intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng rừng thâm canh và trồng cây gỗ lớn

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

167
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với trồng rừng thâm canh thì thực bì nên được phát trắng và dọn thành băng. Băng cây bình thường dọn sạch 1m, băng để cành nhánh rộng 2m, theo đường đồng mức, cuốc lật tất cả các gốc lau, chít, chè vè cỏ tranh để thành đống. Căn cứ vào độ dốc và điều kiện kinh tế mà làm đất bằng cơ giới hoặc thủ công. Những nơi có độ dốc nhỏ hơn 150 làm đất băng cày ngầm, băng cày ngầm rộng 1,5m sâu 60-70cm. Băng cày song song với đường đồng mức. Những nơi có độ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng rừng thâm canh và trồng cây gỗ lớn

  1. Kỹ thuật trồng rừng thâm canh và trồng cây gỗ lớn Đối với trồng rừng thâm canh thì thực bì nên được phát trắng và dọn thành băng. Băng cây bình thường dọn sạch 1m, băng để cành nhánh rộng 2m, theo đường đồng mức, cuốc lật tất cả các gốc lau, chít, chè vè cỏ tranh để thành đống. Căn cứ vào độ dốc và điều kiện kinh tế mà làm đất bằng cơ giới hoặc thủ công. Những nơi có độ dốc nhỏ hơn 150 làm đất băng cày ngầm, băng cày ngầm rộng 1,5m sâu 60-70cm. Băng cày song song với đường đồng mức. Những nơi có độ dốc lớn hơn 150. Sau đó tiến hành cuốc hố kích thước hố 40x40x40 cm, riêng Keo lá to kích thước hố là 30x30x30 cm. Phải lấp hố trước khi trồng từ 8-10 ngày. Khi lấp hố phải gạt lớp đất mặt nhiều mùn xuống hố, nhặt sạch rễ cây và cỏ. Hố được lấp hình mâm xôi cao hơn mặt đất. Trước khi trồng 1 tuần tiến hành bón lót bằng phân chuồng hoai hoặc phân lân (Supe lân). Tiến hành bón với liều lượng 1000g/ hố hoặc 75g/ hố đối với phân lân. Mật độ trồng là 1660 cây/ha đối với các loài như: Keo, Thông, Bồ đề,... riêng bạch đàn mật độ trồng là 1330 cây/ha. Cây con đem đi trồng phải đảm bảo theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã được quy định, nên mua cây giống tại các cơ sở đã được cấp giấy phép kinh doanh của cơ quan chức năng. Trước khi vận chuyển cây đến nơi trồng phải tưới nước trước 1 ngày. Thời vụ trồng: Thông, Bạch đàn, Bồ đề, Keo lá to
  2. trồng vào vụ xuân từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 4. Căn cứ vào thời tiết từng vùng mà có quy định cụ thể từ ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời vụ trồng. Chăm sóc và bón thúc: Phải tiến hành trồng dặm sau khi trồng từ 15-30 ngày, tùy theo loài cây. Cây con trồng dặm phải có chất lượng như cây trồng chính. Chăm sóc rừng sau khi trồng: căn cứ vào tình trạng xâm lấn của thực bì đối với cây trồng mà quy định thời điểm chăm sóc sao cho cây trồng không bị thực bì chèn ép, cạnh tranh ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. Kỹ thuật chăm sóc: phát toàn bộ thực bì cạnh tranh với cây trồng trên băng chừa 2m, rẫy cỏ (trường hợp cỏ lau, chít, chè vè thì phải cuốc lật gốc, nhặt sạch thân ngầm), xới xung quanh gốc cây với đường kính 1m, xới sâu từ 15-20cm cách gốc cây 20cm, vun đất vào gốc cây, đối với Bạch đàn và Keo lá to năm thứ 2 bừa 1 lần ở băng chừa. Bón thúc 2 lần, lần thứ nhất vào đầu vụ xuân năm thứ 2, lần thứ hai vào đầu vụ xuân năm thứ 3. Loại phân bón, liều lượng phân bón như bón lót trước khi trồng. Đối với trồng cây gỗ lớn thì trình tự kỹ thuật từ khi phát dọn thực bì, bón lót, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón thúc… tương tự như ở phần trồng rừng thâm canh, chỉ xin lưu ý một số điểm sau: Về phương thức trồng thì căn cứ vào các mục đích trồng rừng khác nhau, căn cứ vào điều kiện đất đai, thực bì khác nhau để xác định các phương thức trồng rừng khác nhau. Để trồng rừng gỗ lớn kết hợp với gỗ nhỏ thì phương thức trồng được xác định ở đây là trồng hỗn giao theo hàng. Với phương thức này áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đơn giản, dễ thực hiện cho các nhà
  3. kinh doanh. Khi cây gỗ nhỏ khai thác đi các cây gỗ lớn mục đích sẽ tận dụng triệt để không gian dinh dưỡng. Tùy từng loài cây mà xác định khoảng cách giữa hàng cây gỗ lớn và hàng cây gỗ nhỏ. Căn cứ vào đặc tính của các loài cây, có một số phương thức cụ thể sau: Trồng thuần loài gỗ lớn có cây che phủ đất hoặc nông lâm kết hợp giai đoạn đầu; trồng hỗn giao một hàng cây gỗ lớn và một hàng cây gỗ nhỏ (cây phù trợ); trồng hỗn giao một hàng cây gỗ lớn với 2 hàng cây gỗ nhỏ; Trồng dưới tán cây phù trợ (keo trồng trước cây bản địa gỗ lớn trồng sau). Ví dụ đối với loài Giổi xanh nếu trồng toàn diện hỗn giao với cây gỗ lớn khác mật độ trồng là 450-500 cây/ha, nếu trồng làm giàu rừng thì mật độ trồng là 250-400 cây/ha; Với loài Trám trắng nếu trồng toàn diện có cây phù trợ mật độ trồng là 833 cây/ha, nếu trồng làm giàu rừng thì mật độ trồng là 420cây/ ha. Quản lý, bảo vệ và nuôi dưỡng rừng trồng. Mỗi khu rừng cần có biển bảo vệ trong đó qui định các nội dung bảo vệ, phòng chống cháy rừng và sự phá hoại của con người; đặc biệt là sự phá hoại của gia súc (trâu, bò, dê, ..) trong những năm đầu. Trong quá trình kinh doanh cần chặt nuôi dưỡng rừng. Tùy theo loài cây mà mật độ khi rừng cây gỗ lớn trưởng thành 150 - 200 cây
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2