intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làng Cổ Bi

Chia sẻ: Nguyen Thi Mai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

80
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làng Cổ Bi hồi cuối thời Lê đầu thời Nguyễn là một xã thuộc tổng Đặng Xá huyện Gia Lâm, trấn Kinh Bắc (từ năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh), có ba thôn : Hoàng (Vàng ), Cam và Hội. Năm 1926, làng có 1273 nhân khẩu. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 và trong kháng chiến chống Pháp, Cổ Bi vẫn là một xã mang tên Trung Thành thuộc huyện Gia Lâm, tỉnh Hưng Yên, đến năm 1949 lại thuộc tỉnh Bắc Ninh. Đến tháng 4-1961 xã Trung Thành cùng với các xã trong huyện Gia Lâm được cắt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làng Cổ Bi

  1. Làng Cổ Bi
  2. Làng Cổ Bi hồi cuối thời Lê đầu thời Nguyễn là một xã thuộc tổng Đặng Xá huyện Gia Lâm, trấn Kinh Bắc (từ năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh), có ba thôn : Hoàng (Vàng ), Cam và Hội. Năm 1926, làng có 1273 nhân khẩu. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 và trong kháng chiến chống Pháp, Cổ Bi vẫn là một xã mang tên Trung Thành thuộc huyện Gia Lâm, tỉnh Hưng Yên, đến năm 1949 lại thuộc tỉnh Bắc Ninh. Đến tháng 4-1961 xã Trung Thành cùng với các xã trong huyện Gia Lâm được cắt chuyển về Hà Nội. Năm 1965, xã Trung Thành được trở lại tên Cổ Bi. Cổ Bi nằm giữa đồng bằng xứ Kinh Bắc, lại tiếp giáp Kinh đô Thăng Long, có sông Nghĩa Trị chảy qua, kề cận đường Thiên lý phía Đông (Quốc lộ số 5 ngày nay), nên được coi là một trong ba nơi “hiểm” đối với Kinh đô Thăng Long. Từ xa xưa đã có câu : “Thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Cổ Sở” (Cổ Sở tức làng Giá, huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây hiện
  3. nay). Vì thế, Cổ Bi từng được coi là đất của đế vương. Trong địa dư làng xưa kia có đến 99 gò đống thiêng, trong đó, một số là mộ phần của các quan lại đô hộ Trung Quốc từ thời Bắc thuộc. Tháng 11 năm Đinh Mùi (1727), Chúa Trịnh Cương đã cho xây phủ đệ mới ở Cổ Bi, dự định sẽ dời đô về đây. Công việc xây dựng tiến hành trong 1 tháng thì hoàn thành, đặt tên là phủ Kim Thành. Song đến tháng Tám năm Kỷ Dậu (1729), nước lụt gây vỡ đê Cổ Linh, tràn vào phủ đệ Cổ Bi gây thiệt hại nghiêm trọng, Trịnh Cương phải cho sửa lại. Một năm sau, Trịnh Cương chết, con là Trịnh Giang cho dỡ bỏ phủ để lấy gỗ về tu bổ hai ngôi chùa lớn là Quỳnh Lâm (Đông Triều, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) và Sùng Nghiêm (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Phủ đệ bị hoang phế. Đến cuối năm 1755, đầu 1756, tin vào thuyết phong thủy, Chúa Trịnh Doanh lại cho dựng miếu ở Cổ Bi, phục hồi hành cung và có ý định dời đô đến dây. Song ý định không thực hiện được. Đến khi Chiêu Thống lên ngôi (năm Đinh Mùi - 1787) để trả thù họ Trịnh đã cho đốt phá hành
  4. cung Cổ Bi. Đến nay, dấu tích còn lại của phủ đệ là nền của các lâu đài, cung cấm, hào lũy, voi đá, ngựa đá trên một khu đất rộng. Thời Nguyễn, làng Cổ Bi có ông Trịnh Quang Huy, từ một người lính bình thường trở thành Chánh Lãnh binh tỉnh Thái Nguyên có nhiều công lao trong việc trấn dẹp các toán phỉ từ bên kia biên giới sang quấy nhiễu. Năm Tự Đức thứ 13 (1880), ông cùng các quan dưới quyền đóng đồn ở Bắc Cạn, bọn phỉ do tên Lý A Sinh bao vây phá đồn. Quân tan vỡ, Trịnh Quang Huy bị bắt, ông định tự vẫn thì bị phỉ phát hiện và giải đi nơi khác. Lợi dụng đêm tối và địch sơ suất, ông nhảy xuống biển nhưng lại bị bọn phỉ bắt lại. Rồi ông lại bí mật mổ bụng để tự sát, nhưng vẫn bị phỉ phát hiện và cứu chữa. Về sau, hai người lính mưu trí cứu ông thoát khỏi bọn phỉ. Cổ Bi sớm tiếp thu ánh sáng cách mạng. Từ năm 1942, tại
  5. đây đã hình thành tổ chức Việt Minh. Đầu năm 1943, toàn thể dân làng Cổ Bi, cả các chức dịch đều đồng lòng cầm gậy gộc, liềm hái ra đồng ngăn chặn và bao vây bọn lính Nhật, khiến kế hoạch phá lúa trồng đay của chúng thất bại. Cuộc đấu tranh này đã mở đầu cho cả một phong trào chống Nhật bắt phá lúa trồng đay lan rộng trong nhiều làng xã của huyện Gia Lâm. Trong kháng chiến, du kích Cổ Bi đã nhiều lần đánh địch thắng lợi, tiêu biểu là trận phục kích bắt tên Phó tỉnh trưởng tỉnh Bắc Ninh và tên Quận trưởng quận Từ Sơn (đầu năm 1951), trận phối hợp với bộ đội và du kích các xã bạn phục kích ở địa phận thôn Vàng, bắt hơn 70 tên, thu 40 súng. Ngày nay, Cổ Bi trở thành xã ven đô, có nhiều dự án phát triển công nghiệp và khu đô thị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2