intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử 10 nâng cao - SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ HÀNG HÓA

Chia sẻ: Uyen Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

208
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần : 1. Kiến thức - Nắm được sự phát triển của sản xuất thủ công nghiệp trong với những biểu hiện cụ thể. - Thấy được sự phát triển của thương nghiệp Việt Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII với sự có mặt và tham gia buôn bán của các thương nhân phương Tây. Cùng với nó là sự hưng thịnh của các đô thị. 2. Tư tưởng, tình cảm - Giáo dục cho HS lòng yêu lao động, trân trọng sự sáng tạo, năng động của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử 10 nâng cao - SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ HÀNG HÓA

  1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ HÀNG HÓA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần : 1. Kiến thức - Nắm được sự phát triển của sản xuất thủ công nghiệp trong với những biểu hiện cụ thể. - Thấy được sự phát triển của thương nghiệp Việt Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII với sự có mặt và tham gia buôn bán của các thương nhân phương Tây. Cùng với nó là sự hưng thịnh của các đô thị. 2. Tư tưởng, tình cảm - Giáo dục cho HS lòng yêu lao động, trân trọng sự sáng tạo, năng động của nhân dân ta trong sự phát triển hòa nhập vào xu thế phát triển của thời đại. - Cần thấy rõ trách nhiệm của các vương triều phong kiến đã không biết khai thác, tận dụng cơ hội phát triển đất nước. 3. Kĩ năng
  2. - Bồi dưỡng kĩ năng phân tích, so sánh và đánh giá thực trạng kinh tế hàng hoá. II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Đàng Ngoài và Đàng Trong? Câu hỏi 2: Những dấu hiệu chứng tỏ sự phát triển của kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong? 2. Dẫn dắt vào bài mới Sự phát triển của nông nghiệp và ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới đã tạo nên bước phát triển về nhiều mặt của kinh tế hàng hoá, đặc biệt là hoạt động ngoại thương và hưng thịnh của một số đô thị ở cảng Đàng Trong và Đàng Ngoài. Để tìm hiểu những nội dung trên chúng ta cùng vào học bài hôm nay. 3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp Kiến thức cơ bản HS cần Hoạt động của thầy và trò nắm vững Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân 1. Thủ công nghiệp
  3. Trước hết GV trình bày: Để phục vụ cho nhu a) Thủ công nghiệp nhà nước cầu cả nước, chính quyền Lê - Trịnh và chính quyền chúa Nguyễn đều chú trọng xây dựng các quan xưởng. - Tiếp đó GV nêu câu hỏi: Nêu những biểu - Chính quyền Lê - Trịnh và hiện của thủ công phát triển nhà nước ở Đàng chính quyền chúa Nguyễn đều Trong và Đàng Ngoài? chú trọng xây dựng các quan xưởng - HS đọc SGK trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, bổ sung và chốt ý: - Biểu hiện phát triển: Chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài đều + Lập các xưởng lớn chuyên việc lập các xưởng lớn chuyên việc đúc súng, sản đúc súng, sản xuất vũ khí cho xuất vũ khí cho quân đội, đúc tiền, đóng quân đội, đúc tiền, đóng thuyền, thuyền, làm các đồ trang sức,... làm các đồ trang sức,... nâng cao trình độ sản xuất. GV nhấn mạnh: Trong thời kì này, thủ công + Trưng tập các thợ giỏi ở địa nghiệp nhà nước tuy có được mở rộng về quy phương. mô và nâng cao trình độ về kĩ thuật, nhưng vẫn bị ràng buộc chặt chẽ trong những tổ chức sản xuất với những quan hệ cưỡng bức và nô dịch,
  4. ít có tác động đến sự phát triển của kinh tế hàng hoá. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được: b) Thủ công nghiệp nhân dân + Sự phát triển của nghề truyền thống. + Sự xuất hiện những nghề mới. + Nét mới trong kinh doanh, sản xuất thủ công nghiệp - HS theo dõi SGK, trả lời: - GV nhận xét, bổ sung, kết luận về sự phát - Nghề thủ công truyền thống triển của thủ công nghiệp. tiếp tục phát triển đạt trình độ cao (dêt, gốm). GV: Minh họa cho sự phát triển của nghề dệt bằng lời nhận xét của thương nhân nước ngoài. Một thương nhân hỏi người thợ dệt “Tơ lụa được sản xuất với một số lượng lớn bao gồm đủ loại như lụa trắng, lụa màu, the, lĩnh, nhiễu, đoạn... kĩ thuật dệt không kém mềm mại, vừa đẹp, vừa tốt... chị có làm được không? Người thợ trả lời: Làm được!”.
  5. Minh họa cho sự phát triển nghề gốm bằng một số tranh ảnh sưu tầm và tranh trong SGK. - Một số nghề mới xuất hiện GV tiếp tục truyền đạt về sự xuất hiện những như: Khắc in bản gỗ, làm đường nghề mới và nét mới chính trong kinh doanh. trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài. GV có thể minh họa bằng một số câu ca dao về - Khai mỏ - một ngành quan các ngành nghề thủ công truyền thống. Kể tên trọng rất phát triển ở cả Đàng một số làng nghề thủ công truyền thống, kết Trong và Đàng Ngoài. hợp liên hệ thực tiễn về sự tồn tại của các làng - Các làng nghề thủ công xuất nghề ngày nay. Giá trị của nghề thủ công, của hiện ngày càng nhiều. sản phẩm thủ công trong thời hiện đại. - Ở các đô thị thủ công đã lập phường hội vừa sản xuất vừa bán hàng (nét mới trong kinh doanh). - HS nghe, ghi nhớ. - GV: Em có nhận xét gì về sự phát triển của thủ công nghiệp đương thời? So sánh với giai đoạn trước. - HS so sánh, suy nghĩ, trả lời. - GV nhận xét, kết luận: Thủ công nghiệp thế
  6. kỉ XVI - XVIII phát triển mạnh mẽ, ngành nghề phong phú, chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu trao đổi trong nước và nước ngoài. Thúc đẩy kinh tế hàng hoá đương thời phát triển. - HS nghe, ghi nhớ. Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân 2. Thương nghiệp - GV trình bày những biểu hiện phát triển của * Nội thương: Ở các thế kỉ XVI nội thương đương thời. - XVIII buôn bán trong nước ngày càng phát triển: - Chợ làng, chợ huyện... mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc. - Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn. - Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện. - GV: Nét mới trong nội thương thế kỉ XVI - - Buôn bán giữa các vùng miền XVIII? phát triển. HS trả lời: Buôn bán lớn xuất hiện GV kết luận: Xuất hiện hàng buôn
  7. Chứng tỏ buôn bán không đơn thuần là trao đổi hàng hoá thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng mà đã phát triển thành một nghề phổ biến. Liên hệ thực tiễn Đình Bảng bán ấm, bán khay Phù Lưu họp chợ mỗi ngày mỗi đông - HS nghe, ghi nhớ. - GV tiếp tục trình bày nguyên nhân thúc đẩy nội thương phát triển: Nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển, đường sá được mở rộng... Đời sống nhân dân được nâng cao, sức mua tăng... * Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân * Ngoại thương: - GV truyền đạt để HS nắm được trong thế kỉ - Thế kỉ XVI - XVIII, ngoại XVI - XVIII, ngoại thương phát triển rất mạnh. thương phát triển mạnh. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được biểu hiện phát triển của ngoại thương. - HS theo dõi trả lời. - GV bổ sung, kết luận về những biểu hiện phát + Thuyền buôn các nước (kể cả
  8. triển của ngoại thương. các nước châu Âu: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh) đến Việt Nam buôn bán và càng tấp nập. - Họ bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng. - Mua: Tơ lụa, đường, gốm, nông lâm sản. GV minh họa bằng một số bức tranh, ảnh trong + Thương nhân nhiều nước đã tụ SGK và những tranh ảnh tự sưu tầm. Lời nhận hội lập phố xá, cửa hàng buôn xét của thương nhân nước ngoài trong sách bán lâu dài. hướng dẫn GV. Kể về sự thành lập các hội quán của người Tầu, người Nhật ở Hội An. Phố người Tầu ở Phố Hiến (Hưng Yên). - HS nghe, ghi nhớ. - GV phát vấn: Những yếu tố bên trong và bên ngoài nào thúc đẩy sự phát triển của ngoại thương? Sự phát triển của ngọai thương có tác dụng gì với sự phát triển của kinh tế nước ta? - HS suy nghĩ, trả lời. - Nguyên nhân phát triển: - GV kết luận nguyên nhân dẫn đến sự phát + Do chính sách mở cửa của
  9. triển ngoại thương, kết hợp liên hệ thực tiễn chính quyền Trịnh, Nguyễn. hiện nay. Sự phát triển của ngoại thương tạo điều kiện + Do phát kiến địa lý tạo điều cho đất nước tiếp cận với nền kinh tế thế giới kiện giao lưu Đông - Tây thuận với phương thức sản xuất mới. lợi. - GV giảng tiếp: Sự phát triển của ngoại - Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương rầm rộ trong một thời gian dài. Đến thương suy yếu dần do chế độ giữa thế kỉ XVIII suy yếu dân do chế độ thuế thuế khóa của Nhà nước ngày khóa phiền phức, liên hệ thực tế. càng phức tạp. Hoạt động 1: Cả lớp 3. Sự thịnh hưng của một số đô thị. - GV giảng giải về sự hưng khởi của đô thị XVI - - Thế kỉ XVI - XVIII nhiều đô XVIII. thị mới hình thành phát triển hưng thịnh GV minh họa bằng lời các thương nhân nước - Thăng Long - Kẻ chợ với 36 ngoài trong SGK và sách hướng dẫn GV về sự phố phường trở thành đô thị lớn hưng thịnh của Thăng Long và các đô thị khác. của cả nước. - Những đô thị mới như: Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Phú
  10. Xuân - Huế) trở thành những nơi buôn bán sầm uất. - GV: Nguyên nhân dẫn đến sự hưng khởi của đô thị? - HS suy nghĩ trả lời. - GV bổ sung, kết luận: Đô thị hưng khởi là do: Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển nhất là ngoại thương. - HS nghe, ghi nhớ. 4. Củng cố - Thế kỷ XVI - XVIII kinh tế nước ta có bước phát triển mới, phồn thịnh. - Thủ công nghiệp ngày càng tăng tiến nhưng không thể chuyển hóa sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. - Sự phát triển của ngoại thương và đô thị đưa đất nước tiếp cận với nền kinh tế thế giới. - Song do chính sách của Nhà nước nên cuối thế kỷ XVII, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. 5. Dặn dò
  11. HS học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1