intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tự đánh giá về khả năng lãnh đạo: Thế nào là chuẩn xác? (Kỳ 2)

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

133
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn bè bạn và những đồng nghiệp của bạn có cho rằng bạn là người dễ kết bạn và dễ hoà đồng với mọi người hay không? Nếu như bạn biết rõ rằng bạn giúp đỡ người khác bạn phải hy sinh lợi ích của bản thân mình, bạn có giữ nguyên ý định giúp đỡ họ hay không? Bạn bè bạn có hay hỏi ý kiến của bạn hay không? Bạn có hay nhờ vả người khác giúp đỡ mình hay không? 8. Bạn có thể giải quyết một cách linh hoạt trong các trường hợp tình hình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tự đánh giá về khả năng lãnh đạo: Thế nào là chuẩn xác? (Kỳ 2)

  1. Tự đánh giá về khả năng lãnh đạo: Thế nào là chuẩn xác? (Kỳ 2) 7. Bạn bè bạn và những đồng nghiệp của bạn có cho rằng bạn là người dễ kết bạn và dễ hoà đồng với mọi người hay không? Nếu như bạn biết rõ rằng bạn giúp đỡ người khác bạn phải hy sinh lợi ích của bản thân mình, bạn có giữ nguyên ý định giúp đỡ họ hay không? Bạn bè bạn có hay hỏi ý kiến của bạn hay không? Bạn có hay nhờ vả người khác giúp đỡ mình hay không?
  2. 8. Bạn có thể giải quyết một cách linh hoạt trong các trường hợp tình hình biến đổi rất khó lường trước được hay không? Hoặc trong những trường hợp hỗn loạn bạn có thể đứng ra giải quyết ổn thoả hay không? Tất cả mọi việc đều không theo như ý bạn, bạn có thể sống vẫn rất vui vẻ không? Bạn có cảm thấy phiền não, trong lòng lo lắng bất an khi bạn đã đưa ra quyết định nhưng không biết kết quả sẽ như thế nào không? 9. Bạn có nghĩ rằng nếu bạn tin tưởng vào người khác thì người khác sẽ tin tưởng vào bạn không? Bạn có dễ dàng xoá bỏ khoảng cách giữa bạn và người khác hay không? 10. Trong công việc bạn có coi trọng sự tác động của các nhân tố chủ quan và con người không? Bạn có chú ý đến việc lợi dụng người khác phục vụ cho công việc của mình hay không? Và bạn có quan tâm đúng mức đến cấp dưới của mình tương xứng với mức độ bạn dùng họ hay không? 11. Bạn có chú ý đến các hành vi của mình và nghĩ rằng tại sao bạn phải làm như thế chưa? Bạn có bao giờ đánh giá lại những câu nói những việc mình
  3. làm dưới góc độ và quan điểm của người khác nhìn về bạn hay không? Bạn đã lần nào cố gằng nhìn nhận sự việc trên lập trường của một người khác chưa? 12. Bạn có thấy rằng bạn có thể tiếp xúc với đủ các loại người khác nhau và khi bạn dùng người bạn cố gắng phát huy tốt nhất tác dụng của họ hay không? Phần 3: Kiểm tra năng lực lãnh đạo Bạn tán thành hay phản đối các cách nói sau đây: 1. Mỗi một công việc một ngành nghề đều có những yêu cầu riêng và tính cách riêng phù hợp với công việc đó, và mỗi công việc mọi người đang làm đều có giá trị riêng của nó, cần phải áp dụng những cách khác nhau để lãnh đạo tất cả mọi người với những công việc riêng và tính cách riêng. 2. Làm bất kỳ chuyên ngành nào cũng được, vấn đề là phải kiếm ra được nhiều tiền. 3. Một nhà lãnh đạo có năng lực là người phải đánh giá được ngay năng lực một nhân viên khi gặp anh ta lần đầu.
  4. 4. Tinh thần uể oải, suy nghĩ tiêu cực, hay than vãn, cảm thấy chán ngấy, ngán ngẩm là do không có cảm hứng và không có đối thủ cạnh tranh tạo thành, chứ không phải là do sinh ra đã là kẻ lười biếng. 5. Một nhà lãnh đạo tốt nhất không nên quản lý luôn đến cả trạng thái tình cảm riêng của nhân viên mình. 6. Không nên tán dương tất cả những thành quả mà nhân viên của bạn đạt được. Bởi vì nếu bạn tán dương họ, bạn sẽ rất khó lãnh đạo họ và họ còn đòi bạn tăng lương cho họ nữa. 7. Cách làm cho nhân viên có thể nâng cao tốt nhất hiệu quả trong công việc là phải đe doạ họ rằng họ đang phải đối đầu với nguy cơ bị mất việc. 8. Một nhóm những nhân viên có chuyên môn sẽ giải quyết vấn đề hoàn thiện hơn nhiều so với việc để cho một cá nhân tự đi giải quyết vấn đề đó. 9. Nếu một người đảm nhận vai trò lãnh đạo, như vậy họ phải là một người hiểu biết về chuyên môn giống như một nhân viên chuyên làm trong lĩnh vực đó. 10. Cần phải hiểu rõ tính cách của các nhân viên dưới quyền, điều đó sẽ có lợi cho việc nghĩ ra các biện pháp phòng tránh tình trạng ý chí đấu tranh và cạnh
  5. tranh vươn lên trong công việc của các nhân viên bị giảm sút, khiến họ mất đi tinh thần làm việc, thậm chí họ không còn ý chí phấn đấu vươn lên trong công việc nữa. 11. Nếu như một nhà lãnh đạo không trả lời được câu hỏi của nhân viên đưa ra, ông ta nên nói: “tôi không hiểu lắm về vấn đề này, tôi sẽ trả lời lại anh sau”. Sau đó tiếp tục giải quyết tiếp công việc của mình. 12. Khi đưa ra những quyết định liên quan trực tiếp đến nhân viên dưới quyền, nhà lãnh đạo nên tham khảo ý kiến của họ. 13. Những nhân viên dưới quyền sẽ không tôn trọng những nhà lãnh đạo luôn hỏi ý kiến của họ. 14. Phải biết mình và biết người, điều đó rất quan trọng. 15. Một nhà lãnh đạo, nên chú trọng vào việc vạch ra hướng đi nhưng không phải là một người quản đốc và giám sát chặt chẽ các nhân viên dưới quyền. 16. Cho dù bạn phản đối cách làm đó nhưng ở vị trí một nhà lãnh đạo bạn vẫn phải làm theo mệnh lệnh của cấp trên. 17. Một nhà lãnh đạo tốt nhất không nên chia sẻ quyền hành cho những nhân viên quản lý cấp dưới.
  6. 18. Điều quan trọng nhất với một nhà lãnh đạo là phải làm sao đánh giá được đúng nhất những cống hiến của các nhân viên cấp dưới, chứ không phải là tán dương nhân viên đó trước tập thể. 19. Thông thường mà nói, mỗi nhân viên đều cần có sự “phân vùng” trong chế độ đãi ngộ. 20. Một tác dụng quan trọng của một nhà lãnh đạo là cung cấp thông tin và giảm bớt việc chèn ép nhân viên dưới quyền. Kết quả: Phần 1: Nếu cuộc sống của bạn phát sinh ra 4-5 thay đổi đã liệt kê kể trên mà bạn vẫn thích ứng tốt, như vậy bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để làm một nhà lãnh đạo hoặc một nhà quản lý rồi đấy. Phần 2: Trong 12 câu hỏi liệt kê trong phần này, nếu như bạn trả lời 6 trong 12 câu đó trở lên là “đúng”, bạn sẽ là một nhà lãnh đạo có khả năng lãnh đạo những tổ chức, doanh nghiệp đang trong tình trạng khốn đốn nhất. Phần 3: Các đáp án sau đây là đúng: 4; 10; 11; 12; 14; 15; 18; 19; 20. Nguồn: Sưu tầm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1