intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lãnh đạo - cầu nối giữa việc lên kế hoạch và thực thi

Chia sẻ: Haithanh Haithanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

96
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không có việc lãnh đạo, hầu hết các kế hoạch chiến lược sẽ mãi chỉ là những tờ giấy. Quan trọng hơn, khi không có việc lãnh đạo, sự hoài nghi về kế hoạch sẽ tăng lên. Hậu quả là nhà lãnh đạo sẽ mất đi sự tín nhiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lãnh đạo - cầu nối giữa việc lên kế hoạch và thực thi

  1. Lãnh đạo - cầu nối giữa việc lên kế hoạch và thực thi Không có việc lãnh đạo, hầu hết các kế hoạch chiến lược sẽ mãi chỉ là những tờ giấy. Quan trọng hơn, khi không có việc lãnh đạo, sự hoài nghi về kế hoạch sẽ tăng lên. Hậu quả là nhà lãnh đạo sẽ mất đi sự tín nhiệm. Kế hoạch nên được xem xét như một sự thiết kế cho thay đổi. Kế hoạch là nền tảng cho việc giới thiệu những thay đổi được kiểm soát của một tổ chức để nó có thể thích nghi trước thời đại thay đổi. Bằng việc lường trước các đòi hỏi, kế hoạch nhằm để tổ chức kiểm soát hướng đi riêng của nó. Thêm vào đó, kế hoạch nhằm kiểm soát thành công và kiểm tra lại các nguồn lực để giành được các mục tiêu tương lai. Tất nhiên, nếu chúng ta nhìn kế hoạch chiến lược như kiến trúc cho thay đổi, thì chúng ta cũng cần biết rằng, bất cứ tổ chức nào cũng có sự trì trệ. Quá trình lên kế hoạch chiến lược chưa đủ để vượt qua sự trì trệ này. Cần có các lực lượng khác tham gia vào việc thực thi các kế hoạch và thay đổi đã đặt ra. Lực lượng chính chính là việc lãnh đạo. Việc lãnh đạo có ý nghĩa rất lớn. Nhớ rằng việc lãnh đạo có thể đến từ các nhà lãnh đạo được chỉ định và những người không được bổ nhiệm chính thức nhưng vẫn được xem là lãnh đạo. Vai trò của việc lãnh đạo trong việc liên kết giữa việc lên và thực thi kế hoạch được thể hiện ở các điểm: Thứ nhất, những người trong vai trò lãnh đạo chắc chắn rằng, càng nhiều thành viên của tổ chức tham gia vào các giá trị, nhiệm vụ và các mục tiêu tổ chức càng tốt. Có hai thành phần với chức năng này. Đầu tiên, các nhà lãnh đạo quản lý nhận thức của nhân viên với quá trình lên kế hoạch. Không ít người đã trải qua hội chứng "kế hoạch để trong ngăn kéo", khi mà nỗ lực dành cho các kế hoạch bị lãng phí vì kế hoạch lên xong lại bị phớt lờ. Trước khi tiến hành quy trình lên kế hoạch, các nhà lãnh đạo phải nhấn mạnh rằng thời điểm này mọi thứ sẽ phải có sự khác biệt. Thứ hai, các nhà lãnh đạo quản lý quy trình lên kế hoạch để nhân viên cảm thấy rằng họ được tham gia vào quy trình, họ được lắng nghe, các giá trị và tầm nhìn của họ được gắn với kế hoạch và việc thực thi kế hoạch. Đặc biệt, các nhà lãnh đạo có thể sắp xếp mọi thứ để quy trình cởi mở và phù hợp với các quy tắc đã được chấp nhận của việc truyền thông. Có thể thuê một nhà cố vấn bên ngoài để bố trí kế hoạch chiến lược. Có thể thiết lập các quy tắc để hướng dẫn việc tham gia. Mọi người muốn tham gia nên có cơ hội và thậm chí các nhân viên nên được khuyến khích để tự tham gia.
  2. Quản lý nhận thức của quá trình lên kế hoạch rất quan trọng, nhưng vai trò quan trọng của việc lãnh đạo diễn ra sau khi kế hoạch đã được hoàn thành. Các nhà lãnh đạo phải coi các kết quả kế hoạch như là cách hướng dẫn với hành vi và việc ra quyết định. Không ai chấp nhận một kế hoạch một cách nghiêm túc nếu các nhà lãnh đạo phớt lờ nó hoặc không bao giờ đề cập đến nó. Nếu bạn nghiêm túc về việc sử dụng kế hoạch chiến lược như là một công cụ cho thành công của tổ chức, hãy xem xét môt vài hành động dưới đây: A. Khi làm việc với nhân viên để thiết lập các mục tiêu cá nhân, hãy chắc chắn đề cập đến việc các mục tiêu cá nhân này tham gia vào việc giành lấy các nhiệm vụ và mục tiêu của tổ chức như thế nào. Hãy chắc chắn rằng nhân viên phù hợp với kế hoạch chiến lược khi các mục tiêu cá nhân được thiết lập. Thêm vào đó, ở cuộc gặp với mỗi nhân viên, giúp anh ta/cô ta xác định cách để áp dụng các giá trị đã vạch như thế nào. Nói cách khác, đưa ra một vài giá trị đặc biệt về các mục tiêu chiến lược và những tuyên bố về về cách các nhân viên cư xử và ra quyết định như thế nào. B. Khi kế hoạch chiến lược đã được hoàn thành, các nhà lãnh đạo chính thức của tổ chức (và có lẽ những người khác) nên trình bày và thảo luận kế hoạch với người quản lý hoặc điều hành cấp trên. Gửi một bản phôtô thôi thì không đủ. Bởi vì bạn cần sự hỗ trợ của cấp trên để thực thi kế hoạch, bạn cần sự cam kết của họ và cam kết sẽ đến từ việc thảo luận và giải thích về kế hoạch. C. Ở các cuộc gặp với nhân viên, khi đòi hỏi đưa ra các quyết định, hãy giải thích các kế hoạch chiến lược được sử dụng như thế nào, hoặc nó được sử dụng để đưa ra các quyết định như thế nào. Để truyền đạt một quyết định bạn đưa ra, giải thích nguồn gốc, nguyên nhân, lí do trong ánh sáng của nhiệm vụ, giá trị và mục tiêu diễn đạt trong kế hoạch. Nếu bạn sử dụng một quá trình ra quyết định có tính chất tham dự, hãy giúp nhân viên tập trung vào những thành phần này của kế hoạch, để chúng có thể được sử dụng vào việc ra quyết định. D. Khi xem lại các biểu hiện của nhân viên, đề nghị các nhân viên giải thích xem hành động của anh ta hoặc cô ta có trước sau như một với kế hoạch. Hành động của họ đã tham gia vào các mục tiêu tổ chức như thế nào. Hành vi của họ có giữ vững các giá trị của tổ chức hay không. Cần thay đổi những gì để nhân viên có thể tham gia nhiều hơn vào việc thực thi kế hoạch. Hãy xem việc thừa nhận đóng góp với việc giành được kế hoạch, thậm chí nếu cá nhân không có trách nhiệm cụ thể như đã vạch ra trong mục tiêu cá nhân. Và khi đã thiết lập các mục tiêu tương lai, hãy xem xét viết một mục tiêu mà liên quan đến giá trị mà diễn tả trong kế hoạch. Ví dụ, sẽ hành động với sự thoả thuận với các giá trị tổ chức đã vạch ra trong kế hoạch chiến lược. Nếu bạn đi theo đường này, hãy đảm bảo rằng dấu hiệu của các giá trị rõ ràng với nhân viên về góc độ hành vi của họ. Thứ ba, vai trò cuối cùng của việc lãnh đạo là tạo ra nhiều nhà lãnh đạo hơn. Một mục tiêu mà các nhà lãnh đạo bình thường có thể thiết lập là khuyến khích các nhân viên đảm nhận một số vai trò lãnh đạo đã vạch ra ở trên. Điều này có thể tham gia hiệu quả vào quá trình ra quyết định. Bồi đắp các nhà lãnh đạo trong tổ chức của bạn bằng việc gia tăng trách nhiệm và khuyến khích kiểu hành vi lãnh đạo này. Việc lãnh đạo, bất kể xuất phát từ các nhà lãnh đạo được bổ nhiệm chính thức, hay các nhà
  3. lãnh đạo không chính thức, đều mang lại sự liên kết giữa việc lên kế hoạch và thực thi. Việc lãnh đạo hiệu quả giúp thay đổi nhận thức về kế hoạch chiến lược, và về bản thân tổ chức, giúp mọi người vượt qua tính trì tệ, xu hướng giữ mọi thứ nguyên xi như cũ. Nguyệt Ánh Theo work911
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2