Kỹ thuật ủ phân hưu cơ vi sinh và ứng dụng của chế phẩm sinh học trong sản suất nông nghiệp
lượt xem 47
download
Gửi đến các bạn tài liệu tham khảo Kỹ thuật ủ phân hưu cơ vi sinh và ứng dụng của chế phẩm sinh học trong sản suất nông nghiệp. Tài liệu cung cấp đến các bạn các nội dung như: Kỹ thuật làm phân ủ, chế phẩm vi sinh. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật ủ phân hưu cơ vi sinh và ứng dụng của chế phẩm sinh học trong sản suất nông nghiệp
- KỸ THUẬT Ủ PHÂN HƯU CƠ VI SINH VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHẾ PHÂM SINH HỌC TRONG SẢN SUẤT NÔNG NGHIỆP I. KỸ THUẬT LÀM PHÂN Ủ 1. Khái niệm về phân ủ Phân ủ là vật chất hữu cơ gồm các tàn dư cây trồng và các chất thải động vật được các vi khuẩn và vi sinh vật làm hoai mục sau một khoảng thời gian nhất định. Có nhiều loại chất hữu cơ có thể dùng làm phân ủ như lá cây, rơm rạ, phân chuồng… Sử dụng các nguyên liệu đầu vào khác nhau sẽ cho những thành phần khác nhau. Phân ủ tốt có màu nâu sẫm, tơi và có mùi dễ chịu. phân ủ rất rẻ tiền, dễ làm và có tác dụng làm cải thiện chất đất và chất lượng cây trồng. 2. Tác dụng của phân ủ Cải thiện cấu trúc đất, làm tăng lượng không khí trong đất, làm cho đất dễ thoát nước và giảm xói mòn. Giúp giữ cho đất tránh bị khô kiệt khi gặp hạn hán. Thông qua việc cải thiện cấu trúc đất, phân ủ giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng trong đất dễ dàng hơn. Phân ủ cải thiện chất đất thông qua việc bổ sung dinh dưỡng, điều đố giúp tăng năng suất cây trồng. Có thể giảm bớt sâu bệnh trong đất cũng như trên cây trồng. Cây trồng khoẻ mạnh hơn nên có khả năng chống chịu sâu bệnh và những điều kiện bất thuận tốt hơn. sử dụng phân ủ tăng cường dinh dưỡng cho cây trồng tốt hơn so với sử dụng phân hoá học. Phân hoá học cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng thường chỉ là cải thiện năng suất cây trồng trong vụ được bón, nhưng không có tác dụng trong việc cải thiện cấu trúc và chất đất. Phân ủ không bị rửa trôi như phân hoá học nên tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất trong thời gian dài. Cây trồng được bón phân ủ sinh trưởng chậm hơn một chút, nhưng khoẻ mạnh hơn và khả năng chống chịu sự sâm nhập của sâu bệnh tốt hơn. Ngoài ra phân ủ còn chứa nhiều vi sinh vật có lợi có thể tấn công trực tiếp sâu hoặc bệnh. 3. kỹ thuật ủ phân Có nhiều nguồn vật liệu được tạo ra trong sản xuất nông nghiệp có thể sử dụng làm phân ủ. Làm phân ủ sẽ tận dụng được những vật liệu là các chất thải sản xuất. Một số chất thải có thể sử dụng những mục đích khác nhau; ví dụ: rơm, rạ có thể làm chất đốt, chăn nuôi gia súc. Cần phải xác định xem chất thải này có nên sủ dụng để ủ phân không. Làm phân ủ thật đơn giản, đã là nông dân ai cũng biết cách ủ phân. Thông thường mọi người đều nghĩ như vậy. Ở tài liệu này sẽ gợi ý cho người nông dân biết cách ủ phân hiệu quả, tránh tình trạng chất hữu cơ được chất đống mà không có sự kiểm soát và mất nhiều thời gian cho việc phân hủy hơn và một lượng chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi trong quá trình ủ. Trong đống phân ủ được kiểm soát thì dinh dưỡng sẽ bị mất ít hơn. Nên khi phân ủ được sử dụng sẽ có nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho cây hơn. Đống phân ủ kiểu này thường có nhiệt độ đủ lớn để tiêu diệt hạt cỏ và mầm bệnh hại cây trồng.
- 4. Quá trình ủ phân Có hai quá trình khác nhau để phân hủy chất hữu cơ đó là quá trình hảo khí và quá trình yếm khí. 4.1. Quá trình yếm khí( không có ô xy). Trong điều kiện yếm khí nhiệt độ không vượt quá 450C. Các vi sinh vật yếm khí không hoạt động trong đất và nước có tồn tại ô xy tự do, mà hoạt động tích cực trong môi trường thiếu ô xy. Chúng hô hấp bằng việc lấy ô xy từ các vật chất bị ô xy hóa. Cũng giống như hô hấp hảo khí, vi sinh vật yếm khí sử dụng ni tơ, phốt pho và chất dinh dưỡng khác để phát triển. Tuy nhiên không giống quá trình phân hủy hảo khí, quá trình này làm giảm lượng đạm hữu cơ thành axit hữu cơ và đạm amoni. Các bon từ các hợp chất được giải phóng chủ yếu dưới dạng khí lỏng( khí metan và butan). Một lượng nhỏ các bon có thể là CO2. Trong quá trình lên men yếm khí, các axit hữu cơ như khí lỏng, axit lactic và butiric được tạo ra. Những chất này có hại cho cây trồng, vì chúng làm suy yếu sự phất triển của rễ cây. Có một số vi khuẩn có lợi trong số các vi khuẩn yếm khí, nhưng nhìn chung phần lớn là có hại cho cây trồng nông nghiệp. Khi các vật liệu được ủ theo quá trình yếm khí có thể tạo ra mùi khó chịu vì một số hợp chất được tạo ra(NH3, H2S) có mùi thối đặc trưng. Trong ủ phân theo kiểu yếm khí, mầm bệnh có thể không bi phân hủy và không đủ nhiệt độ để tiêu diệt chúng. Ủ phân theo kiểu hảo khí tạo ra nhiệt độ đủ lớn để tiêu diệt chúng. Sản phẩm cuối cùng của phân ủ là mùn, có nhiều màu khác nhau, từ nâu đến đen và chứa chủ yếu là Cacbon, đạm và một lượng nhỏ phốt pho và sunfua. Mùn có tác dụng lớn với thành phần lý tính của đất, có tác dụng cải tạo cấu trúc đất, nâng cao khả năng hấp thu và giữ nước, chông xói mòn của đất, cũng như giữ dinh dưỡng ở dạng dễ hấp thu đối với cây trồng. Có hai loại mùn được hình thành trong quá trình ủ phân và khi sử dụng làm cho đất có tính axit hoặc trung tính và rất hữu hiệu trong việc tăng độ màu mỡ của đất. Tuy nhiên mùn được hình thành trong quá trình phân hủy yếm khí có tính axit trogn tự nhiên nên sẽ làm tăng độ chua của đất. 4.2. Quá trình hảo khí Quá trình này có sự tham gia của các vi sinh vật sử dụng oxy từ không khí hoặc nước. Trong ủ phân kiểu hảo khí, một lượng nhiệt lớn được tạo ra. Thông thường nhiệt độ đống phân từ 50600C, cũng có thể đạt đến 700C. Phân ủ hảo khí có chất lượng tốt. 4.3. Các vi sinh vật tham gia trong quá trình phân hủy Trong các giai đoạn đầu của quá trình “hảo khí”, phần lớn vi khuẩn hoạt động. Nhưng trong giai đoạn sau, các sinh vật lớn hơn như nấm, rệp, rết, giun đất sẽ trợ giúp quá trình phân hủy. Hầu hết các sinh vật tham gia trong quá trình phân hủy có kích thước nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Các sinh vật này cần nước, không khí, chất hưu cơ để tồn tại. Chúng ăn chất hữu cơ và sản xuất ra oxitcacbon, nước và nhiệt. Có 3 giai đoạn quan trọng trong quá trình phân hủy của một đống phân ủ: Giai đoạn nóng, giai đoạn làm mát, giai đoạn hoàn chỉnh.
- Giai đoạn nóng, nhiệt độ cao nhất đạt ở giữa đống phân. Điều này có tác dụng vệ sinh, tiêu diệt mầm bệnh nếu trong vật chất hưu cơ và đôi khi cả hạt cỏ dại. Giai đoạn làm mát nắm trở nên quan trọng, chúng làm tan vỡ những chất sơ dai như thân cây, cành cây… Giai đoạn cuối cùng, giai đoạn hoàn chỉnh: các sinh vật như giun đất, mối có vai trò quan trọng trong việc phá vỡ và hòa trộn vật liệu. Trong điều kiện khí hậu nóng các sinh vật vẫn hoạt động tích cực hơn và chất hữu cơ được phân hủy nhanh hơn trong điều kiện lạnh( mùa hè nhanh hơn mùa đông). Loại vật liệu được sử dụng làm phân ủ và nồng độ axit cũng ảnh hưởng đến tốc độ phân hủy. 4.4. Lựa chọn vật liệu ủ phù hợp Gần như tất cả các chất hữu cơ đều có thể sử dụng để làm phân ủ, nhưng các vật liệu khác nhau sẽ cần những khoảng thời gian khác nhau để phân hủy và tạo ra các loại sản phẩm khác nhau. Để có được phân ủ tốt phải trộn những vật liệu già và dai với những vật liệu còn non, vì các vật liệu khác nhau chứa hàm lượng cacbon và nitơ khác nhau. Cácbon và nitơ đều rất cần cho quá trình sinh trưởng phát triển của vi sinh vật. Khi lựa chọn vật liệu làm phân ủ, điều quan trọng cần phải nhắc đến sự cân bằng giữa tổng lượng cacbon và tổng lượng nitơ trong các vật liệu(C/N). Tỷ lệ lý tưởng nhất cho quá trình làm phân ủ là 30/1(30 phần cacbon và 1 phần nito theo trọng lượng). Tại sao là tỷ lệ 30/1 ? Nếu ở tỷ lệ thấp hơn, nito được cung cấp dư thừa và sẽ bị mất dưới dạng khí amoniac tạo ra mùi không mong muốn. Nếu tỷ lệ cao hơn có nghĩa là nito cung cấp không đủ cho sự phát triển tối ưu của quần thể vi sinh vật, nên phân ủ tương đối mát và quá trình phân hủy diễn ra chậm. 4.5. Vật liệu làm phân ủ lấy ở đâu? Phần lớn các vật liệu làm phân ủ lấy từ đồng ruộng(đồi). Nếu không đủ có thể thu gom từ vật liệu khác trong làm, xóm. Các vật liệu đó không bị xử lý thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ. Nếu các thành phần vật liệu ủ không có sẵn thì lấy ở các nhà máy chế biến ở địa phương hoặc lân cận như bã mía, sơ dừa… Dưới đây là bảng các vật liệu được dùng làm phân ủ trong quy mô hộ gia đình Bảng 1: Những vật liệu có thể dùng để ủ phân hưu cơ Vật liệu Chuẩn bị trước Ghi chú Chú ý khi ủ TẠI GIA ĐÌNH Vỏ củ, quả, rau Không cần Phân hủy nhanh Tro, than củi Không cần Giàu kali và canxi Sử dụng lượng vừa phải Giấy và bìa cat Xé vụn hoặc cắt Phân hủy chậm tong vụn nên trộn với các thành phần ẩm ướt Rác tổng hợp Không cần Không ổn định về
- trong nhà, mùn cả chất lượng và cưa số lượng NGOÀI VƯỜN Gốc cây, lá, thân Chặt nhỏ những Nếu là rơm, rạ và Không sủ dụng cây sau thu hoạch vật liệu dai. Nếu vật liệu dai, không nếu có thuốc trừ sản phẩm( lạc, khô cần tưới băm nhỏ sẽ chậm sâu hoặc thuốc trừ ngô, lúa…) nhiều nước trước phân hủy cỏ khi sử dụng Lá khô Nếu khô tưới ẩm trước khi dùng Cây trồng chỉ làm Chặt nhỏ nếu cây Thường nên dùng phân ủ( lạc dại, to cây họ đậu muồng, keo dậu…) Cỏ Chặt nhỏ nếu loại Tránh rễ các loại cỏ to cỏ lâu năm, hạt già của những cây lâu năm NGUỒN KHÁC Phân chuồng Không cần Nguồn dinh dưỡng và vi sinh vật lý tưởng Nước giải của Có thể thu gom ở Tưới lên đống Sử dụng lượng người và gia súc chuồng trại phân ủ sẽ thúc vừa phải đẩy mạnh quá trình phân hủy. Đất Sử dụng đất trên Không cần thiết Nếu lớp đất phủ bề mặt đất trồng nhưng nếu rải lên đống ủ quá khoảng 10cm một ít sẽ giảm dày, không khí lượng nito bị mất không thể đi vào do đống ủ bị nóng. trong quá trình ủ, Là nguồn cung quá trình ủ sẽ bị cấp vi sinh vật lý yếm khí. tưởng. có thể sử dụng đất phủ lên đống phân ủ một lớp mỏng: 23cm. 4.6. Những vật liệu không nên dùng làm phân ủ Các loại cây mới phun thuốc sâu hay thuốc trừ cỏ Thịt vụn vì chúng sẽ thu hút chuột và các loại côn trùng co hại khác Những cây bị bệnh Cây có nhiều gai Các loại cỏ sống lâu năm, sống dai
- Vật liêu vô cơ như kim loại, thủy tinh… Các vật liệu khó phân hủy khác như nhựa, gỗ… 4.7 Đống phân ủ nên đặt ở đâu? Căn cứ vào 3 yếu tố sau: Vận chuyển: Đống phân ủ đặt ở vị trí dễ dàng chuyển vật liệu đã lựa chọ đến. Nên quan tâm đến khoảng cách và quảng đường từ chỗ ủ phân đến ruộng hoặc vườn sẽ bón phân ủ đó. Nước: Nên để nơi râm mát, có mái che để tránh bay hơi quá nhiều. Nước cần được tưới vào đống phân thường xuyên do vậy tốt nhất nguồn nước phải gần. Nếu như không có nguồn nước cần phải đặt dụng cụ chứa nước ở gần đống phân để dễ đổ nước vào. Côn trùng hoặc những con vật có hại: Côn trùng hay những con vật có hại như: Chuột, rắn, mối, bướm, muỗi có thể bị thu hút bởi đống phân ủ nếu như chúng xuất hiện trong khu vực đó, do vậy đống phân ủ không được để gần nhà. 4.8. Những điều cần lưu ý trước khi đắp đống phân ủ Kích cỡ: kích cỡ hợp lý cho một đống phân ủ rộng 2m cao 1,5m. Nếu rộng quá sự lưu thông không khí sẽ kém. Đống phân không nên nhỏ hơn 1x1m, chiều cao của đống phân phụ thuộc vào lượng phân cần ủ. Nếu lượng phân ủ nhiều thi chiều rộng có thể 34m nhưng phải thường xuyên đảo phân. Nước: Nếu nước khan hiếm cần xem xét đào hố ủ phân. Phương pháp này áp dụng nơi đất khô. Hố được đào và ủ phân như cách đắp đống phân ủ. Nhưng nếu mưa to hoặc mực nước dâng cao sẽ làm cho quá trình ủ bị yếm khí. Nhân công: Cần tính nhân công cho quá trình ủ phân và đảo phân. 4.9. Đắp đống phân ủ như thế nào Bước 1: Chuẩn bị địa điểm ủ phân Chọn vị trí không bị ngập, râm mát và dễ thoát nước. Bước 2: Tập hợp vật liệu Tập hợp tất cả vật liệu đến khu ủ phân. Cây phân xanh các loại: 50% Rơm, rạ, vỏ trấu: 2030% Phân chuồng, tốt nhất là phân tươi: 2030% Bước 3: Sắp xếp vật liệu thành đống Mỗi lớp vật liệu dày từ 1525cm 1. lớp đầu tiên là cành cây, mục đích để lưu thông không khí và thoát nước tốt 2. Lớp thứ 2 là vật liệu khô như: rơm, rạ, lá khô… 3. Lớp thứ 3 là là phân chuồng tươi 4. Lớp thứ 4 là vật liệu xanh(cây làm phân xanh) 5. Lớp thứ 5 là giải đều một lớp tro và tưới nước giải hoặc dùng chế phẩm EM để thúc đẩy quá trình phân hủy. Cứ tiếp tục xếp đều lần lượt các lớp như trên trừ lớp 1( cành cây) cho đến khi đống phân đạt kích thước 12m. Lớp trên cùng là vật liệu tươi. Lưu ý: không ấn chặt hoặc dẫm chân lên đống phân ủ khi đắp. Bước 4: Tưới nước cho đống phân ủ Tưới nhiều nước cho đống phân ủ cho đến khi ẩm hoàn toàn
- Bước 5: Phủ đống phân ủ Đống phân cần được phủ để bảo vệ tránh bị bay hơi và mưa to vì điều này sẽ làm trôi dưỡng chất. Sử dụng lá chuối, cỏ, bao tải rách để phủ đống phân mới ủ. 4.10. các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ phân. Thông khí : Bổ sung oxy trong quá trình ủ phân bằng cách đảo phân, sau khi ủ 710 ngày tiến nhà đảo phân 1 lần hoặc khi dùng tay áp vào lớp che phủ thấy tay nóng thì chúng ta tiến hành đảo phân và tưới nước. Ngoài ra đảo phân còn giúp tiêu diệt cỏ dại, côn trùng, vi sinh vật gây bệnh bằng cách phân hủy chúng ở nhiệt độ cao ; giảm vấn đề mùi ở đống phân ; khiến đống phân không bị vón cục và quá trình phân hủy diễn ra đều hơn... Độ ẩm: Vi sinh vật cần ẩm để phát triển : Mức lý tưởng là 4060% Nhiệt độ: Duy trì nhiệt độ tối thiểu trong đống phân ủ là 550C trong 3 ngày nhằm tiêu diệt mầm bệnh, cỏ dại. Nếu đống phân quá nóng trên 650C cần tiến hành đảo phân. Kích cỡ của nguyên liệu: Nếu nguyên liệu nhỏ vi sinh vật dể tấn công hơn nguyên liệu lớn. Do vậy nên băm, chặt, cắt nguyên liệu đầu vào. 4.11. Quản lý đống phân ủ Nước: Trong điều kiện khô cần tưới nước 2 lần/tuần. Có nhiều cách giảm sự bay hơi của nước như che lá chuối, cỏ, đất,bùn.... Đảo phân: Nếu đống phân nhỏ thì sau 23 tuần tiến hành đảo phân lần 1, lần tiếp theo 3 tuần sau đó. Việc đảo phân không nhất thiết phải thực hiện, nhưng nếu thực hiện được sẽ khiến cho chất lượng phân tốt hơn nhiều. Độ nóng : Sau 10 ngày ủ tiến hành kiểm tra độ nóng như trên hoặc dùng que chọc vào trong tâm đống phân để kiểm tra; nếu đống phân quá nóng cần tưới thêm nước cho mát hoặc đảo phân, nếu chưa nóng thi để thêm một thời gian nữa. 4.12. Khi nào đống phân ủ sử dụng được Sau ủ 112 tháng tùy vào kích thước đống phân ủ, vật liệu ủ, có hay không sử dụng chế phẩm sinh học và mục đích sử dụng. Nếu dùng bón lót thời gian ngắn hơn, nếu dùng bón thúc thì cần ủ kỹ hơn. 4.13. Sử dụng các chế phẩm làm tăng cường quá trình ủ phân Các chế phẩm sinh học chứa các vi sinh vật hữu ích làm tăng quá trình phân hủy như probio Sp1, EM, Cơm nguội đã được ủ lên men có màu xanh... II. CHẾ PHẨM VI SINH A) HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHẾ PHẨM EMINA EMINA là chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu gồm: Vi khuẩn quang hợp, lactic, Bacillus subtilic, B.mesentericus, B.megaterium, xạ khuẩn, nấm men. Các vi sinh vật này được phân lập từ tự nhiên, hoàn toàn không độc với người, động vật và môi trường. EMINA có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau EMINA để ở điều kiện phòng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, bảo quản được 6 tháng. Không để EMINA trong tủ lạnh và tránh xa nguồn nhiệt khi bảo quản. 1. Sủ dụng chế phẩm EMINA gốc 1.1. Dùng pha chế EMINA thứ cấp
- Từ 1 lít EMINA gốc có thể pha chế được 40 lít EMINA thứ cấp, quy trình pha chế như sau : 1 lít EMINA gốc + 2 lít gỉ đường(hoặc 2 kg đường đỏ) + 37 lít nước sạch = 40 lít Dung dịch này được bảo quản trong can ở điều kiện thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp trong khoảng 37 ngày tùy vào thời tiết, khi thấy dung dịch có mùi thơm dễ chịu và váng nổi lên là chúng ta đã có 40 lít thứ cấp EMINA. Dung dịch thứ cấp không nên để quá 3 tháng. 1.2. Dùng pha chế các chế phẩm tác động lên cây trồng. 1.2.1. EMINA thảo mộc Từ 250ml EMINA gốc + 0,5 kg đường đỏ + 9 lit nước + củ, quả xanh. Đem ủ sau 7 ngày thì dùng được. Pha theo tỷ lệ 1ml dịch trong hỗn hợp này + 1 lit nước phun đẫm cho cây trồng vào sáng sớm hoặc chiều tối, cứ 15 ngày phun 1 lần(tránh phun vào giai đoạn cây ra hoa). Cây trồng được cải thiện khả năng sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất và chất lượng. EMINA thảo mộc không để quá 3 tháng. 1.2.2. EMINA thảo dược Từ 1lít EMINA gốc + 1 kg đường đỏ + 1 lit cồn 350 + 1 lít dấm ăn + 1kg hỗn hợp gừng, giềng, tỏi, ớt(1 :1 :1 : 1) + 6 lít nước. Đem ủ sau 15 ngày thì dùng được. Pha theo tỷ lệ 1ml dịch trong hỗn hợp này + 1 lit nước phun đẫm cho cây trồng vào sáng sớm hoặc chiều tối, cứ 15 ngày phun 1 lần(tránh phun vào giai đoạn cây ra hoa). Cây trồng được cải thiện khả năng sinh trưởng, phát triển, đẹp mã, hạn chế sâu bệnh, tăng năng suất và chất lượng. EMINA thảo dược không để quá 3 tháng. Đặc biệt có hiệu quả rất cao với cây trồng khi ta phun dung dịch gồm : 1ml EMINA thứ cấp + 1ml EMINA thảo mộc + 1ml EMINA thảo dược+ 1ml EMINA thứ cấp + 1 lít nước. 1.3. Dùng xử lý phân hữu cơ Phân hữu cơ các loại khoảng 0,5 m3 trộn đều( nếu chỉ là phân lợn, phân trâu, bò nhão thi nên trộn thêm trấu hoặc rác để tăng độ tơi xốp cho đống phân ủ. Chú ý khoảng 2 phần phân + 1 phần trấu hay rác + 10 kg cám gạo + 1 lít EMINA gốc + 1 kg đường đỏ + 50100 lít nước rồi trộn đều, dung xeng gom lại và nén chặt đống phân, phủ kỹ đống phân bằng nilon hay bao tải ; nếu ủ ngoài đồng thì dùng bùn chát kỹ bên ngoài để quá trình ủ phân yếm khí hoàn toàn. Sau 1 tháng ủ chúng ta có thể đem phân đi bón. 2. Sử dụng EMINA thứ cấp 2.1. Khử mùi phân giải EMINA và một số chất khác Chuồng, trại chăn nuôi : Từ 1 lít EMINA thứ cấp + 200 lít nước lã ; dùng phun vào nền và xung quanh tường của chuồng nuôi mỗi tuần 1 lần sẽ không có mùi hôi thối của chuồng trại. Hố xí tự hoại : Đổ trực tiếp 100 ml EMINA thứ cấp vào hố xí, mỗi tuần 1 lần, hố sẽ thông thoáng, không mùi, không bị tắc.
- Hố Tiêu : 100ml EMINA thứ cấp + 2 lit nước, dùng dung dịch này vẩy đều xuống mặt hố và xung quanh hố tiêu, khoảng 35 ngày làm 1 lần, hố tiêu sẽ hết mùi, giảm ruồi nhặng, cải thiện môi trường sống quanh ta. Ngoài ra EMINA thứ cấp còn được dùng để tăng khả năng sinh trưởng, phát triển cho cây trồng, xử lý đáy ao, hồ nuôi cá, ao tù, nước đọng, bãi rác thải... B) HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHẾ PHẨM EMIC 1. Chế phẩm EMIC là gì? EMIC (bộ vi sinh vật hữu hiệu) là tập hợp nhiều vi sinh vật hữu hiệu bao gồm: vi sinh vật phân giải chất hữu cơ, vi sinh vật tổng hợp chất dinh dưỡng, vi sinh vật sinh chất kháng sinh… Một gam chế phẩm chứa trên 1 tỷ vi sinh vật. Chế phẩm EMIC có tác dụng: Phân giải rác thải, phế thải nông nghiệp, mùn hữu cơ, phân bắc và phân chuồng làm phân hữu cơ vi sinh. Phân giải nhanh chất thải hữu cơ trong nước thải. Thúc đẩy nhanh quá trình làm sạch nước thải. Làm giảm tối đa mùi hôi thối của chất thải. Hạn chế mầm bệnh trong chất thải. Lượng dùng và cách bảo quản: 2 gói chế phẩm EMIC 400g sử dụng để ủ cho 1 tấn nguyên liệu. Chế phẩm được để nơi khô ráo và tránh chuột gián cắn. Nếu sử dụng chưa hết cần phải buộc kỹ và tránh bị ẩm ướt. Cách làm phân ủ hữu cơ vi sinh có sử dụng chê phẩm EMIC Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu (làm 1 tấn phân) Phế thải có nguồn gốc từ cây xanh (58 tạ). Phân chuồng hoặc bã bùn, mùn hoai (25 tạ). Chế phẩm EMIC: 400g (2 gói 200g). Có thể thay phân chuồng bằng bùn bã của các khu chăn nuôi, thực phẩm, mùn hoai. Nếu không có các thành phần trên có thể bổ sung 2 kg đạm/tấn phân ủ. Bước 2. Chọn nơi ủ Ủ ở những nơi thuận tiện cho việc sử dụng, trên nền đất trống hoặc xi măng, khô ráo. Bước 3. Trộn chế phẩm với nguyên liệu ủ Để trộn đều hai gói chế phẩm cho 1 tấn nguyên liệu ủ ta làm như sau: Chia đều chế phẩm làm 6 phần và lượng phân rác cũng chia làm 6 phần. Sau đó cho 1 phần chế phẩm vào ôzoa nước khuấy đều. Tiến hành rải 1 phần phân rác mỗi chiều khoảng 3 bước chân rồi cào đều, tưới đều chế phẩm lên lớp phân rác đã rải. Nếu khô thì tưới thêm nước, lượng nước (kể cả nước dùng để tưới chế phẩm) khoảng 1 đến 2 ôzoa tùy thuộc vào rác ướt hay khô. Cứ tiếp tục từng lớp như thế cho đến khi hoàn thành. Bước 4. Che phủ đống phân ủ Sau khi ủ xong, ta che đậy đống ủ bằng bạt, bao tải dứa hoặc nilon và che phủ thêm lớp lá. Vào mùa đông cần phải che đậy kỹ để nhiệt độ đống ủ được duy trì ở mức 40500C.
- Bước 5. Đảo trộn phân và bảo quản Đảo trộn đều nguyên liệu để bổ sung độ ẩm, không khí, cứ khoảng 710 ngày tiến hành đảo trộn và nếu nguyên liệu khô thì bổ sung nước. Phế thải nông nghiệp, phân chuồng thường ủ 2530 ngày. Phân dùng không hết nên đánh đống lại che đậy cẩn thận hoặc đóng bao để dùng về sau. Cách bón phân ủ hữu cơ vi sinh Lúa, ngô, khoai, sắn… : Bón lót, bón thúc, mức bón từ 1 tấn/sào. Cây công nghiệp, cây ăn quả…: Mức bón từ 12 tấn/sào./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sản xuất phân hữu cơ đơn giản
4 p | 755 | 334
-
KỸ THUẬT SẢN XUẤT PHÂN Ủ HỮU CƠ
6 p | 471 | 170
-
Cách bón phân cho rau sạch
2 p | 551 | 133
-
Lợi ích của phân hữu cơ và cách ủ
2 p | 409 | 113
-
Phương pháp bón phân cho rau sạch
2 p | 327 | 103
-
Kinh nghiệm ủ phân hữu cơ bổ sung men vi sinh
2 p | 244 | 49
-
Một số vấn đề kỹ thuật nuôi ghẹ xanh trong đìa
3 p | 415 | 44
-
Cách ủ phân hữu cơ nhanh mục
4 p | 207 | 44
-
Làm phân ủ thật đơn giản - Tổ chức ADDA Đan Mạch
16 p | 122 | 34
-
Các phương pháp ủ phân chuồng
7 p | 238 | 33
-
Dự trữ, bảo quản thức ăn thô xanh vụ đông (phần II)
8 p | 175 | 31
-
Phân hữu cơ - phân rác
3 p | 128 | 27
-
Cách bón phân ca cao thời kỳ kiến thiết có bản
7 p | 168 | 26
-
Phân hữu cơ - phân xanh
3 p | 183 | 26
-
Phân hữu cơ - phân xanh
4 p | 115 | 15
-
Bón thân cho dâu tây
2 p | 88 | 12
-
Trồng lại cây hoa cúc
4 p | 100 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn