intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm việc nhóm và làm việc tổ

Chia sẻ: Sa Sadf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

632
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làm việc tổ là cái gì đó nhiều người nói tới nhưng rất khó đạt tới trong dự án phần mềm. Lí do mà mọi người không làm việc tốt trong tổ vì khác biệt trong ý kiến và mục đích. Tôi đã thấy nhiều thành viên tổ đấu tranh chống lại nhau vì họ bảo vệ ý kiến riêng của họ hay tin rằng họ là đúng và mọi người khác là

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm việc nhóm và làm việc tổ

  1. Làm việc nhóm và làm việc tổ Làm việc tổ là cái gì đó nhiều người nói tới nhưng rất khó đạt tới trong dự án phần mềm. Lí do mà mọi người không làm việc tốt trong tổ vì khác biệt trong ý kiến và mục đích. Tôi đã thấy nhiều thành viên tổ đấu tranh chống lại nhau vì họ bảo vệ ý kiến riêng của họ hay tin rằng họ là đúng và mọi người khác là sai. Mọi người sẽ làm việc cùng nhau như một NHÓM nếu có những vai trò, trách nhiệm và thẩm quyền được xác định rõ. Chẳng hạn trong dự án phần mềm bạn có các vai trò như người quản lí dự án, người lãnh đạo kĩ thuật, người thiết kế phần mềm, người lập trình, người kiểm thử, chuyên viên đảm bảo chất lượng v.v. Chừng nào mọi người còn tuân theo các qui tắc, hiểu vai trò và trách nhiệm của họ thì nhóm làm việc được. Điều đó nghĩa là mọi người đang làm điều được mong đợi về từng vai trò đó, nhưng không cái gì vượt ra ngoài. Cách tiếp cận này có tác dụng tốt trong nhà máy, trong dây chuyền lắp ráp, trong công việc thủ công khi qui trình được xác định rõ và thấy được cao. Trong phần mềm thỉnh thoảng nó không làm việc tốt. Lí do là
  2. vai trò và trách nhiệm tạo ra "biên giới nhân tạo" giữa các thành viên nhóm. Chẳng hạn, người lập trình viết mã và "quẳng" sang cho người kiểm thử kiểm thử chúng. Cách nhìn của họ là "chúng tôi hoàn thành việc của mình như được yêu cầu và để người khác làm việc của họ.” Cách tiếp cận LÀM VIỆC NHÓM này cho phép mọi người duy trì cách nhìn RIÊNG của họ, vị trí RIÊNG của họ mà không có nhiều tương tác. Nó giúp tránh các xung đột giữa các thành viên và cho phép họ ở lại BÊN TRONG kĩ năng giới hạn riêng của họ mà không cần làm cái gì bên ngoài vai trò của họ. Mọi người sẽ làm việc với nhau như một TỔ khi họ phụ thuộc vào kĩ năng và tri thức của nhau để tạo ra cái gì đó là ngoại lệ và bên ngoài năng lực cá nhân của họ. Điều này bao gồm nhiều học tập, hiểu biết, thương lượng, thách thức và tin cậy vào sức mạnh của mọi người lẫn nhau. Trong loại CÔNG VIỆC TỔ này, mọi người có thể thu được ích lợi lớn. Chẳng hạn: Người lập trình tin cậy vào đảm bảo chất lượng kiểm điểm công việc của họ để xác định vấn đề để cho họ có thể sửa chữa chúng sớm hơn làm
  3. nảy sinh sản phẩm chất lượng cao. Không có đào tạo đúng, không có trao đổi đúng, không có quản lí đúng, làm việc tổ sẽ KHÔNG xảy ra. Làm việc tổ là khó bởi vì các thành viên tổ phải giải thích cho người khác điều họ làm và tại sao. Đồng thời, họ phải sẵn lòng nghe các gợi ý và sẵn lòng thay đổi cách họ làm mọi thứ. Điều đó nghĩa là mọi thành viên tổ đều phải có mối quan tâm lớn tới người khác và cách họ làm việc của họ bằng tâm trí cởi mở, thái độ cởi mở, để cho họ có thể cải tiến. Lúc bắt đầu dự án, các thành viên tổ không biết lẫn nhau. Họ tới từ các nền tảng đa dạng, với các kĩ năng và kinh nghiệm khác nhau và họ cũng có những thiên kiến nào đó. Họ cần thời gian để hiểu lẫn nhau, xây dựng mối quan hệ và cuối cùng tin cậy lẫn nhau. Đó là lí do tại sao đào tạo làm việc tổ vào lúc bắt đầu dự án là quan trọng thế. Tôi biết nhiều người quản lí thường bỏ qua việc đào tạo này để tiết kiệm tiền. Đó là sai lầm lớn vì họ sẽ phải giải quyết với xung đột cá nhân, vấn đề và tranh đấu giữa các thành viên trong dự án về sau. Làm việc tổ đặc biệt khó cho những người đã từng làm việc trong LÀM VIỆC NHÓM một
  4. thời gian lâu, bởi vì có xu hướng quay trở lại cách làm cũ với mọi sự. Chẳng hạn, người lãnh đạo kĩ thuật có xu hướng nói với những người khác điều phải làm thay vì lắng nghe họ. Người lập trình không quan tâm tới cách người kiểm thử kiểm công việc của họ nhưng sẽ nổi giận khi người kiểm thử tìm ra nhiều lỗi. Khi nhiều người hơn muốn dùng cách tiếp cận Agile, lời báo trước của tôi là cách tiếp cận này yêu cầu mọi người từ những kinh nghiệp khác nhau làm việc cùng nhau như một TỔ. Bằng việc tạo ra tổ “tự tổ chức”, mọi người phải làm việc cùng nhau bởi vì những rào chắn cá nhân như vai trò, trách nhiệm mất đi. Không có đào tạo cách làm việc tổ, cách tiếp cận này sẽ THẤT BẠI. Vì phải mất thời gian cho tổ làm việc cùng nhau, người quản lí cấp cao phải hội tụ vào việc có đào tạo cho mọi dự án Agile. Đào tạo kĩ thuật cho phương pháp Agile là KHÔNG đủ. Đào tạo LÀM VIỆC THEO TỔ phải là ưu tiên thứ nhất nếu bạn muốn thành công. Các thực hành Agile như lập kế hoạch đưa ra tăng dần, lập kế
  5. hoạch chặng nước rút, và họp hàng ngày cung cấp thời gian cho tổ làm việc cùng nhau và xây dựng quan hệ lẫn nhau. Họp hàng ngày giúp các thành viên tổ nhận diện các cơ hội tiềm năng mà họ có thể tương tác lẫn nhau. Chặng nước rút và lập kế hoạch đưa ra cung cấp nhiều cơ hội có cấu trúc cho công việc tổ. Qua “hoạt động nội quan”, các thành viên tổ có thể kiểm điểm về công việc của họ và cung cấp phản hồi cho nhau cho nên cùng nhau tổ có thể liên tục cải tiến. Tổ đánh giá kết quả từ sản phẩm của chặng nước rút để xác định liệu làm việc theo tổ thêm có thể tạo ra kết quả tốt hơn không. Mọi chặng nước rút sẽ cho tổ cảm giác về hoàn thành và động viên tổ về giá trị của làm việc theo tổ. Điều đó bao giờ cũng là điều kì diệu khi người phát triển, người chủ sản phẩm, thầy scrum, người kiểm thử cùng nhau xây dựng để tạo ra cái gì đó có chất lượng cao, đúng thời gian và trong chi phí. Đó là lí do tại sao đào tạo LÀM VIỆC THEO TỔ có lẽ là quan trọng nhất trong phần mềm vì nó xác định thành công hay thất bại của dự án.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2