YOMEDIA
Kỹ năng giao việc - Kỹ năng giải quyết vấn đề
Chia sẻ: Ffsfff Thng
| Ngày:
| Loại File: PDF
| Số trang:7
115
lượt xem
20
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bạn đã từng nhờ việc ai đó nhưng kết quả lại không như ý? Bạn đã từng giúp ai đó một việc gì nhưng không làm họ hài lòng? Nguyên nhân là do kỹ năng giải quyết vấn đề còn bị hạn chế.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Kỹ năng giao việc - Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng giao việc
Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Bạn đã từng nhờ việc ai đó nhưng kết quả lại không như ý? Bạn đã từng giúp ai đó
một việc gì nhưng không làm họ hài lòng? Bạn đã từng cảm thấy có bộn bề công
việc, không đủ thời gian và công sức để giải quyết hết? Những lúc như thế bạn cần
đến kỹ năng giao việc cho người khác. Giao việc sẽ đem lại cho bạn những lợi ích
như thế nào. Hãy cùng gockynang.vn cùng tìm hiểu.
Vậy, giao việc là gì?
Giao việc là bàn giao một phần hay toàn bộ công việc cho người khác (đồng
nghiệp, bạn bè, cấp dưới, người thân,…). Khi đó, bạn vẫn đảm bảo công việc được
- thực hiện đúng tiến độ, yêu cầu đặt ra mà không nhất thiết cần bạn trực tiếp tham
gia.
Bạn sẽ thu được lợi ích gì khi giao việc?
Thứ nhất, giao việc giúp bạn có thêm nhiều thời gian và tập trung vào những điều
quan trọng nhất. Thực tế, bạn luôn có rất nhiều việc cần làm, nhiều khi đó là những
việc cần được tiến hành song song hoặc cần sức mạnh tập thể. Trong khi đó, bạn
không đủ thời gian, công sức, trí tuệ và chuyên môn để làm tốt tất cả những công
việc đó.
Thứ hai, khi giao việc cho ai là bạn đã tạo điều kiện cho người đó phát triển năng
lực và sự tự tin. Thông thường bạn không thích giao việc vì chưa thực sự tin tưởng
vào họ, bạn e ngại họ không làm đúng theo ý mình nên muốn tự làm mọi việc. Tuy
nhiên, mỗi người giỏi một lĩnh vực, bạn hãy giao việc theo đúng chuyên môn của
họ. Thông qua công việc, không những họ được đóng góp cho tập thể, được giúp
bạn mà còn được làm công việc họ yêu thích.
Thứ ba, nếu bạn là sếp, giao việc giúp bạn có điều kiện để huấn luyện và đạo tạo
nhân viên, nhận ra năng lực của họ. Giao việc hiệu quả cũng chính là một nghệ
thuật đào tạo và phát triển năng lực con người. Khi nhân viên đạt được thành
công trong công việc, bạn mới có cơ hội nhận ra nỗ lực của họ, khuyến khích họ
- phát huy năng lực của mình. Từ đó, bạn cũng góp phần mang lại cho họ niềm vui
và động lực trong công việc.
Thứ tư, giao việc giúp đảm bảo thời gian và tiến độ công việc. Khi giao việc, bạn
sẽ đảm bảo công việc lớn được chia thành nhiều công đoạn nhỏ, mỗi công đoạn có
nhiều người tham gia và được tiến hành song song. Bằng cách đó, bạn đã tạo ra
“đòn bẩy” về thời gian và sức mạnh của tập thể, giúp bạn đảm bảo thời hạn và chất
lượng công việc.
Vậy, một khi thực hiện tốt kỹ năng giao việc đồng nghĩa với việc bạn cũng nâng
cao được kỹ năng lãnh đạo của bản thân.
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Không khó để tích lũy
Giải quyết vấn đề là một kỹ năng tất yếu đối với tất cả mọi người, đặc biệt đây là
kỹ năng lãnh đạo quan trọng với những nhà lãnh đạo. Kỹ năng này giúp họ giải
quyết những trở ngại hàng ngày một cách nhanh chóng và hiệu quả. Kỹ năng này
có thể học và tích lũy qua thời gian. Gockynang.vn mách bạn 9 bước quan trọng
trong công thức giải quyết vấn đề dưới đây:
- Bước 1: Nhanh chóng xác định chính xác vấn đề
Nhiều nhà quản lý thường vội "nhảy" qua bước giải pháp mà khi thậm chí còn
chưa hiểu chính xác vấn đề là gì. Hãy nhớ, trong một số trường hợp, một vấn đề
nhỏ cũng có thể trở nên nghiêm trọng nếu hiểu sai vấn đề. Do đó, trước khi đưa ra
bất cứ hành động, giải pháp nào, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ vấn đề.
Bước 2: Nhận định cơ hội trong vấn đề
Thực ra, có nhiều chuyện bạn không thể giải quyết. Chúng không phải vấn đề mà
đơn giản là thực tế cuộc sống bạn không thể thay đổi. Bên cạnh đó, trong những
vấn đề có thể tiềm ẩn cơ hội tốt và bạn phải biết cách khai thác.
Bước 3: Xem xét vấn đề từ mọi góc độ
Đừng chỉ dựa vào 1 quan điểm, định nghĩa để xác định vấn đề. Càng nhìn nhận từ
nhiều khía cạnh khác nhau, bạn càng mở rộng cơ hội tìm ra được giải pháp tốt
- nhất. Chẳng hạn, vấn đề "doanh số bán hàng thấp" có thể được hiểu là đối thủ cạnh
tranh quá mạnh, chiến lược quảng cáo thiếu hiệu quả hay kế hoạch bán hàng chưa
tốt…
Bước 4: Phân tích kỹ lưỡng nguyên nhân của vấn đề
Điều này nhằm tìm ra nguyên nhân tận gốc của vấn đề, từ đó giải quyết triệt để,
chứ không phải chỉ khắc phục triệu chứng hay bề nổi của vấn đề.
Bước 5: Xác định phương án giải quyết khả thi
Hãy nêu ra tất cả các biện pháp có thể để giải quyết vấn đề. Khi giải quyết vấn đề,
số lượng phương án góp phần quan trọng trong chất lượng của phương án phù hợp
nhất.
Bước 6: Sắp xếp thứ tự các giải pháp tiềm năng
Sau khi đã có những giải pháp tiềm năng, hãy sắp xếp chúng theo thứ tự tính khả
thi. Việc này giúp dễ dàng hơn khi đưa ra quyết cuối cùng.
Bước 7: Đưa ra quyết định
Hãy quyết định phương án mà bạn cho rằng tối ưu nhất và vạch ra phương án hành
động cụ thể. Bạn phải dứt khoát và quyết định nhanh chóng bởi càng trì hoãn, hậu
quả sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Bước 8: Giao nhiệm vụ cho cấp dưới
Hãy giao từng nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên để đảm bảo bộ máy làm việc
của bạn vận hành chính xác và hiệu quả nhất nhằm nhanh chóng khắc phục vấn đề.
Bước 9: Đánh giá hiệu quả của giải pháp
Đây là bước cuối cùng trong quá trình giải quyết vấn đề và mục đích của nó là để
chắc chắn vấn đề đã được giải quyết cũng như xây dựng kinh nghiệm cho những
vấn đề tương tự có thể xảy ra trong tương lai.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng người giỏi giải quyết vấn đề là người luôn được coi trọng
và đánh giá cao trong bất cứ lĩnh vực nào. Và đôi khi, thành công được định nghĩa
là "có khả năng giải quyết vấn đề". Do đó, bạn hãy cố gắng tích lũy và thành thục
kỹ năng giải quyết vấn đề để có kỹ năng lãnh đạo của nhà quản trị giỏi
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
Đang xử lý...