KINH TẾ VIỆT NAM 2008 Suy giảm và thách thức đổi mới
lượt xem 17
download
Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam của CEPR là các báo cáo được xuất bản hằng năm nhằm tổng kết những thành tựu và khó khăn, cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời thảo luận có chọn lọc một số vấn đề kinh tế lớn ở mức chuyên sâu. Các vấn đề kinh tế đó được ngụ ý là những vấn đề quan trọng của năm đó và/hoặc có vai trò quan trọng trong những năm tới. Các vấn đề này được nhóm tác giả lựa chọn trên cơ sở tham khảo ý kiến của giới chuyên gia...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KINH TẾ VIỆT NAM 2008 Suy giảm và thách thức đổi mới
- KINH TẾ VIỆT NAM 2008 Suy giảm và thách thức đổi mới
- BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN KINH TẾ VIỆT NAM CỦA CEPR 2009 Chủ biên: TS. Nguyễn Đức Thành KINH TẾ VIỆT NAM 2008 SUY GIẢM VÀ THÁCH THỨC ĐỔI MỚI NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC
- KINH TẾ VIỆT NAM 2008 Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam của CEPR 2009 KINH TẾ VIỆT NAM 2008: SUY GIẢM VÀ THÁCH THỨC ĐỔI MỚI Bản quyền © 2009 của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (CEPR) và Báo Sài Gòn Tiếp thị. Mọi sự sao chép và lưu hành không được sự đồng ý của cả hai bên là vi phạm bản quyền. Liên lạc: Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (CEPR) Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Địa chỉ: Phòng 704, Nhà E4, 144 Đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy Hà Nội, Việt Nam Tel: (84) 4 3754 7506/ext 704 -714 Fax: (84) 4 3704 9921 Email: Info@cepr.org.vn Website: www.cepr.org.vn 4
- Lời giới thiệu Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam của CEPR là các báo cáo được xuất bản hằng năm nhằm tổng kết những thành tựu và khó khăn, cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời thảo luận có chọn lọc một số vấn đề kinh tế lớn ở mức chuyên sâu. Các vấn đề kinh tế đó được ngụ ý là những vấn đề quan trọng của năm đó và/hoặc có vai trò quan trọng trong những năm tới. Các vấn đề này được nhóm tác giả lựa chọn trên cơ sở tham khảo ý kiến của giới chuyên gia kinh tế trên một cơ sở rộng rãi và khoa học. Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số báo cáo kinh tế thường niên được các cơ quan có chuyên môn và thẩm quyền xuất bản. Đây là những báo cáo có giá trị tham khảo cao, với số liệu được cập nhật chi tiết và hệ thống. Tuy nhiên, các báo cáo này đều có khuynh hướng bao quát những vấn đề lớn của nền kinh tế trong một cấu trúc tương đối ổn định, mà không đi chuyên sâu vào từng chủ đề theo từng năm hay từng thời kỳ. Thêm vào đó, đa phần các báo cáo này đều do các cơ quan chức năng của chính phủ xây dựng, mà không phải do một tổ chức học thuật trong trường đại học xuất bản. Do đó, Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam của CEPR được xây dựng với những đặc thù mới và khác biệt như sau: 1. Có cấu trúc khác với cấu trúc của các báo cáo truyền thống. Nội dung được tổ chức theo cơ cấu gồm một hoặc hai chương đầu tiên đánh giá tổng quan nền kinh tế thế giới và Việt Nam trong năm nghiên cứu. Tiếp đó, là các chương đi sâu vào từng chủ đề quan trọng của năm hoặc trong năm tới. Nội dung của mỗi chương mang tính độc lập tương đối, có đầy đủ các thành phần của một bài nghiên cứu hướng tới giải quyết vấn đề được nêu. 5
- KINH TẾ VIỆT NAM 2008 Vì vậy, mỗi chương không chỉ đơn thuần mang tính thống kê hoặc phân tích hiện tại, mà còn cung cấp cơ sở lý luận, hệ thống hoá lý luận và kinh nghiệm lịch sử của vấn đề. Trên cơ sở đó, đưa ra những thảo luận và gợi ý chính sách trong điều kiện hiện tại của Việt Nam. Do các chủ đề được chọn sẽ thay đổi theo từng năm, tập hợp của Báo cáo qua các năm được kỳ vọng sẽ có ý nghĩa tham khảo mang tính hệ thống, và có ý nghĩa nhiều hơn một năm. 2. Cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện báo cáo, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (CEPR), là một tổ chức nghiên cứu thuộc trường đại học, do đó, có ý thức duy trì những nhận định và thảo luận mang tính khách quan và độc lập nhất có thể (trong mối tương quan với các cơ quan chức năng của chính phủ hoặc cơ quan lập chính sách.) CEPR cũng không chịu sự chi phối của một hay một nhóm doanh nghiệp, hoặc các tổ chức quốc tế. 3. Nhóm tác giả được CEPR mời tham gia đều là các nhà kinh tế hoặc chuyên gia kinh tế có tư duy và tiếng nói độc lập. Thành phần nhóm tác giả có thể thay đổi theo từng năm, phụ thuộc vào các chủ đề chuyên sâu trong mỗi năm. Tuy nhiên, về tổng thể, toàn bộ các tác giả đều thuộc thế hệ các nhà kinh tế trẻ của Việt Nam, được đào tạo chuyên sâu tại các nước phát triển, sử dụng công cụ nghiên cứu hiện đại, giàu kinh nghiệm với thực tiễn kinh tế Việt Nam, và tâm huyết với quá trình phát triển của đất nước. Trong quá trình xây dựng Báo cáo, nhóm tác giả cũng thực hiện các buổi toạ đàm chuyên sâu để lấy ý kiến đóng góp và phản biện từ các nhà kinh tế hàng đầu trong và ngoài nước. 4. Ngoài mục đích cung cấp thông tin, tri thức cho người đọc là doanh nghiệp, tổ chức và giới nghiên cứu, Báo cáo còn được kỳ vọng như một kênh thảo luận và đối thoại chính sách hữu hiệu với Chính phủ và các cơ quan chức năng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (CEPR) mong muốn các tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp cùng tham gia đồng tổ chức việc thực hiện Báo cáo hằng năm, trên cơ sở đóng góp nguồn trí tuệ, tài chính và các nguồn lực cần thiết khác. Trong sản phẩm đầu tiên của loạt báo cáo này, Báo Sài Gòn Tiếp thị đã cùng CEPR hợp tác đồng tổ chức thực hiện dự án 6
- Lời giới thiệu báo cáo cho năm 2009. Ấn phẩm mà độc giả đang cầm trên tay là kết quả của chương trình hợp tác đó. Chúng tôi hy vọng rằng dự án Báo cáo Thường niên Kinh tế của CEPR sẽ lôi cuốn được nhiều tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong những năm tiếp theo, để Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (CEPR) có thể cho ra đời những báo cáo khoa học và kịp thời về nền kinh tế Việt Nam. Hà Nội, ngày 27/04/2009 TS. Nguyễn Đức Thành Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (CEPR) Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 7
- KINH TẾ VIỆT NAM 2008 8
- Nhà tổ chức TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH (CEPR) được thành lập ngày 07/07/2008, là trung tâm nghiên cứu trực thuộc Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. CEPR có tư cách pháp nhân, đặt trụ sở chính tại hiệu bộ Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tại Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Mục tiêu của CEPR là thực hiện các nghiên cứu kinh tế và chính sách nhằm giúp nâng cao chất lượng ra quyết định của các cơ quan hoạch định chính sách, doanh nghiệp và các nhóm lợi ích, dựa trên sự thấu hiểu bản chất của những vận động kinh tế và quá trình điều hành chính sách vĩ mô ở Việt Nam. Hoạt động chính của CEPR bao gồm phân tích định lượng các vấn đề của nền kinh tế và tác động của chúng tới các nhóm lợi ích; tổ chức các hội thảo đối thoại chính sách với mục đích tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức xã hội cùng gặp gỡ, trao đổi nhằm đề xuất giải pháp cho các vấn đề chính sách nổi cộm; đồng thời tổ chức các khóa đào tạo nâng cao về kinh tế, tài chính và phân tích chính sách. BÁO SÀI GÒN TIẾP THỊ được thành lập ngày 15/04/1999, là cơ quan ngôn luận của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh, có trụ sở chính tại 25 Ngô Thời Nhiệm, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. 9
- Các tác giả TS. Phạm Thế Anh: tốt nghiệp TS kinh tế ở Anh, chuyên gia về kinh tế vĩ mô và dự báo, từng tham gia Nhóm Tư vấn Chính sách của Bộ Tài chính, giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân, kiêm Nghiên cứu viên cao cấp của CEPR. TS. Từ Thuý Anh: tốt nghiệp TS kinh tế ở Mỹ, chuyên gia kinh tế quốc tế, giảng viên Đại học Ngoại thương Hà Nội, cộng tác viên của CEPR. TS. Phạm Văn Hà: tốt nghiệp TS kinh tế tại Australia, chuyên gia kinh tế vĩ mô và mô hình hóa (CGE), hiện đang làm việc trong một dự án của UNDP, cộng tác viên của CEPR. TS. Lê Hồng Giang: tốt nghiệp TS kinh tế ở Australia, chuyên gia kinh tế vĩ mô, tài chính quốc tế và mô hình hóa, nguyên giảng viên Chương trình Kinh tế Fulbright tại TP. Hồ Chí Minh, Giám đốc Quỹ Ngoại hối của công ty đầu tư Tactical Global Management, Australia. Th.S Jago Penrose: tốt nghiệp ở Anh, nguyên là chuyên gia kinh tế của UNDP Việt Nam, chuyên gia về tổ chức doanh nghiệp và các ngành công nghiệp, nghiên cứu viên cao cấp của CEPR. TS. Nguyễn Đức Thành: tốt nghiệp TS kinh tế ở Nhật, chuyên gia về kinh tế vĩ mô, từng tham gia Nhóm Tư vấn Chính sách của Bộ Tài chính, là giảng viên Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc kiêm Kinh tế trưởng của CEPR. TS. Tô Trung Thành: tốt nghiệp TS kinh tế ở Anh, giảng viên Khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân, chuyên gia kinh tế vi mô và kinh tế lượng, các mô hình dự báo, cộng tác viên của CEPR. 11
- KINH TẾ VIỆT NAM 2008 12
- Lời cảm ơn Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2009 của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (CEPR) với khối lượng công việc đồ sộ đã có thể được hoàn thành trong một thời gian ngắn là nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều cá nhân và tổ chức. Lời cảm ơn đầu tiên và sâu sắc nhất mà nhóm tác giả muốn gửi đến là Báo Sài Gòn Tiếp thị, đơn vị đồng tổ chức của dự án. Sự ủng hộ của Báo Sài Gòn Tiếp thị không chỉ giới hạn ở việc huy động một khoản tài trợ hào phóng dành cho việc triển khai các nghiên cứu, mà còn ở sự theo dõi và tổ chức một cách chu đáo những sự kiện liên quan, tạo cho nhóm tác giả một bầu không khí học thuật tự do và cởi mở. Một đóng góp khác không kém phần quan trọng và không thể không kể tới là sự góp sức của những chuyên gia đã tham dự các cuộc trao đổi, toạ đàm góp ý trong những giai đoạn khác nhau của quá trình xây dựng Báo cáo, từ lúc hình thành ý tưởng cho đến khi hoàn thiện. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt tới TS. Nguyễn Quang A (Viện Nghiên cứu Phát triển IDS), TS. Lê Đăng Doanh (IDS), TS. Vũ Quốc Huy (Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội), TS. Trần Viết Ký (Quỹ Đầu tư An Phú), PGS. TS. Lê Bộ Lĩnh (Văn phòng Quốc Hội), ThS. Đinh Tuấn Minh (CEPR), TS. Lê Hồng Nhật (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn (Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội), TS. Lê Lệ Thủy (Quỹ Đầu tư An Phú), TS. Võ Trí Thành (Viện Quản lý Kinh tế Trung ương), PGS. TS. Trần Đình Thiên (Viện Kinh tế Việt Nam), và chuyên gia Bùi Trinh (Tổng cục Thống kê và CEPR), vì những phân tích sâu sắc, tầm nhìn bao quát, và góy ý thẳng thắn dành cho từng cá nhân trong nhóm tác giả. Những gì nhóm tác giả thu nhận được và bổ sung vào kết quả nghiên cứu từ những đóng góp tinh tế ấy, là một minh chứng sống động về hiện tượng lợi suất tăng theo quy mô trong hợp tác tri thức. 13
- KINH TẾ VIỆT NAM 2008 Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn các đại biểu tham dự cuộc Hội thảo công bố Báo cáo vào ngày 8/5/2009 tại Đại học Kinh tế, ĐHQG HN vì những ý kiến đóng góp và thảo luận sâu sắc, gợi mở ra nhiều vấn đề nghiên cứu mới cho dự án. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thành viên hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách: Phạm Tuyết Mai, Vũ Thị Hải Anh, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thu Hương và Tôn Minh Nguyệt. Sự nhiệt tình và tận tâm của họ là một phần không thể thiếu trong việc mang lại sự thành công của báo cáo này. Cuối cùng, chúng tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn tới PGS. TS. Phùng Xuân Nhạ, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, và tập thể giảng viên của trường đã tạo mọi điều kiện cho nhóm tác giả, về mặt vật chất, cơ chế và tinh thần, trong suốt thời gian thực hiện dự án. Nhóm tác giả Hà Nội, ngày 18/5/2009 14
- Mục lục Lời giới thiệu 5 Nhà tổ chức 9 Các tác giả 11 Lời cảm ơn 13 Mục lục 15 Danh mục hình và đồ thị 19 Danh mục bảng 23 Danh mục hộp 23 Danh mục các chữ viết tắt 27 Tóm tắt 29 TS. LÊ HỒNG GIANG 39 Khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới 2008 Dẫn nhập 39 Khủng hoảng địa ốc 42 Khủng hoảng thanh khoản và hệ thống ngân hàng 47 Khủng hoảng giá dầu và các loại nguyên liệu thô 53 Suy thoái kinh tế 55 Kết luận 61 Tài liệu tham khảo 64 Phụ lục Chương 1 65 15
- KINH TẾ VIỆT NAM 2008 TS. PHẠM VĂN HÀ 75 Tổng quan kinh tế vĩ mô Việt Nam 2008 Dẫn nhập 75 Diễn biến kinh tế vĩ mô 75 Thị trường tài chính 97 Chính sách kinh tế vĩ mô 101 Một số thách thức kinh tế vĩ mô năm 2009 107 Tài liệu tham khảo 108 TS. PHẠM THẾ ANH 111 Quản lý tổng cầu trong môi trường bất ổn vĩ mô Dẫn nhập 111 Diễn biến lạm phát năm 2008 111 Đánh giá chính sách tiền tệ 117 Ổn định kinh tế vĩ mô và hiệu quả của các chính sách quản lý tổng cầu 122 Kết luận 131 Tài liệu tham khảo 133 TS. TỪ THÚY ANH 135 Chính sách thương mại quốc tế trong bối cảnh suy thoái toàn cầu Dẫn nhập 135 Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2008 136 Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu: thương mại nội ngành hay liên ngành 140 Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu 146 Chính sách thương mại 151 Kết luận 158 Tài liệu tham khảo 160 Phụ lục Chương 4 162 16
- Mục lục TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH 169 Biến động của thị trường chứng khoán dưới góc nhìn kinh tế vĩ mô Dẫn nhập 169 Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 171 Những nền tảng được xây dựng trong giai đoạn 2006-2008 176 Ảnh hưởng của kỳ vọng tới trạng thái thị trường 191 Kết luận 197 Tài liệu tham khảo 198 Phụ lục Chương 5 200 TS. TÔ TRUNG THÀNH 211 Năng lực cạnh tranh công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh khủng khoảng kinh tế thế giới Dẫn nhập 211 Chặng đua không cân sức – Việt Nam tụt hậu quá xa và dễ bị tổn thương 214 Chưa có một chiến lược xây dựng năng lực cạnh tranh hiệu quả, rõ ràng và nhất quán 226 Kết luận 241 Tài liệu tham khảo 243 THS. JAGO PENROSE 245 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Tăng cường thu hút hay tăng cường quản lý? Dẫn nhập 245 Những đóng góp của FDI 246 Những hạn chế của FDI 252 Kết luận 257 Tài liệu tham khảo 258 17
- KINH TẾ VIỆT NAM 2008 TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH 261 Viễn cảnh kinh tế năm 2009 và hàm ý chính sách Viễn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2009 261 Khuyến nghị chính sách 272 Tài liệu tham khảo 278 279 NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN Phụ lục Báo cáo Phụ lục 1: Phụ lục Thống kê 281 Phụ lục 2: Những chính sách vĩ mô nhằm bình ổn nền kinh tế trong năm 2008 và đầu 2009 341 Tài liệu tham khảo 358 18
- Danh mục hình và đồ thị Hình 1.1. Chỉ số giá nhà đất thực, 1880-2020 43 Hình 1.2. Chỉ số chứng khoán S&P 500, 1966-2008 44 Hình 1.3. Chênh lệch Libor-OIS, 01/2007-03/2008 46 Hình 1.4. Lãi suất cho vay bất động sản, 03/2007-09/2008 47 Hình 1.5. Tổng tài sản có của FED, 04/2007-12/2008 51 Hình 1.6. Giá dầu thô WTI, 06/2007-01/2008 53 Hình 1.7. Giá nhôm FOB giao tại Trung Quốc, 06/2007-02/2009 54 Hình 1.8. Dự báo và thống kê tăng trưởng kinh tế các nước phát triển 55 Hình 1.9. Kỳ vọng người tiêu dùng, 2001-2008 57 Hình 1.10. Kỳ vọng doanh nghiệp, 2001-2008 57 Hình 1.11. Tỷ lệ thất nghiệp, 2001-2008 58 Hình 1.12. Tổng đầu tư nội địa 59 Hình 1.13. Tăng trưởng xuất khẩu quý IV/2008 60 Hình 1.14. Tăng trưởng GDP toàn cầu 2008 61 Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP từng quý giai đoạn 2000-2008 76 Hình 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP từng quý giai đoạn 2000-2008 (loại bỏ xu thế và tính chất mùa vụ) 77 Hình 2.3. Tỷ trọng đầu tư xã hội theo GDP và thành phần đầu tư (theo giá so sánh năm 1994) 84 Hình 2.4. Mức tăng xuất, nhập khẩu lũy kế hàng tháng so với cùng kỳ năm trước, 01/2006-12/2008 87 19
- KINH TẾ VIỆT NAM 2008 Hình 2.5. Diễn biến lạm phát hàng tháng giai đoạn 2007-2008 90 Hình 2.6. Diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng kỳ hạn một tháng năm 2008 94 Hình 2.7. Diễn biến tỷ giá năm 2008 95 Hình 2.8. Diễn biến chỉ số VN Index và khối lượng giao dịch năm 2008 98 Hình 2.9. Diễn biến chỉ số giá bất động sản năm 2008 101 Hình 3.1. Tăng trưởng và lạm phát 1994 -2008 113 Hình 3.2. Lạm phát các tháng trong năm 2008 114 Hình 3.3. Đóng góp vào lạm phát các tháng năm 2008 (so với cùng kì năm trước) 115 Hình 3.4. Tốc độ tăng của các chỉ số giá 118 Hình 3.5. Tốc độ tăng giá hàng nhập khẩu 119 Hình 3.6. Tăng trưởng cung tiền, tín dụng, GDP và lạm phát 1994 – 2008 119 Hình 3.7. Cung tiền, GDP thực tế và GDP danh nghĩa 1994 -2008 120 Hình 3.8. Lãi suất và lạm phát năm 2008 121 Hình 4.1. Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu 137 Hình 4.2. Kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu 139 Hình 4.3. Thương mại quốc tế hàng dệt may. 141 Hình 4.4. Dệt may: nội ngành hay liên ngành 143 Hình 4.5. Thương mại ngành điện tử 143 Hình 4.6. Điện tử: nội ngành hay liên ngành 144 Hình 4.7. Mức độ tập trung thương mại với các thị trường lớn 149 Hình 4.8. Tác động của thuế quan nhập khẩu 163 Hình 4.9. Tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt 164 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những sai phạm xung quanh tập đoàn Vinashin
44 p | 286 | 106
-
Thế giới đang biến đổi và tư duy mới về “bàn tay nhà nước”
22 p | 175 | 35
-
Mối liên quan giữa vệ sinh môi trường, nguồn nước hộ gia đình và hành vi chăm sóc trẻ của bà mẹ với tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam
8 p | 109 | 11
-
Lý thuyết Keynes, các tranh cãi và ngăn chặn suy thoái kinh tế ở Việt Nam
7 p | 95 | 10
-
Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2009: Kinh tế Việt Nam 2008 - Suy giảm và thách thức đổi mới
37 p | 93 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn