Làm gì để có một bài báo hay và thiết thực (4)
lượt xem 135
download
Nhiều nhà báo viết chuyên về môi trường và có những nhà báo khác viết về môi trường như một đề tài tâm huyết dù đó có thể không phải là công việc chính mà toà soạn giao. LÀM GÌ ĐỂ CÓ MỘT BÀI BÁO HAY VÀ THIẾT THỰC? Nhiều nhà báo viết chuyên về môi trường và có những nhà báo khác viết về môi trường như một đề tài tâm huyết dù đó có thể không phải là công việc chính mà toà soạn giao. Dẫu là ai, nhưng khi đã đi vào đề tài này, họ đù...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Làm gì để có một bài báo hay và thiết thực (4)
- Làm gì để có một bài báo hay và thiết thực (4) Nhiều nhà báo viết chuyên về môi trường và có những nhà báo khác viết về môi trường như một đề tài tâm huyết dù đó có thể không phải là công việc chính mà toà soạn giao. LÀM GÌ ĐỂ CÓ MỘT BÀI BÁO HAY VÀ THIẾT THỰC?
- Nhiều nhà báo viết chuyên về môi trường và có những nhà báo khác viết về môi trường như một đề tài tâm huyết dù đó có thể không phải là công việc chính mà toà soạn giao. Dẫu là ai, nhưng khi đã đi vào đề tài này, họ đù cảm thấy ít nhiều khó khăn, thậm chí đơn độc khi phải đối mặt với các “đối tượng”có “sức mạnh” có thể “nhấn chìm”tác phẩm vào im lặng hoặc nếu cần, họ có thể “nhận chìm” luôn tác giả...Tuy nhiên sức mạnh của chân lý lẽ phải luôn là niềm tin của người cầm bút, vì vậy nhiều người vẫn không ngại ngần theo đuổi đề tài mà mình tâm huyết. Đó là một diễm phúc cho một đất nước, một niềm hy vọng cho ai quan tâm đến vấn đề môi trường sống nói chung... Cái khó của viết báo về môi trường đã thế, viết được bài báo có tiếg vang, có tác dụng xã hội lại càng cần phải đầu tư công sức, trí tuệ, và cả bản lĩnh nghề nhiệp nữa... Ơ đây, chúng tôi muốn đề cập đến cách thức phóng viên đi thực tế, phát hiện vấn đề, tiếp cận vấn đề...để người phóng viên tham gia viết về môi trường vận dụng trong khi tác nghiệp. Bằng kinh nghiệm bản thân và tổng kết nghề nghiệp, đặc biệt là những trải nghiệm khi đi thực tế môi trường với biết bao khó khăn vất vả và đôi khi cả nguy hiểm, chúng tôi hy vọng các đồng nghiệp chia sẻ, đồng thời có thể tham khảo, vận dụng trong quá trình tác nghiệp... 1. PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ
- Muốn phát hiện vấn đề về môi trường, nhà báo hình như cần có “giác quan môi trường”. Đó là kiểu ví von, nhưng thực chất nó là thứ linh cảm nghề nghiệp mà thôi. Đôi khi chỉ cần ngửi mùi không khí cũng có thể phát hiện vấn đề ô nhiễm khói bụi. Hoặc có lúc nhìn dòng nứơc chảy có màu đen hay váng bọt có thể phát hiện bàng mắt sự ô nhiễm nước do chất thải sinh hoạt, hoặc chất thải công nghiệp. Lâu rồi thành quen, lúc nào trong đầu anh ta cũng có một dấu hỏi để ngỏ. Đó là hỏi hôm nay- bây giờ, ở đây có gì mới về môi trường xung quanh.? Đến một địa phương làm một công việc khác, nhưng thể nào cũng ngó qua những vùng được xem là trọng điểm về dân cư, về công nghiệp, về khai khoáng...xem có gì đáng nói không. Vì sao phải quan tâm đến vùng dân cư trọng điểm, vùng sản xuất công nghiệp tập trung, vùng khai thác khoáng sản? Đơn giản vì đó là vùng “nhạy cảm”, những nơi rất có thể có những vấn đề về bảo vệ môi trường. Nơi ấy chắc chắn có vấn đề môi trường, khi sản xuất công nghiệp phát triển thì đồng thời thải ra CO2 và nước thải công nghiệp có thể không qua xử lý, rác thải các loại. Nơi ấy nếu là khu dân cư tập trung thì chắc chắn có vấn đề ô nhiễm môi trường, tuy nhiên việc phát hiện vấn đề cụ thể cần đi vào thực tế quan sát, hỏi han dân chúng ở địa phương... Đó là tư duy của người “có nghề”. Cũng là nhà báo nhưng nếu không tinh ý, nếu không chịu khó thâm nhập thực tế, sẽ khó có một phát hiện về môi trường. Laị có những bất ngờ mà chỉ anh nhà báo có kiến thức rộng và có tâm lớn mới dám đến những nơi không ngờ ấy để viết. Một vụ ngộ độc kim loại rất trầm trọng vừa được báo chí phát hiện ở bản dân tộc tận vùng biên giới. Nếu không lăn lộn chịu khó, làm sao biết và phát hiện ra số
- phận của những người đang chịu sống trong môi trường nguy hiểm như vậy để lên tiếng cảnh báo và đề xuất giải pháp khắc phục. Không phải ở đâu cũng có vấn đề về môi trường. Trong tư duy nhà báo, cần có sự khoanh vùng “nguy hiểm”, nghĩa là những địa bàn cần tập trung sự chú ý, vì đó là nơi rất nhạy cảm, có các hoạt động mà tác động của chúng đến môi trường dễ gây tổn thương đến nguồn nước, không khí, tài nguyên đất, rừng... Có được bản đồ “đen”, thậm chí danh sách “đen” về các tác nhân, cơ sở sản xuất gây huỷ hoại, hoặc gây ô nhiễm môi trường trong tay, nhà báo sẽ đỡ mất công lọ mọ đi đây đi đó có lúc mất mấy ngày mà chưa chắc đã có gì đó để viết... Những địa chỉ nào cần quan tâm? Trước hết, hãy chú ý đến các thành phố đông dân, ở đó sẽ có nhiều nguy cơ môi trường bị huỷ hoại do chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, rác y tế...Ơ đó có vấn đề sử dụng các thiết bị điện lạnh có tác nhân làm suy giảm tầng ozon... Nhưng tại các đô thị lớn như vậy, những nơi cần chú ý lại do đặc điểm điều kiện của nơi ấy. Ví dụ ở Hà Nôị, ô nhiễm bụi, đang là vấn đề bức xúc nhiều năm từ giai đoạn cuối thế kỷ 20, tiếp đến là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngầm, rồi ô nhiễm sông ngòi, hồ, cống rãnh, rồi ô nhiễm tíng ồn, ánh sáng ... Còn tại một thành phố khác thì vấn đề có khi lại nằm ở các khu công nghiệp, các nhà máy hoá chất... Vấn đề bảo vệ tài nguyên đất, rừng luôn là đề tài nóng bỏng. Nhưng trọng điểm vấn đề ở đâu cần chú ý. Ta còn những cánh rừng nguyên sinh và khu bảo tồn thiên nhiên. Đấy là nơi nhạy cảm, thu hút sự chú ý của dư luận. Bao nhiêu rừng đầu nguồn bị tấn công được phát hiện xử lý nhờ kênh Báo chí. Nhà báo không lặn lội
- khó có thể viết về bảo vệ rừng, bởi chỉ những nơi xa xôi heo hút, rừng mới tồn tại đến hôm nay, và có nhiều lâm tặc... Tuy nhiên, có những bài báo bắt đầu từ việc phát hiện trên hội nghị hoặc tin trên ...báo. Điều quan trọng là phóng viên triển khai tiếp công việc như thế nào. Kênh thông tin nào cũng cần thiết, nhưng sau đấy việc tiếp cận vấn đề, thu thập thông tin và xử lý vấn đề trên báo ra sao. Vấn đề phát hiện có điển hình không, có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng không? Đây cũng là một câu hỏi cần thiết để lựa chọn vấn đề cho báo chí. Tất cả những hiện tượng huỷ hoại tài nguyên, gây ô nhiễm môi trưòng đều có thể phải lên tiếng nhằm đưa ra công luận để giúp cơ quan chức năng và cơ sở gây ra tìm cách điều chỉnh, khắc phục. Tuy nhiên cần lựa chọn cái gì tiêu biểu, có nguy cơ hoặc gây tác hại lớn đến đời sống xã hội để phản ánh, tránh tình trạng phát hiện nhầm, hoặc ngộ nhận về bản chất của vấn đề. Phát hiện vấn đề chính xác, đặc biệt là vấn đề có biểu hiện nghiêm trọng, thì khi thực hiện các thao tác tiếp theo, sẽ có nhiều cảm hứng và rất dễ có bài báo hay. Không ít đồng nghiệp đã run lên, với vẻ bàng hoàng, tỏ thái độ của mình khi đứng trước những hiện tượng huỷ hoại môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Cảm giác ấy là dấu hiệu của một tác phẩm báo chí được viết từ cảm xúc và chất liệu thực tế. Việc phát hiện vấn đề môi trường tưởng là dễ, nhưng không phải ai cũng có phát hiện độc đáo, phát hiện đầu tiên, độc quyền...để rồi từ đó, có những bài báo có
- tiếng vang, gây sốc cho các nhà quản lý. Tóm lại muốn có một phát hiện về vấn đề môi trường, ngoài kiến thức về các lĩnh vực liên quan đến đề tài này, rất cần một thái độ trách nhiệm trước cuộc sống. Ngoài ra còn cần có phương pháp tốt để tiếp cận “mục tiêu”, dò tìm đối tượng...Với phương châm không bỏ qua bất cứ một hiện tượng nào làm ảnh hưởng đến môi trường sống, phóng viên viết về môi trường có thể có những phát hiện đề tài ở ngay bên cạnh văn phòng mình làm việc, hoặc trên đường đến một nơi công tác nào đó. Bởi một sai lầm về quản lý kinh tế có thể chỉ trả giá cho vài cá nhân,trong một thời gian, nhưng sự huỷ hoại môi trường đôi khi cả cộng đồng phải trả giá nhiều năm... TIẾP CẬN VẤN ĐỀ Viết về môi trường bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực. Thường tiếp cận vấn đề thuộc trường hợp thứ nhất bao giờ cũng dễ hơn, thuận hơn.Nhưng nên nhớ không phải cơ sở sản xuất nào cũng thích khen về công tác bảo vệ môi trường. Họ có lý của họ đấy. Phàm đã tổ chức sản xuất, thông thường bao giờ cũng có tác động môi trường. Khi đó dù làm tốt mấy nhưng không khéo được khen hôm trước, hôm sau cơ quan chức năng kiểm tra thử, hoặc ông nhà báo khác không đồng tình thì nguy.
- Ơ đời có chuyện “bói ra ma”, nên không ai là không có “tội” với môi trường, chỉ có điều là việc kiểm soát tới đâu. Lần ấy, có một công ty liên doanh với nước ngoài tổ chức họp báo giới thiệu quy trình xử lý nước thải của nhà máy sản xuất đồ uống. Khi ban tổ chức mời tất cả ra tham quan hệ thống xử lý nước thải, đến chỗ xả ra kênh chung, ông Giám đốc bỗng dùng một cái cốc vục nước từ cống nước thải rồi đưa lên uống ừng ực. Thấy vậy, một nhà báo nọ không hiểu là để nịnh doanh nghiệp hay vì cả tin đã “dũng cảm” làm theo trước sự kinh ngạc của các đồng nghiệp. Kết quả là sau đó bụng anh ta lập tức có “vấn đề”, còn ông chủ doanh nghiệp kia thì vô sự, vì trước khi ra đó, ông đã ...uống một nắm thuốc phòng.(?!) Sau cuộc họp báo đó, có vài tờ báo đưa tin kiểu “ngoại giao”, còn phần lớn các báo dè dặt cho qua... “Hoài nghi tất cả”! Đó là câu châm ngôn mà K. Mark rất thích. Với người làm báo về môi trường, rất cần có thái độ đó, nhưng phải là thứ hoài nghi khoa học. Ơ đời còn có câu: “cả vú lấp miệng em” dùng để chỉ những trường hợp ai đó dùng thế lực, tiền bạc để lấp liếm sự thật. Thực tế có “đại gia” trong một ngành sản xuất nọ đã từng lập hàng đống hồ sơ tài liệu để bịp thiên hạ về cái khoản xử lý nước thải và bảo vệ môi trường nhà máy. Trong khi đó công nghệ sản xuất lạc hậu của DN này mỗi năm thải ra môi trường không biết cơ man nào nước chứa chất tẩy rửa và khói bụi. Thường gặp những đối tượng này, Phóng viên môi trường non tay khó moi được gì từ cơ quan chức năng, và cả cơ sở sản xuất. Khi đó chỉ có cách duy nhất là tìm nay đến đối thủ cạnh tranh, hoặc có thể tiếp cận trực tiếp với người chịu tác động của hậu quả môi trường. Họ sẽ là một kênh thông tin ban đầu, rát cần thiết, nhưng nhớ rằng phải đề phòng với thông tin gây nhiễu, do mục đích, động cơ không lành mạnh.
- VỚI NHỮNG ĐỐI TƯỢNG KHÓ NHẰN, PHẢI LÀM GÌ? Thường tiếp cận với đối tượng báo chí môi trường là các cơ sở sản xuất có tác động tiêu cực, bao giờ cũng là một khó khăn của phóng viên. Không phải cơ sở nào cũng sẵn sàng hợp tác, mà ngược lại, phần lớn họ né tránh hoặc bất hợp tác trong khi tiếp cận vấn đề. Đó cũng là đặc điểm có tính đặc thù của phóng viên môi trường. Lúc này phóng viên như người lính đơn độc trước đối tượng vốn rất cảnh giác với búa rìu dư luận. Họ tìm cách lãng tránh các cuộc tiếp xúc với phóng viên, thậm chí cho văn phòng tiếp đón chu đáo và báo cáo thao thao bất tuyệt về “thành tích bảo vệ moi trường” của đơn vị. Có khi họ còn đưa ra những tài liệu có xác nhận của cơ quan chức năng về công tác bảo vệ môi trường của họ. Trong khi đó việc tìm kiếm các thông số kỹ thuật để chứng minh việc tác động môi trường của phóng viên lẽ ra phải căn cứ vào đó., thì người phóng viên đành phải tự điều tra lấy. Mà công việc này thì anh ta không có chuyên môn. Làm sao biết được trong nước thải của nhà máy kia có hàm lượng các chất độc hại vựơt chỉ số cho phép? Làm sao biết khí thải kia có nồng độ CO2 là bao nhiêu?
- Thôi đành phải điều tra theo cách của mình vậy. Khổ sở vì cái cách làm cổ điển này, đó là đi vào đời sống của dân cư có khả năng chịu ảnh hưởng, hỏi xem họ nói gì về môi trường họ đang sống? Bệnh tật nhiều người mắc phải là bệnh gì, liên quan gì đến nhà máy không? Rồi hoa màu cây cối nguồn nước có bị ảnh hưởng gì không? Bằng ấy thông tin có đủ tin cậy để đưa ra nhận định về tác động tiêu cực đến môi trường? Câu hỏi này rất quan trọng để phóng viên có thể cân nhắc, mà có thể từ đó, tránh được sự nóng vội chủ quan khi khai thác thông tin, và điều quan trọng hơn là bài báo đảm bảo có cơ sở khách quan, khoa học. Đã có không ít bài học về sự chủ quan, vội vã khi thông tin thiếu tính chính xác, không có tính thuyết phục mà hậu quả đôi khi dẫn tác giả đến “tai nạn nghề nghiệp” không mong muốn. Vì vậy, những thông tin thu thập được trong quá trình tự điều tra phải được kiểm chứng qua nhiều kênh khác. Kênh thông tin chính thống là chính quyền các cấp. Nếu là có tác động tiêu cực về môi trường, thế nào cũng có cơ quan chức năng phản đối, nếu không, tìm bằng được người có trách nhiệm có quan điểm đúng về vấn đề nêu ra. Đi tìm sự đồng thuận của dư luận địa phương là rất cần thiết. Vụ án phá rừng Tánh Linh ở Bình Thuận nếu không có sự ra quân đồng loạt của báo chí, không phải là vụ án điểm thì có lẽ không ít nhà báo đã “dính đòn”. Một thủ thuật khá cổ điển nhưng hay bị bỏ qua khi tác nghiệp là đi tìm gót chân A Sin thông qua đối thủ cạnh tranh, hay từ “vấn đề nội bộ”. Kinh nghiệm cho thấy rằng không ít vụ án lớn được báo chí phanh phui bắt đầu từ nôị bộ của đối tượng. Có thể là lãnh đạo địa phương, hoặc ngành“bật đèn xanh”, cũng có thể từ các cá
- nhân bất đồng về quan điểm khoa học, hay chính kiến... Từ những nguồn thông tin ấy, phóng viên sẽ thuận hơn khi tiếp cận vấn đề. Vấn đề môi trường bao giờ cũng được xem là nhạy cảm nên công việc của người phóng viên môi trường là không mấy dễ dàng. Nghệ thuật hỏi chuyện và cách đặt vấn đề đôi khi cũng gây hiệu quả bất ngờ. Tại sao khi đối diện với chủ doanh nghiệp, ta lại tiết kiệm lời khen về thành quả phát triển- xây dựng của họ, về các kết quả đóng góp nào đó cho xã hội? Có thể từ những câu chuỵên như vậy, họ sẽ có thiện cảm với ngưòi đối diện và khi đi vào vấn đề chính là môi trường, phải vờ như chia sẻ với họ những khó khăn trong công nghệ, trong kiểm soát tác động môi trường. Khi ấy có thể người ta sẽ vì thế mà bộc lộ cái thật của họ. Chính từ cái thông tin hiếm hoi ấy ,bản chất của vấn đề sẽ được xem xét, đánh giá trên cơ sở dữ liệu khách quan mà ta có được. Tóm lại, khi tiếp cận vấn đề, việc làm cách nào để moi được nhiều thông tin là ở cái tài của mỗi nhà báo. Người ta dễ nản lòng khi thiếu thông tin. Máy ghi âm và máy ảnh luôn là phương tiện hữu ích nhất trong những cuộc tác nghiệp khó khăn như vậy. Thiếu phương tiện cần thiết, đôi khi chính chúng ta chống lại chúng ta. Bây giờ máy ảnh có thể dùng để chụp trộm tài liệu. Điều đó rất lợi hại khi tác nghiệp, vì có người chỉ cho phóng viên xem tài liệu mà không cho đem đi phôtô copy... XỬ LÝ THÔNG TIN
- Thông thường công việc cần thiết nhất và cũng dễ gây mệt mỏi nhất là giai đoạn thứ hai, tức là việc tiếp cận vấn đề. Tuy nhiên công đoạn xử lý thông tin cũng rất quan trọng để chuẩn bị cho ra đời tác phẩm báo chí. Trên cơ sở nguồn dữ liệu, tài liệu có trong tay, phóng viên có thể trở về toà soạn và ngồi rung đùi trước máy vi tính. Nhưng chớ vội. Hãy suy nghĩ thật sự nghiêm túc cái mình sắp viết nhằm mục đích gì, viết để bảo vệ môi trường, viết để cảnh báo cho người vi phạm biết rằng anh ta đang sống và hưởng lợi từ những thiệt hại của công đồng xung quanh... Trứơc cái mớ thông tin hổ lốn, đôi khi trái chiều nhau về con số, về tình trạng môi trường...làm sao để người viết không bị lệ thuộc vào thông tin mà trước hết nên có cái nhìn tổng quan về vấn đề định viết, có sự khái quát về tình hình và dư luận xã hội về vấnđề đó. Hãy chú ý lấy ý kiến cơ quan chính quyền, hoặc cơ quan chức năng làm chỗ dựa, nhằm tạo được sự đồng thuận của dư luận chung. VỀ BÀI BÁO CẢNG TRÀ BÁU HAY VỊNH HẠ LONG? Đây là bài báo viết về môi trường, có liên quan đến Vịnh Hạ Long- di sản thiên nhiên thế giới. Bài báo được viết sau khi có dư luận lên tíêng về một cảng nổi đang được khai thác ngay trong vùng bảo vệ tuyệt đối của Vịnh Hạ long,và tác động môi trường có nguy cơ gây ô nhiễm vùng biển nay.
- Bài báo này đụng đến vấn đề khác, đó là Cảng này đã được một cấp nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cho phép lập ra để chuyển tải hàng hoá thông qua vịnh cho các tàu có tải trọng lớn, không vào được cảng Hải Phòng. Vấn đề đặt ra là,Viết hay không, viết thế nào, tiếp cận vấn đề thì bằng con đường nào để tránh “sự cố” nghề nghiệp” được chúng tôi cân nhắc kỹ. Cuối cùng, cách tốt nhất là đi thực tế, viết những điều mắt thấy tai nghe, làm như việc lập cảng nổi kia là việc làm chui, là việc của một đơn vị vận tải nào đó... Đến khi báo ra, ngay cả cơ quan giúp việc Chính Phủ cũng phát hoảng lên vì thông tin như bịa... Sau đó thì kiểm tra, xử lý, và cuối cùng thì ...cho dẹp cái cảng nổi kia. Sự lựa chọn của cấp có thẩm quyền đã được dư luận đồng tình đó là hy sinh lợi ích cục bộ để giữ lấy vịnh Hạ Long vì lợiích lâu dài và vì danh dự văn hoá nước nhà... Cũng từ thông tin trên, nếu tiếp cận bằng con đường khác, kết quả chưa chắc đã thuận như vậy. Giả sử đầu tiên đi gặp cơ quan cấp phép, biết đâu người ta sẽ đưa ra khuyến cáo với báo chí rằng vấn đề nhạy cảm, rằng nên thận trọng và nên ưu tiên cho lợi ích trước mắt, lợi ích kinh tế, khi không có cách nào khác... Liệu sau đó nhà báo có dám viết nữa không?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac - Lênin - Phạm Thị Hằng
55 p | 646 | 152
-
Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ - Chương VI: Ngữ pháp
37 p | 2135 | 127
-
Mở đầu và kết bài ra sao
5 p | 215 | 66
-
Bài giảng Kỹ năng tham vấn
16 p | 156 | 36
-
Bài văn năm đoạn
6 p | 137 | 23
-
Xã hội học đô thị có thể làm gì trong lĩnh vực nhà ở và phát triển đô thị - Trịnh Duy Luân
5 p | 97 | 12
-
Vai trò hiến định của các thành phần kinh tế - Phần 1
13 p | 84 | 7
-
Chuẩn bị cho bài kiểm tra
5 p | 89 | 7
-
Nâng cao vị thế của nữ trí thức Việt Nam trong thời đại ngày nay
6 p | 78 | 5
-
Vì một Việt Nam cất cánh: Phần 1
158 p | 59 | 3
-
Cần làm gì để có nền giáo dục đại học thực chất
9 p | 18 | 3
-
Triết lý thực học thực nghiệp của đông kinh nghĩa thục - Bài học cho nền giáo dục hôm nay
6 p | 39 | 3
-
Làm gì để tối ưu hóa quản trị tri thức số: Chính phủ - Thư viện - Doanh nghiệp
6 p | 51 | 2
-
Xây dựng trung tâm tri thức số ở Việt Nam cần phải làm gì và làm thế nào
12 p | 35 | 2
-
Thư viện Việt Nam cần làm gì để hướng tới Cách mạng công nghiệp 4.0
10 p | 27 | 2
-
Vấn đề phát huy tính tích cực của công nhân trong đổi mới cơ chế quản lý - Nguyễn Hữu Minh
6 p | 59 | 2
-
Làm gì để tối ưu hóa quản trị tri thức số: Chính phủ - Thư viện - Doanh nghiệp?
6 p | 49 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn