intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC TRẦM HƯƠNG (DÓ TRẦM)

Chia sẻ: Kata_5 Kata_5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

92
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối tượng áp dụng là trồng ở các vườn hộ gia đình các vùng trung du và miền núi. Là những vườn có diện tích tương đối rộng, vườn mới tạo lập và xây dựng phải trồng cây hoặc vườn phải cải tạo để thay thế những cây không có hiệu quả kinh tế. - Là những vườn hộ có đất tương đối tốt, không bị ngập úng vào mùa mưa. 2. Phương thức và mật độ trồng - Phương thức trồng: Trồng phân tán quanh chu vi vườn nhà (bờ rào, bờ dậu) hoặc những nơi dất trống (nếu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC TRẦM HƯƠNG (DÓ TRẦM)

  1. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC TRẦM HƯƠNG (DÓ TRẦM) Tên khoa học: Aquilaria crassna Pierre I. Trồng cây phân tán 1. Đối tượng áp dụng, đất trồng - Đối tượng áp dụng là trồng ở các vườn hộ gia đình các vùng trung du và miền núi. Là những vườn có diện tích tương đối rộng, vườn mới tạo lập và xây dựng phải trồng cây hoặc vườn phải cải tạo để thay thế những cây không có hiệu quả kinh tế. - Là những vườn hộ có đất tương đối tốt, không bị ngập úng vào mùa mưa. 2. Phương thức và mật độ trồng - Phương thức trồng: Trồng phân tán quanh chu vi vườn nhà (bờ rào, bờ dậu) hoặc những nơi dất trống (nếu được). - Mật độ: 500 cây/ha
  2. Cây cách cây 4m, hàng cách hàng 5m. 3. Xử lý thực bì, đào hố - Thực bì nên xử lý cục bộ, tại những vị trí thiết kế trồng Dó trầm, bán kính rộng 0,5-0,6m. Nội dung gồm: Luỗng phát dây leo bụi rậm và làm sạch cỏ dại. Nếu là vị trí phải cải tạo thay thế cây không có hiệu quả kinh tế, thì phải chặt bỏ những cây trên rồi làm sạch cỏ dại. - Đào hố: Kích thước hố đào tối thiểu phải đạt 40x40x40cm. Đất đào hố phải cho lên khỏi miệng hố. Đất tốt ở tầng mặt cho lên bên phải miệng hố. Đất xấu, sỏi đá cho lên bên trái miệng hố. Việc làm đất xử lý thực bì phải hoàn thành trước khi trồng 45-50 ngày. 4. Bón phân lấp hố - Để cho cây sinh trưởng phát triển tốt, trước khi trồng phải bón lót phân chuồng và NPK (hoặc phân vi sinh). Lượng phân bón mỗi cây là 2-4kg phân chuồng và 0,2-0,3kg phân NPK (hoặc phân vi sinh). Việc bón lót phân trước khi trồng nên tiến hành đồng thời cùng với lấp hố.
  3. - Lấp hố: Trộn đều đất tốt ở phía bên phải với các loại phân, rồi lấp xuống hố cho đến khi đầy. 5. Trồng Dó trầm a. Tiêu chuẩn cây giống:Cây trồng theo phương thức phân tán yêu cầu giống phải đảm bảo tối thiểu là: Cao trên 40cm, đường kính gốc trên 0,3cm cây sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh. b. Thời vụ trồng: Tuỳ vào từng vùng (miền) có chế độ khí hậu khác nhau mà chọn mùa vụ trồng cho thích hợp. - Vụ thu đông: Trồng từ tháng 9-12 - Vụ xuân hè: Trồng từ tháng 3-6. c. Kỹ thuật trồng - Trước khi trồng dùng dao, kéo rạch bỏ túi bầu polyetylen. - Dùng cuốc, xẻng, dao bới lỗ để trồng, lỗ có kích thước vừa phải đủ để đặt cây vào bầu. Lỗ phải bới (rạch) ở giữa tâm hố. - Khi trồng cho cây xuống hố, chiều cao cổ rễ (bầu) bằng với miệng hố.
  4. - Giữ cho cây thẳng đứng rồi lấp đất cho chặt. Trồng xong phải tưới nước cho cây, lượng nước tưới 2-3 lít/cây. Chú ý:Quá trình xé bỏ bầu, trồng cây phải cẩn thận tránh vỡ bầu. Tốt nhất trồng cây trước hoặc sau khi mưa xong, chọn lúc râm mát để trồng. 6. Chăm sóc bảo vệ Dó trầm trong những năm đầu tăng trưởng chậm, để cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, thời kỳ này phải tăng cường chăm sóc. Nội dung chăm sóc: - Làm cỏ, xới xáo quanh gốc cây đã trồng bán kính rộng 0,4-0,5m, sau đó vun gốc cho cây, mỗi năm thực hiện từ 2-3 lần, tuỳ theo phát triển của cỏ dại. - Định kỳ hàng năm phải bón thúc thêm phân chuồng và NPK. Lượng phân bón: 2-3kg phân chuồng hoai vào 203kg NPK (hoặc phân vi sinh). Khi bón dùng cuốc, xẻng để rạch rộng quanh gốc cây trồng từ 15- 30cm, cho phân xuống rồi lấp đất kín. Việc bón phân thực hiện vào đầu mùa mưa sau khi đã làm sạch cỏ dại. - Cây trồng xong phải rào lại để bảo vệ tránh trâu bò phá hoại.
  5. II. Trồng rừng tập trung 1. Đối tượng áp dụng, đất trồng - Đối tượng là ácc gia đình, cơ sở sản xuất có đất để trồng rừng tương đối lớn. - Đất trồng Dó trầm phải tương đối tốt, đất còn mang tính chất đất rừng, độ pH từ 4-6. Là đất Feralit điển hình phát triển trên đá cuội kết, đá phiến, granit. Đất không bị ngập úng vào mùa mưa. 2. Phương thức và mật độ trồng a. Phương thức trồng: Trồng rừng thuần loại hoặc hỗn giao. b. Mật độ trồng * Trồng rừng thuần loại: Mật độ trồng 2000 cây/ cây cách cây 2m, hàng cách hàng 2,5m. * Trồng rừng hỗn giao: Mật độ trồng 2000 cây/ha (trong đó Dó trầm 1000 cây/ha) cây cách cây 2m, hàng cách hàng 2,5m. - Tuỳ theo diều kiện lập địa mà có thể chọn các loại cây trồng hỗn giao khác nhau. Tuy nhiên các loại cây để trồng hỗn giao phải có chu kỳ kinh doanh
  6. ngắn (từ 10-20 năm), là loại cây mà có tốc độ sinh trưởng phát triển tương đương hoặc kém hơn Dó trầm. Sau đây chỉ giới thiệu loại cây trồng hỗn giao là cây Quế. + Bố trí cây trồng: Để thuận tiện cho việc điều chế, tỉa thưa rừng sau này đặc biệt là khai thác trung gian việc bố trí cây trồng hỗn giao Dó trầm với Quế theo công thức cứ 1 hàng trồng Dó trầm thì trồng 1 hàng Quế. 3. Xử lý thực bì, đào đất, đào hố a. Đối với đất trống đồi núi trọc - Việc làm đất trồng có thể tiến hành toàn diện hoặc thực hiện theo băng trồng rừng. Nội dung làm đất là: San, ủi, cày, bừa kỹ trước khi trồng 2 lần, cần cầy sâu 20-25cm. Việc làm đất phải hoàn thành trước khi trồng 35-40 ngày. - Đào hố: Kích thước hố 20x20x20cm do đã cày bừa kỹ. Đào hố phải hoàn thành trước khi trồng 15-20 ngày. b. Đối với đất rừng (thực bì: cấp 2 đến cấp 4)
  7. - Thực hiện xử lý toàn diện. Nội dung gồm: Luống phát thực bì sát gốc để khô rồi đốt, sau đó dọn sạch. Việc xử lý thực bì phải hoàn thành trước khi trồng 45-50 ngày. - Đào hố: Kích thước hố 40x40x40cm Khi đào hố đất tốt ở tầng mặt đổ sang bên phải miệng hố, đất xấu ở dưới và sỏi đá đổ sang bên trái. Việc đào hố phải hoàn thành trước khi trồng 30-40 ngày. Chú ý:Nếu trồng ở địa hình dốc, cây trồng thiết kế theo đường đồng mức. 4. Lấp hố và bón phân a. Nếu đối tượng đất trồng là đất trống đồi núi trọc Việc lấp hố và bón phân có thể thực hiện cùng với quá trình trồng rừng. Lượng phân bón cho mỗi cây: phân chuồng hoai 2-3kg và 0,2-0,3kg NPK (hoặc phân vi sinh) phân trộn cho đều với đất trước khi trồng. b. Đối tượng đất trồng là đất rừng - Dùng cuốc xẻng trộn đều đất tốt ở phía bên phải miệng hố với các loại phân, rồi lấp cho đầy hố. Lượng phân bón cho mỗi cây là: phân chuồng 2- 3kg, phân NPK ( hoặc phân vi sinh) 0,2-0,3kg.
  8. Việc lấp hố và bón phân phải hoàn thành trước khi trồng15-20 ngày. 5. Trồng rừng a. Tiêu chuẩn cây giống: giống phải đảm bảo các chỉ tiêu sau: cây cao trên 25cm, đường kính gốc 0,2cm, cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh. b. Thời vụ trồng: tuỳ theo khí hậu từng vùng (miền) để áp dụng: - Vụ thu đông: trồng từ tháng 9-12 - Vụ xuân hè: trồng từ tháng 3-6. c. Kỹ thuật trồng: - Trước khi trồng dùng dao, kéo rạch bỏ túi bầu. - Dùng cuốc, xẻng rạch (bới) lỗ để đặt cây giống. Kích thước lỗ để trồng vừa đủ để đặt bầu, vị trí trồng cây ở giữa tâm hố. - Đặt cây vào lỗ cho thẳng đứng, chiều cao cổ rễ bằng với chiều cao miệng hố (mặt đất) rồi lấp đất cho chặt. Chú ý:Việc đào hố, lấp hố, bón phân, trồng cây hỗn giao thực hiện chăm sóc cùng với cây Dó trầm.
  9. 6. Chăm sóc bảo vệ Để cho rừng sinh trưởng phát triển tốt, rừng chóng khép tán, sau khi trồng, trong năm đầu phải đầu tư chăm sóc. Nội dung chăm sóc và số lần chăm sóc như sau: * Chăm sóc năm thứ nhất: thực hiện từ 1 đến 2 lần tuỳ theo mùa vụ. Nếu trồng vào vụ thu chăm sóc 1 lần, nếu trồng vào vụ xuân chăm sóc 2 lần/năm. Nội dung chăm sóc: - Làm cỏ, xới xáo quanh gốc cây trồng bán kính 0,4-0,5cm, sau đó vun gốc cho cây. - Bảo vệ rừng, cấm thả trâu bò. * Chăm sóc năm thứ 2 đến năm thứ 3: Mỗi năm thực hiện 3 lần, nội dung chăm sóc: - Làm cỏ, xới xáo quanh gốc cây trồng bán kính 0,5-0,6cm, sau đó vun gốc cho cây. - Bón thúc thêm phân NPK (hoặc phân vi sinh) lượng phân bón cho mỗi cây gồm 2-4kg phân chuồng 0,2-0,3NPK (hoặc phân vi sinh). Bón phân thực hiện vào đầu hoặc cuối mùa mưa, sau khi đã làm sạch cỏ dại.
  10. Khi bón phân dùng cuốc, xẻng xới quanh gốc theo hình chiếu của tán cây (không được xới sát gốc cây trồng làm đứt rễ) rồi lấp kín đất. * Chăm sóc năm thứ 4, năm thứ năm Mỗi năm thực hiện 2 lần vào đầu hoặc cuối mùa mưa. Nội dung chăm sóc: - Làm cỏ và vun gốc luỗng phát dây leo, cây tái sinh (nếu có). - Diệt trừ sâu ăn lá (nếu có), bằng dung dịch trebon nồng độ 0,2% phun trực tiếp lên thân lá. - Bảo vệ rừng trồng, cấm chăn thả trâu bò. * Chăm sóc từ năm thứ 6 trở đi: mội năm chăm sóc 1 lần. Nội dung chăm sóc: - Luỗng phát cỏ dại, cây tái sinh, dây leo (nếu có). - Diệt trừ sâu ăn lá (nếu có), bằng dunh dịch trebon nồng độ 0,2-0,3% phun trực tiếp lên lá khi thấy sâu xuất hiện. - Bảo vệ rừng trồng. c. Nuôi dưỡng rừng trồng và cây phân tán
  11. I. Tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng 1. Rừng trồng thuần loại a. Số lần tỉa thưa: Tiến hành tỉa thưa 2 lần từ khi rừng bắt đầu khép tán, đến khi rừng rừng trồng đạt 20 tuổi. Việc tỉa thưa ở các lần và khai thác sản phẩm trung gian căn cứ vào một số chỉ tiêu sau đây: Tuổi Mật độ Mật độ để Đường rừng Hdom Lần tỉa lại nuôi trước lúc kính D1,3 Cấp đất trồng tỉa thưa dưỡng thưa (m) (cm) (cây/ha) (cây/ha) (năm ) 1 6-7 13.5 6.5 2000 1000 Đất ít 2 16-17 33 14 1000 500 1 8-9 14 7 2000 1000 Đất trung bình 2 18-20 35 15 1000 500
  12. b. Kỹ thuật tỉa thưa Cây để lại nuôi dưỡng ở các lần tỉa thưa phải phân bố đều trên điện tích trồng rừng. Khi thực hiện tỉa thưa không được chặt 2-3 cây liền nhau trong mỗi lần tỉa thưa. Cây để lại nuôi dưỡng phải chọn những cây có triển vọng sinh trưởng phát triển tốt.Thiết kế bài cây để lại nuôi dưỡng ở các lần tỉa thưa: Tỉa thưa lần 1: Mật độ cây để lại nuôi dưỡng khoảng: 1.000 cây/ha. Cự ly giữa các cây để lại nuôi dưỡng khoảng: 3-3,2m Tỉa thưa lần 2: Mật độ cây để lại nuôi dưỡng khoảng: 500 cây/ha. Cự ly giữa các cây để lại nuôi dưỡng khoảng: 4x5m Chú ý: + Trong mỗi hàng: Liên tiếp cứ 1 cây để lại nuôi dưỡng thì 1 cây chặt tỉa thưa.
  13. + Giữa các hàng kế tiếp nhau: Cây để lại nuôi dưỡng và cây chặt tỉa thưa lệch nhau theo hình nanh sấu. Cần thực hiện tỉa thưa trước mùa sinh trưởng. Việc tỉa thưa ở các lần và khai thác ản phẩm trung gian không làm tổn thương, ảnh hưởng đến các cây để lại nuôi dưỡng, Khi tỉa thưa lần 2 phải dùng dây thừng khi hạ cành ngọn và thân cây. 2. Rừng trồng hỗn giao với quế Với phương thức bố trí cây trồng hỗn giao là quế và với mật độ trồng rừng đã nêu ở mục 2b, phần B.II. Việc tỉa thưa rừng ở các lần và kỹ thuật tỉa thưa phải dựa vào các chỉ tiêu về cấp đất, tỷ lệ sống, tình hình sinh trưởng phát triển của rừng theo mục 1.a đã nêu. a. Tỉa thưa lần 1:Khi rừng bắt đầu khép tán (rừng trồng đạt từ 6-9 tuổi). - Mật độ cây để lại nuôi dưỡng khoảng 1000 cây/ha (trong đó Dó trầm 500 câ/ha). - Cự ly giữa các cây trồng hỗn giao để lại nuôi dưỡng khoảng: 3-3,2m. - Cự ly giữa các cây Dó trầm để lại nuôi dưỡng khoảng 4x5m.
  14. b. Tỉa thưa lần 2: Khi rừng trồng đạt tuổi từ 16-20. Khi tỉa thưa lần 2 đồng thời là khai thác hoàn toàn sản phẩm của cây quế trong rừng trồng. Cây để lại nuôi dưỡng hoàn toàn là Dó trầm. - Mật độ cây để lại nuôi dưỡng khaỏng: 500 cây/ha. - Cự ly giữa các cây để lại nuôi dưỡng khoảng: 4x5m. II. Nuôi dưỡng cây trồng phân tán Cây trồng phân tán ở trong các vườn hộ gia đình với mật độ trồng ban đầu 500 cây/ha, do đó không phải tiến hành tỉa thưa, mà chỉ tập trung nuôi dưỡng và bảo vệ số lượng cây đã trồng cho đến khi khai thác. D. Bảo vệ rừng trồng I. Phòng chống sâu bệnh hại và các tác nhân klhác - Dó trầm trồng thuần loại khi rừng bắt đầu khép tán, vào mùa mưa thường xuất hiện sâu ăn lá (sâu keo) phá hoại. Để phòng trừ sâu kịp thời khi thấy xuất hiện phải dùng các loại dung dịch thuốc sau: Trebon nồng độ 1-1,5%, Nonitơ 2%, Bassa nồng độ 1-1,5% phun trực tiếp lên thân lá. Ngày phun 1 lần, sau khi phun 2-3 lần là hết sâu hại.
  15. - Thực hiện các biện pháp phòng chống gia súc phá hoại rừng trồng, đặc biệt là con người chặt pá khi rừng trồng có Trầm hương. II. Quản lý rừng trồng 1. Nghiệm thu Phải nghiệm thu đầy đủ, nghiêm túc qua mỗi công đoạn sản xuất và giai đoạn phát triển của rừng trồng, làm cơ sở cho việc thanh toán và đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp (diện tích, tỷ lệ sống, tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng trồng.....) 2. Lập và quản lý hồ sơ lưu trữ: - Phải lập và lưu trữ hồ sơ lý lịch rừng trồng theo từng lô, khoảnh, hộ gia đình, cơ sở trồng rừng cho đến khi khai thác rừng. Nội dung: * Tài liệu thiết kế và thi công rừng trồng. * Tài liệu nghiệm thu qua mỗi giai đoạn và công đoạn.
  16. 3. Việc quản lý rừng trồng thực hiện theo quy chế quản lý 3 loại rừng của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) ban hành kèm theo quyết định số 1171 (QĐ ngày 30/12/1986).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0