vụ của một doanh nghiệp, nếu xét ở tầm vi mô, và của một quốc gia, nếu xét ở tầm vĩ mô, trở nên khó khăn hơn rất nhiều so với việc đánh giá chất lượng và quy mô cung ứng hàng hoá hữu hình. 2 Hồ Văn Vĩnh (2006) “Thương mại dịch vụ: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Cộng sản điện tử, có tại, http://www.tapchicongsan.org.vn, số 108. 3 Nguyễn Thu Hằng (2004), “Xu hướng phát triển của khu vực dịch vụ trên thế giới”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 9. 6
  8. - Thứ hai, quá trình sản xuất (cung ứng) dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ thường xảy ra đồng thời: Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hoá tách khỏi lưu thông và tiêu dùng. Vì vậy, hàng hoá có thể được lưu kho để dự trữ, có thể vận chuyển đi nơi khác theo cung, cầu của thị trường. Khác với hàng hoá, quá trình cung ứng dịch vụ thường gắn liền với tiêu dùng dịch vụ. Trong nhiều trường hợp, việc cung ứng dịch vụ đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người cung ứng và người tiêu dùng dịch vụ. - Thứ ba, dịch vụ không lưu trữ được: Do sản xuất và tiêu dùng dịch vụ thường diễn ra đồng thời nên nói chung không thể sản xuất dịch vụ hàng loạt và lưu giữ trong kho sau đó mới tiêu dùng. Với cách hiểu đó, nói chung dịch vụ là sản phẩm không lưu trữ được và trong cung ứng dịch vụ không có khái niệm tồn kho hoặc dự trữ sản phẩm dịch vụ. Trên đây là những đặc điểm cơ bản để phân biệt sản phẩm dịch vụ với sản phẩm hàng hoá khác. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, sự phân biệt ấy chỉ mang tính chất tương đối. Trong các hoạt động kinh tế, dịch vụ và hàng hoá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hầu như trong mọi hoạt động cung ứng dịch vụ đều có sự xuất hiện của các sản phẩm hữu hình như là các yếu tố phụ trợ. Ngược lại, khi tiến hành sản xuất, trao đổi bất kỳ hàng hoá hữu hình nào cũng đều cần đến các dịch vụ hỗ trợ. Do vậy, quá trình hình thành và phát triển dịch vụ gắn liền với sự phát triển của phân công lao động xã hội và của sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá càng phát triển và phân công lao động diễn ra càng sâu rộng thì các ngành dịch vụ cũng càng hình thành và phát triển mạnh mẽ hơn, đa dạng hơn. I.3. Phân loại dịch vụ Trên lý thuyết, tuỳ theo cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu mà có nhiều cách phân loại dịch vụ khác nhau. Còn trên thực tiễn, cũng có nhiều cách phân loại dịch vụ khác nhau, chủ yếu dựa trên phương pháp thống kê các hoạt động dịch vụ diễn ra trong thực tế. Phần này đề cập đến một số cách phân loại dịch vụ điển hình. 1.3.1. Dịch vụ mang tính thương mại và dịch vụ không mang tính thương mại 7
  9. Căn cứ theo tính chất thương mại của dịch vụ, người ta phân biệt dịch vụ mang tính chất thương mại và dịch vụ không mang tính chất thương mại. - Dịch vụ mang tính chất thương mại là dịch vụ được thực hiện, được cung ứng nhằm mục đích kinh doanh để thu lợi nhuận. Thí dụ, dịch vụ thương nghiệp, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ tư vấn... - Dịch vụ không mang tính chất thương mại (dịch vụ phi thương mại) là những dịch vụ được cung ứng không nhằm mục đích kinh doanh, không vì thu lợi nhuận. Loại dịch vụ này bao gồm các loại dịch vụ công cộng thường do các đoàn thể, các tổ chức xã hội phi lợi nhuận cung ứng hoặc do các cơ quan nhà nước khi các cơ quan này thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Thí dụ, dịch vụ giáo dục và đào tạo, dịch vụ y tế cộng đồng, dịch vụ hành chính công...Cũng có một số dịch vụ thuộc loại này, tuỳ từng nước và từng chính sách quốc gia, có mang tính thị trường trong một bộ phận nào, ở một chừng mực nào. Có một cách phân loại khác cũng dựa vào tính chất thương mại của dịch vụ là phân chia dịch vụ thành ba loại: dịch vụ kinh doanh có tính thị trường, dịch vụ sự nghiệp và dịch vụ quản lý hành chính công. Trong đó: - Dịch vụ kinh doanh có tính thị trường là giống với dịch vụ mang tính chất thương mại như đã nêu trên đây. - Dịch vụ sự nghiệp bao gồm các hoạt động cung cấp phúc lợi xã hội thiết yếu cho người dân như giáo dục, văn hoá, khoa học, chăm sóc sức khoẻ, an sinh xã hội, hiệp hội... - Dịch vụ hành chính công là loại dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân như quản lý nhà nước, an ninh, quốc phòng... Cách phân loại trên đây có ý nghĩa rất quan trọng, vì nó giúp xác định mục tiêu, đối tượng và phạm vi của thương mại dịch vụ. Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, thương mại dịch vụ phát triển mạnh, tuy nhiên không phải tất cả các loại dịch vụ đều có thể được trao đổi hoặc mua bán. Rất nhiều dịch vụ không thể, hoặc rất khó có thể được thương mại hoá, thí dụ như những dịch vụ công cộng. Vì vậy, việc phân loại giúp các nhà hoạch định chính sách phân tích và đánh giá thị trường dịch vụ một cách 8
  10. thuận lợi cũng như xây dựng các chính sách về mở cửa thị trường dịch vụ, xã hội hoá cung ứng dịch vụ... 1.3.2. Dịch vụ về hàng hoá và dịch vụ về tiêu dùng Dựa vào mục tiêu của dịch vụ, người ta có thể chia dịch vụ thành bốn nhóm như sau: - Dịch vụ phân phối: vận chuyển, lưu kho, bán buôn, bán lẻ, quảng cáo, môi giới... - Dịch vụ sản xuất: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, các dịch vụ về kỹ sư và kiến trúc công trình, dịch vụ kế toán kiểm toán, dịch vụ pháp lý... - Dịch vụ xã hội: dịch vụ sức khoẻ, y tế, giáo dục, dịch vụ vệ sinh, dịch vụ bưu điện, viễn thông, các dịch vụ nghe nhìn và các dịch vụ xã hội khác... - Dịch vụ cá nhân: dịch vụ sửa chữa, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ giải trí, dịch vụ văn hoá, du lịch... Dịch vụ phân phối và dịch vụ sản xuất còn được gọi là “dịch vụ về hàng hoá” với hàm ý rằng các hoạt động này gắn kết chặt chẽ với việc sản xuất, trao đổi và buôn bán các sản phẩm, hàng hoá trong nền kinh tế. Các dịch vụ này còn được gọi là “dịch vụ trung gian”. Dịch vụ xã hội và dịch vụ cá nhân được xếp vào các “dịch vụ về tiêu dùng”, là những dịch vụ được tiêu dùng trực tiếp bởi các cá nhân, các tổ chức nhằm phục vụ các nhu cầu xã hội và thường không liên quan đến thương mại hàng hoá nhưng vẫn mang tính thương mại. Các dịch vụ này còn được gọi “dịch vụ cuối cùng”. Tuy nhiên, cách phân loại này chỉ mang tính tương đối, bởi vì trong nhiều trường hợp cùng một loại dịch vụ với người này thì là dịch vụ trung gian nhưng với người khác thì lại là dịch vụ cuối cùng, thí dụ như dịch vụ viễn thông. Ý nghĩa của nó là giúp phân biệt được dễ dàng dịch vụ về hàng hoá mang tính chất thương mại với các dịch vụ về tiêu dùng mang tính chất thương mại và không mang tính chất thương mại, tạo cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển dịch vụ nói chung và phát triển thương mại dịch vụ nói riêng. 1.3.3. Phân ngành dịch vụ theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) của Việt Nam Theo hệ thống SNA của Việt Nam, các ngành kinh tế được phân chia dựa vào chức năng hoạt động chủ yếu của các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Hệ thống ngành kinh tế quốc dân hiện hành được quy định tại Nghị định số 9
  11. 75/CP ngày 27/10/1993 của Chính phủ. Theo Nghị định này, hệ thống các ngành kinh tế được chia thành 20 ngành cấp I, trong số đó có 14 ngành dịch vụ. Trong mỗi ngành dịch vụ lại được chia thành các phân ngành khác nhau. Cụ thể như sau: (1) Thương nghiệp và sửa chữa xe động cơ và đồ dùng cá nhân, gồm cả hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. (2) Khách sạn, nhà hàng. (3) Vận tải, thông tin liên lạc, bao gồm nhiều loại hoạt động như: vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ (sông, biển, cảng...), hàng không, đường ống, băng truyền, bốc vác,...; hoạt động bưu chính viễn thông; hoạt động dịch vụ (chỉ tính riêng phần hướng dẫn du lịch). (4) Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Hoạt động tài chính bao gồm: xổ số, tiết kiệm, trung tâm đánh bạc, phát hành tín phiếu, thị trường chứng khoán, một phần hoạt động của kho bạc (nếu có cho vay, đi vay). Hoạt động ngân hàng gồm hoạt động cho vay, đi vay của các doanh nghiệp (không bao gồm hoạt động cho vay, đi vay giữa các hộ gia đình). Hoạt động bảo hiểm gồm tất cả hoạt động của các công ty bảo hiểm trừ bảo hiểm xã hội. (5) Hoạt động khoa học và công nghệ, bao gồm tất cả các hoạt động khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng và chuyển giao công nghệ. (6) Hoạt động quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo hiểm xã hội bắt buộc từ Trung ương đến cơ sở (kể cả hoạt động Đảng, đoàn thể), nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp. (7) Kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn (kể cả dịch vụ nhà ở tự có tự ở của hộ gia đình dân cư). (8) Hoạt động giáo dục, đào tạo. (9) Hoạt động y tế và cứu trợ xã hội. (10) Hoạt động văn hoá, thể thao. (11) Hiệp hội, các tổ chức tín ngưỡng. (12) Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân, cộng đồng. (13) Dịch vụ làm thuê trong hộ gia đình. 10
  12. (14) Hoạt động của đoàn thể, tổ chức quốc tế tại Việt Nam (với tư cách là đơn vị thường trú tại Việt Nam). Việc phân chia khu vực dịch vụ thành những ngành và phân ngành như trên là tương đối cụ thể và chi tiết. Tuy nhiên, so với hệ thống phân ngành quốc tế (trong khuôn khổ WTO), thì hệ thống của Việt Nam có những chỗ chưa phù hợp. Hiện nay, Tổng cục Thống kê đang nghiên cứu xây dựng Hệ thống phân ngành kinh tế mới để phù hợp với thông lệ quốc tế. 1.3.4. Phân ngành dịch vụ theo WTO Việc phân ngành dịch vụ của WTO dựa trên nguồn gốc ngành kinh tế. Toàn bộ khu vực dịch vụ được chia thành 12 ngành, mỗi ngành dịch vụ lại được chia ra thành các phân ngành, trong các phân ngành có liệt kê các hoạt động dịch vụ cụ thể có thể tham gia vào thương mại quốc tế. Cụ thể các ngành và phân ngành như sau: (1) Các dịch vụ kinh doanh a. Các dịch vụ kinh doanh chuyên ngành b. Các dịch vụ liên quan đến máy tính c. Các dịch vụ nghiên cứu và phát triển (R&D) d. Các dịch vụ bất động sản e. Các dịch vụ cho thuê không qua môi giới f. Các dịch vụ kinh doanh khác (2) Các dịch vụ truyền thông a. Các dịch vụ bưu điện b. Các dịch vụ đưa thư c. Các dịch vụ viễn thông d. Các dịch vụ nghe nhìn e. Các dịch vụ truyền thông khác (3) Các dịch vụ xây dựng và kỹ sư công trình a. Tổng công trình xây dựng nhà cao ốc b. Tổng công trình xây dựng cho các công trình dân sự 11
  13. c. Công việc lắp đặt và lắp ráp d. Công việc hoàn thiện và kết thúc xây dựng e. Các dịch vụ xây dựng và kỹ sư công trình khác (4) Các dịch vụ phân phối a. Các dịch vụ của đại lý ăn hoa hồng b. Các dịch vụ thương mại bán buôn c. Dịch vụ bán lẻ d. Dịch vụ cấp quyền kinh doanh e. Các dịch vụ phân phối khác (5) Các dịch vụ giáo dục a. Dịch vụ giáo dục tiểu học b. Dịch vụ giáo dục trung học c. Dịch vụ giáo dục đại học d. Dịch vụ giáo dục người lớn e. Các dịch vụ giáo dục khác (6) Các dịch vụ môi trường a. Dịch vụ thoát nước b. Dịch vụ thu gom rác c. Dịch vụ vệ sinh d. Các dịch vụ môi trường khác (7) Các dịch vụ tài chính a. Tất cả các dịch vụ bảo hiểm và liên quan đến bảo hiểm b. Các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (không kể bảo hiểm) c. Các dịch vụ tài chính khác (8) Các dịch vụ xã hội và liên quan đến sức khoẻ a. Các dịch vụ bệnh viện 12
  14. b. Các dịch vụ y tế khác c. Các dịch vụ xã hội d. Các dịch vụ khác (9) Các dịch vụ du lịch và lữ hành a. Khách sạn và nhà hàng b. Các đại lý lữ hành và các dịch vụ hướng dẫn tour c. Các dịch vụ hướng dẫn du lịch d. Các dịch vụ du lịch và lữ hành khác (10) Các dịch vụ văn hoá và giải trí a. Các dịch vụ giải trí b. Các dịch vụ đại lý bán báo c. Thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các dịch vụ văn hoá khác d. Thể thao và các dịch vụ giải trí khác e. Các dịch vụ văn hoá và giải trí khác (11) Các dịch vụ vận tải a. Các dịch vụ vận tải biển b. Vận tải đường thuỷ nội địa c. Các dịch vụ vận tải đường hàng không d. Vận tải vũ trụ e. Các dịch vụ vận tải đường sắt f. Các dịch vụ vận tải đường bộ g. Vận tải theo đường ống dẫn h. Cac dịch vụ phụ trợ cho tất cả các loại vận tải i. Các dịch vụ vận tải khác (12) Các dịch vụ khác không có tên ở trên Xem xét danh mục phân ngành dịch vụ của WTO có thể nhận thấy rằng, trong mỗi ngành dịch vụ đều có mục “các dịch vụ khác”; đặc biệt, ngành thứ 12 bao gồm “các ngành dịch vụ khác không có tên ở trên”. Việc 13
  15. đưa ra các mục nói trên giúp cho việc sắp xếp, phân loại dịch vụ vào các ngành và phân ngành được dễ dàng, đồng thời tạo được tính “mở” cho danh mục phân ngành của WTO. Bởi vì, việc liệt kê tất cả các loại hình dịch vụ có khả năng tham gia vào thương mại quốc tế là hết sức khó khăn do tính đa dạng, phong phú và phức tạp của khu vực dịch vụ. Bất kỳ dịch vụ nào đang tồn tại hoặc các dịch vụ mới sẽ xuất hiện trong tương lai, dù không được liệt kê trong danh mục của WTO, cũng sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của WTO nếu dịch vụ ấy tham gia vào thương mại quốc tế. II. Vai trò của khu vực dịch vụ trong phát triển kinh tế, xã hội II.1. Vai trò của khu vực dịch vụ trong phát triển kinh tế thị trường Có nhiều bằng chứng cho thấy phát triển dịch vụ và phát triển nền kinh tế thị trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thông thường, ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao hơn trong GDP và có tính đa dạng, phong phú cao hơn so với ở những nước có nền kinh tế thị trường kém phát triển hơn. Khu vực dịch vụ phát triển hỗ trợ tốt cho kinh tế thị trường, và đến lượt mình, kinh tế thị trường phát triển thúc đẩy khu vực dịch vụ phát triển. Vai trò của khu vực dịch vụ trong phát triển kinh tế thị trường thể hiện ở một số điểm chính sau đây: - Thứ nhất, sự phát triển của các dịch vụ thúc đẩy phân công lao động, do vậy hỗ trợ cho phát triển kinh tế hàng hoá (kinh tế thị trường). Ngay từ khi nền kinh tế thị trường của thời hiện đại mới hình thành ở các nước Tây Âu hồi thế kỷ 15, 16, sự phát triển của các dịch vụ như vận tải, phân phối đã tạo điều kiện thuận lợi cho phân công lao động. Những thế kỷ tiếp theo chứng kiến sự phát triển của các dịch vụ như tài chính, bảo hiểm, bất động sản, dịch vụ kinh doanh,... và những năm gần đây là dịch vụ viễn thông, vận tải hàng không, hàng hải..., tất cả các dịch vụ đó đã không ngừng thúc đẩy phân công lao động không chỉ trong phạm vi của mỗi quốc gia, mà còn trên phạm vi toàn thế giới. Đây chính là động lực quan trọng để thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển trên phạm vi toàn cầu. - Thứ hai, sự phát triển của các dịch vụ hỗ trợ cho sự phát triển của các loại thị trường trong nền kinh tế. Trong bất kỳ thị trường nào, kể cả thị trường hàng hoá và dịch vụ, các dịch vụ giúp cho các yếu tố thị trường như cung- cầu, người bán- người mua, các chủ thể quản lý thị trường,... hoạt động có hiệu quả hơn, nhờ vậy cơ chế thị trường phát huy có hiệu quả hơn. Đặc biệt, 14
  16. trong những thập kỷ gần đây, các thị trường dịch vụ đóng vai trò ngày càng quan trọng như thị trường tài chính, thị trường khoa học và công nghệ, và các thị trường đối với các dịch vụ khác như viễn thông, dịch vụ kinh doanh, du lịch, vận tải, thậm chí một phần nào đối với cả giáo dục- đào tạo và văn hoá. Trong tương lai, khi xuất hiện thêm các dịch vụ mới sẽ mở ra các thị trường mới. - Thứ ba, các dịch vụ phát triển giúp nâng cao đời sống của con người, cả về vật chất, văn hoá và tinh thần. Con người được sống trong môi trường tự do, dân chủ hơn, nhờ vậy có điều kiện tốt hơn để tự do sáng tạo, tự do kinh doanh, tự do phát huy năng lực của bản thân mình. Đây là những yếu tố then chốt để thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển. II.2. Vai trò của khu vực dịch vụ trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (đối với các nước đang phát triển) Lịch sử đã chỉ ra rằng hầu hết các nước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đều trải qua phát triển kinh tế thị trường. Ngày nay, hầu như tất cả các nước trên thế giới đều đi theo kinh tế thị trường, ở các trình độ phát triển và dạng thức khác nhau. Kinh tế thị trường là con đường có hiệu quả để các nước đang phát triển đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm đuổi kịp các nước có trình độ phát triển cao hơn. Do vậy, phát triển khu vực dịch vụ (thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển) góp phần đẩy mạnh quá trình này. Về mặt lý luận, đối với một nước đang phát triển, quá trình công nghiêp hoá, hiện đại hoá bao gồm hai nội dung lớn gắn bó với nhau là: công nghiêp hoá và hiện đại hoá. Cụ thể hơn, có thể nhìn nhận quá trình này từ hai mặt thống nhất với nhau: (i) thứ nhất, đó là quá trình xây dựng nền kinh tế hiện đại trong đó có nền công nghiệp hiệ đại, ; và (ii) thứ hai, ở khá nhiều nước, đó là quá trình cải biến hệ thống thể chế kinh tế, từ nền kinh tế hiện vật, khép kín sang nền kinh tế thị trường, hội nhập. Đối với cả hai nội dung nêu trên, khu vực dịch vụ đều đóng vai trò quan trọng. Vai trò của dịch vụ đối với phát triển công nghiệp đã được chứng minh ở nhiều công trình nghiên cứu cũng như thực tiễn phát triển của các quốc gia (xem cụ thể hơn ở Mục II.4 dưới đây). Tác động của khu vực dịch vụ đến phát triển công nghiệp có thể có nhiều hình thức và qua nhiều kênh khác nhau, tuy nhiên dễ hình dung nhất nếu chúng ta xem xét vị trí của các dịch vụ 15
  17. là đầu vào của ngành công nghiệp. Hiện nay, ở nhiều quốc gia, ít nhất một nửa số dịch vụ được tạo ra trong nền kinh tế là các dịch vụ “trung gian”. Nếu một nước muốn có khu vực chế tạo có sức cạnh tranh cao thì phải có một phạm vi rộng nguồn đầu vào là các dịch vụ có chất lượng cao. Theo Deardorff (2002), các dịch vụ đầu vào trở nên đặc biệt quan trọng nếu muốn tăng giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành định hướng xuất khẩu4. Các ngành dịch vụ phát triển cũng tác động tích cực đến những ngành kinh tế có hàm lượng tri thức cao trong nền kinh tế hiện đại, đáng chú ý là các dịch vụ như tài chính, viễn thông, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, và một số dịch vụ kinh doanh. Đối với việc làm thay đổi thể chế của các quốc gia theo định hướng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của một số ngành dịch vụ giúp cho việc nghiên cứu, hoạch định và thực thi pháp luật được thuận lợi và có hiệu quả hơn. Thí dụ, các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin đã hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động nghiên cứu, hoạch định và thực thi pháp luật, đặc biệt là giúp các chủ thể liên quan tiếp cận được các nguồn thông tin một cách dễ dàng và kịp thời. Những dịch vụ này cũng góp phần làm thay đổi các cách thực hành trong quản lý nhà nước; một số mô hình quản lý mới, phù hợp với thực tiễn, chẳng hạn như chính phủ điện tử, đã được sáng tạo và ứng dụng ngày càng sâu rộng. Dịch vụ tư vấn cũng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động này. Một điểm đáng quan tâm nữa là vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Muốn công nghiệp hoá thành công, các quốc gia phải có nguồn nhân lực khoẻ mạnh, được đào tạo tốt. Để đáp ứng yêu cầu này, các dịch vụ về y tế, giáo dục và đào tạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Người ta đã xác định được rằng ở những nước đã công nghiệp hoá thành công và có mức thu nhập cao, như Nhật Bản chẳng hạn, vốn con người chiếm tới hơn 80% tổng tài sản quốc gia5. 4 Deardorff A. (2002), International provision of trade services, trade, and fragmentation, WB Research Working Paper, No. 2548. 5 Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới (2005), Một số lựa chọn và kiến nghị cho Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Báo cáo sơ bộ, tr. 8. 16
  18. II.3. Vai trò của khu vực dịch vụ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và đối với nông dân Trong cơ cấu của nền kinh tế, việc tăng tỷ trọng của các ngành dịch vụ không có nghĩa là giảm vị trí của các ngành khác, mà phát triển dịch vụ hỗ trợ cho các ngành khác phát triển. Đối với nông nghiệp và kinh tế nông thôn, dịch vụ đóng vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ trong việc nâng cao năng suất, chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp, làm thay đổi các mô hình sản xuất nông nghiệp, mà còn giúp mở rộng thị trường nông sản, đa dạng hoá cơ cấu ngành, nghề ở nông thôn, nâng cao đời sống của người nông dân. Sản xuất nông nghiệp đòi hỏi đầu vào ở nhiều ngành dịch vụ, từ các dịch vụ về vốn, giống, thuỷ lợi, canh tác cho đến các dịch vụ hỗ trợ khâu chế biến và tiêu thụ nông sản như đóng gói, vận tải, kho bãi, phân phối, marketing... Đặc biệt, trong xu hướng các nước đều tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp như hiện nay thì các dịch vụ giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đóng vai trò then chốt, bởi vì chúng có tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực cũng như việc áp dụng khoa học và công nghệ mới vào nông nghiệp, trong đó phải kể đến công nghệ sinh học6. Trong vài thập kỷ vừa qua, việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ sinh học đã từng bước làm cho nông nghiệp có sự nhảy vọt về chất. Bên cạnh việc nâng cao năng suất sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra nhiều sản phẩm mới, công nghệ sinh học còn giúp tranh thủ các cơ hội mới trong mối quan hệ đối tác mang tính toàn cầu giữa những nước phát triển có tiềm lực công nghệ mạnh và những nước đang phát triển giàu tài nguyên sinh vật nhưng thiếu vốn và kiến thức để khai thác các tài nguyên đó. Về kinh tế nông thôn, bên cạnh nông nghiệp, đã xuất hiện ngày càng nhiều các ngành, nghề phi nông nghiệp như tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp đòi hỏi phải có các dịch vụ đầu vào cũng như các dịch vụ hỗ trợ. Vì vậy, các dịch vụ như tài chính, vận tải, kho bãi, viễn thông, thương mại,... có điều kiện phát triển tốt ở nhiều vùng nông thôn. Trong quá trình đô thị hoá, nhiều vùng nông thôn trở thành vệ tinh của các đô thị lớn trong việc cung ứng hàng hoá và dịch vụ. Chẳng hạn, ở nhiều thành phố trên thế giới, người dân thường có thói 6 Công nghệ sinh học nói một cách đơn giản là quá trình sử dụng các kiến thức truyền thống và công nghệ hiện đại nhằm làm thay đổi gien trong thực vật, động vật, vi sinh vật và tạo ra các sản phẩm mới. 17
  19. quen tìm đến các điểm vui chơi, giải trí, các khu du lịch ở ngoại thành trong các dịp cuối tuần hay ngày nghỉ để nghỉ ngơi, thư giãn. Đặc biệt, chính quyền nhiều địa phương đã biết phát huy lợi thế của mình để tập trung phát triển mạnh các ngành dịch vụ với vai trò là các ngành kinh tế chính của địa phương (chứ không phải là nông nghiệp), đáng chú ý là các dịch vụ du lịch, văn hoá và giải trí. Quá trình đô thị hoá kéo theo các giao dịch về đất đai, mặt bằng sản xuất, nhà ở,... vì vậy nó kích thích các dịch vụ như bất động sản, cho thuê, tư vấn. Sự đa dạng hoá các ngành, nghề của kinh tế nông thôn như nêu trên đây đã dẫn tới sự đa dạng hoá nghề nghiệp của những người dân nông thôn. Số người dân nông thôn không làm nông nghiệp ngày càng tăng cả về số lượng tuyệt đối và về tỷ trọng trong dân số nông thôn. Quá trình dịch chuyển lao động này là tất yếu và chắc chắn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới. Vượt ra ngoài phạm vi kinh tế, hiện tượng này làm nảy sinh các vấn đề cần lưu tâm về cơ cấu dân cư, cơ cấu xã hội, các mối quan hệ xã hội, đời sống xã hội, văn hoá ở nông thôn. Vì thế, người dân nông thôn cần được đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ xã hội, môi trường, văn hoá và giải trí... Thực tế trong những năm gần đây, những dịch vụ này đã phát triển khá mạnh ở các vùng nông thôn. II.4. Vai trò của khu vực dịch vụ trong phát triển công nghiệp Như đã nêu trong Mục II.2 trên đây, vai trò của khu vực dịch vụ đối với phát triển công nghiệp trước tiên thể hiện ở chỗ khu vực dịch vụ cung ứng các đầu vào cho ngành công nghiệp. Có thể nói rằng, ngành công nghiệp sử dụng đầu vào từ phần lớn các ngành dịch vụ, từ các dịch vụ đầu vào “thượng nguồn” (như nghiên cứu và phát triển, nghiên cứu khả thi, thiết kế sản phẩm, đào tạo nhân viên), cho đến các dịch vụ đầu vào “trung nguồn” (như kế toán, dịch vụ pháp lý, kỹ thuật, kiểm nghiệm, các dịch vụ máy tính, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, tài chính, viễn thông) và các dịch vụ đầu vào “hạ nguồn” (như quảng cáo, phân phối, vận tải, kho bãi). Sẽ không thể phát triển được một nền công nghiệp cạnh tranh nếu không có các dịch vụ đầu vào chất lượng cao. Điều này có nghĩa là, một khi các thị trường được hợp nhất, chất lượng và mức độ sẵn có của các đầu vào dịch vụ càng trở nên quan trọng hơn đối với năng lực cạnh tranh của nền công nghiệp cũng như của cả nền kinh tế. Mức độ sẵn có của các dịch vụ đầu vào chất lượng cao cũng góp phần nâng cao thu hút FDI. 18
  20. Bên cạnh việc thu hút đầu vào từ các ngành dịch vụ, ngành công nghiệp cũng cung ứng đầu ra cho hầu hết các ngành dịch vụ. Để hoạt động bình thường, các doanh nghiệp dịch vụ phải có cơ sở vật chất, phương tiện, máy móc, trang thiết bị làm việc..., vì vậy phải sử dụng các sản phẩm công nghiệp như những đầu vào thiết yếu. Ngoài ra, khu vực dịch vụ là nơi hấp thụ phần lớn số lao động dôi dư phát sinh từ quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp công nghiệp ở các nền kinh tế, nhất là đối với khu vực DNNN ở các nền kinh tế đang chuyển đổi. Một số ngành dịch vụ có độ linh hoạt cao, chi phí gia nhập thị trường thấp, như bán lẻ, sửa chữa xe động cơ và đồ dùng cá nhân, vận tải, làm thuê trong hộ gia đình, dịch vụ phục vụ cá nhân hoặc cộng đồng, đại lý bán báo... đã tạo việc làm cho phần lớn người lao động dôi dư từ quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp công nghiệp. Nhờ có sự dịch chuyển lao động này mà các nền kinh tế đang chuyển đổi có thể tránh được các vấn đề xã hội, đồng thời giảm được mức độ gay gắt của áp lực giải quyết việc làm. II.5. Vai trò của khu vực dịch vụ trong phát triển kinh tế tri thức Trong khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây, kinh tế tri thức đã được bàn đến như một mô hình kinh tế mới thời kỳ hậu công nghiệp. Về mặt lý luận, mặc dù vẫn còn những ý kiến chưa thống nhất, song có sự thừa nhận rộng rãi rằng kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu của sự tăng trưởng, tạo ra của cải, tạo việc làm trong tất cả các ngành kinh tế. Một số nước trên thế giới, cả nước phát triển và đang phát triển, đã xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế tri thức của mình. Nghiên cứu những chiến lược này, có thể thấy rằng các nước thường nhấn mạnh vào các biện pháp chính sách chủ yếu sau đây: “- Xây dựng một môi trường kinh tế có tính cạnh tranh cao, mở cửa với sức cạnh tranh toàn cầu. - Cải thiện sức cạnh tranh của nền kinh tế. - Xây dựng một nền văn hoá ủng hộ tinh thần kinh doanh và đổi mới, sáng tạo. - Xây dựng một mạng lưới viễn thông liên lạc phổ cập, hiệu quả và rẻ. - Cải cách nền giáo dục, phát triển nguồn lực con người, chú trọng vào việc học suốt đời. - Xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia có hiệu lực. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2