Kỹ thuật trồng chôm chôm
lượt xem 16
download
Chôm chôm (rambutan) là cây ra hoa nhiều, nhưng tỉ lệ hoa thụ rất thấp. Quả dễ bị hư (thúi) trong 3 tuần đầu khi thụ tinh và khi quả chín. Nguyên nhân chính là thiếu dinh dưỡng (thiếu phân). Bầu noãn của hoa chôm có hai tâm bì nhưng thường chỉ có một tâm bì phát triển thành quả, thời gian phát triển từ 13 tới 16 tuần. Tỉ lệ phần thịt quả tăng nhanh từ tuần thứ 9 tới tuần 13 và chậm lại từ tuần 13 tới tuần 16 (thời gian thu hoạch). Các yếu tố khí...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật trồng chôm chôm
- Kỹ thuật trồng chôm chôm Chôm chôm (rambutan) là cây ra hoa nhiều, nhưng tỉ lệ hoa thụ rất thấp. Quả dễ bị hư (thúi) trong 3 tuần đầu khi thụ tinh và khi quả chín. Nguyên nhân chính là thiếu dinh dưỡng (thiếu phân). Bầu noãn của hoa chôm có hai tâm bì nhưng thường chỉ có một tâm bì phát triển thành quả, thời gian phát triển từ 13 tới 16 tuần. Tỉ lệ phần thịt quả tăng nhanh từ tuần thứ 9 tới tuần 13 và chậm lại từ tuần 13 tới tuần 16 (thời gian thu hoạch). Các yếu tố khí hậu, biện pháp làm bông và chăm sóc sau thu hoạch sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chôm chôm. Yếu tố khí hậu - Ánh sáng có ảnh hưởng tới sự chuyển biến màu của vỏ quả. Quả ở ngoài sáng đỏ tươi, đẹp hơn quả trong bóng rợp. - Trong thời gian quả phát triển, lượng mưa và độ ẩm là rất quan trọng. Nếu thiếu nước trong những tuần lễ đầu của quá tr ình phát triển quả sẽ nhỏ, năng suất kém. Để làm quả ra sớm, lúc đầu mùa nếu là mùa khô thì vườn cần được tưới nước, ngược lại mưa thất thường vào đầu mùa sẽ làm cho quả dễ bị nứt vì ruột quả phát triển mạnh so với phần vỏ vì độ ẩm không khí thấp sẽ làm các râu (mỗi quả có độ 400 râu có tác dụng thoát hơi nước) queo lại, chuyển qua màu nâu đen, kém chất lượng.
- Làm bông Trong quá trình xiết nước đất là yếu tố quan trọng nên ta cần nắm rõ loại đất nơi mình canh tác đế áp dụng cho phù hợp. - Đối với loại đất giữ ẩm tốt như đất đỏ, đất mỡ gà ta làm vệ sinh bồn cho thông thoáng. - Đối với đất giữ ẫm kém như đất sạn sỏi, đất cát pha dùng các vật liệu như rơm rạ ủ gốc vừa phải, nhằm giảm quá trình bốc hơi nước khi làm bông. Đợi đợt đọt thứ 2 già hoàn toàn ta tiến hành xiết nước làm bông. Xiết nước cho đến khi lá hơi héo, quan sát trên các mầm đỉnh co lại như đầu que diêm, ta bắt đầu tưới nhữ nước, lượng nước bằng 2/3 lượng nước tưới thông thường, chờ khoảng 3- 5 ngày sau để theo dõi mầm đỉnh. - Nếu mầm đỉnh xoè ra theo đường đi thẳng, cánh lá ngắn thì khi tưới sẽ ra hoa. - Nếu thấy mầm đỉnh xoè to phát triển tốt thì khi tưới sẽ ra lá non. Gặp trường hợp này ta ngưng không tưới nữa theo dõi 7-10 ngày thấy hoa lộ rõ ta tiếp tục tưới. Nếu ra lá non ta ngưng tưới, sau 10-15 ngày lá non sẽ rụng lúc này ta tưới lại cây sẽ ra hoa. Sau khi hoa đã rõ phải tưới nước thường xuyên, liên tục và đều đặn đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây. Trong quá trình ra hoa đậu trái của chôm chôm có thể những tổn hại: - Rụng hoa: do không kịp thời cung cấp phân bón trước khi hoa xã nhị, thiếu nước làm hoa ở phía trong chùm hoa rụng dần.
- - Rụng trái: do không tưới nước thường xuyên và đều đặn, không cung cấp đủ dinh dưỡng trong quá trình phát triển của trái. Chăm sóc đậu trái sau thu hoạch Tưới nước: - Khi xã nhị bắt đầu phát triển mạnh về thể tích nhu cầu về n ước là rất lớn nên cần đảm bảo cung cấp nước thường xuyên cho cây. Tùy theo từng loại đất, độ ẩm của đất mà cung cấp nước ngoài ra có thể dùng các vật liệu ủ gốc để giữ ẩm cho cây. - Đối với chôm chôm việc giữ ẩm thường xuyên là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng trái, nếu mất nước sẽ xảy ra các hiện tượng sau: trái sẽ rụng do không tưới nước đều đặn, khi trái đã lớn nếu bị sốc nước trái sẽ nứt. Bón phân: chôm chôm là cây rất mẩn cảm do đó cần cung cấp đủ n ước và phân bón trong qúa trình phát triển của hoa và trái. - Khi hoa đã rõ ta kịp thời bón bổ sung NPK(15.15.15) Nhằm hỗ trợ giúp hoa đậu trái đều trên chùm hoa. - Khi trái đã rõ ta tiến hành bón phân NPK(15.15.15) kết hợp với phun phân bón lá TOBA lớn trái, 2 lần mỗi lần cách nhau 15 ngày. Nhằm cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi trái. - Sau khi phun phân bón lá 15 ngày ta phun Basfoliar ho ặc Caxi-nitrat nhằm bổ sung đạm, Canxi và một số vi lượng như Mg2+ , Zn2+ ,Bo…, 2 –3 lần mỗi lần cách nhau 15 ngày để chống nứt trái do thiếu Canxi và vi lượng. Chôm chôm có đặc điểm vỏ mỏng, tỷ lệ ăn được lớn do đó dễ bị nứt trái trong giai đoạn tạo cơm, vì vậy phun Canxi và vi lượng là hết sức cần thiết.
- - Khi trái bắt đầu nở gai đây là lúc tạo cơm của trái chôm chôm nếu không cung cấp đủ dinh dưỡng thì trái sẽ rụng. Do đó ta bón bổ sung NPK(10,5.12.17), tuỳ vào số lượng trái trên cây mà lượng phân bón có thể tăng t ừ 1.5-2kg/cây. Đây là lần bón phân cuối cùng của trái chôm chôm. Lưu ý: Nếu bón lạm dụng phân bón làm thừa đạm cũng làm nứt trái. Tỉa cành vệ sinh vườn: Sau thu hoạch tiến hành vệ sinh vườn. - Làm bồn: mở rộng bồn sao cho đường kính của bồn lớn hơn đường kính tán từ 30-50 cm, nếu đất có độ nghiêng lớn thì ta nên ngăn bồn theo độ nghiêng của mặt bồn (phần bồn phía trên chia làm một ngăn, phần bồn thấp hơn chia làm một ngăn nhằm tạo độ bằng cân đối, với mặt đất). Tỉa các cành bị sâu bệnh, cành bị suy kiệt do mang nhiều trái, cành vô hiệu. Bón phân: sau thu hoạch nhất thiết phải bón vôi, lượng bón từ 2-3kg/gốc đồng thời bón thêm 30-50 kg phân hữu cơ, hoặc phân chuồng ( bò, dê, gà..) đã ủ hoai mục nhằm tạo mùn cho đất. - Đợt I: bón NPK(20.20.10) hoặc (16.16.8) lượng bón đối với cây dưới 10 năm tuổi từ 1,5-3kg nhằm tạo bộ tán mới cho cây. Trong quá trình phát triển đọt non cần chủ động phòng trừ các loại sâu rầy phá hoại bộ la, phun các loại thuốc trừ sâu như Sherbush …+ phân bón lá. - Đợt II: vào khoảng cuối tháng 8 âm lịch, ta bón NPK(10.26.26), NPK(8.24.24) nhằm cân đối tỉ lệ C/N cao giúp cây phân hoá mầm hoa. Chôm chôm có nhu cầu cao đối với N và K. Khi thiếu K cây bị bệnh khô cháy đầu lá. Phun hóa chất phòng trừ sâu bệnh
- - Thuốc trừ sâu bệnh: quả chôm chôm hay bị sâu đục quả, ruồi đục quả, và giống như nhiều vùng trồng chôm chôm khác trên thế giới là bị bệnh phấn trắng nghiêm trọng, tại Long Khánh bà con gọi là bệnh "râu kẽm". Chùm quả bị nhiễm bệnh sẽ bị rụng hoặc còi cọc như vậy cần sử dụng thuốc trừ nấm để phun lên quả ngay ở giai đoạn còn non. - Chống hiện tượng quả bi: các chất điều hòa tăng trưởng được dùng khá phổ biến ở Thái Lan trên cây chôm chôm (ở nước ta vùng trồng sơ ri ở Gò Công Đông đã dùng nhiều). Có hai loại bông được sinh ra trên các cây khác nhau: Bông đực và bông lưỡng tính.Vì bông đực không thể cho quả nên các người trồng tỉa có khuynh hướng loại bỏ cây đực qua công việc chọn giống, ghép cây... Điều n ày dẫn đến không đủ nguồn hạt phấn để thụ cho các hoa lưỡng tính. Trong một số tr ường hợp hiện tượng quả điếc, hay còn gọi là "quả bi" xuất hiện những quả này có rất ít thịt. Để khắc phục hiện tượng này tại một số vùng trồng tại Thái Lan người ta phun chất NAA (naphthalene acetic acid). Nồng độ biến động từ 40-160 mg/lít (40-160 ppm) phun ở giai đoạn nụ trước khi bông nở. Khi quả đã thụ rồi để tăng kích thước quả cho chôm chôm rongrien, người ta lại phun NAA ở nồng độ 125 ppm (125 mg/l), nếu dùng đặc hơn quả sẽ bị nhỏ lại. Qui trình bón phân cho chôm chôm - Năm thứ 1: Lượng bón cho một gốc: 50g N+ 250g K2O( 100g urê+40g KCl). Chia làm 2 lần bón vào tháng thứ 1 và tháng thứ 6 sau khi trồng. - Năm thứ 2: lượng bón cho một gốc: 100g N+50g K2O (200g urê+80g KCl). Chia làm 2 lần để bón vào đầu và cuối mùa mưa. - Năm thứ 3: cây bắt đầu cho quả. Lượng bón cho một cây là: 500g phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2. Chia ra bón 2 lần vào trước ra hoa và sau khi thu hoạch.
- - Năm thứ 4: Lượng phân tăng so với lần trước 0,5-1,0 kg/cây. Giữ nguyên tỷ lệ NPK là 2:1:2. Chia thành 4 lần để bón: + Lần 1: sau khi thu hoạch quả. Tiến hành tỉa cành. Bón toàn bộ lân+1/3N và 1/3 K2O. + Lần 2: trước khi nở hoa: bón 1/3N. + Lần 3: khi quả có đường kính 1-2cm. Bón 1/3 N và 1/3 K2O. + Lần 4: trước khi thu hoạch 1 tháng: Bón 1/3 kali. - Những năm sau để đảm bảo cây cho quả ổn định, lượng phân bón được tăng dần lên:2-3kg NPK cho một cây trong 1 năm và 10-30kg phân chuồng. Với năng suất 7,3 tấn/ha quả, chôm chôm lấy đi từ đất : 1,5kg N, 2kg P2O5 ; 11,7kg K2O; 5,9kg Ca; 2,7kg Mg trên 1ha. Vì vậy, cần thiết bón phân hàng năm cho chôm chôm để đảm bảo giữ năng suất quả ổn định trong nhiều năm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc chôm chôm
5 p | 393 | 85
-
Kỹ thuật trồng cây nhãn
9 p | 300 | 76
-
Kỹ thuật trồng cây chôm chôm và sầu riêng
8 p | 312 | 69
-
Các kỹ thuật trồng thanh long
13 p | 256 | 68
-
Những kỹ thuật trồng cây chôm chôm
4 p | 234 | 38
-
Kỹ thuật trồng Chôm Chôm Thái
8 p | 177 | 33
-
Điều khiển chôm chôm ra trái trái vụ
3 p | 159 | 30
-
Xử lý Chôm chôm ra hoa trái vụ
3 p | 162 | 25
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chôm chôm
5 p | 209 | 21
-
Ra hoa - Đậu trái – Nuôi trái Chôm Chôm (Phần 1)
4 p | 155 | 18
-
Hướng dẫn nhân giống chôm chôm
2 p | 160 | 18
-
Kỹ thuật trồng chăm sóc chôm chôm
10 p | 123 | 13
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Chôm Chôm
4 p | 144 | 11
-
Làm giàu nhờ trồng chôm chôm nghịch vụ
3 p | 95 | 10
-
Kỹ thuật trồng mai (Phần 2)
3 p | 99 | 10
-
Bí Quyết Trồng Chôm Chôm Bội Thu
3 p | 47 | 6
-
Chăm Sóc Chôm Chôm Trái Vụ Đạt Lợi Nhuận Cao
4 p | 93 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn