Kỹ năng đánh giá bản thân bằng ma trận SWOTBạn hoàn toàn có thể thành công
lượt xem 52
download
Kỹ năng đánh giá bản thân bằng ma trận SWOT Bạn hoàn toàn có thể thành công trong cuộc sống nếu bạn biết vận dụng tối đa những khả năng tiểm ẩn bên trong con người mình. Tương tự như vậy, với những vướng mắc và khó khăn, mặc cho nghiêm trọng đến mấy, Bạn biết nó là điểm yếu của mình, biết tiết chế nó sẽ không trở thành trở ngại của Bạn trong công việc và cuộc sống của Bạn. Hãy biến những khả năng xuất trúng của bạn thành cơ hội phát triển Vậy thì chúng ta làm sao...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ năng đánh giá bản thân bằng ma trận SWOTBạn hoàn toàn có thể thành công
- Kỹ năng đánh giá bản thân bằng ma trận SWOT Bạn hoàn toàn có thể thành công trong cuộc sống nếu bạn biết vận dụng tối đa những khả năng tiểm ẩn bên trong con người mình. Tương tự như vậy, với những vướng mắc và khó khăn, mặc cho nghiêm trọng đến mấy, Bạn biết nó là điểm yếu của mình, biết tiết chế nó sẽ không trở thành trở ngại của Bạn trong công việc và cuộc sống của Bạn. Hãy biến những khả năng xuất trúng của bạn thành cơ hội phát triển Vậy thì chúng ta làm sao có thể biết hay xác định được chính xác đâu là điểm mạnh (Strongths), điểm yếu (Weaknesses) của mình. Sử dụng kỹ thuật/mô hình phân tích SWOT là phương pháp rất hiểu quả cho Bạn và hôm nay chúng ta cùng khám phá kỹ thuật này nhé. Điều gì khiến cho mô hình SWOT hiệu quả với bạn đến vậy, hãy dừng lại một khoản thời gian và suy nghĩ một chút bạn sẽ nhận ra những cô hội mà bình thường bạn không thấy được, Bạn sẽ hiểu được những điểm yếu của mình từ đó kiểm soát loại bỏ nó, không cho nó trở thành rào cản trong con đường phát triển sự nghiệp của mình. Sử dụng mô hình SWOT thế nào? Hãy download và in ra “Mẫu đánh giá cá nhân bằng ma trận SWOT” | Tại đây, sau đó bạn viết ra, trả lời, liệt kê ra những câu hỏi trong đó. Những điểm mạnh (Strongths)
- Những lợi thế/điểm mạnh gì mà Bạn nghĩ có ưu thế hơn so với người khác (Ví dụ như: Kỹ năng, Bằng cấp/Đào tạo hay khả năng kết nối/mối quan hệ)? Những việc gì Bạn nghĩ rằng mình có thể làm tốt hơn người khác? Những nguồn lực cá nhân nào Bạn có thể tận dụng tối đa khi thực hiện một công việc cụ thể nào đó? Những điểm gì của Bạn mà người khác coi đó là thế mạnh của Bạn (Ví dụ: Bạn có thể hỏi xếp của Bạn, đồng nghiệp, bạn bè… về điều này) Những thành công mà bạn nghĩ rằng mình đáng tự hào về Bản thân hay mang tính vượt trội? Những giá trị gì của bản thân Bạn? Bạn có khả năng kết nối với những người có ảnh hưởng trong một công việc cụ thể hay một nhóm mà Bạn tham gia chứ? Đừng xấu hổ, khiếm tốn khi viết ra những điều này. Hay xem xét dưới quan điểm cá nhân của bạn và sự đánh giá của những người xung quanh về bạn. Mẹo nhỏ: hãy đánh giá điểm mạnh cá nhân so với những người xung quanh. Ví dụ bạn thực sự rất giỏi về toán học và những người xung quanh bạn cũng là những chuyên gia về toán, thì đây thực sự không phải là điểm mạnh, nó trở thành
- một điều thiết yếu/và cần thiết khi bạn muốn có chỗ đứng trong nhóm này. Những điểm yếu (Weaknesses) Những việc gì bạn thường tránh khi bạn không tự tin khi thực hiện chúng? Những điều gì mà những người xung quanh xem đó là điểm yếu của Bạn? Bạn hoàn toàn tin tưởng vào kỹ năng và học vấn mà mình có chứ? Nếu không có bạn coi đó là điểm yếu của mình trong một lĩnh vực? Những điều gì mà Bạn nghĩ là hạn chế của mình trong công việc (Ví dụ: Bạn thường đến muộn, Bạn nghĩ mình là người nóng tính, bạn nghĩ khả năng kiểm soát áp lực công việc) Lại một lần nữa Bạn nhìn nhận dưới góc độ cá nhân, bên trong con người bạn và dưới quan điểm của người xung quanh. Người khác nhìn thấy điểm yếu của Bạn mà bạn không nhận thấy? Đồng nghiệp có sự vượt trội so với bạn trong một công việc cụ thể? – Hãy thực tế, đối diện với sự thật về Bản thân mình càng sớm càng tốt.
- Những cơ hội (Opportunities) Công nghệ mới có thể giúp/hỗ trợ Bạn không? Bạn có được sự hỗ trợ từ người khác hay qua cộng đồng Internet rộng khắp? Ngành/lĩnh vực mà trong đó bạn đang hoạt động đang phát triển chứ? Nếu vậy, lợi thế mà bạn có được trong thị trường hiện tại là gì? Bạn có một cộng đồng/mạng lưới để giúp và hỗ trợ bạn, đưa ra cho Bạn những lời khuyên bổ ích chứ? Những xu hướng mà bạn nhìn thấy trong công ty của mình, và nhận thấy trong đó mình có những lợi thế nhất định? Đối thủ cạnh tranh của bạn đã thất bại ở lĩnh vực/khía cạnh quanh trọng, Bạn thấy rằng mình lại có lợi thế trong đó? Bạn nhìn thấy một nhu cầu mới mà trong ngành chưa được thỏa mãn và lấp đầy? Đối tác/Khách hàng của Bạn phàn nàn về một vấn đề nào nó trong công ty của Bạn, bạn phát hiện ra và có giải pháp cho nó? Bạn có thể thấy được những cơ hội tốt từ những việc sau: Trong lớp học, trong các buổi hội thảo, trong các sự kiện kết nối cộng đồng
- Một đồng nghiệp nghỉ việc, chuyển công tác, Bạn có giám nhận lấy trách nhiệm đảm đương công việc/dự án/trách nhiệm mà họ đang dở dang không? Coi đó sẽ là một cách để bạn có thêm kinh nghiệm trong lĩnh vực này? Một vai trò mới hay một dự án mới, đòi hỏi bạn cần phải có một kỹ năng mới, Ví dụ: Bạn cần có kỹ năng thuyết trình, hay Bạn cần mở rộng cách mối quan hệ với đối tác nước ngoài. Công ty của Bạn mở rộng kinh doanh hoặc sát nhập/liên danh với một đối tác, Bạn có một kỹ năng đặc biệt (Biết ngoại ngữ mà người khác trong dự án không có nhưng đòi hỏi cho dự án), Bạn có thể hỗ trợ về kỹ năng này trong dự án? Hãy nhìn lại những điểm mạnh của Bạn, tự hỏi liệu bạn có nhìn thấy cơ hội trong đó. Sau đó đánh giá lại điểm yếu, tự hỏi liệu bạn có thể t ìm thấy cơ hội để loại bỏ những điểm yếu này? Rủi ro/Những mỗi đe dọa (Threaten) Những trở ngại mà bạn phải đối diện trong công việc là gì? Đồng nghiệp của Bạn có phải là đối tượng cạnh tranh với Bạn trong một dự án hay trong một vai trò/trách nhiệm nào đó không? Công việc của bạn đang thay đổi? Những thay đổi về công nghệ có thể ĐE DỌA đến vị trí của bạn trong công việc? Có điểm yếu nào dẫn đến những rủi ro/đe dọa này không?
- Hãy thực hiện việc phân tích kỹ thuật này một cách đều đặn/thường xuyên/định kỳ sẽ chỉ ra cho bạn những điểm chính (Key points), những yêu cầu phải thay đổi, và những giải pháp cho những vấn đề của Bạn. Một ví dụ tình huống phân tích đánh giá cá nhân sử dụng mô hình/kỹ thuật SWOT Hải Long, Trưởng phòng Quảng cáo Những điểm mạnh Tôi rất sáng tôi, và tôi thường gây được ấn tương với khách hàng/đối tác của mình bằng quan điểm mới về thương hiệu của họ Tôi quan hệ và giao tiếp tốt với Khách hàng/Đối tác cũng nhưng các thành viên trong nhóm của tôi Tôi có thể đưa ra những câu hỏi quan trọng nhằm tìm ra những điểm nhấn trong các hoạt động Marketing Tôi hoàn toàn có thể cam kết với Khách hàng về sự thành công về thương hiệu của họ khi được tôi tư vấn và thự hiện
- Những điểm yếu: Tôi thường yêu cầu công việc phải được xử lý một cách nhanh nhất, và đôi khi nó làm anh hưởng đến kết quả/chất lượng của công việc đó Tôi thường yêu cầu công việc phải xử lý một cách nhanh nhất khi tôi bị áp lực từ cấp trên, hoặc tôi có quá nhiều công việc đang xử lý Tôi hay bị hồi hộp khi thuyết trình với Khách hàng/Đối tác, tôi sợ khi nghĩ rằng họ không muốn nghe những điều tôi đang nói Những cơ hội Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của tôi đa có được danh tiếng về thương hiệu trong khi bỏ mặc một phân khúc khách hàng nhỏ, không được coi trọng Tôi có tham gia một buổi hội thảo về marketing vào tháng tới, tôi có cơ hội để phát triển mối quan hệ trong công việc của mình. Và cũng là cơ hội để tôi đánh giá, xem xét lại nhược điểm thuyết trình của mình trước đám đông bằng việc học tập từ người khác Giám đốc mỹ thuật sẽ nghỉ việc sang một công ty mới, đây thự sự sẽ là cơ hội tốt trong phát triển sự nghiệp của tôi. Những rủi ro/mỗi đe dọa Minh Tuấn, đồng nghiệp của tôi, thực sự có thế mạnh hơn tôi về khả năng diễn thuyết, nói trước đám đông. Anh ấy cạnh tranh trực tiếp với vị trí Giám đốc mỹ thuật. Công việc gần đây thiếu nhân sự nghiêm trọng, khiến tôi phải làm việc muộn, quá nhiều việc, điều này ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo của tôi. Giải pháp của Hải Long để có một lợi thế trong công việc so với Minh Tuấn, đồng nghiệp của Anh là gì?
- Hải Long đề xuất Anh và Minh Tuấn cùng giam vào việc điều tiết công việc khi Giám đốc mỹ thuật nghỉ, việc này sẽ hỗ trợ nhược điểm và tăng cường những lợi thế của anh, cả hai sẽ khắc phục và hoàn thiện những hạn chế của nhau.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ câu hỏi kiểm tra kỹ năng giao tiếp của bạn (Có đáp án)
19 p | 2141 | 1225
-
Nâng cao chỉ số cảm xúc bản thân (EQ)
10 p | 412 | 194
-
Nâng cao chỉ số cảm xúc bản thân (EQ)
8 p | 401 | 166
-
"Cân" năng lực để "định giá" bản thân
2 p | 389 | 109
-
Bí quyết tự đánh giá thành tích làm việc cuối năm
4 p | 256 | 60
-
Đánh giá bản thân bằng ma trận SWOT
3 p | 282 | 53
-
Đánh giá bản thân: Những giá trị tinh thần của bạn
2 p | 244 | 34
-
Nâng cao sự tự tin của bản thân
6 p | 164 | 32
-
Chuẩn bị cho buổi đánh giá cuối năm
2 p | 147 | 25
-
Cơ sở lý luận về kĩ năng giao tiếp và thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm Trường Đại học Thủ Dầu Một
60 p | 301 | 19
-
Sự nghiệp đúng hướng cho bạn
5 p | 90 | 16
-
Kích lệ tinh thần làm việc nhóm
4 p | 116 | 11
-
Chuẩn bị gì khi đi xin việc thư ký văn phòng?
3 p | 146 | 10
-
Khám phá điểm mạnh của bản thân
3 p | 126 | 10
-
Trở thành sếp - bạn đã thử?
3 p | 88 | 8
-
Bài giảng về Đánh giá thành tích - Tiến sĩ Lê Quân - Đại học Thương mại
32 p | 46 | 6
-
Tôn trọng bản than
3 p | 74 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn