intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm việc quá tải: Nỗi lo không của riêng ai!

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

116
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu một ngày nào đó bạn làm việc với cảm giác như bị tra tấn, mệt mỏi, chán nản và cáu gắt luôn đeo đẳng, đó chính là lúc công việc trở nên quá tải đối với bạn. Và áp lực trên lại có khuynh hướng đè nặng lên các nữ nhân viên hơn là những đồng nghiệp nam của họ. Dẫu rằng phụ nữ vốn dĩ dễ chịu đựng, nhưng điều đó không có nghĩa là không có sự bùng nổ nào nếu như căng thẳng trong công việc cứ kéo dài. Kết quả cuộc khảo sát do Nhà tuyển...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm việc quá tải: Nỗi lo không của riêng ai!

  1. Làm việc quá tải: Nỗi lo không của riêng ai! Nếu một ngày nào đó bạn làm việc với cảm giác như bị tra tấn, mệt mỏi, chán nản và cáu gắt luôn đeo đẳng, đó chính là lúc công việc trở nên quá tải đối với bạn. Và áp lực trên lại có khuynh hướng đè nặng lên các nữ nhân viên hơn là những đồng nghiệp nam của họ. Dẫu rằng phụ nữ vốn dĩ dễ chịu đựng, nhưng điều đó không có nghĩa là không có sự bùng nổ nào nếu như căng thẳng trong công việc cứ kéo dài. Kết quả cuộc khảo sát do Nhà tuyển dụng Hudson thực hiện vào tháng 4 cho thấy 33% trong tổng số 705 công ty đa quốc gia tại Trung Quốc tin rằng t ình trạng quá tải trong công việc đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn tại nước này. Hồi năm ngoái, chỉ có khoảng 27% số công ty than phiền về tình trạng trên. Khoảng 55% cho rằng thời gian làm việc của họ đã kéo dài hơn so với hai năm trước. 42% nhân viên văn phòng cho biết họ làm việc hơn 50 tiếng đồng hồ/tuần, cao hơn nhiều so với thời gian làm việc tiêu chuẩn của nhà nước là 40 giờ/tuần. Cuộc khảo sát cũng cho thấy xu hướng làm việc quá tải thường xảy ra tại các ngành như truyền thông, quan hệ đối ngoại, quảng cáo, y tế và kỹ thuật sinh học. Trong khi đó, nữ nhân viên chịu đựng tình trạng trên nhiều hơn nam giới, với 41,4% phái yếu cho biết họ đang phải làm việc quá tải so với 37,2% đàn ông. Hầu hết mọi người cảm thấy áp lực công việc đè nặng kinh khủng nhất sau 4 năm làm việc, ngắn hơn nhiều so với mức thời gian 10 năm vào cuối những năm 1990 của thế kỷ 20.
  2. Theo Hudson, có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng trên. Trong bối cảnh cạnh tranh vô cùng gay gắt của thị trường nhân lực, nhân viên phải kéo dài ngày làm việc để đối phó với khối lượng công việc nặng nề, nhận được chỉ thị của sếp trong những giờ phút chót và phải chứng tỏ khả năng trước sếp. Zhang Xing, tư vấn cho một công ty PR, thường làm việc 10 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, có lúc Zhang Xing phải làm hơn 12 giờ/ngày và đôi khi không được nghỉ vào thứ bảy, chủ nhật. Zhang cho biết từ chối làm thêm giờ là một hành động không khôn ngoan tí nào: "Nếu bạn từ chối làm ngoài giờ, một người khác sẽ làm việc đó và bạn sẽ bị thay thế". Tuy nhiên, các báo cáo khác của Hudson phát hiện một trong những lý do của tình trạng làm việc quá tải là thiếu người tài năng thật sự. Kéo dài giờ làm việc trong ngày sẽ làm giảm hiệu quả làm việc và năng suất công việc một cách đáng kể. Theo chuyên gia của một viện nghiên cứu xã hội học, bên cạnh sự tra tấn về mặt thể chất, căng thẳng về tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân của tình trạng quá tải. Sự cạnh tranh trong nội bộ để được thăng tiến và mất cân bằng trong công việc lẫn cuộc sống đều dẫn đến một kết cục là khiến nhân viên đó căng thẳng về mặt tâm lý. Kết quả là họ bị suy sụp cả thể chất lẫn tinh thần. Đối phó với "bệnh dịch" làm việc quá tải là một thách thức mới cho cả chủ lao động và người lao động. Tại những quốc gia phát triển, doanh nhân thường đẩy mạnh chính sách Cân bằng công việc - cuộc sống (WLB) nhằm giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn đồng thời hưởng thụ cuộc sống. Chủ lao động không những không khuyến khích làm thêm ngoài giờ mà còn tạo thời gian làm việc linh động nếu như công việc cho phép. Hơn thế nữa, người quản lý sắp xếp thời gian để nhân viên có thể tham gia vào các khóa tập huấn nhằm mục đích nâng cao sự hiểu biết của họ đồng thời tạo thời gian cho nhân viên nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc với cường độ cao. Một biện
  3. pháp khác tránh tình trạng nhân viên bị vắt kiệt sức lực là cho phép họ nghỉ có trả lương. Một điều rất đáng ngạc nhiên là không chỉ tại Trung Quốc mà còn ở nhiều quốc gia khác, người lao động không nhận ra rằng họ có quyền được nghỉ phép. Theo chuyên gia, một kỳ nghỉ thú vị có thể trả cho bạn sinh lực và niềm vui trong công việc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2