intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật canh tác các giống lúa cực sớm

Chia sẻ: Lotus_2 Lotus_2 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

105
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các giống lúa cực sớm (dưới 90 ngày): Các giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 90 ngày được xếp vào nhóm cực sớm, có ký hiệu OMCS. Đây là bộ giống đáp ứng được yêu cầu vừa là giải pháp tình thế, giảm độ rủi ro do lũ ở ĐBSCL, vừa là giải pháp lâu dài, vì ta chủ trương sống chung với lũ, né mặn vụ Đông Xuân, để tăng vụ, né hạn, gió nóng ở miền Trung. Giống OMCS 95-5 (Giống quốc gia được đưa vào sản xuất, đặc biệt vùng cần né lũ) Giống OMCS95-5...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật canh tác các giống lúa cực sớm

  1. Kỹ thuật canh tác các giống lúa cực sớm Các giống lúa cực sớm (dưới 90 ngày): Các giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 90 ngày được xếp vào nhóm cực sớm, có ký hiệu OMCS. Đây là bộ giống đáp ứng được yêu cầu vừa là giải pháp tình thế, giảm độ rủi ro do lũ ở ĐBSCL, vừa là giải pháp lâu dài, vì ta chủ trương sống chung với lũ, né mặn vụ Đông Xuân, để tăng vụ, né hạn, gió nóng ở miền Trung. Giống OMCS 95-5 (Giống quốc gia được đưa vào sản xuất, đặc biệt vùng cần né lũ) Giống OMCS95-5 có tên gốc là OM 1305, chọn từ cặp lai OMCS6/IR68. Nếu áp dụng kỹ thuật sạ, giống có thời gian sinh trưởng 82- 90 ngày (trung bình 85 ngày), năng suất 4-6 tấn/ha vụ Hè Thu và tiềm năng về năng suất trên 7 tấn vụ Đông Xuân. Đặc điểm: đẻ nhánh khỏe, trọng lượng 1.000 hạt=26 g, rạ yếu do liên kết gen với thời gian sinh trưởng ngắn, nên bón phân hợp lý để tránh đổ ngã. Giống OMCS 95-5 có tính chống chịu rầy nâu cấp 3-5, hơi kháng với bệnh đạo ôn. Trong sản xuất, chưa chú trọng nhân lộc giống, nên giống bị lẫn lộn thoái hóa, vài nơi có hiện tượng rầy nâu phát triển trên ruộng OMCS 95-5 đã được sản xuất với quy mô độ 20.000 ha (Giồng Riềng, Gò Quao,...). Gạo thuộc nhóm hạt dài (7mm), tỷ lệ dài/rộng
  2. 3,4 hơi bạc bụng (cấp 1-3). Hội đồng Khoa học của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chấp thuận và đề nghị với Bộ công nhận giống này là giống quốc gia. Giống OMCS 95/3 (Giống được khu vực hóa, đặc biệt cho vùng cần né lũ, mặn) Giống OMCS95/3 có tên gốc là OM 1303, được chọn trong cặp lai OMCS5/IR64 từ năm 1989 theo phương pháp phả hệ, được đánh giá sơ khởi từ Đông Xuân 91-92. Thời gian sinh trưởng ngắn và năng suất cao nên đã được đưa vào sản xuất thử tại nhiều điểm ở ĐBSCL cùng với giống OMCS 95-5, với diện tích khoảng 6000 ha. Thời gian sinh trưởng của giống là 83-90 ngày, tán lá gọn, cứng cây, đã đạt năng suất 6-8 tấn/ha vụ Đông Xuân và hơn 4-5 tấn/ha vụ Hè Thu. Tuy nhiên, do có râu ở bông nên diện tích gieo trồng bị hạn chế do bị thương lái lúa chê, mặc dù bà con nông dân và chủ nhà máy xay chà vẫn chưa ưa thích. Giống có tính năng kháng đạo ôn cấp 3, hơi kháng đến hơi nhiễm rầ y nâu (cấp 3-5). Gạo có chiều dài 7 mm tỷ lệ dài/rộng: 3, hơi bạc bụng (cấp 3). Giống OMCS 96 (Giống được khu vực hóa)
  3. Giống OMCS96 được chọn từ cặp lai OM296/IR66 theo phương pháp phả hệ từ năm 1990 và đã được khảo nghiệm sơ khởi từ vụ Động Xuân 92- 93 và sản xuất thử trên một diện tích rộng từ vụ Hè Thu 96. Thời gian sinh trưởng của giống là 83-90 ngày. Chiều cao 92 cm, số hạt chắc trên bông tới 70, tỷ lệ lép thấp (15,6%) và trọng lượng 1.000 hạt = 26 gr. Kết quả khảo nghiệm trong 2 vụ Đông Xuân 95-96 và Hè Thu 96 cho thấy giống cho năng suất cao nhất (7,53 tấn/ha) trong số các giống nhóm OMCS được khảo nghiệm. Nhiều địa phương cũng đạt năng suất 4-6 tấn/ha vụ Hè Thu và 6-8 tấn vụ Đông Xuân. Giống có phản ứng cấp 3-5 đối với rầy nâu và cấp 5 đối với đạo ôn. Gạo OMCS có dạng hạt thon, dài trên dưới 7 mm, tỷ lệ dài/rộng: 3. ít bạc bụng, Đông Xuân đạt cấp 0-1, cơm khô. Các giống có triển vọng: Các giống OMCS được lai tạo hoặc tuyển chọn được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận ở mức độ giống quốc gia là OMCS94; OMCS95-5; ở mức độ khu vực hóa là OMCS95-3, OMCS96 và trước đây là OMCS7.
  4. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất, chọn các giống lúa dưới 90 ngày, bao gồ m cả những giống lúa dưới 80 ngày từ các giống để lai tạo giống lúa dưới 70 ngày và các giống cao sản, chất lượng gạo cao, kháng sâu bệnh như IR64, OM997. Sản xuất thử 2 giống OMCS97 (1 dòng của OM 1723) và OMCS 97- 25 (1 dòng của OM 1314 tuyển) hai giống trên tỏ ra có triển vọng tốt về mặt năng suất cao, phẩm chất gạo tốt và kháng sâu bệnh. Thời kỳ mạ thích hợp của một giống lúa vào khoảng 1/5 thời gian sinh trưởng của giống đó, hay giống 100 ngày có thời kỳ mạ khoảng 20 ngày, giống dưới 90 ngày có thời kỳ mạ khoảng 15 ngày; không có giới hạn thấp, hay trường hợp làm mạ không đất, mạ công nghiệp, tuổi mạ chỉ được để khoảng 7-10 ngày; hai phương thức sạ và cấy đều có thể phát huy được đầy đủ tiềm năng về năng suất của một giống, nếu như thực hiện đầy đủ những biện pháp kỹ thuật thích hợp. Đối với giống lúa OMCS, phương thức sạ thích hợp hơn, vì dễ làm hơn. Mật độ sạ như các giống lúa khác, lượng hạt giống khoảng 150 kg/ha, nếu làm đất kỹ, san phẳng ruộng, có thể giả m lượng hạt giống còn 100 kg/ha; dùng dụng cụ gieo hàng của IRRI mà Việ n lúa ĐBSCL vừa cải tiến và giới thiệu, có thể lượng hạt giống giả m còn 50- 70 kg/ha; vụ Đông Xuân, gieo hàng theo hướng Bắc-Nam làm tăng năng
  5. suất lúa từ 3-7 tạ thóc /ha, vì hàng lúa lợi dụng được ánh sáng bình minh và hoàng hôn nhiều hơn; gieo hàng còn có thể trừ cỏ dại, khử lúa lẫn dễ hơn. Hạt giống trước khi gieo mạ hoặc sạ phải được rặt hay không lộn giống sạch, loại bỏ hạt lép, hạt sâu bệnh, khi cần phải xử lý mầm sâu bệnh theo hướng dẫn của ngành Bảo vệ thực vật. Kỹ thuật chăm sóc, tưới nước Nhiều ruộng lúa OMCS đã đạt 5-7 tấn/ha cũng chỉ bón bình thường như các giống khác, có phần giả m hơn chút ít do thời gian ở ruộng ngắn hơn, phải tập trung giai đoạn đầu, bón lót hoặc bón sau sạ độ 6-7 ngày và bón vào lúc lúa đẻ, hoặc sau lần bón thứ nhất khoảng 7-10 ngày; bón phân chậm, lúa đẻ lai rai, có khi dẫn đến tình trạng lúa trổ không đều như kiểu lúa lộn, dễ vươn lên và dễ nhiễm sâu bệnh. Lượng phân bón cho 1 ha tương tự như các giống khác, trong vụ Hè Thu nên bón 70-90 kg N hay độ 150-200 kg Urê. Chú ý bón đầy đủ lân, khoảng 40-50 kg P205 hoặc 200-300 kg super lân trong vụ Đông Xuân tăng N, khoảng 90-100 kg N hay 200-250 kg urê; có thể giảm lân 40-50 kg P205, 200-300 kg super lân. Mỗi vụ bón 20-30 kg K20. Bón phân lân đầy đủ cho ruộng nhân giống sẽ tăng được chất lượng hạt lúa giống; vụ sau cây mạ khỏe mạnh hơn và năng suất có thể tăng 5-10%.
  6. Ruộng lúa OMCS có yêu cầu chặt chẽ về nước so với giống khác. Các ruộng để bị hạn, thời gian sinh trưởng kéo dài, lúa trổ không đều và năng suất lúa giả m mạnh. Ruộng úng nước liên tục đến lúc chín, cũng kéo dài thời gian sinh trưởng. Tốt nhất là để một lớp nước mỏng 5-10 cm sau khi đẻ lúa nhánh. Cần áp dụng chặt chẽ IPM và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Vì lúa OMCS không có thời gian hồi phục như các giống lúa khác. Kỹ thuật trừ cỏ: năng thăm đồng và chăm sóc lúa nhiều hơn so vớ i các giống lúa dài ngày. Tuyển giống cho vụ sau: Bà con nông dân ở ĐBSCL cần chú ý đến chất lượng hạt giống. Do đó, giống bị lẫn lộn và thoái hóa nhanh, phải luôn đổi giống, tốn kém, có khi còn dùng phải những giống lạ, không phù hợp, dẫn đến sản lượng giả m, phẩ m chất kém, nhiễm sâu bệnh. Nếu không có điều kiện cấy, nên sạ trên mãnh ruộng làm giống theo luống, theo hàng để dễ dàng chăm sóc và khử lẫn. Cần khử lẫn ngay từ khi phân biệt được các giống lẫn cho đến sau trổ. Và nên sạ lúa bằng dụng cụ sạ hàng cải tiến của Viện lúa ĐBSCL.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2