HỘI THẢO LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH - 2014<br />
<br />
<br />
<br />
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒNG<br />
BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG QUÁ<br />
TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA<br />
Huỳnh Công Tín*<br />
Hoàng Thị Ánh Tuyết**<br />
<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhiều lợi thế về phát triển ngành nghề nông<br />
thôn. Riêng Tiền Giang, với hơn 6.000 cơ sở và 13 làng nghề được công nhận, đã giải quyết việc<br />
làm cho trên 85.000 lao động. Giá trị sản xuất của các làng nghề hàng năm đều tăng đạt khoảng<br />
127,3 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 5,2%/năm cả giai đoạn<br />
2006-2010. [1] Với Bến Tre, giai đoạn 2006-2012, tỉnh công nhận 18 làng nghề đạt tiêu chuẩn,<br />
với hơn 2.200 hộ, giải quyết việc làm cho gần 9.000 lao động, thu nhập bình quân 2 triệu<br />
đồng/người/ tháng. [2] Với tỉnh Vĩnh Long, hiện có 23 làng nghề đạt các tiêu chí của Bộ Nông<br />
nghiệp - Phát triển nông thôn (NN - PTNT) được Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh công nhận với<br />
các sản phẩm đa dạng từ đất nung, đan lát, chế biến lương thực...theo hoạt động của mỗi làng<br />
nghề, bình quân thu nhập mỗi lao động từ 600 ngàn đồng đến 1,5 triệu đồng/tháng. Giá trị sản<br />
xuất hàng năm của các làng nghề đạt khoảng 2.000 tỉ đồng. [3] Còn thành phố Cần Thơ vừa phê<br />
duyệt quy hoạch phát triển làng nghề đến năm 2020 với mục tiêu phát triển 32 làng nghề. Ưu<br />
tiên là các ngành nghề: mành trúc, may thêu, mộc dân dụng, sản xuất gạch ngói, nấm rơm, bánh<br />
kẹo, bánh tráng, khâu nón, dệt chiếu, đan thúng, rổ, lục bình, hàng thủ công mỹ nghệ tre, mây,<br />
trúc, phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Chỉ tính trong năm, trên bình diện du lịch,<br />
các làng nghề đã thu hút trên 100.000 khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Sản<br />
phẩm mây, tre, lá buông, gốm sứ được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, trong đó xuất khẩu sang<br />
Hoa Kỳ, Anh, Pháp đạt 800.000 USD... [4]<br />
Nhìn chung, hoạt động của các làng nghề không chỉ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế<br />
nông thôn, nâng cao đời sống người dân mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các ngành nghề<br />
truyền thống. Tuy nhiên trong quá trình hiện đại hóa, ngoài thuận lợi thì khó khăn thách thức đối<br />
với các làng nghề trong khu vực ĐBSCL còn không nhỏ. Vì vậy, những giải pháp đề ra liên quan<br />
đến nhiều vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường, như: cơ sở hạ tầng, vốn vay sản xuất, đào tạo tay<br />
nghề, phương tiện - trang thiết bị, mặt bằng sản xuất, đầu vào - đầu ra, giá cả thị trường... cần kế<br />
hoạch mang tính khả thi cao mới có thể giúp cho sự phát triển ổn định, bền vững các làng nghề<br />
truyền thống; đồng thời, góp phần mang lại giá trị kinh tế cao cho sự phát triển cộng đồng, xã<br />
hội.<br />
2. Khảo sát qua quy hoạch và thực tế làng nghề một số tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL<br />
Các ngành nghề trong khuynh hướng được duy trì phát triển. Thực tế, chúng ta không thể<br />
duy trì hết tất cả các ngành nghề hiện có vì nhiều ngành nghề có giá trị hàng hóa không cao, khó<br />
<br />
*<br />
TS. Trung tâm Văn hóa học Lí luận và Ứng dụng, Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG - TP. HCM<br />
**<br />
PV. Thông tấn xã Việt Nam<br />
<br />
<br />
[Type text]<br />
HỘI THẢO LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH - 2014<br />
<br />
<br />
đảm bảo thu nhập cho người lao động. Hoặc thị trường không còn nhu cầu cao đối với những sản<br />
phẩm hàng hóa của các ngành nghề ấy, hơn nữa lại bị cạnh tranh gay gắt với những sản phẩm<br />
hiện đại. Chẳng hạn, nghề nắn nồi đất, làm cà ràng; đóng giường chõng tre... ở Kiên Giang; nghề<br />
đóng ghe, xuồng gỗ ở một số tỉnh; nghề vẽ tranh trên kiếng (kính) thủy ở An Giang. Đứng trước<br />
hiện trạng trên, chính quyền địa phương chỉ nên duy trì một số ngành nghề phù hợp với yêu cầu<br />
địa phương. Đó là các ngành nghề, trước hết mang lại thu nhập ổn định cho người thợ, không<br />
phải đầu tư quá lớn chi phi sản xuất, hỗ trợ, không gây khó khăn cho cơ sở sản xuất trực tiếp và<br />
địa phương quản lý về nhiều mặt. Mặt khác, những ngành nghề nào, nếu kết hợp tốt với phát<br />
triển du lịch, xuất khẩu thì cần được quy hoạch phát triển.<br />
2.1. Các nhóm ngành nghề phổ biến<br />
Khảo sát qua quy hoạch và thực tế làng nghề một số tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL,<br />
chúng ta dễ nhận thấy có một số nhóm ngành phổ biến sau:<br />
2.1.1. Nhóm ngành nghề tiểu thủ công:<br />
Nghề đan đát; nghề dệt chiếu, thảm ở Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ...; nghề chằm<br />
nón, lá ở Vĩnh Long [5] ; nghề làm gạch, gốm ở Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ...; nghề mộc,<br />
chạm trỗ ở Tiền Giang, An Giang, Hậu Giang...; nghề thủ công mỹ nghệ từ cây dừa ở Bến Tre;<br />
nghề thủ công mỹ nghệ từ cây mây, tre, trúc ở Cần Thơ...<br />
2.1.2. Nhóm ngành nghề phục vụ ẩm thực:<br />
Nghề làm bánh, cốm, kẹo ở Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long...; nghề làm khô, dưa,<br />
nem, rượu, sản xuất nước chấm: mắm, tương, chao... ở một số tỉnh...; nghề chế biến khô thủy sản<br />
ở các tỉnh có thế mạnh biển, ao hồ, kinh rạch ở hầu hết các tỉnh đồng bằng.<br />
2.1.3. Nhóm ngành nghề nông nghiệp hoa kiểng:<br />
Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp... với các loại hình kiếng lá, kiểng hoa, kiểng hình,<br />
bonsai, cổ thụ...<br />
2.1.4. Nhóm ngành nghề truyền thống nổi tiếng, có thương hiệu, hiệu quả kinh tế cao, mang<br />
lại thu nhập ổn định cho cơ sở và người lao động:<br />
Nghề làm mắm ở Châu Đốc, nghề mộc ở Chợ Mới, nghề đóng tủ thờ ở Gò Công, nghề bàng<br />
buông ở Tiền Giang, nghề bánh pía Sóc Trăng, nghề làm khô Cà Mau, nghề sản phẩm cây dừa<br />
Bến Tre và nghề hoa kiểng Chợ Lách, Sa Đéc... rải rác ở các tỉnh ĐBSCL.<br />
2.2. Thuận lợi của các ngành nghề<br />
Nhìn chung, các ngành nghề được duy trì, phát triển thường là các ngành nghề tận dụng được<br />
những lúc nông nhàn của người nông dân, không phải đầu tư quá nhiều cho chi phí sản xuất, lại<br />
có được nhu cầu thị trường ổn định, thường nhật. Điển hình như nhóm ngành nghề phục vụ ẩm<br />
thực: nghề sản xuất bánh tráng ở Mỹ Lồng, bánh phồng ở Sơn Đốc (Giồng Trôm, Bến Tre), nghề<br />
sản xuất cốm dẹp của những vùng thuộc đồng bào dân tộc Khmer ở Trà Vinh, đặc biệt là bánh<br />
Pía Vũng Thơm (Sóc Trăng), nghề sản xuất hũ ky, dưa cải ở Vĩnh Long, khô lóc, mắm thái ở An<br />
Giang.<br />
2.2.1. Về làng nghề làm bánh ở Bến Tre:<br />
Nhận định về làng nghề làm bánh ở Bến Tre, anh Đặng Thanh Hải, Chủ nhiệm HTX bánh phồng<br />
Sơn Đốc cho biết: “Lâu nay, tại Hưng Nhượng có hàng trăm hộ lớn nhỏ làm bánh phồng. Để<br />
giúp làng nghề đi lên, đủ thực lực cạnh tranh ngoài thương trường, HTX bánh phồng Sơn Đốc đã<br />
được thành lập vào năm 2001. Hiện tại, HTX có 19 hộ ở xã Hưng Nhượng là xã viên. Một hộ xã<br />
viên có trung bình 10-15 lao động… Bánh phồng Sơn Đốc cũng đã đăng ký thương hiệu năm<br />
2002.”[6] Còn về nghề bánh Pía ở Sóc Trăng, được biết: “Hiện nay, nhờ biết cách quảng bá,<br />
nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường, nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh pía ở<br />
Sóc Trăng không chỉ mở rộng thị trường ra phạm vi cả nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.<br />
<br />
[Type text]<br />
HỘI THẢO LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH - 2014<br />
<br />
<br />
Điển hình như trường hợp Công ty chế biến thực phẩm bánh pía - lạp xưởng Tân Huê<br />
Viên, doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lí chất lượng vệ sinh an toàn<br />
thực phẩm từ năm 2009, đã mở đại lí tại Phnom Penh (Campuchia) và đang xúc tiến mở thêm<br />
một đại lí ở CHLB Đức. Mới đây, Tân Huê Viên xuất khẩu sang Mỹ 40 tấn bánh pía và dự kiến<br />
sẽ tiếp tục mở rộng thị trường sang châu Âu, sau khi đầu tư trên 20 tỉ đồng nâng cấp hệ thống<br />
nhà xưởng và công nghệ sản xuất” [7]<br />
2.2.2. Nhóm nghề chạm trổ, đan đát, dệt may:<br />
Nhóm nghề này cũng tận dụng được thời gian lao động nhàn rỗi, lại có thuận lợi là sản xuất tại<br />
nhà, tiền đầu tư cho công cụ sản xuất không cao nên cũng thu hút được nhiều lao động tham gia.<br />
Chẳng hạn:<br />
Với tỉnh Tiền Giang, nghề chạm khắc gỗ ở Lương Hòa Lạc (Chợ Gạo, Tiền Giang) mang lại thu<br />
nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng, cho số người tham gia lên đến vài trăm thợ, trong khi bộ dụng<br />
cụ phay, đục, chạm, khắc... chỉ vài trăm ngàn đồng. Hay như nghề đan giỏ, nón xuất khẩu đi các<br />
nước Âu Mỹ bằng nguyên liệu bàng buông ở Thân Cửu Nghĩa (Châu Thành, Tiền Giang), thu<br />
hút vài ngàn lao động địa phương và mang lại thu nhập cũng trên 4 triệu đồng/tháng. Ngoài ra,<br />
tỉnh cũng đã lồng ghép thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề để<br />
hỗ trợ máy móc, thiết bị cho các làng nghề. Đã hỗ trợ 48 máy se đay và 34 khung dệt chiếu cho<br />
48 hộ nghèo ở làng nghề truyền thống dệt chiếu Long Định (đến nay đã thoát nghèo 37 hộ), hỗ<br />
trợ 40 máy may công nghiệp cho các hộ nghèo ở xã Tân Lý Đông - làng nghề truyền thống bàng<br />
buông Tân Lý Đông - Đến nay có hơn 08 hộ thoát nghèo. [8]<br />
Với tỉnh Bến Tre, kết quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất làng nghề năm 2005 đạt<br />
186.701 triệu đồng, năm 2010 đạt 331.665 triệu đồng, năm 2012 đạt 472.297 triệu đồng, tăng<br />
trưởng bình quân giai đoạn 2006 – 2010 là 12,18%/năm, chiếm 9,94% giá trị sản xuất toàn<br />
ngành công nghiệp. Sự phát triển của các làng nghề trong thời gian qua đã có đóng góp quan<br />
trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo<br />
hướng công nghiệp và dịch vụ, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người<br />
lao động ở nông thôn. Các làng nghề đã đi vào sản xuất ổn định và đang trên đà phát triển (từ<br />
năm 2006 đến nay) như: Làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa An Thạnh – Khánh Thạnh Tân, làng<br />
nghề bánh tráng Mỹ Lồng - bánh phồng Sơn Đốc, làng nghề dệt chiếu An Hiệp (có Công ty<br />
TNHH Thanh Bình với doanh thu năm 2011 là 73 tỷ, làm đầu tàu để thúc đẩy các làng nghề khác<br />
phát triển), làng nghề đan giỏ cọng dừa Phước Long, làng nghề đan đát Phú Lễ, Phước Tuy... [9]<br />
2.2.3. Nhóm ngành nghề được công nhận “Làng nghề truyền thống”<br />
Các “Làng nghề truyền thống” như làng kiểng Mai vàng Phước Định (Long Hồ, Vĩnh Long),<br />
làng Hoa kiểng Vĩnh Thành (Chợ Lách, Bến Tre), làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), làng nghề tủ<br />
thờ Gò Công (Tiền Giang), làng dệt chiếu Long Định, làng bàng buông Thân Cửu Nghĩa (Châu<br />
Thành, Tiền Giang)... Các làng này, ngoài uy tín thương hiệu truyền thống, còn có một lực lượng<br />
lao động đông đảo có tay nghề cao nên việc duy trì và phát triển làng nghề có được sự phát triển<br />
ổn định.<br />
Đánh giá làng kiểng Mai vàng, Ông Nguyễn Văn Mẫn - Phó chủ tịch thường trực HSVC TP<br />
Vĩnh Long (Vĩnh Long) - cho biết: “Hiện Vĩnh Long có 17 làng nghề. Làng nghề cây kiểng cảnh<br />
có hội viên HSVC 151 hộ tham gia. Với nhiều sản phẩm kiểng cổ có tuổi cao hàng trăm năm,<br />
kiểng tuổi dạng trung cũng hơn 50 năm tuổi, kiểng ở tuổi thấp từ 5 năm đến 10 năm tuổi.<br />
Tổng giá trị làng nghề trên 12 tỷ đồng.”. Ông Mẫn còn cho biết: ”Sắp tới đây HSVC tỉnh sẽ có<br />
kế hoạch cụ thể để hỗ trợ cho làng nghề mai vàng Phước Định trở thành một làng mai vàng được<br />
gắn với một thương hiệu mạnh, là làng nghề tiêu biểu nhất của TP Vĩnh Long- tỉnh Vĩnh Long.”<br />
[10]<br />
<br />
[Type text]<br />
HỘI THẢO LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH - 2014<br />
<br />
<br />
Nhận định hoa kiểng Chợ Lách có ý kiến cho rằng: “Trải qua gần trăm năm gây dựng với bao<br />
thăng trầm, có lúc tưởng như tàn lụi, nhưng giờ đây mỗi năm làng nghề này đang mang về một<br />
khoản lợi nhuận ước gần 100 tỉ đồng, tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động địa<br />
phương. Nơi đây còn là địa chỉ du lịch hấp dẫn mang đậm nét miệt vườn Nam Bộ. [11] Còn với<br />
làng tủ thờ Gò Công, có gần 80 hộ trong xã Tân Trung tham gia Nghiệp đoàn Mộc - Tủ thờ<br />
truyền thống Gò Công: “Khoảng một nửa thợ đóng tủ ở đây là đời thứ ba, thứ tư, thứ năm của<br />
nghề gia truyền, vì cha ông họ từng làm công hoặc học nghề những bậc tiền bối khai sinh làng.”<br />
[12]<br />
2.3. Khó khăn, thách thức của các làng nghề<br />
2.3.1. Phần lớn làng nghề hoạt động theo kinh nghiệm cha truyền con nối:<br />
Các làng nghề hiện nay hoạt động chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cha truyền con nối, người trước<br />
chỉ người sau bằng cách cầm tay chỉ việc, phụ thuộc vào kỹ năng khéo léo của đôi tay là chính.<br />
Mức độ đầu tư máy móc thiết bị vào sản xuất còn thấp, việc áp dụng khoa học kỹ thuật rất hạn<br />
chế. Cụ thể như làng nghề chạm khắc gỗ tại Tiền Giang: khâu vẽ kiểu trên giấy vẫn được vẽ<br />
bằng tay rất mất thời gian, độ tinh xảo cũng không cao và thường chỉ sử dụng được một lần do<br />
khó bảo quản và kích cỡ các lần sử dụng cũng không đồng nhất. Trong khi đó, nếu được đưa vào<br />
xử lý bằng kỹ thuật số thì sẽ rút ngắn được thời gian, lưu trữ và phóng to thu nhỏ dễ dàng cho<br />
các lần sử dụng sau. Hậu quả của việc làm thủ công là chất lượng thành phẩm không đồng nhất,<br />
bạn hàng không trả tiền trước mà thường đợi nghiệm thu sản phẩm mới trả công. Thực trạng này<br />
đẩy các cơ sở đến chỗ thiếu vốn xoay vòng nguyên vật liệu, đầu tư máy móc, nâng cao chất<br />
lượng sản phẩm.<br />
2.3.2. Phần lớn các cơ sở sản xuất với quy mô hộ gia đình:<br />
Phần lớn các cơ sở sản xuất với quy mô hộ gia đình, đặt tại nhà và nằm rải rác trong khu dân cư<br />
nên việc thu gom và xử lý chất thải của làng nghề rất khó khăn, đa số các chất thải đều thải trực<br />
tiếp ra môi trường không qua xử lý, môi trường tại các làng nghề bị ô nhiễm, vấn đề xử lý môi<br />
trường chưa được triển khai triệt để (tiêu chí công nhận làng nghề theo Thông tư 116 [13] không<br />
đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường). Cộng vào đó là hệ thống giao thông nội bộ của một số<br />
làng nghề vẫn chưa được quan tâm đầu tư (hầu hết đang còn là đường đất), do đó trong quá trình<br />
vận chuyển nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất và thành phẩm chưa thuận tiện. Giao thông<br />
nông thôn chỉ mới đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển nhẹ, điện chỉ đáp ứng cho sinh hoạt.<br />
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường cho các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề<br />
nông thôn gặp nhiều khó khăn do đời sống người dân nông thôn còn nghèo, việc huy động<br />
vốn góp của dân theo tỷ lệ 6/4 khó thực hiện, đặc biệt là các công trình xử lý môi trường. Hai<br />
thực trạng trên dẫn đến hậu quả là không hấp dẫn được các nhà đầu tư rót vốn vào, làng nghề vì<br />
thế cũng bị hạn chế khả năng phát triển.<br />
2.3.3. Tư duy làm ăn manh mún, nhỏ lẻ:<br />
Phần lớn các ngành nghề có tư duy làm ăn manh mún, nhỏ lẻ, không liên kết chặt chẽ với nhau<br />
mà hầu không liên kết chặt chẽ với nhau mà hầu như nhà nào biết nhà đó. Điều này khiến cho<br />
thương hiệu làng nghề không được xây dựng, lương nhân công không nâng cao được do áp lực<br />
cạnh tranh về giá giữa các hộ gia đình. Đơn cử như trường hợp làng nghề chạm khắc gỗ tại Tiền<br />
Giang: bình quân thu nhập của nghệ nhân chỉ khoảng 200.000đ/ngày [14] tương đương với<br />
lương của một phụ hồ, nhưng nếu nâng giá cao hơn thì chủ hàng sẽ giao đơn hàng cho hộ khác,<br />
dẫn đến mất mối khách. Ở làng nghề bàng buông Tiền Giang thì lương công nhân còn thấp hơn,<br />
chỉ ở mức 4 triệu – 4,5 triệu đồng/tháng; mặc dù hàng được hợp tác xã [15] (HTX) làm xuất sang<br />
các nước châu Âu và châu Mỹ, nhưng do chủ cơ sở không trực tiếp làm được công việc xuất<br />
khẩu mà phải qua trung gian của một công ty khác.<br />
<br />
[Type text]<br />
HỘI THẢO LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH - 2014<br />
<br />
<br />
2.3.4. Thiếu ý thức tự bảo vệ trong lao động:<br />
Trong quá trình sản xuất người lao động cũng chưa thật sự quan tâm đến việc tự bảo vệ mình,<br />
chưa trang bị bảo hộ lao động đầy đủ nên dễ xảy ra tai nạn lao động. Khi tai nạn xảy ra sẽ không<br />
có chế độ bảo hiểm y tế nào để trang trải chi phí, khiến cho cuộc sống của nghệ nhân đã chật vật<br />
lại càng thêm eo hẹp. Điều này cũng gây ra tâm lý chán nản cho nghệ nhân, họ dễ bỏ nghề để<br />
kiếm việc khác có chế độ lương cũng như bảo hiểm tốt hơn. Làng nghề vì thế ngày càng mai một<br />
do không thể níu chân được lực lượng lao động có tay nghề cao.<br />
2.3.5. Chưa có quy định cụ thể về hình thức tổ chức đại diện cho tập thể các cơ sở của làng<br />
nghề:<br />
Các làng nghề hiện nay chưa có quy định cụ thể về hình thức tổ chức đại diện cho tập thể các cơ<br />
sở của làng nghề trong các quan hệ đối nội và đối ngoại, làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động,<br />
phát triển cũng như việc xem xét hỗ trợ kinh phí của Nhà nước cho làng nghề.<br />
2.3.6. Khả năng xúc tiến thương mại của làng nghề còn yếu:<br />
Các cơ sở làm nghề chưa có chiến lược phát triển sản phẩm một cách bền vững và cũng chưa xây<br />
dựng được thương hiệu riêng cho sản phẩm đặc trưng của làng nghề. Các sản phẩm nón bàng<br />
buông của Tiền Giang hiện vẫn chịu cảnh chủ yếu nhận gia công cho các công ty mua đi bán lại,<br />
vì thế sản phẩm sẽ được gắn nhãn của công ty trung gian thay vì mang thương hiệu của nơi sản<br />
xuất ra nó [16]. Như vậy hiển nhiên người tiêu dùng ở khắp nơi trên thế giới sẽ không thể biết<br />
đến sự tồn tại của một làng nghề nón, giỏ bàng buông Thân Cửu Nghĩa.<br />
2.3.7. Giá nguyên liệu không ổn định:<br />
Khó khăn mà các làng nghề truyền thống hiện nay đang phải đương đầu là giá nguyên liệu. Điều<br />
này dẫn tới giá thành phẩm cũng dao động theo khiến chủ cơ sở không dám ký những hợp đồng<br />
dài hạn với giá trị lớn. Nhiều chủ cơ sở muốn mua trữ nguyên liệu nhưng lại thiếu vốn. Vòng<br />
tròn luẩn quẩn ấy khiến cho các cơ sở không thể đảm bảo cho người lao động có việc làm thường<br />
xuyên và liên tục, công việc tại làng nghề dần trở thành một công việc thời vụ thay vì việc mang<br />
tính chuyên môn hóa tay nghề cao.<br />
Như trên đã nói, hầu hết làng nghề truyền thống đều mang tính hộ gia đình, vì thế luôn tồn tại<br />
tình trạng thiếu người có kinh nghiệm quản lý sản xuất, kinh doanh giỏi. Sản phẩm làm ra không<br />
được PR tốt nên luôn chịu mức giá thiệt thòi. Một chiếc nón bàng buông xuất xưởng chỉ với giá<br />
khiêm tốn là 6.000đ, nhưng nó sẽ gấp 20 lần giá ấy khi đến tay người tiêu dùng và hiển nhiên<br />
phần lợi nhuận chênh lệch ấy sẽ rơi vào tay lái buôn. [17]<br />
Các cơ sở thuộc lĩnh vực ngành nghề nông thôn luôn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận<br />
nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, do không đáp ứng được một số yêu cầu trong quan hệ tín<br />
dụng. Nhiều cơ sở không có Giấy phép kinh doanh nên khó lòng tiếp cận được với nguồn vốn<br />
vay, hoặc có thì số tiền vay cũng không được nhiều. Thiếu vốn để đầu tư phát triển sản xuất nên<br />
cơ sở gặp nhiều khó khăn, tốc độ phát triển chưa theo kịp với tốc độ phát triển của xã hội. Thực<br />
tế cho thấy nhiều cơ sở vừa làm nghề truyền thống, đồng thời lại vừa phải chăn nuôi trồng trọt<br />
thêm mới đủ đảm bảo kinh tế gia đình.<br />
Đơn vị chủ trì việc thực hiện Quy hoạch Phát triển ngành nghề nông thôn liên quan đến nhiều sở,<br />
ngành và địa phương (nguồn vốn phân bổ trực tiếp về cho các sở, ngành và địa phương) nhưng<br />
Ủy ban nhân dân các tỉnh lại giao Sở NN -PTNT là cơ quan đầu mối tổng hợp, phối hợp thực<br />
hiện. Sở NN - PTNT chỉ đôn đốc, nhắc nhở thực hiện, không chủ động trong công việc này nên<br />
rất khó khăn để hoàn thành nếu không có sự chủ động thực hiện của các sở, ngành và địa<br />
phương, đặc biệt là vai trò của Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành.<br />
Công tác đào tạo nghề còn mang tính cục bộ theo chương trình, dự án. Nội dung đào tạo còn<br />
nhiều bất cập, chủ yếu tập trung vào lý thuyết.<br />
<br />
[Type text]<br />
HỘI THẢO LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH - 2014<br />
<br />
<br />
2.4. Giải pháp, đề xuất<br />
Trên cơ sở thực trạng và khó khăn của làng nghề truyền thống, chính quyền các tỉnh, thành phố<br />
cần tìm ra giải pháp kịp thời để bảo tồn và phát triển các làng nghề hiện có. Mặt khác, nhóm tác<br />
giả xin có một số đề xuất:<br />
2.4.1. Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình Bảo tồn và Phát triển làng nghề, xây<br />
dựng thương hiệu làng nghề tiến tới hình thành làng nghề văn hóa - du lịch:<br />
Bằng chương trình này, giá trị sản phẩm sẽ được nâng lên, thương hiệu sản phẩm sẽ<br />
được quảng bá và quan hệ thương mại sẽ bớt “vòng vèo” gây thiệt hại cho cơ sở và người sản<br />
xuất.<br />
Ngoài ra, qua du lịch văn hóa - sinh thái, nó sẽ làm tăng được lợi nhuận cho người dân<br />
địa phương và làm thay đổi thái độ đối với việc bảo tồn. Cụ thể, khi sự hài lòng của du khách<br />
tăng lên, thì họ sẽ đến nhiều hơn. Kết quả là du khách chi tiền nhiều hơn, người dân trong cộng<br />
đồng địa phương được hưởng lợi nhuận lớn hơn và họ sẽ nhận ra tầm quan trọng để quản lí tốt<br />
hơn những giá trị địa phương dựa trên mối liên hệ với tiền thu được. Điều đó sẽ làm du khách<br />
càng hài lòng hơn. [18]<br />
2.4.2. Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở trong làng nghề ứng dụng khoa học kỹ thuật, cải<br />
tiến thiết bị từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh:<br />
Đổi mới công nghệ, cơ khí hóa, hợp lý hóa dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng<br />
và hạ giá thành sản phẩm. Hỗ trợ cải tiến mẫu mã bao bì, tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá<br />
sản phẩm. Trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu, nếu không hạ giá thành sản phẩm và làm cho<br />
sản phẩm ngày càng tinh xảo hơn bằng sự trợ giúp của khoa học-kĩ thuật thì các ngành nghề<br />
truyền thống khó có điều kiện phát triển, đứng vững.<br />
2.4.3. Bổ sung điều kiện về bảo vệ môi trường làng nghề vào tiêu chí công nhận làng<br />
nghề:<br />
Chỉ đạo để các địa phương thực hiện thống nhất việc xây dựng đề án phát triển làng nghề<br />
lồng ghép trong đề án xây dựng nông thôn mới. Nhà nước hỗ trợ 100% vốn đầu tư đối với các<br />
chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường làng nghề. Tập trung hỗ<br />
trợ nâng cao năng lực phát triển các làng nghề trọng điểm thuộc thế mạnh của tỉnh; phát triển hạ<br />
tầng phục vụ cho làng nghề đi đôi với việc bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực<br />
phẩm.<br />
2.4.4. Các chính sách về tài chính cần đơn giản hơn để các hộ kinh doanh cá thể, các<br />
doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn được hưởng các ưu đãi<br />
đầu tư:<br />
Triển khai các chương trình, dự án và nguồn vốn thực hiện:<br />
+ Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề;<br />
+ Chương trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành nghề nông thôn;<br />
+ Chương trình ứng dụng, đổi mới khoa học công nghệ trong các lĩnh vực ngành nghề<br />
nông thôn;<br />
+ Chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm ngành<br />
nghề, làng nghề nông thôn;<br />
+ Chương trình phát triển kinh tế hợp tác, HTX, kinh tế tập thể trong lĩnh vực ngành nghề<br />
nông thôn.<br />
2.4.5. Hỗ trợ chi phí cho làng nghề xây dựng, xác lập quyền và phát triển chỉ dẫn địa<br />
lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận:<br />
Bên cạnh đó, cần tăng thu nhập, nâng cao ý thức và trang bị đồ phòng hộ lao động, hướng<br />
dẫn các cơ sở tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đầy đủ cho người lao động. Giải quyết<br />
<br />
[Type text]<br />
HỘI THẢO LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH - 2014<br />
<br />
<br />
nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là ở các vùng nông thôn;<br />
góp phần phân công lại lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công<br />
nghiệp và dịch vụ, góp phần xây dựng nông thôn mới.<br />
2.4.6. Nhà nước cần ban hành chính sách khuyến khích phát triển thành lập các<br />
doanh nghiệp ở nông thôn, làng nghề với quy mô lớn, sản xuất tập trung để làm đòn bẩy thúc<br />
đẩy ngành nghề nông thôn phát triển:<br />
Chính sách mới đặc biệt ưu đãi (hỗ trợ 80-100%) trong lĩnh vực xúc tiến thương mại đối<br />
với các cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn, làng nghề để tạo điều kiện cho các cơ sở này mở<br />
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. [19]<br />
2.4.7. Cần quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu chuyên canh để đảm bảo nguyên<br />
liệu đầu vào:<br />
Đồng thời, có giải pháp mô hình quản lý Nhà nước về làng nghề: Sở Nông nghiệp và<br />
Phát triển nông thôn thống nhất quản lý nhà nước về làng nghề theo Nghị định 66/2006/NĐ-CP<br />
ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, Sở Công Thương<br />
quản lý chuyên ngành; hỗ trợ hình thành Ban quản lý các làng nghề. Phân bổ 01 cán bộ cho cấp<br />
xã chuyên phụ trách ngành nghề nông thôn, làng nghề để triển khai các quy định của pháp luật<br />
về ngành nghề nông thôn, làng nghề, bảo vệ môi trường làng nghề… cũng như thực hiện công<br />
tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này.<br />
2.4.8. Công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho làng nghề, thành lập<br />
các hợp tác xã có quy mô gọn, nhẹ, năng động trong các làng nghề để làm đầu mối tổ chức<br />
quản lý làng nghề:<br />
Tổ chức các chuyến giao lưu tham quan giữa các làng nghề để học tập kinh nghiệm<br />
trong và ngoài địa phương cũng là hoặt động cần được xem trọng.<br />
3. Làng nghề ở Việt Nam, các tỉnh ĐBSCL nói riêng, cần có được những thuận lợi<br />
cho sự duy trì và phát triển lâu dài:<br />
Tuy nhiên, tất cả không thể tiến lên sản xuất lớn và hội nhập kinh tế thị trường, nhất là thị<br />
trường thế giới, nếu không có giải pháp đồng bộ cho những vấn đề đòi hỏi cấp bách hiện nay<br />
như: nguồn vốn, cơ sở hạ tầng, kĩ thuật trang thiết bị, đào tạo tay nghề và tính hợp lí của nguyên<br />
liệu đầu vào cũng như thành phẩm đầu ra. Trên hết là những chủ trương, chính sách thiết thực<br />
của nhà nước trong việc hỗ trợ cho cơ sở sản xuất và người lao động ngành nghề truyền thống.<br />
Một điểm không kém phần quan trọng nữa là cần khắc phục điểm yếu của Việt Nam về chính trị,<br />
kinh tế và môi trường kinh doanh, đó là phải mạnh tay với “vấn đề tham nhũng” vì “tham nhũng<br />
vẫn là một vấn nạn của đất nước”.<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
1. Sở NN-PTNT, báo cáo kết quả 05 năm thực hiện Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày<br />
07/7/2006.<br />
2. Sở Công thương, báo cáo chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực sản sản xuất kinh doanh<br />
các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre Giai đoạn (2013 – 2020).<br />
3. www.nguoinhaque.com<br />
4. www.dulichvn.org.vn.<br />
5. Xem thêm, nhiều tác giả, Nghề truyền thống tỉnh Vĩnh Long, Sở VV-TT và DL Vĩnh<br />
Long, 2009.<br />
6. www.dost-bentre.gov.vn.<br />
7. www.vietnam.vnanet.vn.<br />
8. Sở NN-PTNT. TG, báo cáo đã dẫn.<br />
<br />
[Type text]<br />
HỘI THẢO LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH - 2014<br />
<br />
<br />
9. Sở Công thương. BT, báo cáo đã dẫn.<br />
10. www.vinhlong.mard.gov.vn<br />
11. www.dacsan-bente.mov.mn<br />
12. www.doanhnhansaigon.vn<br />
13. Thông tư số: 116/2006/TT-BNN của Bộ NN-PTNT ban hành 18/12/2006 Hướng dẫn<br />
thực hiện một số nội dung của nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của chính<br />
phủ về phát triển ngành nghề nông thôn<br />
14. Cơ sở chạm khắc gỗ của ông Lê Văn Hùng (Ba Nữ), xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo,<br />
tỉnh Tiền Giang.<br />
15. 17. Hợp tác xã bàng buông Thống Nhất, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh<br />
Tiền Giang.<br />
16. Xem thêm Cẩm nang xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch, phần 2, Hội đồng khoa học<br />
kỹ thuật - Tổng cục Du lịch, Bản tin Du lịch, Hà Nội, tháng 12/2010 (quý IV/2010).<br />
17. Du lịch sinh thái và bảo tồn môi trường ĐBSCL, Sở VV-TT và DL An Giang - Tiền<br />
Giang, 2009, tr. 48.<br />
18. Hiện tại đang áp dụng theo Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg ngày 03/11/2005 của Thủ<br />
tướng Chính phủ về Quy chế xây dựng thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại<br />
quốc gia giai đoạn 2006 – 2010 đã hết hiệu lực.<br />
19. Theo báo cáo của Business Monitor International về Du lịch Việt Nam (quý 2II/2010, dự<br />
báo đến 2014), Hội đồng khoa học kỹ thuật - Tổng cục Du lịch, Bản tin Du lịch, Hà Nội,<br />
năm 2010 (quý II/2010), tr. 9, 10, 11.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
[Type text]<br />