intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm thế nào với cơn giận dỗi của trẻ!?

Chia sẻ: Lanhleo Dalat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

83
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những cơn cáu giận của bè thường rất vô cớ. Cơn giận của bé có thể so sánh như một cơn bão mùa hè, rất bất ngờ và dữ dội, nhưng cũng qua nhanh như lúc nó xuất hiện vậy. Tại sao một đứa bé 2 tuổi lại thường xuyên cáu kỉnh? Chẳng hạn như gia đình bạn đang ngồi tận hưởng những giây phút vui vẻ trong nhà hàng, bé bỗng nhiên thút thít, nhõng nhẽo rồi liền ngay sau đó khóc ré lên đòi về. Thế mới biết, chẳng thể nào lường trước được cảm xúc của một đứa bé...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm thế nào với cơn giận dỗi của trẻ!?

  1. Làm thế nào với cơn giận dỗi của trẻ!? Những cơn cáu giận của bè thường rất vô cớ. Cơn giận của bé có thể so sánh như một cơn bão mùa hè, rất bất ngờ và dữ dội, nhưng cũng qua nhanh như lúc nó xuất hiện vậy. Tại sao một đứa bé 2 tuổi lại thường xuyên cáu kỉnh?
  2. Chẳng hạn như gia đình bạn đang ngồi tận hưởng những giây phút vui vẻ trong nhà hàng, bé bỗng nhiên thút thít, nhõng nhẽo rồi liền ngay sau đó khóc ré lên đòi về. Thế mới biết, chẳng thể nào lường trước được cảm xúc của một đứa bé 2 tuổi! Mặc dù bạn đang lo lắng không biết mình con mình có phải là một đứa trẻ ngang ngược hay không? Nên nhớ rằng ở tuổi này tính cách của bé chẳng được dễ thương như vẻ bề ngoài đâu! Một trong những nguyên nhân là do bé rất dễ thất vọng khi phải đối mặt với những thất bại của mình. “Một đứa bé 2 tuổi bắt đầu hiểu nhiều hơn về những từ ngữ mình nghe được, có thể kết nối những cảm xúc với nhau và nhận ra nhu cầu của mình”, Claire B. Kopp, trưởng khoa tâm lý học ứng dụng, đại học California's Claremont Graduate, cho biết. Thông thường sự thất vọng còn có thể phát sinh khi bé không thể bày tỏ hết được những cảm xúc của mình.
  3. Phương pháp giải quyết Đừng tỏ ra hằn học với con: Cơn cáu kỉnh của bé thật chẳng dễ chịu chút nào, bé cứ vùng vẫy, la khóc, dậm chân xuống nền nhà, thậm chí quăng ném đồ đạc, quẫy mạnh tay và còn nín thở cho đến khi sắc mặt chuyển qua tái xanh. Khi đang nóng giận, bé không cần nghĩ đến hậu quả cha mẹ sẽ la mắng hay xử phạt thế nào. “Tôi càng la con chừng nào, bé càng tỏ ra ương ngạnh chùng nấy!”, một người mẹ chia sẻ kinh nghiệm. Điều nên làm là cứ ngồi yên cạnh con trong lúc bé đang bực dọc như thế. Nếu bạn rời khỏi con trong lúc đó, bé có cảm giác bị bỏ rơi. “Cơn bão cảm xúc” bé đang phải đối diện có thể làm bạn mệt mỏi, nhưng bé cần bạn bên cạnh. Thay vì để mặc bé vùng vẫy trên sàn nhà, hãy đến và ôm con chặt con vào lòng, bé sẽ cảm thấy ấm áp trong lòng mẹ và nhanh chóng bình tĩnh lại.
  4. m con chặt con vào lòng, bé sẽ cảm thấy ấm áp ẹ và nhanh chóng bình tĩnh lại. Nguồn: Images. Luôn nhớ rằng bạn là cha mẹ: Không cần biết cơn giận của bé kéo dài trong bao lâu, bạn không nên đưa ra những mệnh lệnh vô lý, cũng đừng cố gắng thương lượng với một đứa trẻ đang khóc ré lên như vậy. Các cha mẹ thường rất dễ chịu thua con, nhất là
  5. ở nơi công cộng, như một cách để chấm dứt nhanh mọi chuyện. Đừng quan tâm đến suy nghĩ của những người chung quanh, nếu bạn nhượng bộ, không khác gì bạn dạy con rằng cách duy nhất để đạt được điều mình muốn là quấy khóc với cha mẹ, đó còn là nền tảng cho những thói hư tật xấu về sau của bé. Việc này còn dẫn đến hậu quả nặng nề hơn khi bé cho rằng tạo ra cơn giận dữ sẽ làm cha mẹ không kiểm soát được tình hình. Nếu cơn giận của bé gia tăng đến mức độ đấm, đá những người xung quanh, hay quăng ném đồ đạc, thét lên không ngừng, hãy ẵm và đưa bé đến một nơi an toàn. Chẳng hạn như phòng ngủ, nơi bé không thể làm tổn hại chính mình. Giải thích cho con biết tại sao bé bị đưa đến đây, ví dụ như: “Vì con vừa đánh chị đấy!”, và cho con biết bạn sẽ ngồi đó đến khi bé bình tĩnh trở lại. Nếu bạn đang ở một nơi công cộng, rất dễ có điều kiện cho bé phát sinh cơn giận dữ, hãy chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để ẵm con rời khỏi và ở với con cho đến khi bé ngừng khóc.
  6. “Con tôi bất ngờ cáu giận khi đĩa mì ống cháu gọi có đặt vài cọng ngò lên trên”, một bà mẹ nhớ lại. “Mặc dù tôi đã biết lý do làm cháu dỗi, nhưng tôi không muốn cháu làm hỏng bữa tối của mọi người thế là tôi ẵm con ra ngoài cho đến khi bé bình tĩnh trở lại.” Giải quyết vấn đề tận gốc sau đó: Khi “cơn bão” đã dịu xuống, hãy nói với con về chuyện đã xảy ra. Giúp con nhận biết rõ cơn giận của mình, để bé diễn tả cảm xúc đó bằng lời nói, ví như: “Con đã rất giận vì món ăn không đúng với ý mình phải không?”, Kopp đề nghị. Cho con thấy rằng khi bé diễn tả suy nghĩ, cảm giác của mình bằng lời nói thì sẽ tốt hơn nhiều. Kèm theo đó là một nụ cười: “Xin lỗi vì mẹ chưa hiểu đúng ý con, bây giờ con đã bình tĩnh trở lại, ta cùng chọn lại đúng thứ con thích nào!” Cố gắng tránh những điều kiện làm bé phát sinh cơn giận: Hãy để ý kỹ xem điều gì thường khiến bé trở nên như vậy. Nếu bé quấy khóc vì đói, hãy luôn
  7. mang theo vài món ăn nhẹ bên mình. Nếu bé gặp vấn đề khi phải thay đổi hoạt động, hãy giúp bé thích nghi sao cho thật dễ chịu. Báo cho con biết những gì bé sắp phải đối diện, như bé sẽ phải ngừng chơi để chuẩn bị ăn tối, hãy nói “Chúng ta sẽ bắt đầu ăn khi con và bố kể xong câu chuyện đó nhé!”, cho con quen dần, điều chỉnh chính mình thay vì phải bất ngờ phản ứng với những điều đó. Con bạn cũng đang rất muốn có sự độc lập của riêng mình, thế nên hãy cho bé cơ hội đó bất cứ khi nào bạn có thể. Thử hỏi ý kiến: “Con thích ăn bắp hay cà rốt?” thay vì ép: “Hãy ăn hết phần bắp của con đi!”, điều đó sẽ có ích rất nhiều! Cũng nên nhớ phải kiểm soát số lần bạn nói “Không” đối với bé. Nếu bạn cứ khước từ bé một cách vô tội vạ, vô tình bạn đã tạo nên một sự căng thẳng không cần thiết đối với cả hai! Hãy thoáng hơn một chút, suy xét kỹ xem, việc cho bé chơi thêm 5 phút nữa ở sân chơi liệu có phá hỏng thời gian biểu của bạn hay không?
  8. Quan sát kỹ để nhận ra những dấu hiệu căng thẳng quá sức đối với con: Mặc dù những cơn cáu kỉnh đó dường như vẫn diễn ra mỗi ngày, bạn cũng cần phải chú ý xem bé có đang phải chịu đựng điều gì đó hay không? Trong gia đình bạn có đang xáo trộn gì không? Bạn có quá bận rộn mà ít quan tâm đến con? Có sự căng thẳng nào giữa bạn và con? Tất cả những điều này đều có thể là tác nhân dẫn đến một cơn thịnh nộ. Nếu tận cho đến khi lớn hơn 2 tuổi rưỡi, bé vẫn cứ cáu giận mỗi ngày, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ nhi khoa. Nếu con còn nhỏ hơn 2 tuổi rưỡi nhưng cơn giận dữ đó cứ diễn ra 3-4 lần/ngày, bé không tỏ ra hợp tác với bất kỳ một nỗ lực nào của bạn, cũng nên đem bé đi khám. Bác sĩ có thể chẩn đoán rằng bé có mắc phải vấn đề sinh lý hay tâm lý nào hay không, và còn có thể tư vấn giúp bạn cách để đối phó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2