![](images/graphics/blank.gif)
Ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp ở Việt Nam
lượt xem 2
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Bài viết "Ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp ở Việt Nam" tập trung làm rõ khái niệm năng lực đổi mới sáng tạo và ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp ở Việt Nam
- ẢNH HƯỞNG CỦA TOÀN CẦU HÓA TỚI NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM ThS. Phùng Minh Thu Thủy Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Cùng với việc mở cửa cho thương mại và đầu tư nước ngoài, toàn cầu hóa mang lại cả cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là tại những nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. Các doanh nghiệp đứng trước áp lực phải đổi mới và cải thiện vị trí của mình để có thể cạnh tranh được với các đối thủ trên trường quốc tế. Năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưng tác động từ thay đổi môi trường do toàn cầu hóa đóng vài trò tương đối lớn. Bài viết này tập trung làm rõ khái niệm năng lực đổi mới sáng tạo và ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp tại Việt Nam. Từ khóa: đổi mới sáng tạo, năng lực, toàn cầu hóa, doanh nghiệp Việt Nam Abstract Globalization brings not only opportunities from foreign trade and investment but also threats for domestic firms in emerging countries like Vietnam. Firms are under pressure to innovate and improve their positions in order to compete with international rivals. Firm’s innovation capability is influenced by various factors, in which globalization plays a relatively important role. This article focuses on clarifying the concept of innovation capability and the impacts of globalization on firm’s innovation capability in Vietnam. Key words: capabilities, globalization, innovation, Vietnamese firms 1. Đặt vấn đề Năng lực đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, nếu nhận thức đúng đắn và phát triển được năng lực này thì doanh nghiệp mới tạo ra được lợi thế cạnh trạnh trên thị trường và phát triển trong tương lai. Bài viết này trình bày những đánh giá khái quát về năng lực đổi mới sáng tạo, tác nhân ảnh hưởng tới năng lực đổi mới sáng tạo đặc biệt là từ môi trường bên ngoài mà cụ thể là ảnh hưởng của toàn cầu hóa thông qua việc thu thập và phân tích các số liệu thứ cấp từ các nghiên cứu và báo cáo gần đây về năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp tại Việt Nam. 698
- Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng tác dụng tích cực và khắc phục tác dụng tiêu cực của toàn cầu hóa tới năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. 2. Năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp 2.1. Khái quát về năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Theo OECD (2005), Đổi mới sáng tạo là việc doanh nghiệp phát triển một sản phẩm, dịch vụ, quy trình, phương thức marketing và phương thức tổ chức mới hoặc được cải tiến đáng kể tại doanh nghiệp của mình. Đổi mới sáng tạo gồm nhiều công đoạn từ nghiên cứu, lập kế hoạch đến tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật và thương mại hóa. Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp bao gồm nhiều hình thức khác nhau: Đưa ra sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩn hiện có, đưa ra phương pháp sản xuất mới, phát triển thị trường mới, phát triển nguồn cung ứng mới, đổi mới tổ chức. Mặc dù vậy, có hai hướng chính mà các doanh nghiệp hay lựa chọn là đổi mới sáng tạo về sản phẩm dịch vụ hoặc về quy trình (Nhạ & Quân, 2013). Hiện nay năng lực đổi mới sáng tạo được công nhận là một trong những yếu tố sống còn để tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Có nhiều định nghĩa về năng lực đổi mới sáng tạo, Pekka & Thomas (2006) định nghĩa năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị cho khách hàng bằng cách phát triển và giới thiệu ra thị trường các sản phẩm và dịch vụ mới hoặc làm giảm chi phí thông qua các quy trình mang lại giá trị. Benn & Danny (2001) định nghĩa năng lực đổi mới sáng tạo là khả năng liên tục chuyển đổi kiến thức và ý tưởng thành sản phẩm, quy trình và hệ thống mới vì lợi ích cho doanh nghiệp và các bên liên quan. Khi doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới sáng tạo họ sẽ tìm hiểu môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh và xem xét các nguồn lực sẵn có của bản thân, từ đó đánh giá cơ hội, thách thức và khả năng thành công trên thị trường. Đổi mới sáng tạo tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ở những nước tiên tiến Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đổi mới sáng tạo bằng nhiều hình thức trong đó phổ biến nhất là đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ và hỗ trợ nghiên cứu tại các trường đại học (Nhạ & Quân, 2013). Có nhiều chủ thể có thể tác động tới năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, trong đó có thể tóm lại trong ba nhóm tác nhân là bản thân doanh nghiệp, người quản lý và môi trường bên ngoài (Carla & João, 2009). Trong các tác nhân từ môi trường bên ngoài thì toàn cầu hóa có tác động không nhỏ tới đổi mới sáng tạo ở doanh nghiệp (Yuriy & cộng tác viên, 2009). Doanh nghiệp có thể đổi mới sáng tạo thông qua hai hướng: (1) Nhiều doanh nghiệp chú trọng xây dựng các kiến thức và năng lực mà đối thủ cạnh tranh không có 699
- từ đó đưa doanh nghiệp lên vị trí tiên phong trên thị trường. Theo hình thức này doanh nghiệp cần tiếp cận từ khía cạnh công nghệ hoặc khách hàng. (2) Doanh nghiệp có thể tạo ra rào cản gia nhập thị trường đối với các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn dựa vào đổi mới công nghệ và tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc duy trì trạng thái độc quyền tương đối trên thị trường. 2.2. Thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp ở Việt Nam OECD & Ngân hàng Thế giới (2012) nhận định rằng Việt Nam đã đạt được thành tích ấn tượng về phát triển kinh tế và xã hội. Những thành tích này giúp nâng cao thu nhập và giảm nghèo, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhiều người, tuy nhiên hiện nay Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng. Tốc độ tăng trưởng GDP đã giảm trong bối cảnh quốc tế bớt sôi động hơn. Nguồn tăng trưởng trước đây đang suy giảm làm tăng nguy cơ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Việt Nam sẽ phải dựa nhiều hơn vào việc tăng năng suất lao động thông qua đổi mới sáng tạo. Việt Nam cần cải thiện đáng kể năng lực đổi mới sáng tạo trong nước đặc biệt là cho các doanh nghiệp – chủ thể tạo ra đổi mới sáng tạo lớn nhất tại Việt Nam vì thế có thể thấy kinh tế nước ta đã mở rộng và đa dạng hoá cơ cấu ngành hàng xuất khẩu, nhưng quá trình chuyển đổi cơ cấu sang xuất khẩu các mặt hàng và dịch vụ “công nghệ cao”, phức tạp hơn và có hàm lượng tri thức cao hơn vẫn còn diễn ra khá chậm. Việt Nam vẫn được cho là đang mắc kẹt trong các hoạt động tạo ít giá trị gia tăng, điều này làm hạn chế khả năng học hỏi công nghệ và nâng cao năng lực sáng tạo. Trong báo cáo của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, năm 2015 Việt Nam đứng thứ 52/141 trong bảng xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo thế giới. Thứ hạng này tăng đột biến so với năm 2014. Tuy nhiên vẫn chỉ thuộc tốp trung bình trên thế giới. Bảng 2.1. Bảng xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo thế giới Điểm Việt Nam Malaysia Singapore Thailand Số Năm cao Điểm Bậc Điểm Bậc Điểm Bậc Điểm Bậc nước nhất 2010 132 4,86 2,95 71 3,77 28 4,65 7 3,06 60 2011 125 74,1 36,71 51 44,05 31 74,11 1 43,33 48 2012 141 68,2 33,92 76 45,93 32 64,8 3 36,94 57 2013 142 66,59 34,82 76 46,92 32 59,41 8 37,63 57 2014 143 64,78 34,89 71 45,6 33 59,24 7 39,28 48 2015 141 68,3 38,35 52 45,98 32 59,36 7 38,1 55 Nguồn: (http://www.globalinnovationindex.org) Theo Nhạ & Quân (2013) hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng đến chính sách đổi mới sáng tạo. Khảo sát 583 doanh nghiệp thì 72% doanh nghiệp khảo sát chưa có chính sách nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo, 78% chưa có chính 700
- sách đầu tư tài chính cho đổi mới sáng tạo và gần 80% chưa có chính sách hợp tác và phát triển đối tác phục vụ cho đổi mới sáng tạo. Quá trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp còn rất chậm. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp chủ yếu là trung bình và thấp dẫn đến chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước chưa cao. Trong các doanh nghiệp khoa học và công nghệ thì 60% doanh nghiệp có máy móc, thiết bị và dây truyền công nghệ lạc hậu (Thủy, 2015). Hình 2.1. Tỷ lệ Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ có đóng góp sản phẩm mới vào doanh thu theo lĩnh vực Đơn vị: % 40% 38% 35% 30% 25% 22% 20% 17% 15% 10% 10% 5% 0% Công nghệ môi trường Kỹ thuậ t cơ khí Công nghệ s i nh học Công nghệ thông ti n Nguồn: Thủy (2015) Báo cáo đánh giá Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo ở Việt Nam của OECD và Ngân hàng Thế giới (2012) cho rằng năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam hiện còn yếu, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia còn non trẻ, manh mún. Công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) vẫn chỉ là hoạt động mang tính thêm thắt trong các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước. Trong khi đó, mức độ canh tranh ngày càng tăng trên thế giới đòi hỏi phải sớm đầu tư vào việc phát triển năng lực công nghệ tiên tiến, kể cả hoạt động R&D khiến cho việc nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trở nên cấp thiết để doanh nghiệp có thể nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu. Chính vì vậy, để đáp ứng đòi hỏi từ thị trường, Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tăng cường, hợp lý hoá và điều chỉnh hệ thống đổi mới sáng tạo theo hướng tập trung hơn vào các doanh nghiệp. 701
- Đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và là yếu tố then chốt cho doanh nghiệp khi muốn tạo thêm việc làm. Trong vài thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những thành tích kinh tế ấn tượng nhưng được cho là dựa chủ yếu vào vốn đầu tư và nguồn cung lao động dồi dào, giá thành trả cho lao động thấp. Tuy nhiên hình thức phát triển này không thể tiếp tục lâu dài. Động lực giúp tăng năng suất quan trọng nhất chính là đổi mới sáng tạo. 3. Tác động của toàn cầu hóa tới năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Toàn cầu hóa mang lại những cơ hội cho các nước có nền kinh tế đang phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới trên cơ sở đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ. Trong xu thế tất yếu của toàn cầu hóa, Việt Nam mở cửa hội nhập và phát triển nền kinh tế, Nhà nước khuyến khích đầu tư nước ngoài, phát triển thương mại xuyên biên giới và tham gia nhiều tổ chức kinh tế thế giới như WTO, AFTA, BTA và gần đây là ký kết TPP thành công. 3.1. Tác động tích cực Những ảnh hưởng tích cực của toàn cầu hóa thường được nhắc tới trong các mảng như tự do thương mại, tự do di chuyển lao động, giảm giá thành sản xuất thông qua lợi thế so sánh, tăng đầu tư từ nước ngoài. Xét theo từng khía cạnh, những lợi ích này cũng là lợi ích mà các doanh nghiệp có thể đạt được nhằm cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo của mình. Tự do thương mại khiến cho giá cả hàng hóa giảm, nhiều lựa chọn hàng hóa cho người tiêu dùng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn cung rẻ hơn, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho công việc với chi phí thấp hơn. Toàn cầu hóa tác động tích cực đến việc thay thế và đổi mới công nghệ. Thông qua các hoạt động chuyển giao và tiếp nhận công nghệ mới từ nước ngoài, các nước nói chung và các nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam được hưởng lợi ích từ việc này với chi phí rẻ và dễ dàng hơn trước. Tự do di chuyển lao động tạo cơ hội cho người lao động kiếm được việc làm dễ hơn. Dưới góc độ là một nước có nguồn nhân lực dồi dào, Việt Nam có thể xuất khẩu lao động có tay nghề tới các thị trường khát nhân lực một cách dễ dàng hơn. Trong khi đó, Việt Nam thường khan hiếm lao động tay nghề cao, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực, nhờ có toàn cầu hóa có thể tuyển được từ các quốc gia bên ngoài. Chuyên môn hóa được đề cao hơn bởi vì toàn cầu hóa khuyến khích các nước sản xuất những sản phẩm mình có thế mạnh nhằm giảm giá thành sản xuất. Các doanh nghiệp Việt Nam bị buộc vào thế phải phát huy tối đa lợi thế so sánh nhằm tạo ra hàng hóa với số lượng lớn, mẫu mã đẹp, chất lượng cao để có thể thâm nhập thị trường quốc tế. Một số doanh nghiệp nắm bắt thời cơ này gia tăng đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển để tạo ra sản phẩm mới phục vụ cho xuất khẩu và 702
- cạnh tranh ở thị trường nội địa. Các nền kinh tế trong toàn cầu hóa đều phát triển theo xu thế kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế dựa vào xuất khẩu do thị trường được mở rộng hơn, nhiều ưu đãi về thuế hơn trước. Tăng đầu tư từ nước ngoài do sự chuyển hướng đầu tư từ những nhà đầu tư tại những thị trường đã phát triển lâu đời bắt đầu tìm kiếm những thị trường mới để phát triển. Nhờ đó rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam được rót vốn để đầu tư cho nghiên cứu, phát triển những sản phẩm mới sau khi Việt Nam mở cửa. Theo Cục Xúc tiến thương mại (2014) thì trong 25 năm từ 1988 tới 2013, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt khoảng 218,8 tỷ đô la Mỹ; tổng vốn thực hiện đạt 106,3 tỷ đô la Mỹ, trong đó lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 60%. Thêm vào đó, các doanh nghiệp nội địa có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp đa quốc gia thông qua hoạt động xuất khẩu hoặc nhập khẩu có thể làm tăng khả năng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. Toàn cầu hóa thường dẫn tới tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau về địa điểm và các đơn vị kinh tế giữa các khu vực và các quốc gia. Trong đó thay đổi công nghệ và tầm quan trọng của các công ty đa quốc gia (MNEs) là nguyên nhân chính dẫn tới qua trình này. Các công ty đa quốc gia sử dụng nhiều phương thức nhằm phát triển và khuếch tán đổi mới sáng tạo. Một trong những phương thức mà MNEs sử dụng là thông qua vốn đầu tư trực tiếp FDI (các MNEs thâu tóm tài sản sẵn có tại nước ngoài hoặc thiết lập một phần hoặc toàn bộ các hoạt động sở hữu tại thị trường nước ngoài). Ngoài ra họ còn sử dụng các phương thức khác như thương mại, cấp phép, sáng chế, hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ quốc tế. Rajneesh Narula (2004) cho rằng hiện có một xu thế trong việc đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo tại nước ngoài. Các hoạt động R&D quan trọng của các đối tác tại nước ngoài tăng đáng kể tại các nước chủ nhà kể từ những năm 1990. Mặc dù vậy hầu hết các hoạt động R&D và sáng chế vẫn tập trung phần lớn tại các nước mẹ của những công ty đa quốc gia này. 3.2. Tác động tiêu cực Bên cạnh những lợi ích toàn cầu hóa mang lại, những bất lợi mà nó mang đến cũng rất đáng kể. Tự do thương mại thường đem lại lợi ích cho các nước phát triển nhiều hơn khi họ đã có thời gian lâu dài đầu tư cho sản phẩm của mình nên chất lượng sản phẩm thường tốt, giá thành hạ và mẫu mã đẹp có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Các đối thủ từ nước ngoài thâm nhập vào thị trường nội địa dễ dàng chiếm lĩnh được thị phần. Nghiên cứu gần đây của Yuriy & cộng tác viên (2009) cho rằng toàn cầu hóa tạo ra cạnh tranh và nó có tác động tiêu cực tới đổi mới sáng tạo. Tại những thị trường mới nổi trong đó có Việt Nam, toàn cầu hóa mang lại những cơ hội và áp lực cho doanh nghiệp trong nước trong đổi mới sáng tạo và nâng cao vị thế cạnh tranh của mình. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu về các doanh nghiệp ở 27 nền kinh tế chuyển đổi nhằm kiểm chứng tác động của toàn cầu hóa thông qua các tác động của gia tăng cạnh 703
- tranh và đầu tư trực tiếp nước ngoài với những nỗ lực của doanh nghiệp nhằm đổi mới sáng tạo để nâng cao năng lực của mình. Những hoạt động này bao gồm nâng cấp công nghệ, cải thiện dịch vụ hoặc mua lại các công nghệ. Các tác giả chỉ ra rằng chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp đa quốc gia và thương mại quốc tế là kênh quan trọng để các doanh nghiệp trong nước đổi mới phát triển. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không có bằng chứng nào chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh chuyên nghiệp tỷ lệ thuận với mức độ cạnh tranh và đổi mới sáng tạo hoặc nhạy cảm với sự hiện diện của các yếu tố nước ngoài. Các doanh nghiệp đối mặt với gia tăng cạnh tranh trong toàn cầu hóa, trong đó các doanh nghiệp nhỏ còn có thể gặp nhiều bất lợi hơn khi mà họ không có đủ nguồn lực để cạnh tranh trên trường quốc tế. Mặc dù không thể phủ nhận những mặt tích cực mà đầu tư nước ngoài có thể mang lại nhưng những nguồn tiền này tới từ nhiều nguồn trong đó có cả từ những tập đoàn tư bản lớn khi đầu tư vào Việt Nam nên họ sử dụng nhiều biện pháp nhằm triệt tiêu các doanh nghiệp nhỏ trong nước. Mặt khác, nhiều lĩnh vực đầu tư nước ngoài vào một số lĩnh vực chỉ mang tính chất thuê gia công. Doanh nghiệp Việt Nam chỉ thuê làm những công đoạn đơn giản, không có tính sáng tạo, gây ô nhiễm môi trường lớn. Những công việc đó có tỷ lệ nội địa hóa thấp gần như chỉ là lắp ráp đơn thuần nên không thể gia tăng năng lực đổi mới cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải cam kết nhiều chính sách như bãi bỏ mọi trợ cấp trong xuất khẩu nông sản, từ bỏ quyền sử dụng biện pháp tự vệ trong nông nghiệp trong khi các nước thành viên khác vẫn giữ quyền đó. Trong khi các quốc gia phát triển thường nhấn mạnh rằng họ mở cửa thị trường, đẩy mạnh đầu tư, chuyển giao công nghệ nhưng khi quyền lợi của họ bị xâm hại thì ngay lập tức họ chống bán phá giá, kiện vi phạm sở hữu trí tuệ và vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật vô cùng khắt khe khiến cho các nước nhỏ, yếu thế như Việt Nam phải chịu nhiều khó khăn. 4. Một số đề xuất nhằm nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Để khắc phục được những khó khăn bất lợi mà toàn cầu hóa mang lại đối với năng lực đổi mới sáng tạo thì không chỉ bản thân doanh nghiệp mà Nhà nước cũng cần đóng góp một phần không nhỏ. Thứ nhất, để khắc phục nhược điểm lợi thế cạnh tranh thấp khi mẫu mã và chất lượng đều kém hơn so với các nước phát triển thì các doanh nghiệp của Việt Nam cần nhận thức đúng đắn vai trò của đổi mới sáng tạo, phải đầu tư cho nghiên cứu và phát triển nhằm tạo ra những giá trị bền vững lâu dài hơn. Một trong những khó khăn phổ biến mà các doanh nghiệp khi đẩy mạnh đổi mới và phát triển gặp phải là những chính sách về doanh nghiệp khoa học và công nghệ chưa đồng bộ, các chương trình hỗ trợ còn chậm, hạn chế về kinh phí (Thủy, 2015) chính vì vậy để xúc tiến được hoạt động 704
- đổi mới sáng tạo thì Nhà nước cần tạo được nhiều ưu đãi dành cho doanh nghiệp như: - Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Công tác R&D khá tốn kém đối với các doanh nghiệp nên ưu đãi về thuế có thể phần nào giảm gánh nặng cho doanh nghiệp. - Nhà nước cần thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ. - Ưu đãi về đất đai cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ để doanh nghiệp xây dựng cơ sở thực nghiệm, xây dựng cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở sản xuất thử nghiệm. Qua đó tăng cường các hoạt động ươm tạo công nghệ. - Ưu đãi về giao kết quả khoa học và công nghệ thuộc sở hữu nhà nước cho các doanh nghiệp khoa học công nghệ. - Ưu đãi về tín dụng cho các doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn đầ tư đổi mới công nghệ thông qua các quỹ phát triển khoa học công nghệ. Thứ hai, dưới tác động của toàn cầu hóa Việt Nam có khả năng trở thành xưởng gia công lớn của thế giới thay vì tạo ra các sản phẩm mới mang tính sáng tạo và cạnh tranh thì rất cần sự can thiệp của Nhà nước. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015) muốn khuyến khích đổi mới sáng tạo cần phải có nguồn tài chính và tăng cường hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia (NIS). Các thành phẩn trong NIS bao gồm các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, các cơ quan công và tư, những cơ quan thực hiện nghiên cứu, nâng cao tri thức, phát triển công nghệ hoặc thương mại hóa chúng. Ở Việt Nam hiện nay chi phí cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chỉ chiếm 1,5% Ngân sách Nhà nước. Trong khi đó, Ngân sách Nhà nước vẫn là nguồn đầu tư chính cho công nghệ và đổi mới sáng tạo, chiếm khoảng gần 70% tổng đầu tư cho công nghệ và đổi mới sáng tạo. Các doanh nghiệp hầu như không đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để đẩy mạnh tăng trưởng. Nguồn nhân lực cho phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo được cho là chìa khóa thành công thì còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Giáo dục đào tạo còn nhiều hạn chế khi còn tập trung nhiều vào lý thuyết mà chưa chú trọng tới kỹ năng, chưa có sự phối hợp liên kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và các đơn vị sử dụng lao động. Chính vì vậy, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích và tác động vào NIS. Tài liệu tham khảo 705
- 1. Carla Susana Marques & João Ferreira (2009), SME Innovative Capacity, Competitive Advantage and Performance in a ‘Traditional’ Industrial Region of Portugal, J. Technol. Manag. Innov. 2009, Volume 4, Issue 4. 2. Yuriy Gorodnichenko, Jan Svejnar & Katherine Terrell (2009), Globalization and Innovation in Emerging Markets, The World Bank Development Economics Department Research Support Unit. 3. Đào Quang Thủy (2015), Doanh nghiệp KH & CN Việt Nam với Đổi mới sáng tạo, Hội thảo kinh tế tri thức, Hà Nội. 4. Rajneesh Narula & Antonello Zanfei (2004), Globalisation of Innovation: The Role of Multinational Enterprises, Handbook of Innovation, Oxford University Press. 5. Benn Lawson & Danny Samson (2001), Developing Innovation Capability In Organisations: A Dynamic Capabilities Approach, International Journal of Innovation Management, Vol. 5, No. 3 (September 2001) pp. 377-400 Victoria, 3010, Australia. 6. Cục Xúc tiến thương mại (2014), Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam, Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2015 từ http://www.vietrade.gov.vn/tin-tuc/20-tin- tuc/4666-thc-trng-u-t-trc-tip-nc-ngoai-fdi-vit-nam.html. 7. Bộ Kế hoạch đầu tư (2015), Đổi mới sáng tạo đóng góp như thế nào vào phát triển bền vững của Việt Nam trong 20 năm tới?, Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2015 từ http://dsi.mpi.gov.vn/vietnam2035/thao_luan_theo_chu_de/5.html. 706
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chủ đề 6: Tư tưởng quản trị của người Việt Nam trong xu hướng hội nhập
21 p |
459 |
83
-
Bài giảng Nhập môn Kinh doanh quốc tế
155 p |
688 |
34
-
Môi trường văn hóa của nước Brazil và Mỹ ảnh hưởng đến hoạt động marketing
0 p |
155 |
27
-
Bài học về chiến lược kinh doanh của Thái Lan
8 p |
123 |
21
-
No Logo!
7 p |
146 |
20
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 1 - PGS.TS. Hà Văn Hội
0 p |
302 |
20
-
Mastercard – Tương lai của tiền tệ
14 p |
104 |
12
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế: Chương 6 - ThS. Trương Thị Minh Lý
53 p |
91 |
12
-
Bài giảng Nhập môn kinh doanh quốc tế: Chương 1 - Trường ĐH Tài chính-Marketing
28 p |
18 |
7
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 1 - PGS.TS. Hà Văn Hội (2013)
15 p |
74 |
7
-
Bài giảng môn Quản trị học - Chương 3: Môi trường hoạt động của tổ chức
14 p |
45 |
3
-
Quản trị doanh nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
15 p |
5 |
2
-
Mối quan hệ giữa chế độ đãi ngộ CEO và rủi ro của doanh nghiệp: Nghiên cứu trên các doanh nghiệp Việt Nam
18 p |
6 |
2
-
Lý thuyết nghiên cứu ảnh hưởng của lạm phát tới báo cáo tài chính
12 p |
3 |
1
-
Ảnh hưởng của nữ giới trong hội đồng quản trị tới hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn HOSE
19 p |
4 |
1
-
Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm trong tiêu thụ thịt tại Thừa Thiên Huế
20 p |
6 |
1
-
Bài giảng Marketing quốc tế: Chương 6 - Môi trường văn hóa - xã hội trong marketing quốc tế
11 p |
15 |
1
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)