intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế sáng tạo

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

100
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một cách nhìn mới về kinh tế tri thức đang được các nhà lãnh đạo tập đoàn đa quốc gia đề cập: Kinh tế sáng tạo. Đó là cách giúp họ luôn duy trì vị trí hàng đầu trong xu thế toàn cầu hóa, với sự phân công lao động. Tuy có sự góp mặt của các nhân tố nước ngoài trong quá trình sản xuất, kinh doanh thời toàn cầu hóa nhưng các công ty Mỹ vẫn giữ vị trí quan trọng trong kinh tế tri thức, bởi họ có lợi thế về các đại học lớn, phòng thí...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế sáng tạo

  1. Kinh tế sáng tạo Một cách nhìn mới về kinh tế tri thức đang được các nhà lãnh đạo tập đoàn đa quốc gia đề cập: Kinh tế sáng tạo. Đó là cách giúp họ luôn duy trì vị trí hàng đầu trong xu thế toàn cầu hóa, với sự phân công lao động. Tuy có sự góp mặt của các nhân tố nước ngoài trong quá trình sản xuất, kinh doanh thời toàn cầu hóa nhưng các công ty Mỹ vẫn giữ vị trí quan trọng trong kinh tế tri thức, bởi họ có lợi thế về các đại học lớn, phòng thí nghiệm hiện đại, thu hút được nhân tài. Không trực tiếp sản xuất, các công ty Mỹ vẫn nắm giữ lợi thế lớn trong chu trình sản xuất kinh doanh. Họ tạo ra thói quen tiêu dùng, thay vì sản xuất sản phẩm, nắm giữ thương hiệu và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là phát minh. Điệu nhảy mới Với các nhà quản lý, thách thức lớn nhất là tạo ra bước chuyển từ chu trình 6 Sigma* để có cách nghĩ mới. Với các công ty, tự thay đổi mình đòi hỏi các nguyên lý để xác lập các giá trị mới và nguyên tắc tổ chức mới. Chẳng hạn như khái niệm chiến lược thiết kế, đang được nhắc nhiều trong thời gian gần đây, được đánh giá là trào lưu mới sau 6 Sigma. Các sáng tạo dựa trên mối quan tâm của khách hàng là cách hữu hiệu nhất để một công ty có tỷ lệ thành công cao. Thập kỷ 90 của thế kỷ trước, những nhà ủng hộ đổi mới tập trung và đổi mới vĩ mô, chú trọng đến những công nghệ mới và tác động của nó vào các công ty. Ngày nay, có một quan niệm mới về đổi mới công nghệ: đổi mới vi mô,
  2. quan tâm nhiều đến cách kết nối giữa các công ty và khách hàng, mối nối giữa các phòng nghiên cứu và phát triển với nhu cầu của người dùng, tính toán lại lực lượng lao động để tạo ra sự sáng tạo cao. Nếu bạn quan sát tập tính tiêu dùng của người sử dụng, bạn sẽ thấy được ý tưởng để sáng tạo. Lối cũ: quán cà phê góc phố, cách mới: Starbuck. Radio là cũ, nhưng radio vệ tinh là hoàn toàn mới. Sáng tạo đang tạo nên một cuộc cách mạng trong kinh tế. Quả táo Apple cũ kỹ đã được Steve Jobs chuyển thành một công ty sáng tạo. Các công ty trên thế giới đang phân tích sự thành công của Apple dưới hai góc độ: thiết kế và đổi mới để rút ra những bài học cho mình. Cách nhìn mới Bất kể trong lĩnh vực nào, các giám đốc điều hành đều hướng về đổi mới. Hai thí dụ dưới đây, A.G. Lafley của P&G và Jeffrey R. Immelt của GE được xem là điển hình. Thậm chí như tạp chí Business Week miêu tả, nếu viết về lịch sử của chuyển đổi từ kinh tế tri thức sang kinh tế sáng tạo thì hai vị giám đốc trên là những người có chỗ đứng xứng đáng. Trước khi Lafley lên nhậm chức, P&G tăng trưởng hầu như không đáng kể. Công ty chỉ chú trọng đến công dụng của sản phẩm thay vì chú ý đến cách khách hàng cảm nhận về nó. Giám đốc Viện thiết kế (Học viện thiết kế Illinois) Patrick Whitney nhận xét: “P&G là công ty hóa chất hàng đầu ở Mỹ. Họ không chú ý gì đến cách nghĩ của khách hàng”. Lafley đã thổi một luồng sinh khí mới vào việc thiết kế sản phẩm của công ty, tiếp cận nhu cầu khách hàng hơn. Biến nhãn hiệu này trở thành một biểu tượng của đổi mới có hiệu quả, vượt lên các đối thủ cạnh tranh. Năm 2001,
  3. Lafley đặt ra vị trí lãnh đạo mới: phó chủ tịch phụ trách thiết kế, sáng tạo và chiến lược, đồng thời bổ nhiệm Claudi B.Kotchka vào cương vị đó. Hai nhà lãnh đạo mới này đã quyết định sa thải một loạt quản lý cấp phòng, các nhà nghiên cứu khoa học nhưng tăng gấp ba lượng nhân viên thiết kế. Lần đầu P&G tuyển dụng một nhà thiết kế cấp cao làm việc cho một công ty khác thuộc một lĩnh vực khác. Quyết định quan trọng thứ hai là Kotchka yêu cầu nhân viên thiết kế làm việc trực tiếp với nhân viên phòng nghiên cứu và phát triển để đưa ra sản phẩm mới. Điều này làm thay đổi quá trình đổi mới sản phẩm của P&G, giúp sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng hơn. P&G cũng tuyển dụng thêm nhiều công ty tư vấn như Design Continuum; ZIBA Design (Portland, Oregon), Doblin (Chicago), IDEO ở Palo Alto (Cali). Để có một sản phẩm mới, Kotchka yêu cầu trưởng các bộ phận lập danh sách các sản phẩm có thể phát triển. Thí dụ như trưởng bộ phần sản phẩm trong nhà cho rằng, sắp tới cần có sản phẩm chùi rửa phòng tắm. Đề nghị này được Kotchka đưa ra cho IDEO. Các nhân viên thiết kế của P&G và IDEO phải đi thực tế, quan sát cách người ta chùi rửa phòng tắm. Ở Nam Mỹ, họ thấy phụ nữ thường dùng cây chổi cọ tường và bồn tắm rất hiệu quả. Mẫu đồ chùi có dáng bàn tay nhỏ với một đầu chống dài ra đời. Đi cùng với mẫu này là sản phẩm mới: Mr Clean ra đời. Để xây dựng cơ sở “hạ tầng” cho thiết kế, Lafley thiết lập phòng huấn luyện đổi mới dành cho các nhà quản lý để tập cho họ cách suy nghĩ, lối nghĩ về thiết kế mới. Ông cũng tạo ra ban thiết kế gồm những người không làm cho P&G để họ không tư duy theo lối mòn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2