intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng ngô đông theo phương pháp làm đất tối thiểu

Chia sẻ: Kata_4 Kata_4 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

222
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với Bắc Kạn, cây ngô là cây lương thực khá quan trọng đứng thứ hai sau cây lúa, sản lượng ngô hạt chiếm trên 30% tổng sản lượng lương thực có hạt của tỉnh. Nhằm nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, tăng hệ số vòng quay của đất, chúng tôi xin giới thiệu đến bà con kỹ thuật trồng ngô đông theo phương pháp làm đất tối thiểu để giảm bớt chi phí công lao động, đảm bảo kịp thời vụ mà vẫn cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. 1. Thời vụ Thời gian...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng ngô đông theo phương pháp làm đất tối thiểu

  1. Kỹ thuật trồng ngô đông theo phương pháp làm đất tối thiểu Đối với Bắc Kạn, cây ngô là cây lương thực khá quan trọng đứng thứ hai sau cây lúa, sản lượng ngô hạt chiếm trên 30% tổng sản lượng lương thực có hạt của tỉnh. Nhằm nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, tăng hệ số vòng quay của đất, chúng tôi xin giới thiệu đến bà con kỹ thuật trồng ngô đông theo phương pháp làm đất tối thiểu để giảm bớt chi phí công lao động, đảm bảo kịp thời vụ mà vẫn cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. 1. Thời vụ Thời gian gieo trồng từ 15/8 - 15/9. 2. Lượng hạt giống và mật độ gieo trồng Lượng hạt giống 1,5 - 2kg/ 1000m2 - Mật độ: 4.700 - 5.000 cây/ 1000m2 - Khoảng cách trồng: cây cách cây 70cm, hàng cách hàng 30 cm. - 3. Làm đất, gieo hạt: Ruộng yêu cầu có độ ẩm 85 - 90 % (độ ẩm đi lún chân), ruộng khô cần tưới nước cho đủ ẩm sau đó mới tiến hành trồng;
  2. Cần tạo rãnh thoát nước xung quanh ruộng và cứ 6 hàng tạo một rãnh thoát nước sâu 10 - 15 cm để tránh ngập úng cho ngô. Cách làm bầu: - + Địa điểm làm bầu phải thuận tiện cho việc chăm sóc, bảo vệ và vận chuyển, + Vật liệu: (làm bầu cho 1.000m2 ruộng trồng) Bùn ao/ đất bột tơi xốp: 10 gánh (40 - 45kg/gánh) Phân chuồng hoai mục: 05 gánh Phân lân: 3 - 5kg + Tất cả trộn đều với nhau tạo thành hỗn hợp (thêm nước nếu cần), sau đó cán thành luống rộng 0,8m, dầy 5cm, + Khi bùn se, dùng dao cắt theo kích thước dài 5cm, rộng 5cm, + Tra hạt: dùng que chọc lỗ sâu 1cm, tra mỗi bầu một hạt, dùng đất bột tơi lấp hạt, khi cây được 2,5 - 3 lá đem trồng. Lưu ý: hạt giống phải được ngâm, ủ đến khi hạt nảy mầm, mầm dài 0,1 - 0,2 cm thì mới đem tra vào bầu. Cách trồng: Dùng gót chân tạo hốc rồi đặt bầu vào đó (cần xoay lá - vuông góc với rãnh), dùng đất bột trộn lẫn phân chuồng hoai mục phủ lên bầu. 4. Chăm sóc, bón phân
  3. Lượng bón (tính cho 1000m2): - Phân chuồng hoai mục 800 - 1.000 kg Đạm u rê 20 - 25kg Supe lân 40 - 50 kg Kali clorua 13 -16 kg - Cách bón + Bón thúc đợt 1: Trồng xong tiến hành bón phân cách bầu 10 - 12cm và phủ rạ lên, lượng phân bón: phân supe lân 40 - 50kg + đạm 5 - 6 kg + kaly 4 kg/1000m2 + Bón thúc đợt 2: (Khi cây ngô 7 - 9 lá), lượng phân bón: Đạm ure 10 - 13 kg + kali 6 kg/1000m2 Cách bón: Rắc đều phân lên mặt luống sau đó đưa nước tưới ẩm đều cho ruộng. + Bón thúc lần 3: Khi cây ngô giai đoạn xoáy nõn, có tác dụng nuôi hạt, bón hết lượng phân đạm urê và kali còn lại. Lưu ý: Trong suốt thời kỳ sinh trưởng cần đảm bảo độ ẩm cho cây, không được để cây ngập úng quá 3 ngày./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2