intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm sao để có thêm thời gian suy nghĩ về lời đề nghị của nhà tuyển dụng

Chia sẻ: Sa Sadf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

159
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cũng giống như bất kỳ quyết định quan trọng nào khác, việc chấp nhận một công việc mới đời hỏi những suy nghĩ thật sự nghiêm túc. Ảnh hưởng sâu sắc của sự nghiệp lên đời sống của mỗi cá nhân là điều không thể phủ nhận. Vì thế, nếu bạn nhận được một lời đề nghị cho công việc mới và nhà tuyển dụng muốn bạn trả lời ngay lập tức, có cách nào để kéo giãn thêm thời gian không? Lee. E. Miller, chủ tịch của trang web NegotiationPlus.com cho rằng có rất nhiều cách giúp chúng ta...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm sao để có thêm thời gian suy nghĩ về lời đề nghị của nhà tuyển dụng

  1. Làm sao để có thêm thời gian suy nghĩ về lời đề nghị của nhà tuyển dụng Cũng giống như bất kỳ quyết định quan trọng nào khác, việc chấp nhận một công việc mới đời hỏi những suy nghĩ thật sự nghiêm túc. Ảnh hưởng sâu sắc của sự nghiệp lên đời sống của mỗi cá nhân là điều không thể phủ nhận. Vì thế, nếu bạn nhận được một lời đề nghị cho công việc mới và nhà tuyển dụng muốn bạn trả lời ngay lập tức, có cách nào để kéo giãn thêm thời gian không? Lee. E. Miller, chủ tịch của trang web NegotiationPlus.com cho rằng có rất nhiều cách giúp chúng ta tránh nói "có" hay "không". Sau đây là một vài bí quyết giúp thực hiện điều này. 1. Thẳng thắn Một trong các biện pháp tốt nhất là tỏ ra thành thật và yêu cầu nhà tuyển dụng cho thêm thời gian. Thật ra, lời đề nghị này của ứng viên là hoàn toàn hợp lý trước khi đưa ra một quyết định quan trọng. Miller cho rằng "Bất kỳ một công ty nào không cho bạn thời gian 2 ngày để suy nghĩ đều là các công ty có vấn đề". 2 hay 3 ngày là khoảng thời gian hợp lý trong
  2. khi một tuần thì không. Nếu bạn yêu cầu thời gian suy nghĩ > 1 tuần, công ty sẽ chuyển sự chú ý lên ứng viên khác. Vì thế, hãy chắc chắn là bạn luôn tôn trọng các nhu cầu của công ty. 2. Thể hiện sự nhiệt tình của bạn đối với lời đề nghị Dù bạn yêu cầu thời gian suy nghĩ bao lâu, bạn luôn phải mở đầu bằng một câu nói thể hiện sự phấn khởi về lời đề nghị của nhà tuyển dụng. Ví dụ, bạn có thể nói "Tôi rất vui mừng khi nghe được lời đề nghị từ Ông/Bà, hơn thế nữa, tôi cũng rất quan tâm đến vị trí này. Tuy nhiên, tôi cần có thêm chút ít thời gian để suy nghĩ về các tất cả các lựa chọn và quyết định quan trọng này. Tôi có thể trả lời Ông/Bà vào cuối tuần này được không?". Thể hiện sự quan tâm của bạn đối với công ty sẽ làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy an tâm về lời đề nghị thậm chí khi bạn còn đang vô cùng băn khoăn về điều này. 3. Yêu câu các thông tin bổ sung
  3. Việc xin thêm các thông tin, đặc biệt là các vấn đề yêu cầu công ty phải có sự chuẩn bị sẽ cho bạn thêm chút ít thời gian. Chúng có thể liên quan đến chế độ tiền thưởng hay cơ hội được trò chuyện với một ai khác trong công ty. 4. Thương lượng về lương Hầu hết những nhà tư vấn về nghề nghiệp đều khuyên chúng ta cố gắng thương lượng khi nhà tuyển dụng đưa ra lời đề nghị về mức lương. Công ty muốn thuê bạn, nhưng họ lại thường đưa ra mức giá tổi thiểu. Khi bạn không chấp nhận với mức lương đưa ra, nhà tuyển dụng sẽ xem xét lại đề nghị của họ. Nếu bạn đang ở thế trung lập, một yêu cầu về thay đổi mức lương hợp lý sẽ kéo dài thời gian suy nghĩ của bạn thêm 1 hoặc 2 ngày. 5. Vai trò của người thứ 3 Nếu một người nào đó có ảnh hưởng quan trọng đối với cuộc đời bạn, bạn có thể dựa vào nguyên nhân này để kéo dài thời gian. Ví dụ, bạn có
  4. thể nói "Cám ơn rất nhiều về lời đề nghị. Tôi thật sự quan tâm đến vị trí này, tuy nhiên tôi cần phải bàn với vợ về quyết định quan trọng này" Tuy nhiên, Miller cũng cảnh báo rằng nếu cố tình kéo dài thời gian, bạn có nguy cơ mất tất cả. Nếu bạn đang được nhiều công ty mời gọi, hãy nghĩ về từng lời đề nghị của họ ngay bây giờ và trong tương lai. Ghi nhớ là mức lương cao không phải luôn là sự lựa chọn khôn ngoan nhất. Hãy xem xét các yếu tố khác như chế độ trợ cấp, khen thưởng, chăm sóc sức khoẻ, chất lượng cuộc sống, cơ hội phát triển, và sự ổn định của công ty. Nguồn: Thái Hằng/ HR VietNam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2