Tài liệu "Kỹ thuật nội soi chẩn đoán ung thư đường hô hấp" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, theo dõi và xử trí tai biến sau nội soi chẩn đoán ung thư đường hô hấp. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Kỹ thuật nội soi chẩn đoán ung thư đường hô hấp
- KỸ THUẬT NỘI SOI CHẨN ĐOÁN
UNG THƢ ĐƢỜNG H HẤP
I. ĐỊNH NGHĨA
Nội soi chẩn đoán ung thư đường hô hấp là một kỹ thuật đưa máy nội soi xâm
nhập vào đường thở đi tìm các tổn thương và sinh thiết để chẩn đoán mô bệnh học.
II. CHỈ ĐỊNH
- Tất cả các trường hợp nghi ngờ tổn thương hoặc có tổn thương trên phim chụp
đường hô hấp.
- Ho ra máu
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Suy hô hấp
- Suy tim nặng
- Thể trạng suy kiệt.
IV. CHUẨN BỊ
1. Kíp nội soi đƣờng hô hấp
- 01 bác sỹ nội soi
- 2 điều dưỡng
2. Trang thiết bị và dụng cụ
2.1. Máy nội soi: Có thể ống cứng hoặc ống mềm nhưng hiện nay ống cứng đã quá
lạc hậu và được thay thế hoàn toàn bởi ống nội soi mềm.
- Nguồn sáng và bộ xử trí hình ảnh
- Dây soi
- Màn hình
- Hệ thống máy vi tính có cạc hình
- Máy hút
- Các thiết bị đi kèm: Kìm sinh thiết, dụng cụ chải lòng phế quản ...v.v...
2.2. Bàn soi hoặc ghế soi
2.3. Thuốc và vật tư tiêu hao
- Thuốc an thần (Seduxen 10mg x 1 ống)
131
- - Atropinsulfat 1/4mg x 2 ống
- Thuốc chống co thắt khí quản: Sabutamol
- Thuốc bôi trơn (Jelly cylocaine 2 )
- Thuốc gây tê niêm mạc đường hô hấp Xylocain 1 hoặc Lidocain 10
- Adrenalin 1 mg dự phòng chảy máu
- Diaphyllin 4,8 %
- Bơm tiêm 5 ml, 10 ml
- Găng tay
- Lọ đựng Formol 10
- Lam kính
- Các dụng cụ và dung dịch để vệ sinh và khử trùng máy nội soi.
3. Chuẩn bị thủ tục hành chính
- Kiểm tra chỉ định của bác sỹ: Phiếu soi hoặc hồ sơ bệnh án, phim đường hô
hấp.
- Các xét nghiệm bổ xung: Điện tim, chức năng hô hấp
- Các xét nghiệm huyết học: Chức năng đông máu,
- Máu chảy, máu đông
4. Tìm hiều và tƣ vấn ngƣời bệnh
4.1. Tìm hiểu
- Tiền sử bệnh tật của người bệnh, tim mạch, huyết áp, hô hấp, tiêu hoá, .v.v.
- Kiểm tra huyết áp, nhịp thở, nhịp tim, nhiệt độ, thời điểm hiện tại.
- Tìm hiểu:
Tiền sử về dị ứng với thuốc
Tiền sử choáng phản vệ
Các rối loạn đông máu
- Tìm hiểu các bệnh lây nhiễm:
HIV, viêm gan B, C
Tình trạng ăn, uống trước khi nội soi
2.2. Tư vấn và giải thích cho người bệnh
- Tình trạng chung của người bệnh
132
- - Sự cần thiết phải làm nội soi đường hô hấp.
- Quy trình thực hiện nội soi
- Sự cần thiết phối hợp giữa người bệnh và thầy thuốc trong khi làm thủ thuật.
- Các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi soi
- Thời gian làm thủ thuật.
- Chi phí cho nội soi đương hô hấp
- Thời gian trả kết quả
V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH
1. Phòng nội soi
- Có đủ thuốc và trang thiết bị cấp cứu: Ôxy, bóng bóp, mash, bộ đặt nội khí
quản, bộ mở khí quản ...
- Bàn soi hoặc ghế soi chuyên dụng
2. Ngƣời bệnh
- Người bệnh nhịn ăn tối thiểu trước khi soi 6 giờ đảm bảo trong dạ dày không có
thức ăn và nhiều dịch để tránh trào ngược
- Kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ .v.v.
- Tiêm thuốc an thần: Seduxen 10mg x 1ống (tiêm bắp)
- Tiêm thuốc chống xuất tiết: Atropin 1/4 mg x 2 ống (tiêm dưới da)
- Xịt Salbutamol chống co thắt khí quản
- Tư thế người bệnh nằm ngửa kê vai gáy hoặc ngồi theo ghế nội soi chuyên
dụng
3. Kíp nội soi
Bác sỹ, điều dưỡng: đội mũ, khẩu trang, găng tay.
4. Tiến hành nội soi
- Có thể đưa máy theo đường miệng hoặc đường mũi. Chỉ đưa đường miệng
trong trường hợp không đưa máy qua đường mũi được.
- Quan sát cuốn mũi sau, vòm và thành sau họng.
- Gây tê từng lớp vùng hạ họng – thanh quản – khí quản và phế quản hai bên tới
các phế quản phân thuỳ và tiểu phân thuỳ nếu có thể.
5. Quan sát - phát hiện và nhận định tổn thƣơng:
- Vị trí tổn thương
133
- - Số lượng tổn thương
- Kích thước tổn thương
- Thể tổn thương: sùi, loét hay thâm nhiễm chít hẹp, chèn ép từ ngoài vào v.v.
- Tình trạng tổn thương: chảy máu hoặc không chảy máu, vị trí tổn thương dế gây
biến chứng khi sinh thiết.
- Chảy máu ở các tiểu phế quản nhưng không xác định được r bản chất tổn
thương gây chảy máu .v.v.
6. Sinh thiết tổn thƣơng làm mô bệnh học
- Một số trường hợp không nên sinh thiết
Người bệnh khó thở khi đang nội soi
Tổn thương đang chảy máu nhiều
Các tổn thương làm hẹp lòng khí quản
- Xác định vị trí sinh thiết, tránh mạch máu lớn hoặc đáy ổ loét hoại tử.
- Chọn cách sinh thiết: Sinh thiết tổn thương bề mặt, sinh thiết xuyên thành, sinh
thiết mò. v.v
- Kiểm tra bệnh phẩm đã sinh thiết được có đủ làm mô bệnh học.
- Xử trí bệnh phẩn sinh thiết làm mô bệnh học và tế bào học.
- Trong các trường hợp không xác định được tổn thương qua nội soi – có thể căn
cứ trên phim để chải rửa phế quản trong khi soi để làm tế bào học.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Chảy máu sau khi sinh thiết
Adrenalin 1/10 000 pha loãng bơm trực tiếp vào vùng chảy máu
Các loại thuốc cầm máu tiêm tĩnh mạch hỗ trợ
Thở Oxy
Co Thắt khí phế quản
Thở oxy
Xịt Sabutamol
Diaphilin tiêm tĩnh mạch
Depesolon 25 mg tiêm tĩnh mạch
Nếu không đỡ phải đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu và chuyển hồi
sức cấp cứu
134
- - Trường hợp tổn thương lớn ở khí quản không nên sinh thiết nhưng cần bơm
trực tiếp Adrenalin pha loãng 1/10000 để làm co mạch và chống chảy máu làm
tắc khí quản
- Theo d i tình trạng chung của người bệnh, mạch huyết áp, nhịp thở, sau khi soi
dể xử trí kịp thời.
135