intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Thanh Long (p2)

Chia sẻ: Lotus_7 Lotus_7 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

71
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thanh long ít bị sâu bệnh gây hại hơn các loại cây ăn trái khác. Tuy nhiên có một số côn trùng và bệnh hại phổ biến cần chú ý như sau: 1. Côn trùng: Kiến: Gây hại phổ biến trên hầu hết các vườn trồng thanh long, cắn, đục khoét hom, cành non, tai lá trên trái, gây tổn thương vỏ trái. Đây là loại côn trùng dễ phòng trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Thanh Long (p2)

  1. Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Thanh Long (p2) MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI PHỔ BIẾN: Thanh long ít bị sâu bệnh gây hại hơn các loại cây ăn trái khác. Tuy nhiên có một số côn trùng và bệnh hại phổ biến cần chú ý như sau: 1. Côn trùng: Kiến: Gây hại phổ biến trên hầu hết các vườn trồng thanh long, cắn, đục khoét hom, cành non, tai lá trên trái, gây tổn thương vỏ trái. Đây là loại côn trùng dễ phòng trị. Dùng Basudin 10H rải xung quanh gốc, dùng Basudin 50ND, Supracide ... phun xịt trên cành tại các vùng kiến gây hại. Rầy mềm: Gây hại trên hoa và trái, bằng cách chích hút nhựa để lại vết chích nhỏ trên trái nhưng đến khi trái chín nơi trái chín sẽ mất màu đỏ của trái, mắt giá trị xuất khẩu. Có thể phòng trị bằng thuốc BVTV theo nồng độ khuyến cáo. Ruồi đục trái: Gồm nhiều loại gây hại, phổ biến trên hoa và trái, làm thối hoa và trái. Là đối tượng mới xuất hiện trên thanh long, năm 1995 thị trường Nhật không nhập thanh long vì có dấu hiệu của ruồi đục trái. Phòng trị: Dùng các thuốc bẫy ruồi như Vizubon từ 3-5 bẫy/công.
  2. Bọ xít: Chích hút nhựa, để lại những vết chích rất nhỏ, nhưng đến khi quả chín. Nơi vết chích này sẽ hình thành một vết đen, làm giảm giá trị Thanh long. Dùng thuốc phun lên vườn khi có bọ xít xuất hiện. 2. Bệnh hại: Thối bẹ: Gây hại phổ biến trên khắp các vườn thanh long, lúc đầu cành có màu vàng sau đó thối cành. Phòng trị bằng cách hủy bẹ, dùng các loại thuốc trừ nấm... Bệnh đốm nâu thân cành: Xuất hiện những đốm tròn như mắt cua màu nâu. Vết bệnh thường kéo dài thành từng vệt dọc theo thân cành. Cần vệ sinh vườn, chống hạn cho Thanh long, phun thuốc BVTV. THU HOẠCH: - Trái thanh long dùng xuất khẩu: Khi trái thanh long chuyển từ màu xanh sang đỏ được ba ngày thì thu hoạch, dùng dao hay liềm cắt. Sau đó lựa quả đạt tiêu chuẩn xuất khẩu xếp vào cần xé có lót giấy. Tiêu chuẩn trái xuất khẩu (1994): Trái có trọng lượng > 330 gr. Chuyển màu đỏ được 2-3 ngày, tối đa là 7 ngày. Ngoại hình đẹp, vỏ không có trầy sướt. Các tai lá trên quả còn xanh tươi và không bị gãy. Không có vết chích của côn trùng và vết bệnh. Cuống trái còn nguyên
  3. - Trái tiêu thụ trong nước: Khi trái thanh long chuyển sang màu đỏ nếu được giá nhà vườn thu hoạch ngay. Cách thu cũng giống như thu trái xuất khẩu. Tuy nhiên, nhà vườn thường neo trái trên cây lâu hơn, mục đích cho trái to hơn, ngọt hơn và đợi giá cao hơn (thời gian neo trái từ 7-15 ngày)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0