intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ký sinh vật học: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:145

28
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Ký sinh vật y học" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Đại cương về đơn bào; Đại cương về nấm ký sinh; Đại cương về tiết túc y học. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ký sinh vật học: Phần 2

  1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƠN BÀO m I. MỤC TIÊU HỌC TẬP • • • Sau khi học xong bài này, anh (chị) có khả năng: 1) Mô tả được đặc điểm hình thể và cấu tạo của đơn bào. 2) Trình bày được các đặc điểm sinh thái của đơn bào. 3) Nêu được những điều kiện chuyển dạng từ đơn bào hoạt động sang bào nang và ngược lại. II. NỘI DUNG Đơn bào là những động vật rất nhỏ muốn nhìn thấy được phải qua độ phóng đại nhiều lần của kính hiển vi. 1. HÌNH THỂ 1.1. Thể h oạt đ ộn g ở thể hoạt động, hình thể của đơn bào không cố định khi chuyển động. Hình dạng biến đổi theo cách chuyên động. Có thê nhìn thấy chân giả hoặc roi hoặc lông. N SC Hình 29 a) A m ip gãy bệnh b) Trùng roi Khi không chuyển động hầu h ết có hình bầu dục. 1.2. Thể bào nang Có thê hình tròn hoặc bầu dục. Kích thước lớn nhò tuỳ theo từng loại. 91
  2. \ •• . • -» • -4 • ; 's '■* > .7 - w H ìn h 30. a. Bào nang A m ip b. Bào nang trùng roi 2. CẤU TẠO • . . Đơn bào có cấu tạo như một tế bào. Cơ thể gồm có nhân và nguyên sinh chất (NSC). 2.1. N h â n Có loại có 1 nhân, có loại nhiều nhân. Trong nhân có th ể có các h ạ t nhiễm sắc và trung thể. 2.2. N gu yên sinh ch ất + Khi đơn bào hoạt động có thể nhìn rõ 2 phần: • Ngoại nguyên sinh chất: Trong không có hạt. • Nội nguyên sinh chất: Chứa các hạt, thức ăn, nhân. Thức ăn của đơn bào có thể là các mảnh vi khuẩn và hồng cầu. + Khi không hoạt động, không nhận rõ nội, ngoại nguyên sinh chất. 3. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC 3.1. Dinh dưỡng Đơn bào không có bộ phận ăn riêng. Dinh dưững chủ yếu là thẩm thấu, thực bào. Đơn bào dinh dưỡng bằng cách lấy thức ăn của cơ thể (các chất hữu cơ) nhờ 1 hệ thống men đặc biệt để chuyển hoá. 3.2. C huyển hoá Đơn bào có đầy đủ các chức năng chuyển hoá của một sinh v ật nhờ các hệ thống men. 3.3. Sinh thái Thể hoạt động chỉ tồn tại trên cơ thể vật chủ. Trong điều kiện th u ận lợi đơn bào phát triển. Khi không thuận lợi chuyển dạng th àn h bào nang. - Sinh sản vô giới hoặc hữu giới. • Sinh sản vô giới: Đơn bào phân chia nhân và nguyên sinh chất tạo th à n h những đơn bào mới. • Sinh sản hữu tính: hai đơn bào cọ sát vào nhau, hình th àn h bào nang, p h át triển thành đơn bào mới. 92
  3. 4. Sự THÍCH NGHI CỦA ĐƠN BÀO VỔI MÔI TRƯỜNG 4.1. Sự ch u y ển d ạn g từ đơn bào th à n h bào nang Trong điều kiện: Môi trường khô pH, oxy của môi trường thay đổi. Dinh dưỡng nghèo. Mật độ đông quá. Ngược lại khi có các yếu tố nhiệt độ, thức ăn, pH môi trường thích hợp, phối hợp với vi khuẩn thì bào nang lại trở thành thế’ hoạt động. 4.2. Đơn b à o h o ạ t đ ộ n g ra môi trường sẽ chịu đựng kém, nó có thể chết rất nhanh. Bào nang có lớp vỏ dầy nên khả năng tồn tại ngoài môi trường lâu hơn. 5. PHÂN LOẠI ĐƠN BÀO 5.1. Theo hình th ể + Lớp chân giả (Entamoeba Hystolytica) + Lớp trùng lông (Balantidium - Coli) + Lớp trung roi (Trichomonas) + Lớp bào tử trùng: Ký sinh vật sốt rét (PlasmocLium). 5.2. Theo vị trí ký sinh + Đơn bào đường ruột và sinh dục: Trichonionas Intestinalis T.Vaginalis Giardia Intestinalis + Đơn bào đường máu Plasniodỉum. III. ĐÁNH GIÁ 1) Mô tả đặc điểm hình thể của đơn bào. 93
  4. 2) Điền vào mũi tên trong hình vẽ sau những từ dúng. 3) Nêu đặc điểm sinh học của đơn bào. A m ip hoạt động 4) Dùng từ đúng, sai để khẳng định các câu trả lời sau: + Đơn bào có thể tồn tại lâu ở ngoài môi trường. + Khi không chuyển động có thể nhìn rõ nhân và nguyên sinh chất của đơn bào. + Điều kiện để đơn bào hoạt động trở thành bào nang: + Mật độ quá đông + Môi trường nghèo chất dinh dưỡng. + Yếm khí + Môi trường khô. AMIP GÂY BỆNH (E n ta m o e b a h y sto litic a ) I. MỤC TIÊU HỌC TẬP • • • Sau khi học xong bài này, anh (chị) có khả năng: 1) Mô tả được đặc điểm hình thể của Amip gây bệnh. 2) Trình bày được chu kỳ phát triển của Amip 3) Nêu được tác hại, đặc điểm dịch tễ học, chẩn đoán và phòng bệnh lỵ amip II. NỘI DUNG 1. HÌNH THỂ 1.1. Thể h o ạ t đ ộ n g lớn ă n h ồ n g cầ u g â y b ện h + Khi di động hình thể không đều đặn (H31). 94
  5. + Khi không di động, hình tròn hoặc bầu dục + Kích thước: Trung bình từ 20 - 30 fam. + Câu tạo: gồm nhân và nguyên sinh chât. a) Nhăn: + Tròn, kích thước 4 - 7 um. + Màng nhân thanh đều, có các h ạt nhiễm sắc ngoại vi. + Trung thể nằm giữa tâm. Trên tiêu bản nhuộm Hematoxylin có thể nhìn thấy những h ạ t Chromatin nối trung thể với nhiễm sắc ngoại vi. b) Nguyên sinh chất: Khi di động nguyên sinh chất luôn thay đổi, có thể phân biệt rõ nội nguyên sinh chất và ngoại nguyên sinh chất. + Nội nguyên sinh chất: có cấu trúc hạt, không bào, thường có hồng cầu, bạch cầu, vi khuẩn, tinh bột, tinh thể của hemoglobin, bilirubin. + Ngoại nguyên sinh chất: màu trong, ở rìa Amip Khi không di động không phân biệt được nội và ngoại nguyên sinh chất. 1.2. Thể h oạt đ ộ n g nhỏ: Chưa ăn hồng cầu và chưa gây bệnh, thể này còn gọi là tiêu thê minuta (H32a). Hình 32a. Thê hoạt động nhỏ của Amip Hình 32b. Bào nang Amip + Không phân biệt rõ nội và ngoại nguyên sinh chất. + Kích thước từ 7 - 25 |im ;khi đang chuyển dạng thành bào nang có kích thước nhó hơn 5 - 7 Jim. + Cấu tạo: Trong nội nguyên sinh chất có vi khuẩn, tạp chất^tinh thể glycogen, không bao giờ có hồng cầu. Nhân có kích thước 2 - 6 |im, nhiễm sắc ngoại vi dầy. 95
  6. 1.3. Thể bào nang (H32b) + Hình tròn, màu trong. + Kích thước 1 5 - 2 0 um + Cấu tạo: Bào nang có từ 1 - 4 nhân, ngoài nhân ra còn có không bào, gly- cogen. Đôi khi gặp bào nang có 8 nhân; màng nhân thanh đều, tròn. Trung thể nằm giữa tâm. 2. CHU KỲ PHÁT TRIỂN 2.1. VỊ trí ký sinh E.hystolitica chủ yếu sống ở đại tràng hay gặp ở góc hồi manh tràng, đại tràng xích ma và trực tràng. Ngoài ra Amip còn theo đường máu tới ký sinh ở khắp mọi nơi trong cơ thể như gan, phổi, não, lách, da, cơ, xương... H ìn h 33. Chu kỳ Entamoeba hystolitica 2.2. D iễn b iế n chu kỳ Amip sinh sản vô tính, nhân phân chia, nguyên sinh chất phân chia tạo th à n h những Amip mới. Bình thường Amip sống hội sinh khi có điều kiện thuận lợi như có vi khuẩn phối hợp Amip trở nên ký sinh, từ những vị trí viêm loét của 96
  7. ruột Amip chui vào thành ruột phá huỷ tổ chức ăn hồng cầu gây bệnh. Nếu gặp điều kiện không thuận lợi Amip hoạt động trở th àn h bào nang. Những bào nang này được đào thải ra ngoài theo phân. Người ăn phải bào nang vào ruột gặp điều kiện thuận lợi lại phát triển thành thể hoạt động. Toàn bộ chu kỳ trên gọi là chu kỳ gây bệnh. Ngoài ra còn có dạng từ bào nang phát triển thành thể hoạt động nhỏ không ăn hồng cầu không gây bệnh và ngược lại gọi là chu kỳ không gây bệnh. 3. TÁC HẠI 3.1. B ệnh Amỉp ở đường tiê u hoá 3.1.1. Gây hội chứng lỵ, bệnh biểu hiện + Thời kỳ k h ở i p h á t: B ệ n h n h â n đau b ụ n g , ă n k h ô n g tiêu , k h á t nước, m ệ t mỏi, ỉa chảy nhẹ, phân nhầy. + Thời kỳ toàn phát, triệu chứng chủ yếu: Đau quặn bụng, mót dặn và đi ngoài phân có nhầy, máu. Đau bụng thường đau dọc khung đại tràng, đau quặn từng cơn. Khi đau kèm theo mót dặn muốn đi đại tiện. Số lần đại tiện trong ngày thay đổi tuỳ theo bệnh nặng, nhẹ, có sự phối hợp vi khuẩn. Phân mỗi lần đại tiện thường ít hoặc không có, chủ yếu là nhầy máu do ruột bị kích thích, tăng co bóp và tăng tiết. Toàn thân: Cơ thể suy sụp, mệt mỏi. 3.1.2. Biến chứng: + Viên đại tràng mạn tính. + Trĩ. + Lòi dom. 3.2. B ệnh Amip n g o à i đường tiê u hoá Nguyên nhân chủ yếu do Amip từ ruột theo đường mạch máu tới các cơ quan nội tạng hoặc có thể do giun từ đường tiêu hoá lên ống m ật mang theo Amip. 3.2.1. Á p xe gan: Biểu hiện lâm sàng bệnh nhân đau vùng gan, đau dữ dội, gan to và đau, cơ thể suy sụp. 3.2.2. Áp xe phổi hay viêm màng phổi. 3.2.3. Áp xe não, viêm não: Thường biểu hiện rấ t nặng, bệnh n hân có thể tử vong. 3.2.4. Viêm loét da: Thường gặp da vùng hậu môn, vùng gan, vùng phổi. 3.2.5. Bệnh dường tiêt niệu: Áp xe thận, viêm thận, bàng quang. T 7 -K S V Y H 97
  8. 4. CHẨN ĐOÁN 4.1. L â m sàn g : Dựa vào hội chứng lỵ. Cần phân biệt với hội chứng lỵ do trực khuẩn (Shigella). Lỵ Amip Lỵ trực khuẩn Tính chất dịch Lẻ tẻ, lan trà n chậm Dịch rộng, lan t r à n nh an h Toàn thân Không sốt Có sốt Khởi phát Chậm Nhanh, đột ngột Sô" lần đi đại tiện ít Nhiều Tính chất phân ít, nhầy, máu Nhiều, lỏng, nước máu Diễn biến bệnh Thường m ạn tính Cấp tính Biến chứng T ại ru ộ t và các cơ quan nội Không tạng (gan, phổi...) 4.2. Chẩn đoán x é t n gh iệm 4.2.1. Xét nghiệm phân tìm Amip hoạt động và bào nang: Khi xét nghiệm phân cần chú ý: + Lấy phân ở chỗ có nhầy máu. + Lấy xong phải xét nghiệm ngay. a) Làm tiêu bản soi tươi trực tiếp: + Lấy phân chỗ có nhầy, máu. + Hoà tan trong dd nước muối sinh lý để quan sát th ể hoạt động của Amip. + Hoà tan trong dung dịch Lugol để quan sát nhân và nguyên sinh chất rõ hơn. Trong phân còn thấy hồng cầu, bạch cầu, tinh thể Charcot Leyden (H34). b) Nhuộm phân: Dùng kỹ thuật Hematoxylin Ferric. Kỹ thuật này cho k ết quả chậm, kỹ th u ật phức tạp nhưng chính xác. c) Cấy phân: Mục đích chuyển dạng Amip từ thể bào nang sang thể hoạt động bằng cách cấy phân trong môi trường thích hợp. 4.2.2. Cắt cúp tổ chức tìm Amip. 4.2.3. Soi trực tràng tìm vết loét. 4.2.4. Chẩn đoán miễn dịcli. Chú ý: Khi xét nghiệm phân cần phân biệt Amip gây bệnh với Am ip không gây bệnh E.Coli. Chủ yếu dựa vào các đặc điểm sau: Hình 34. Tinh thể charcotLeyden trong phàn 98
  9. Đặc điểm * E.hytolitica 1 * E. Coli Thể hoạt động Thể bào nang Thể hoạt động Thể bào nang Kích thước 20-40^m 10-14 Ịim 15-44|im 15-20|im Hình dạng Nhỏ, ở vùng Tròn, 4 nhân N hân ở gần R ất tròn, nhân rìa soi tươi giữa soi tươi 8 nhân khó thấy dễ thấy Nguyên sinh N h ạt màu Nhìn rõ sau chất khi nhuộm khi nhuộm Ngoại Rõ Không rõ nguyên sinh chất Nội nguyên Thường có Không có sinh chất hồng cầu hồng cầu Chân giả Cử động Cử động ít m ạnh Trung thê Nằm giữa To, nằm lệch trung tâm tâm k 5. DỊCH TỄ HỌC 5.1. Khả n ăn g tồ n tạ i củ a Amip ở n goại cản h 5.1.1. Thể hoạt động Chết nhanh ở ngoại cảnh sau 1 - 2 giờ vì vậy khi xét nghiệm khó thấy Amip cử động. 5.1.2. T hể bào nang + Tồn tại lâu ở ngoại cảnh, ở điều kiện nhiệt độ 5°c sống được 2 tháng, ở điểu kiện n h iệ t độ 20 °c tồ n tạ i được 3 tu ần , ở n h iệ t độ 4 5 °c tồ n t ạ i được 30 phút, ở nhiệt độ 50°c Amip chết trong 5 phút, ở nhiệt độ 70°c chết nhanh. + Bào nang là nguồn truyền nhiềm quan trọng. 5.2. Người n h iễm Amip chủ y ế u do ă n p h ả i bào nang Amỉp. 5.3. Y ếu tố lan tru y ền bệnh: 1) Người mang bào nang: Nguồn lây lan chủ yếu là phân của người lành mang bào nang. 99
  10. 2) Vệ sinh môi trường không tốt: Dùng hố xí không hợp vệ sinh, phóng uế bừa bãi, dùng phân tươi bón ruộng... 3) Côn trùng trung gian truyền bệnh; ruồi, nhặng, dán phát triể n đóng vai trò vận chuyển mầm bệnh tích cực. 4) Thời tiết khí hậu nóng, ẩm thuận lợi cho bào nang Amip p h át triển. 5) Tập quán sống thiếu vệ sinh: phóng uế bừa bãi, ăn rau sống. 6) Mức độ nhiễm: Thê giới: Bệnh tập trung ở các nước có khí hậu nhiệt đới, phó nh iệt đới. Việt Nam: Trước dây mức độ nhiễm tương đối nặng. Tỷ lệ nhiễm bào nang 15 - 25%. Hiện nay tình trạng vệ sinh được nâng cao, tỷ lệ nhiễm có chiều hướng giảm ở nhiều nơi (chỉ còn 2 - 4%). 6. PHÒNG BỆNH Tập trung vào 4 vấn đề sau: 1) Vệ sinh môi trường: trong đó chú ý quản lý và xử lý phân. 2) Vệ sinh ăn uống, cung cấp nước sạch. 3) Diệt ruồi, nhặng, gián. 4) Phát hiện và điều trị người lành mang bào nang. 7. ĐIỀU TRỊ 7.1. N gu yên tắc + Điều trị sớm + Dùng thuốc đủ liều. + Chống vi khuẩn phối hợp. + Chống táo bón. + Nâng cao thể trạng bệnh nhân. 7.2. Thuốc đ iều trị + Bệnh cấp tính: • Dùng Emetin: có tác dụng diệt thể hoạt động, khi dùng phải th ậ n trọng vì thuốc có những tác dụng phụ. Liều lượng: tổng liều cho người lớn 1 cg/kg chia 5 - 7 ngày. Khi dùng Emetin nên dùng thêm thuốc nhuận tràng. • Flagyl: ít độc hơn. Có tác dụng cả với bào nang. Liều dùng: 1,5 - 2 g/24 giờ chia làm 3 lần dùng trong 5 - 10 ngày. + Bệnh mạn tính: Dùng ílagyl. Ngoài ra dùng thuốc diệt vi khuẩn: Tetracyclin-, ganidan (nếu cần). Nâng cao thể trạng: chế độ ăn, vitamin Bl, c... 100
  11. III. ĐÁNH GIÁ 1) Vẽ và mô tả Amip ăn hồng cầu gây bệnh. 2) Vẽ và mô tả Amip chưa ăn hồng cầu chưa gây bệnh. 3) Vẽ và mô tả bào nang Amip. 4) Trình bày chu kỳ p h át triển của Amip. 5) Điền vào mũi tên những từ cho hợp lý a. Amip hoạt động ăn hồng cầu gây bệnh b. Bào nang Amip. 6) Điền vào ô trống trong bảng sau từ hoặc cụm từ cho thích hợp. Kích thước Ngoại NSC Nhân Nội NSC Trung thể E.hytolytica E. Coli ■* 7) Nêu 4 biện pháp chẩn đoán lỵ Amip. 8) Nêu 5 yếu tố lan truyền bệnh lỵ Amip. 9) Nêu 4 biện pháp phòng bệnh lỵ Amip. 10) Nêu 5 nguyên tắc điều trị bệnh lỵ Amip. 101
  12. TRÙNG LÔNG ( B a la n tid iu m coli) I. MỤC • TIÊU HỌC • TẬP • Sau khi học xong bài này, anh (chị) có khả năng: 1) Mô tả đặc điểm hình th ể của trùng lông. 2) Trình bày được dặc điểm chu kỳ phát triển của trùng lông. 3) Nêu được tác hại, dịch tễ học, chẩn đoán và phòng bệnh trùng lông. II. NỘI DƯNG 1. HÌNH THỂ 1.1. Thể h o ạ t đ ộn g (H35a) Kích thước lớn. Hình bầu dục, chiều dài 30 - 200 p.m, chiều ngang 20 - 70 (im. Cơ thể có nhiều lông bao phủ. Cấu tạo: có 2 nhân. + Nhân lớn hình h ạ t đậu lép một bên. Nhân nhỏ tròn hơn, nằm ở bề lõm của nhân lớn. + Nguyên sinh chất: có không bào và thức ăn. Hình 35a. Trùng lông th ể hoạt động Hình 35b. Bào nang trùng ióng 102
  13. 1.2. Thể bào nang (H35b) + Hình tròn. + Kích thước 50 - 70 fim. + Cấu tạo: vỏ có 2 vách mỏng. Nhân: giống thể hoạt động. Nguyên sinh chất: có hạt, màu xanh n h ạ t có nhiều thức ăn các loại. Hình 36. Sinh sản của Balatidium coli 1.2.3.4.5: Sinh sản theo phân chia; 6: Bào nang; 7: Giao phối giữa hai ký sinh trùng; 8.9: Bào nang. 2. CHU KỲ PHÁT TRIỂN 2.1. Vị trí ký sinh: ký sinh ở đại tràng. 2.2. Phương thức sin h sản: vô giới hoặc hữu giới (H35). 2.3. D iễ n b iế n c h u kỳ: Bào nang được đào thải ra ngoài từ phân người hay phân lợn, bào nang có th ể tồn tại trong đất, nước. Người hoặc lợn ăn phải bào nang hoặc uống phải bào nang vào ruột, gặp điều kiện thuận lợi phát triển th àn h thể hoạt động. 3. TÁC HẠI Trùng lông có thể gây viêm ruột, hội chứng lỵ. Bệnh kéo dài trong nhiều năm. Có thê gây nhiễm độc và viêm cơ tim cấp tính. 103
  14. 4. CHẤN ĐOÁN Xét nghiệm phân tìm thể hoạt động hoặc bào nang. 5. DỊCH TỄ HỌC + Lợn nhiễm trùng lông là chủ yếu, r ấ t ít gặp ở người. + Người nhiễm trùng lông do ăn hoặc uống phải bào nang. + Bào nang trùng lông đóng vai trò truyền bệnh quan trọng. + Điều kiện để bào nang lan truyền: Do nuôi lợn th ả rông, do phóng uế bừa bãi, quản lý và xử lý phân chưa hợp vệ sinh. 6. PHÒNG BỆNH 1) Như phòng bệnh Amip. 2) Không nuôi lợn thả rông. 7. ĐIÊU TRỊ: Giống Amip. III. ĐÁNH GIÁ 1) Vẽ và mô tả: - Thể hoạt động của trùng lông. - Bào nang trùng lông 2) Trình bày chu kỳ phát triển của trùng lông. 3) Nêu 4 đặc điểm dịch tễ học của trùng lông. 4) Nêu 2 biện pháp phòng bệnh trùng lông. 5) Nêu tác hại và biện pháp chẩn đoán trùng lông. TRUNG ROI (F la g ella ta ) I. MỤC • TIÊU HỌC • TẬP • Sau khi học xong bài này, anh (chị) có khả năng: 1) Mô tả được đặc điểm hình thể của trùng roi đường tiêu hoá và sinh dục 2) Trình bày được chu kỳ p h át triển của trùng roi đường tiêu hoá và sinh dục. 104
  15. 3) Nêu được tác hại, dịch tễ học, chẩn đoán, phòng bệnh trùng roi đường tiêu hoá và sinh dục. II. NỘI DUNG Trùng roi là những nguyên sinh động vật có một hoặc nhiều roi. Những roi này có thể đi ra ngoài cơ th ể hoặc có thể dính vào cơ thể của trùng roi th àn h một màng vây chuyển. Bên trong có nhân, các nhiễm sắc ở gần nhân. Giữa nguyên sinh chất thường có phần dầy lên gọi là sống thân. Trùng roi được phân làm 2 loại - trùng roi đường tiêu hoá và sinh dục; trùng roi đường máu. ở Việt Nam chủ yếu gặp trùng roi đường tiêu hoá và sinh dục. Điển hình là Tricliomonas và Giardia. 1. TRÙNG ROI ĐƯỜNG TIÊU HOÁ 1.1. Trichom onas in testin a lis 1.1.1. Hình thể: Thể hoạt động hình h ạ t chanh, chiều dài 10 - 15 um, chiều ngang 7 - 10 Jim. Cơ thể có 3 - 5 roi, 1 roi bám vào cơ thể tạo thành màng vây. Cấu tạo: gồm có nhân và nhiễm sắc thể gần nhân và nguyên sinh chất. Thể bào nang ít gặp. 1.1.2. Chu kỳ: Vị trí ký sinh: T.intestinalis ký sinh ở ruột non, ngoài ra có th ể gặp ỏ đầu ruột già. —I 10rin Phương thức sinh sản: vô giới hoặc Hình 37: Trichomonas intestinalis hữu giới. 1.1.3. Tác hại: Trichomoans intestinalis chủ yếu gây viêm ruột ỉa chảy. Bệnh thường gặp ở trẻ em, tỷ lệ nhiễm thấp. 1.1.4. Điều trị và phòng bệnh: Dùng Quinacrin, Emetin, Flagyl điều trị có hiệu quả. Phòng bệnh: Vệ sinh cá nhân Vệ sinh ăn uống 105
  16. 1.2. Giardia ỉn testỉn a lỉs (Lamblia ỉn testin alỉs) 1.2.1 Hình thể: a. T hể hoạt động (H38.1). + Hình bầu dục (giống như quả lê nếu nhìn thẳng, nhìn nghiêng giống hình thìa). + Kích thước: Chiều dài 10 - 20 chiều ngang 5 - 10 fim. + Có 8 roi. + Cấu tạo: Có 2 nhân hình bầu dục cân đối. b. T hể bào nang (H38.2). + Hình bầu dục. + Kích thước dài 8 - 12 |j.m, chiều ngang 7 - 1 0 ^xm. + Cấu tạo: Có 2 - 4 nhân - thường có vệt roi. H ình 38: Giardia intestinalis Nguyên sinh chất chiết quang. 1.2.2. Chu kỳ: Giardia intestinalis ký sinh ở ruột non, đa số ở tá tràng, một số nhỏ ở manh tràng, đôi khi xâm nhập vào các ống mật. Phương thức sinh sản: sinh sản đơn giới hoặc hữu giới. Diễn biến chu kỳ: Bào nang được bài xuất ra ngoài theo phân. Người ăn phải bào nang vào cơ thể gặp điều kiện thuận lợi p h át triển th àn h th ể hoạt động và ngược lại. 1.2.3. Tác hại: + Viêm ruột, ỉa chảy kéo dài. + Có thể gây viêm túi mật. 1.2.4. Chẩn đoán: Xét nghiệm phân tìm thể hoạt động và bào nang. 1.2.5. Dịch tễ học: Giardia intestinalis là loại trùng roi đường tiêu hoá phổ biến. Bệnh thường gặp ở trẻ em. Bào nang đóng vai trò quan trọng trong truyền bệnh vì sức đề k h án g của bào nang ở ngoại cành cao. 1.2.6. Phòng bệnh: Giông phòng bệnh cho Entamoeba liystolytica. 1.2.7. Điều trị: Giống điều trị Trichomonas intestinalis. 106
  17. 2. TRÙNG ROI ĐƯỜNG SINH DỤC (Trichomonas vaginalis) 2.1. Hình th ể Thể hoạt động tương tự Trichomonas intesti- nalis. Hình thể không nhất định, có thể tròn hoặc có dạng quả lê. Kích thước: 10 - 16 um. Màng vây ngắn hơn màng vây của T.intesti- nalis. Nhân: Hình bầu dục hoặc hình thoi. Thể bào nang ít gặp. 2.2. C hu kỳ H ìn h 39 Trichomonas vaginalis Vị trí ký sinh: T.vaginalis chủ yếu ký sinh đường sinh dục nữ. Có thể gặp ở nếp nhăn của bộ phận sinh dục ngoài, âm đạo, cổ tử cung... ở nam giới có thể gặp ở tuyến tiền liệt. Ngoài ra có th ể gặp ở bộ máy tiết niệu như bàng quang, niệu đạo... + Phương thức sinh sản: Sinh sản vô giới hoặc hữu giới. + Diễn biến chu kỳ: Khi ở trong âm đạo, T.vaginalis phân giải tế bào, làm thay đổi pH của âm đạo từ pH toan tính sang pH kiềm tính. Tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh. Bệnh xuất hiện xung quanh chu kỳ kinh nguyệt. Bệnh lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp như quan hệ tình dục. Ngoài ra còn có thể gặp qua tiếp xúc gián tiếp như vệ sinh kém, dùng chung đồ dùng vệ sinh. 2.3. Tác hại + Viêm đường sinh dục nữ. Biểu hiện lâm sàng bệnh nhân có ngứa âm hộ, ra khí hư lẫn mủ màu xanh, mùi khó chịu. Bệnh diễn biến cấp tính hoặc mạn tính và thường kèm theo nhiễm trùng thứ phát và nấm âm đạo. + Viêm đường tiết niệu: Viêm bàng quang, niệu đạo, ở nam giới có thể viêm tuyến tiền liệt. 2.4. Chẩn đ oán 2.4.1. Lâm sàng: Dựa vào tính chất viêm ngứa, ra khí hư. Khám thực thể thấy nốt viêm loét. 2.4.2. Xét nghiệm: Dịch âm đạo, khí hư tìm thể hoạt động. 2.5. Dịch tễ h ọc + Phương thức nhiễm có 2 phương thức: 107
  18. • Trực tiếp: Qua giao hợp. • Gián tiếp: Do dùng chung đồ dùng, dụng cụ. + Điều kiện lan tràn: • Vệ sinh cá nhân. • Vệ sinh nguồn nước. • Trình độ dân trí thấp. + Tính chất xã hội: Bệnh lây chủ yếu qua giao hợp, liên quan nhiều tới hoạt động mại dâm. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi đang hoạt động tình dục,tỷ lệ nhiễm ở gái mại dâm khá cao. Việt Nam: Qua thống kê cho thấy phụ nữ làm nghề mại dâm nhiễm trùng roi khoảng 30 - 35%. 2.6. P h òn g b ện h 2.6.1. Vệ sinh cá nhân. 2.6.2. Vệ sinh phụ nữ. 2.6.3. Thanh toán tệ nạn xã hội. 2.6.4. Phát hiện và điều trị người mang trùng roi. 2.7. Đ iều trị 2.7.1. Nguyên tắc điều trị. Phối hợp điều trị: - Trichomonas. - Vi khuẩn phối hợp - Chống nhiễm nấm. - Vệ sinh cá nhân. 2.7.2. Thuốc diều trị: có th ể dùng Cacbason, Quinacrin, Metronidazol (ílagyl) III. ĐÁNH GIÁ 1) Mô tả đặc điểm hình thể của T.intestinalis. 2) Mô tả đặc điểm hình thể của G.intestinalis. 3) Mô tả hình thể của T.ưaginalis. 4) Trình bày chu kỳ p h át triển, tác hại và phòng bệnh T. intestinalis. 5) Trình bày chu kỳ, tác hại, chẩn đoán, dịch tễ học và phòng bệnh G.in- testinalis. 6) Trình bày đặc điểm chu kỳ của T.vaginalis. 7) Nêu 2 tác hại thường gặp của T.vaginalis. 8) Nêu 3 đặc điểm dịch tễ học của T.vaginalis. 9) Nêu 4 biện pháp phòng bệnh T.vaginalỉs. 10) Nêu 4 nguyên tắc điều trị T.vaginalis. 108
  19. KÝ SINH VẬT SỐT RÉT (P la sm o d iu m ) I. MỤC • TIÊU HỌC • TẬP • Sau khi học xong bài này, anh (chị) có khả năng: 1) Nêu được những đặc điểm sinh học của Plasmodium. 2) Vẽ và giải thích được chu kỳ sinh học của Plasmodium. 3) Vẽ và mô tả được hình thể của các loại Plasmodium. II. NỘI DUNG • Ký sinh vật sốt ré t là một đơn bào ký sinh ở đường máu. Nó đóng vai trò quan trọng gây nên những nạn dịch lớn trong nhiều th ế kỷ. Không những gây bệnh cho người, ký sinh vật sốt rét còn gây bệnh cho cả súc vật. Trên thê giới hiện nay có 4 loại ký sinh vật sốt ré t ký sinh và gây bệnh cho người: - Plasmodium falciparum. - Plasmodium vivax. - Plasmodium malariae. - Plasmodium ovale. 1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA KÝ SINH VẬT SỐT RÉT 1.1. Đặc đ iểm ký sinh Mỗi loại ký sinh vật sốt ré t chỉ ký sinh trên một vật chủ n h ất định mà thôi. Ví dụ: Ký sinh vật sốt rét ở người không ký sinh trên gà, chuột hoặc ngược lại. Ký sinh vật sốt ré t ký sinh vĩnh viễn trên vật chủ và ký sinh nội tế bào (sống trong tế bào máu, tế bào gan...). 1.2. Đ ặc đ iểm sin h sả n • Có 2 phương thức sinh sản: vô giới và hữu giới. + Phương thức sinh sản vô giới được thực hiện trên cơ thể người. + Phương thức sinh sản hữu giới được thực hiện trên cơ thể muỗi truyền sot rét Anopheles. 109
  20. 1.3. Đặc điểm số n g Trong quá trình ký sinh, ký sinh vật sốt ré t rấ t cần các chất đạm, đường, mỡ, muối khoáng, vitamin, oxy... những chất này ký sinh vật lấy từ v ật chủ. Vì vậy nếu không có vật chủ hoặc không được nuôi dưỡng đặc biệt ký sinh v ật sốt . rét không thể tồn tại. Ký sinh vật có quá trình hô hấp phức tạp, các quá trình chuyển hoá được diễn ra thường xuyên để tạo ra những chất cần th iết đồng thời gây bệnh cho vật chủ. Quá trình phát triển Plasmodium phá vỡ tê bào giải phóng ra những sản phẩm chuyển hoá gây nên các hiện tượng viêm, tắc, nhiễm độc. 1.4. Đ ặc điểm cấu tạo 1.4.1. Cấu tạo chung (H40). Một ký sinh vật gồm 2 phần nhân và nguyên sinh chất. Trên tiêu bản nhuộm giemsa: + Nhân: tròn, chắc, bắt mầu đỏ. Hình 40 1. Hồng cầu (Hot red blood cell) 2. Nhân ký sinh vật (chromatin) 3. Nguyên sinh chất (Cytoplasm) 4. Không bào (Vacuole) 5. Sắc tô ký sinh vật (pigment) 6. Sắc tố hồng cầu (stỉppling) + Nguyên sinh chất: bắt màu xanh. Trong nguyên sinh chất có sắc tố ký sinh vật. Những sắc tố này là sản phẩm phụ của sự chuyển hoá của ký sinh vật. Những sắc tố này có thể hình que hay hình hạt, màu đen hoặc vàng n h ạ t hay nâu sẫm. Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển nhân và nguyên sinh chất có th ể thay đổi. 1.4.2. Các giai đoạn phát triển: 1.4.2.1. Giai đoạn tư dưỡng (Trophozoite): H ình 41. Thể tư đường của p.vivax 110
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2