Kỷ thuật trồng sứ
lượt xem 6
download
Sau 1 thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà (thường là 1 năm trở lên) cây sứ cần được thay chậu mới và cải to lại hình dáng. Đây cũng chính là lúc nâng gốc sứ lên để khoe bộ rễ củ đẹp. Đối với cây sứ đang phát triển bình thường, thì việc thay đất đôn củ nhằm làm cho cây sứ đạt được hình dáng đẹp hơn. Còn đối với trường hợp cây sứ đang suy kiệt, phát triển kém, đang bị thúi thân, củ thì đây là lúc cải to lại môi trường nuôi trồng để...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỷ thuật trồng sứ
- Kỷ thuật trồng sứ.-Tạo dáng-Ra hoa theo ý muốn Sau 1 thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà (thường là 1 năm trở lên) cây sứ cần được thay chậu mới và cải to lại hình dáng. Đây cũng chính là lúc nâng gốc sứ lên để khoe bộ rễ củ đẹp. Đối với cây sứ đang phát triển bình thường, thì việc thay đất đôn củ nhằm làm cho cây sứ đạt được hình dáng đẹp hơn. Còn đối với trường hợp cây sứ đang suy kiệt, phát triển kém, đang bị thúi thân, củ thì đây là lúc cải to lại môi trường nuôi trồng để cây sứ sớm hồi phục. 1/.Đối với cây sứ đang phát triển bình thường: -Trường hợp cây nuôi trong chậu khá lâu, từ 1 năm trở lên, cây phát triển mạnh mẽ, rễ cây đã ăn kín chậu, nhánh vươn khá dài, cần phải cắt tạo tán gọn lại cho đẹp. Công việc nầy thường được thực hiện vào tháng 10-11 âm lịch để cây sứ sẽ ra hoa đẹp vào mùa nắng (tháng 1, 2…) Thường thì không nên thay đất vào giũa mùa mưa vì lúc nầy lượng nước quá lớn dễ làm thúi ủng gốc sứ qua những vết thương mà ta cắt gọt, to dáng cho cây sứ.
- -Thời gian từ lúc nhổ gốc sứ, cắt tỉa, trồng lại đến lúc cây sứ trổ hoa đồng loạt là khoảng 95-120 ngày, tùy theo mùa (trong mùa mưa thì dài hơn). Ví dụi ta cắt cây sứ vào 15/9 âm lịch thì đúng tết sẽ ra hoa (cuối tháng 12 âm lịch) và cũng còn tùy theo cây sứ đang phát triễn mạnh mẽ hay không? -Đễ to dáng đẹp thì ta phải cắt tĩa tàn nhánh cây sứ như thế nào để cây phát triển đày đặn, cân đối:hoặc tán tròn hình cầu, hay dáng của 1 cây sứ cổ thụ có thân chánh. Ta ước đoán cắt như thế nào để sau khi cắt, cây sứ sẽ đâm ra những nhánh mới dài khoảng 20cm thì ra hoa , thì lúc đó tán sứ cân đối nhất -Đồng thời, lúc cắt to dáng bộ tàn cũng là lúc ta tĩa rễ, tạo dáng bộ củ, để khi trồng nâng bộ củ lên, cho thấy được 1 cây sứ có bộ củ rõ ràng mập mạp, cân đối, không quá cao lêu nghêu so với bộ tán cây sau này. Thường ta chỉ trồng lồi lên khoảng ½ bộ củ đang có là hợp lý, cao hơn dể làm cây sứ nghiêng, ngã đổ sau 1 thời gian trồng *Các thao tác căn bản khi thực hiện Bước 1: Nhỗ cây sứ khỏi chậu, khều bớt đất quanh bộ củ ra bằng que tre, tránh làm trầy củ và đứt, dập rễ. Dùng vòi xịt (để rữa sạch đất bám ở rễ củ).
- Bước 2: Dùng dao bén hoặc dao lam cắt tỉa bộ nhánh sứ để to dáng theo ý muốn và đồng thời tỉa bỏ những rễ nhỏ boa quanh bộ củ, phần mà ta sẽ trồng nổi lên sau này. -Cắt bỏ những rể cám nhỏ quanh các chùm đầu rễ phía dưới, nhằm giúp ta tránh được hiện tượng thúi rễ cám lúc trồng lại vô chậu, do bị ép dập. -Tất cả các vết cắt nhánh, rễ củ đều được trét thuốc trừ bệnh(Vicarben, Aliette…)hay vôi tôi, sơn, nhằm làm khô vết cắt, tránh nhiểm bệnh thúi ủng sau khi trồng lại vô chậu. Bước 3: Treo cây sứ lên, phơi khô ở nơi râm mát từ 5-10 ngày, nhằm làm cho các vết cắt khô và lành. Chú ý treo ở nơi khô mát chứ không treo ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, sẽ làm cây sứ bị phỏng và hư thúi bởi những vết bỏng này. Bước 4: Đem sứ trồng vào chậu đã định trước, chất liệu tùy theo bạn chọn đất đã được tưới vừa dủ ướt trước khi trồng, và sau khi trồng đem chậu sứ để nơi nắng 50% (nắng buổi sáng ở mái hiên), trong thời gian khoảng 15- 20 ngày cho đến khi ta thấy những mâm sứ bắt đầu nhú ở ở chổ vết cắt. Trong thời gian đầu-từ lúc trồng đến lúc nhú mầm-ta chỉ tưới sương nhẹ ở lớp đất mặt nếu thấy khô, để giữ ẩm, chứ không tưới ngập tràn vì dễ làm thúi
- sứ do lúc này cây sứ chưa có lá , sự hút nước kém, nếu bị ngậm nước cây sứ dể bệnh thúi. Bước 5: Khi chậu sứ đã bắt đầu nhúm mầm cũng là lúc ta để cây sứ ở nơi nắng 80-100%: Giai đoạn này ta có thể tưới nước bình thường. Khi thấy đất vừa khô lớp mặt. Chú ý lúc này cây sứ rất dễ có sâu do có nhiều chồi non. Cách tốt nhất là lượm trứng và bắt sâu con vừa xuất hiện hơn là dùng thuốc, vì dễ làm lá non sứ bị cháy. -Lúc này ta dùng phân NPK 20-20-20 là hợp lý cho tới khi chồi lá phát triển hoàn chỉnh.dài đến 10 cm thì ta chuyển qua chế độ phân NPK 15- 30-15 hay 20-30-20 để cây sứ ra hoa. -Chỉ bón thêm hữu cơ khi cây sứ đã ra chồi non, có lá hoàn chỉnh. Vì nếu bón sớm, bộ rễ cây còn non dễ bị cháy rễ, ảnh hưởng đến sự phát triễn của cây. Bước 6: Sau khi căt, trong quá trình cây sứ ra chồi, bắt đầu ra hoa thì việc chăm sóc tưới cây hằng ngày, định kỳ bón phân, có thể kéo dài hơn 6 tháng. Đến lúc nào tàn sứ bắt đầu mất dáng, cành dài và ngã đỗ thì ta lại sử lý như ban đầu hoặc chỉ cần cắt to dáng lại nhung không thay chậu, đất mới. 2/, Đối với cây sứ bị yếu, bệnh thúi củ
- Thường cây sứ bị yếu, phát triễn kém, cành nhánh còi cọclá ít và nhỏ, mỏng lá và không xanh vì bộ rễ sứ bị hư -Nếu chất liệu trồng dả qua lâu không được thay đổi thì ta thực hiện việc cát tỉa, to dáng và trồng lại như cây sứ bình thường đã trình báy ở trướng hợp trên. - Nếu khi ta nhổ cây lên phát hiện cây sứ đang bị thối rễ , củ thì ta phải sử lý ngay chổ thúi đó bằng cách dùng dao bén cắt cho thật sạch các chỗ thúi. Cắt cho tới khi nào vết cắt trên cây sứ không còn vết đen (có thể là đốm lớn hay nhỏ như đầu kim). Sau đó trét thuốc trừ bệnh vào vết cắt, phơi khô từ 10-20 ngày (lâu hơn bình thường) rồi mới đem trồng như cây sứ bình thường. Vì là cây sứ đang trong giai đoạn suy kiệt nên sau khi trồng ngoài NPK bình thường, ta cần tăng cường dinh dữong hơn bằng các loại phân dinh dưỡng bón qua lá như (komic, Humic…) nhằm giúp cây hồi phục nhanh và ra chồi tốt.cho đến khi cây đa mang các chồi lá mới tốt tươi thì ta mới có thể đổi qua chế độ phân bón đễ làm cây sứ ra hoa * Kết luận: Nói chung, để tạo đươc 1 cây sứ đẹp, không nhất thiết ta cứ phải cắt tạo dáng theo 1 khuôn mẫu nhất định (tán tròn, lõm, thác đỗ…) mà ta có thể
- tạo dáng sứ theo hình dáng cây có sẳn. Quan sát bộ củ (cân đối hay lệch tâm hoặc bất định), bộ thân (có thân chánh như cổ thụ, thân siêu phong, thân chùm nhiều nhánh.thân cụt, …) bộ nhánh (nhánh sum suê, đầy đặng các phái hay nhánh thưa, dài lệch tâm) mà ta chọn cho mình cách tạo 1 cây sứ có dáng đẹp. - Thật sai lầm khi ta cắt ngang 1 cây sứ có thân nhánh cao lớn để thành 1 cây sứ lùn, phân nhánh theo kiểu cành đào. Vì bản thân vết cắt lớn là đã xấu rồi nói chi đến sự việc hài hòa, liền lạc giữa nhánh mới (nhỏ) với thân gốc (lớn ), phải mất thời gian khá dài(4-5 năm trở lên). Một cây sứ tự nhiên đẹp dù cành vươn dài nhưng lại phù hợp với dáng sứ cao, đơn thân , sừng sững. Bộ nhánh già cỗi ít lá nhưng lại phù hợp với cây sứ có thân củ lâu năm như thế mang trên mình bộ nhánh hài hòa, liên tục giửa gốc thân nhánh rồi đến hoa và yếu tố thời gian được thể hiện trọn vẹn trên cây sứ. Nếu có chỉnh sữa thì ta chỉ chỉnh cho cây đứng vững, nhánh phân bố mạch lạc và chỉ cắt ngắn nhẹ để cây không mất dáng. -Đối với những cây sứ có bộ củ đẹp, gọn có thể trồng chậu cạn để làm sứ Bonsai, ta vẫn phải tuân theo nguyên tắt cân đối hài hòa giữa gốc, thân, nhánh. Nhánh ở đây được cắt gọn nhiều lần để ạo sự liền lạc thân nhánh đồng thời thõa mãn hình dáng của 1 cây Bonsai gọn gàng.
- -Xu hướng hiện nay để to ra cây sứ đẹp ngừoi ta thường dùng nhửng cây sứ nhân giống bằng hạt. Nhửng cây sứ ươm từ hạt có bộ thân và củ phình ra rất cân đối, đặt trưng, mà không có cây sứ giâm, chiếc cành nào có được. Nhưng bù lại với phương pháp ươm hạt, ta phải mất thời gian khá lâu(4-5 năm trở lên) Mới có được 1 cây sứ xem ra hoàng chỉnh với hình dáng dể xem Bằng lòng với những gì mình đã có, thế cũng là quá đẹp rồi. Nhưng đam mê và sáng to của những người yêu hoa luôn là điều tôi mong mỏi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG LÚA
9 p | 1099 | 174
-
Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không dùng đất
5 p | 487 | 129
-
KỸ THUẬT TRỒNG CAO SU
4 p | 289 | 81
-
KY THUAT TRONG SU SU
2 p | 1147 | 70
-
Kỹ thuật trồng cây vải thiều
4 p | 565 | 67
-
Kỹ thuật ghép sứ Thái nhiều màu /Kỹ thuật trồng hoa cảnh
6 p | 291 | 60
-
Kỹ thuật trồng và chế biến nấm rơm
6 p | 207 | 51
-
Kỹ thuật trồng bắp cải
6 p | 263 | 41
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Su Hào
4 p | 267 | 34
-
Kỹ thuật trồng su hào lai F1 nhập từ Hàn Quốc
3 p | 404 | 33
-
Bài giảng Kỹ thuật trồng và chăm sóc ngô
27 p | 210 | 33
-
Kỹ thuật trồng chuối phủ bạt
3 p | 197 | 28
-
Kỹ thuật trồng cà phê cho năng suất cao
6 p | 146 | 25
-
Những Kỹ thuật trồng cà chua ghép trái vụ ở đồng bằng sông Hồng ( Phần 2 )
5 p | 151 | 18
-
Các kỹ thuật trồng cà chua ghép trái vụ ở đồng bằng sông Hồng
8 p | 92 | 6
-
Bài giảng Kỹ thuật trồng khoai nứa
22 p | 130 | 6
-
Hướng dẫn kỹ thuật trồng và biện pháp quản lý dịch hại cây gai xanh
17 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn