intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm gì khi bé không gọi mẹ?

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

77
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con tôi gần 25 tháng tuổi (đi nhà trẻ từ 13 tháng). Bé hiểu và làm theo những yêu cầu đơn giản của người lớn nhưng nói rất ít, khoảng vài từ như: đi ra, đi về, máy bay, no... Bé biết gọi Ba ơi, Bà ơi... nhưng chưa bao giờ gọi Mẹ. Bé gọi mẹ là "cô ơi" hoặc "ba ơi". Tôi cũng rất cố gắng để tập bé gọi "mẹ ơi" nhưng mỗi lần nghe ai tập cho nói tiếng "mẹ" thì bé lại tỏ vẻ mắc cỡ, cười hoặc làm ngơ. Tôi phải làm sao để dạy bé...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm gì khi bé không gọi mẹ?

  1. Làm gì khi bé không gọi mẹ? Con tôi gần 25 tháng tuổi (đi nhà trẻ từ 13 tháng). Bé hiểu và làm theo những yêu cầu đơn giản của người lớn nhưng nói rất ít, khoảng vài từ như: đi ra, đi về, máy bay, no... Bé biết gọi Ba ơi, Bà ơi... nhưng chưa bao giờ gọi Mẹ. Bé gọi mẹ là "cô ơi" hoặc "ba ơi". Tôi cũng rất cố gắng để tập bé gọi "mẹ ơi" nhưng mỗi lần nghe ai tập cho nói tiếng "mẹ" thì bé lại tỏ vẻ mắc cỡ, cười hoặc làm ngơ. Tôi phải làm sao để dạy bé nói nhiều hơn và đặc biệt là biết gọi "Mẹ ơi!".(Nguyễn Thị Anh Minh)
  2. Trả lời: Bạn Anh Minh thân mến! Tôi cũng không biết bé nhà chị là trai hay gái (vì chị không nói rõ). Giữa cháu trai và gái cũng có sự khác nhau về thời điểm biết nói cũng như sự hoạt ngôn. Tuy nhiên bé 25 tháng tuổi mới bập bẹ ít từ thì cũng hơi chậm nói, song cháu vẫn đang ở tình trạng bình thường, trong giới hạn cho phép. Cho đến 3 tuổi nếu ngôn ngữ của cháu không tăng nhanh thì sẽ đáng ngại. Vậy cho nên trong giai đoạn này, gia đình cần tích cực tập cho con nhiều hơn. Anh chị vẫn phải đọc nhiều truyện cho con nghe (truyện tranh và ngắn thôi), sau đó hỏi trẻ về các nhân vật trong truyện. Mẹ cần cố gắng thu hút bé vào câu truyện bằng cảm xúc của mình bởi chỉ nhờ thế trẻ mới học nói tốt hơn. Thí dụ, chị có thể kể cho con nghe chuyện "Cáo và thỏ": Vì thỏ con không nghe lời mẹ nên để cáo vào nhà, muốn ăn thịt thỏ. Lúc này,
  3. thỏ con kêu cứu thảm thiết: "Mẹ ơi, mẹ ơi! Cứu con!" nhưng thỏ con gọi chưa to nên mẹ không nghe thấy… Đến lúc này, chị đề nghị bé gọi cùng thỏ con: Mẹ ơi!.... Ngoài ra, gia đình chú ý không thoả mãn nhu cầu của cháu khi cháu không nói: thí dụ bé đòi lấy đồ chơi, chị hãy bắt trẻ phải nói được tên đồ chơi thì mới lấy cho. Trẻ mới học nói thì bao giờ cũng nói những âm dễ đầu tiên, đó là: ba, bà, bi…và cũng tuỳ từng trẻ cùng với môi trường ngôn ngữ của gia đình mà trẻ sẽ nói từ nào nhiều hơn. Với bé nhà mình có thể âm “m” chưa thuận miệng, hơn nữa lại là từ mẹ. Chị có thể cho cháu phát âm những từ như ma, má, mạ… sau đó chuyển sang mẹ. Chị đừng quá lo ngại vì trẻ chưa nói được từ mẹ mà quan trọng hơn là trẻ đã sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt suy nghĩ và mong muốn như thế nào. Chị cần tích cực hơn dạy trẻ cách diễn đạt và đến lúc nào đó bé
  4. sẽ gọi được từ mẹ ơi. Tóm lại, gia đình hãy cho trẻ vào tình huống ngôn ngữ có cảm xúc, liên quan đến thoả mãn nhu cầu của trẻ, trẻ sẽ có được sự thuận lợi để phát triển. Chúc chị thành công!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2