intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng cây mỡ

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

121
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

I. Đặc điểm hình thái Mỡ là cây gỗ lớn thường xanh cao tới 25-30m, đường kính ngang ngực 30 cm và có thể tới 50-60 cm. Thân tròn rất thẳng, vỏ màu xám bạc, thịt màu trắng có mùi thơm. Màu cao dưới cành đạt tối thiểu 3/4 chiều cao cây.Thân cây đơn trục, một ngọn chính, lúc non có hình tháp. Cành nhỏ mọc quanh thân. Lá đơn mọc cách, phiến lá hình trứng, gân nổi rõ ở cả 2 mặt, cuống lá mảnh. Hoa lưỡng tính, to, màu trắng phớt vàng mọc đơn độc ở đầu cành....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng cây mỡ

  1. Kỹ thuật trồng cây mỡ I. Đặc điểm hình thái Mỡ là cây gỗ lớn thường xanh cao tới 25-30m, đường kính ngang ngực 30 cm và có thể tới 50-60 cm. Thân tròn rất thẳng, vỏ màu xám bạc, thịt màu trắng có mùi thơm. Màu cao dưới cành đạt tối thiểu 3/4 chiều cao cây.Thân cây đơn trục, một ngọn chính, lúc non có hình tháp. Cành nhỏ mọc quanh thân. Lá đơn mọc cách, phiến lá hình trứng, gân nổi rõ ở cả 2 mặt, cuống lá mảnh. Hoa lưỡng tính, to, màu trắng phớt vàng mọc đơn độc ở đầu cành. Quả kép hình trụ. Hạt màu đỏ, nhẵn bóng, có mùi thơm . II. Đặc điểm sinh thái, lâm sinh Cho đến nay, cây mỡ trong rừng nguyên sinh không phát hiện được mấy. Những quần thụ mỡ còn gặp đều là thuần loại thứ sinh phục hồi sau nương rẫy và những rừng trồng. Trong rừng tự nhiên mọc xen với kháo, giổi, chò nâu, vạng trứng… Mỡ thích hợp với nhiệt độ trung bình năm 22-24 oC, lượng mưa từ 1400-2000 mm/năm và độ ẩm không khí trên 80%. Tuy nhiên cây con mới trồng nếu gặp sương muối, nhiệt độ xuống thấp
  2. cũng bị hại, táp lá, héo ngọn. Mỡ thường phân bố ở độ cao 300-400 m trở xuống, trong các hệ đồi bát úp, sinh trưởng tốt trên các đất Jeralit đỏ vàng, sâu, ẩm, mát, thoát nước, nhiều mùn, phát triển trên phiến thạch, mica, sét, Gneis, poócphia. Tốt nhất là trên đất rừng vừa mới khai thác xong. Không trồng được mỡ trên đất cỏ tranh, đất đồi trọc. Mỡ là cây ưa sáng, khi nhỏ cần ánh sáng yếu. Vào mùa hè có ánh sáng mạnh cũng cần có độ che thích hợp thì mới sinh trưởng tốt. Lớn lên đòi hỏi nhiều ánh sáng. Hệ rễ rất phát triển, rễ cọc ăn sâu 2-3 m. Rễ ngang nhiều nhánh và ăn khá dài ra các hướng, song tập trung ở tầng đất mặt ở độ sâu khoảng 10-30 cm. Mỡ tái sinh tự nhiên ít, chỉ thấy ở nơi thảm tươi thưa. Có khả năng tái sinh trồi khoẻ. Hàng năm mỡ ra hoa tháng 2-4, quả chín tháng 8- 9. Mỡ là cây đặc hữu của miền bắc Việt Nam, phân bố nhiều ở vùng Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ vào đến Thanh Hoá, Hà Tĩnh, rải rác đến tận Quảng Bình. III. Giá trị kinh tế Gỗ mỡ trắng hoặc vàng nhạt, mềm nhẹ, tỷ trọng ở độ ẩm 15% là 0,480. Dăm mịn, thịt đều, ít co rút, nứt nẻ, ít bị mối mọt và mục. Chịu được mưa nắng, dễ cưa xẻ, bào trơn, tiện, chạm trổ, bắt sơn, đóng đinh. Là loại gỗ tốt được nhân dân ưa chuộng. Thường gỗ mỡ được dùng vào nhiều công việc: Làm cột, kèo nhà, làm đồ mộc, bàn ghế, gường, tủ, công nghệ dán lạng, bút chì.
  3. IV. Kỹ thuật gieo trồng 1. Thu hái hạt giống: Hạt được thu hái trong vòng tháng 8-9. Khi chín quả chuyển từ màu xanh sang xám, có đốm trắng, lác đác có một số quả lẻ. Tách quả ra, hạt đỏ tươi, vỏ cứng màu đen, nhân trắng có tinh dầu. Khi chín, nẻ, thường bị chim ăn lớp thịt mềm ở ngoài làm rơi rụng hết hạt, do vậy đến mùa thu hái cần thường xuyên quan sát. Cần thu hái ngay quả lúc mới bắt đầu chín nứt. Quả lấy về ủ thành đống cao dưới 50 cm trong 2-3 ngày. Hàng ngày đảo quả cho chín đều. Phơi quả trong nắng nhẹ hoặc trong râm cho nứt hẳn ra. Tách quả ra lấy hạt đỏ. Ngâm hạt đỏ trong nước lã, chà sạch lớp cùi ngoài, rửa thật sạch lấy toàn hạt đen. Hong nơi râm mát cho ráo nước rồi đem sử dụng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0