intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật nhân giống cây ăn quả

Chia sẻ: Phan Van Phuoc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

192
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Phương pháp chiết cành. Chiết cành là tạo ra sự mọc rễ ở cành để có cây con đem trồng. Chiết cành dựa vào tập tính của cây là: Rễ cây hút thức ăn trong

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật nhân giống cây ăn quả

  1. Kỹ thuật nhân giống cây ăn quả 1. Phương pháp chiết cành. Chiết cành là tạo ra sự mọc rễ ở cành để có cây con đem trồng. Chiết cành dựa vào tập tính của cây là: Rễ cây hút thức ăn trong đất gồm các hợp chất hữu cơ, các muối khoáng. Các chất này (gọi là nhựa nguyên) được vận chuyển đưa lên lá. Nhờ ánh sáng mặt trời, lá được quang hợp, nhựa được vận chuyển đến các bộ phận của cây. Khi ta cắt khoanh vỏ cành, nhựa bị chặn lại, nên các mô tế bào sùi ra thành một lớp rễ. Vì vậy việc khoanh vỏ phải làm tốt, cạo đến lớp gỗ, nếu còn một phía nào không cạo hết thì việc ra rễ không thực hiện được. Cây để chiết chọn cây mọc khỏe, sung sức, có phẩm chất quả tốt, cây không bị bệnh nhất là bệnh vàng lá ở cam quýt. Chọn cành chiết là cành đã ổn định, vỏ cành màu nâu, cành to vừa phải, đường kính cành khoảng 2cm. Cành nhỏ sẽ phát triển chậm, cành to quá thì hại cây. Tuyệt đối không dùng cành bị sâu bệnh, bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá. Không chiết các cành vượt, cành la, cành yếu. Không nên chọn cành mọc ở thân ra. Nên chọn cành đã phân nhánh, cành ra quả bình thường. Trước khi chiết nên đánh dầu bằng vôi cành định chiết. Trong một cây không nên chiết quá nhiều cành vì sẽ hại cây. Cây được chọn để chiết cành phải bảo đảm cho cây mẹ cân đối, giữ được khung cành phân bố đều, cây sinh trưởng phát triển tốt. Cách chiết cành như sau: - Khoanh vỏ: Đối với cành có đường kính 1,5cm thì khoảng cách khoanh là 3cm. Dùng dao cắt hết lớp vỏ, cạo kỹ xung quanh. Đối với loại cây có nhựa mủ, nên để sau một tuần mới bó bầu, nếu bò bầu ngay sau khi cạo thì loại cành này sẽ không ra rễ. Loại cây không có mủ cũng để vài ngày sau mới bó bầu. - Nguyên liệu làm bầu: Dùng đất thịt nhẹ, phơi khô để ải, đập nhỏ trộn với 1/4 phân chuồng mục và 1/4 mùn đã phân giải để giữ cho bầu chiết tơi xốp và giữ được độ ẩm cần thiết cho sự ra rễ. Để cành chiết ra rễ nhanh và tốt thì dùng thêm hóa chất kích thích. Các nguyên liệu trên có thể trộn với chất kích thích đã pha sẵn, nắm thành từng nắm to nhỏ tùy theo cành chiết. Chất kích thích dùng để chiết cành thường là IBA, IAA. Cách dùng theo sự chỉ dẫn trên bao bì. - Cách bó bầu: Khi đã có bầu nắm sẵn thì dàn đều đất bầu xung quanh cành và phủ chờm ra hai đầu nơi đã cạo vỏ rồi nắm lại. Sau đó dùng giấy PE bọc ngoài, buộc chặt hai đầu bằng sợi nylon bền để giữ ẩm, thuận lợi cho rễ phát triển. Chăm sóc bầu chiết phải luôn đủ ẩm cho rễ phát triển tốt. Không dùng manh chiếu, mo cau, bao tải để bọc vì bầu dễ khô, không ra được rễ.
  2. Thời vụ chiết cành ở miền Bắc thường là vụ xuân (tháng 3, 4), vụ thu (tháng 8 - 9). Trong 2 thời kỳ này, khi chiết cũng cần chọn lúc cây ngừng sinh trưởng lá non. Khi cây đang có mầm non nếu chiết cành, rễ không phát triển được. Có loại cây có thể chiết quanh năm như cam, chanh, bưởi, quất, nhưng cũng phải chọn lúc cây không có mầm non ra rộ mới được chiết. Thông thường cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới như cam, quýt, bưởi, nhãn... trồng ở miền Bắc chiết vào vụ xuân, hạ gốc vào vụ thu. Các cây có gốc ôn đới như đào, mơ, mận... chiết vụ Đông (sau khi đã rụng lá), hạ bầu đầu vụ xuân (trước lúc ra hoa) tỷ lệ sống cao. Cây mít chiết vào tháng 3 và chiết táo vào tháng 8 là thích hợp Sau khi chiết được 3 - 4 tháng cành chiết có rễ đủ tiêu chuẩn thì dùng cưa cắt cành rời khỏi cây mẹ đem trồng. Cành cắt đem trồng phải có nhiều rễ, rễ đã chuyển sang màu nâu vàng. Nếu rễ còn non như rễ chuối thì cành mang trồng dễ bị chết. Sau khi cắt cành, phải tỉa đi một nửa số lá hoặc nhiều hơn, nếu để toàn bộ lá, lá sẽ phát tán mạnh trong khi rễ chưa hút đủ nước, các cành lá sẽ khô và bầu chiết dễ chết. Ngoài việc tỉa lá, phải mở dây buộc 2 đầu bầu rồi nhúng vào nước độ 1 giờ lấy ra, dùng rơm rạ mục trộn với phân hoai và bùn ao đắp thêm vào bầu và xếp vào vườn ươm, buộc cành cho gió không lay; phủ cắt lắp bầu, phủ rơm và tưới ẩm che chắn cho cây. Mùa xuân đem trồng. 2. Phương pháp giâm cành Nói chung, các cây đều có khả năng ra rễ và mọc cây từ thân. Những cây có vỏ dày, nhiều nhựa thì khả năng này càng lớn. Các cây: dâu da, phật thủ, lựu... giâm cành dễ dàng. Nhưng nhiều cây ăn quả khác đòi hỏi đầu tư công phu hơn mới cho kết quả như: Hồng, vải, bưởi, cam, chanh. Cách làm : Chọn cành bánh tẻ trên những cây khỏe, không sâu bệnh và phẩm chất tốt. Cắt đoạn cành dài khoảng 15 cm, cắt bớt lá (nên chọn cành phía có nhiều ánh sáng, sức sống mạnh). Cắm phần gốc vắt xuống đất ẩm và nhiều mùn, để trồi lên mặt đất độ 2 - 3 cm. Phía dưới đất từ 1/3 đến 1/2 cành giâm nghiêng hướng về ánh sáng mặt trời. Tưới ẩm hàng ngày, vài tuần sau sẽ mọc rễ và cho ta một cây đem trồng. Những cây khó giâm như hồng, mít... ta nhân giống từ rễ của chúng. Thông thường các cây này vốn có cây con mọc từ phần rễ nổi trên mặt đất. Ta chặt phần rễ đó đem giâm, hoặc đào một phần cho rễ nổi lên rỗi chặt một đầu cho đứt hẳn. Phía rễ còn lại ta tưới ẩm và đắp đất có đủ dinh dưỡng, về sau phần rễ này sẽ mọc cây con. Cũng có thể cắt đứt hẳn từng đoạn rễ có đường kính trên 1cm đem giâm ta cũng sẽ có cây con như các loại cành giâm khác. Phương pháp giâm cành không phức tạp song phải đầu tư công sức mới có kết quả như các cây khó giâm (cam, hồng). Phương pháp này bảo đảm được tính chất của cây bố mẹ mà ta mong muốn.
  3. Theo Sách Hướng dẫn LKTGĐ&PT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2