intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lý do bé hay vòi quà

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

71
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đi chợ về, chưa kịp cất đồ, chị Nghi đã thấy bé Nguyên chạy ra, lục tung giỏ. Không tìm thấy gì cho mình, bé phụng phịu: "Sao mẹ không mua gì cho con hết vậy?" rồi òa khóc. Chị dỗ dành: "Nhà mình bánh trái đủ cả, con đâu thiếu gì. Để hôm khác nhé!" nhưng con bé vẫn không nghe. Mãi đến khi chị nói: "Thôi, để mẹ gọi điện thoại dặn bố chiều đi làm về mua quà đền cho con nhé!". Nghe thế, con bé mới thôi khóc, đưa tay quệt nước mắt. Vì sao...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lý do bé hay vòi quà

  1. Lý do bé hay vòi quà Đi chợ về, chưa kịp cất đồ, chị Nghi đã thấy bé Nguyên chạy ra, lục tung giỏ. Không tìm thấy gì cho mình, bé phụng phịu: "Sao mẹ không mua gì cho con hết vậy?" rồi òa khóc. Chị dỗ dành: "Nhà mình bánh trái đủ cả, con đâu thiếu gì. Để hôm khác nhé!" nhưng con bé vẫn không nghe. Mãi đến khi chị nói: "Thôi, để mẹ gọi điện thoại dặn bố chiều đi làm về mua quà đền cho con nhé!". Nghe thế, con bé mới thôi khóc, đưa tay quệt nước mắt. Vì sao trẻ thường hay vòi quà? Không riêng chị Nghi mới gặp tình cảnh này. Đôi khi chính bạn cũng bực bội vì sự vòi vĩnh của con.
  2. Những đứa trẻ từ 4-5 tuổi thường không chờ đến dịp đặc biệt để nhận quà. Hầu như lúc nào chúng cũng thích lục túi, giỏ xách của bố mẹ hoặc người thân để tìm quà. Có trường hợp, trẻ còn giận hờn, vùng vằng với bố mẹ nếu họ không mua thỏi kẹo, que kem hay tấm hình dán khi đến đón con ở trường. Lúc ấy, bé tỏ ra bướng bỉnh và làm mọi cách để gây sự chú ý của mọi người. Một số phụ huynh rất ngại dắt con đi thăm người thân vì mỗi lần gặp họ, trẻ lại vòi vĩnh trước khi khoanh tay chào: "Bác có quà gì cho cháu không ạ?". Khách đến chơi nhà, nhiều bé còn hỏi: "Bác có mang quà cho cháu không?". Việc đòi quà sau khi bố mẹ đi chợ, đi công tác về là điều thường gặp ở những trẻ cảm thấy mình bị bỏ rơi, dù chúng rất được cưng chiều. Món quà mà trẻ nhận được là bằng chứng cho thấy chúng luôn được bố mẹ nhớ đến. Ngoài ra, có những trường hợp chính phụ huynh là người tạo nên thói quen đòi quà ở con. Họ biểu lộ tình thương qua những chú gấu bông, đồ chơi điện tử hoặc quà vặt. Họ làm thế để "đền" cho con khi để bé ở nhà một mình hoặc bù đắp thiếu sót vì không có thời
  3. gian chăm sóc trẻ. Kết quả, bé quen được cưng chiều và nghĩ rằng càng được người lớn yêu thương thì càng được tặng nhiều quà. Cũng có trường hợp người lớn có thói quen mua chuộc hoặc thỏa thuận với trẻ như: "Nếu con ngoan, mẹ sẽ mua quà cho". Trong hoàn cảnh này, bé cho rằng tất cả chỉ là vật trao đổi. Quà mà chúng được bố mẹ hứa cho đồng nghĩa với sự ngoan ngoãn và hành động tốt. Chính vì vậy, trẻ cảm thấy mình xứng đáng được nhận quà và có quyền đòi hỏi. Bé hoàn toàn không nhận thức được hành vi của mình là vô lễ. Thói quen vòi quà của trẻ rất khó thay đổi trong thời gian ngắn. Thế nhưng, bạn có thể giảm bớt sự vòi vĩnh của con. Thay vì hứa mua đồ chơi, bánh kẹo cho bé, bạn hãy hướng con đến những mục tiêu khác như: "Khi về, mẹ sẽ nấu món rau câu mà con thích" hay "Sau chuyến công tác, mẹ sẽ dẫn con đi xem múa rối nhé!"... Điều đó không có nghĩa chúng ta loại bỏ hẳn những món quà. Quà sẽ được chuyển sang những dịp đặc biệt như sinh
  4. nhật, quốc tế thiếu nhi... Lúc ấy, trẻ sẽ đón nhận món quà với niềm hứng thú và cảm nhận đúng giá trị của nó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2