intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm sao để giữ chân nhân tài

Chia sẻ: Moclan_1 Moclan_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

126
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Giữ chân” nhân tài là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của người lãnh đạo bởi nếu để họ ra đi, công ty sẽ gặp phải nhiều bất lợi cũng như khó khăn nhất định. Để tránh trường hợp “chảy máu chất xám” này, người quản lý có thể tham khảo một số biện pháp sau: .Đảm bảo nhân viên hoàn toàn thích hợp với công việc Điều này đòi hỏi bạn phải cân nhắc niềm đam mê, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm, động lực và khát khao phát triển của nhân viên. Chỉ tập trung vào...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm sao để giữ chân nhân tài

  1. Làm sao để giữ chân nhân tài? “Giữ chân” nhân tài là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của người lãnh đạo bởi nếu để họ ra đi, công ty sẽ gặp phải nhiều bất lợi cũng như khó khăn nhất định. Đ ể tránh trường hợp “chảy máu chất xám” này, người quản lý có thể tham khảo một số biện pháp sau:
  2. Đảm bảo nhân viên hoàn toàn thích hợp với công việc Điều này đòi hỏi bạn phải cân nhắc niềm đam mê, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm, động lực và khát khao phát triển của nhân viên. Chỉ tập trung vào sự phù hợp giữa kỹ năng của họ với công việc thôi là chưa đủ. Chẳng hạn, bạn nhận thấy năng lực của một nhân viên có vẻ phù hợp với lĩnh vực hoạt động mới của công ty nhưng nếu anh ấy không có hứng thú với loại hình công việc đó, bạn sẽ gây tác động tiêu cực với cả công ty lẫn người đó. Anh ấ y không có động lực để thực hiện công việc một cách tốt nhất và có thể ra đi vì cảm thấy áp lực còn công ty sẽ không tận dụng tối đa tài năng của nhân viên. Nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân viên với công ty
  3. Nhân viên sẽ cảm thấy gắn bó với công ty nếu họ thấy mình có thể đóng góp giúp công ty phát triển lên mức cao hơn. Do đó, hãy nói chuyện với nhân viên về tầm quan trọng cũng như sự tương thích của anh/ cô ấy trong kế hoạch chiến lược dài hạn của phòng ban/ công ty. Tạo ra những thách thức hấp dẫn Quá ưu ái hay " nuông chiều" nhân viên với những nhiệm vụ đơn giản có thể khiến họ cảm thấy nhàm chán và khi đó, họ sẽ đánh mất dần sức sáng tạo, niềm hứng thú và động lực với công việc. Bạn nên cung cấp cho họ những thách thức hấp dẫn như một dự án trong lĩnh vực mới mà họ hứng thú hay thời hạn hoàn thành nhiệm vụ ngắn hơn. Ghi nhận và khen thưởng xứng đáng Sự trung thành của nhân viên không phải hoàn toàn được quyết định bởi tiền bạc. Đôi khi, họ cần một lời động viên, khen ngợi trước cả văn phòng/ công ty hơn là một phong b ì tiền thưởng. Hãy tìm những phương thức khen ngợi cũng như thúc đẩy mà nhân viên ưa thích nhất để họ cảm thấy đ ược tôn trọng và muốn gắn bó với công ty.
  4. Xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên Mối quan hệ tích cực với nhân viên cả trong công việc lẫn cuộc sống riêng là yếu tố quan trọng giúp bạn chinh phục lòng tin và cam kết gắn bó lâu của họ. Vì vậy, ngoài công việc, hãy quan tâm và chia sẻ với nhân viên xuất sắc của mình về những niềm vui, nỗi buồn trong đời thường. Quan tâm tới vấn đề cân bằng công việc - cuộc sống riêng của nhân viên Dù nhân viên là " con gà để trứng vàng" cho công ty nhưng bạn không nên lợi dụng, ép họ làm việc với cường độ khắc nghiệt. Đừng quên rằng ai cũng có cuộc sống riêng ngoài văn phòng và nhân viên sẽ đánh giá cao nếu bạn tôn trọng cuộc sống đó của họ. Kết nối đóng góp của nhân viên cho công ty với mục tiêu của họ
  5. Là người lãnh đạo, bạn cần phải biết nhân viên của mình coi trọng điều gì? Động lực khiến họ cống hiến hết khả năng của mình là gì? Được thăng chức, tăng lương hay thoả mãn niềm đam m ê cá nhân...? Từ đó, bạn có thể kết nối công việc họ đang làm với mục tiêu của họ, để anh/ cô ấy cảm thấy rằng mình sẽ đạt được mong ước khi gắn bó với môi trường này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2