Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - CHƯONG V
lượt xem 7
download
Quân Pháp - Tây Ban Nha tiến thẳng vào quân thù, chạm trán bên phải, ở giữa và bên trái hậu tuyến địch - Các tuyến phòng thủ An Nam bị gãy sau một trận đánh sắt máu kéo dài một tiếng rưỡi đồng hồ qua nhiều giai đoạn khác nhau...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - CHƯONG V
- Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 CHƯONG V Đề cương: Quân Pháp - Tây Ban Nha tiến thẳng vào quân thù, chạm trán bên phải, ở giữa và bên trái hậu tuyến địch - Các tuyến phòng thủ An Nam bị gãy sau một trận đánh sắt máu kéo dài một tiếng rưỡi đồng hồ qua nhiều giai đoạn khác nhau Suốt đêm thật yên lặng: cả hai bên không có một tiếng súng nào. 5 giờ sáng, pháo binh lên ngựa, mỗi người đều vào hàng ngũ của mình. các toán quân di động chung quanh căn nhà dùng làm tổng hành dinh, một số quân đứng sẵn gần ngay chỗ được sắp xếp,
- một số phải đi quanh để tìm đúng vào vị trí của mình. Mười giờ tất cả đạo quân đã vào vị trí, ngay hàng thẳng lối, cách xa mặt Bắc của đồn thành Kỳ Hòa khoảng 2 cây số. Hai cánh quân đánh bộ hai bên, giữa là pháo binh. Cánh quân bên trái gồm có công binh đi đầu mang thang, kế là thủy quân lục chiến và bộ binh; 4 đại pháo nòng 12; 5 đại pháo nòng 4 có khía; 2 súng cối miền núi thuộc hải quân tất cả dàn theo hàng ngang chiến đấu, rồi tiến lên phía địch để yễm trợ cánh quân bên trái; cánh quân này cũng dựa theo đoàn pháo binh tiến lên. Cánh quân bên phải gồm có lính đánh bộ Tây Ban Nha, thủy quân đổ bộ: thủy quân xung kích thì đi đầu và giữ trách vụ như hôm qua tức là mở đường. Ba ổ súng cối miền núi kéo theo cánh quân bên phải; 3 ổ súng này, nếu có thể, sẽ tập trung bắn phá ngay giữa mặt thành, giúo quân xung phong dễ dàng hơn. Kể cả hai cánh quân bên mặt và bên trái, toán quân nào và đại đội nào hôm qua đi hàng đầu thì hôm nay làm quân trù bị đi
- sau. Mặt đất cỏ dày chằng chịt, úa vàng vì sức nóng mặt trời, không gây ra tiếng động nào; lính thổi kèn đã ngưng, không phóng ra những âm thanh man rợ nữa. Ta ngưng đánh trống, về phía địch cũng thế, thôi đánh chiêng và cũng ngưng đánh trống. các đại pháo trong thành Kỳ Hòa bắn ra, vang rền, tiếng nổ của súng địch giống nhau nên rất dễ nhận, tiếng các quả đạn xé gió rít lên rồi im bặt, không có một tiếng động nào khác. Lúc này, trong đầu quân lính, ý nghĩ cũng chỉ xoay quanh hai chữ xung phong, và cách tiến lên thế nào cho chắc chắn, họ đã từng để lại phía sau các xác chết và những người bị thương, họ không bao giờ lo sợ hiểm nguy. Họ không mặc áo thêu, không màu mè lòe loẹt: quần áo chỉ có màu trắng với màu đen, may bằng vải len hay vải thô. Nơi họ chẳng có gì chói lòa, ngoài cái lưỡi lê trên đầu súng. Lời nói của họ đầy nghị lực. lòng tin và sức mạnh. Mặc dù nơi
- đây thiếu hẳn cái hy vọng, mà người dân Pháp ai cũng ham mưốn, hy vọng đó là được ngợi khen trước công chúng, cái ý nghĩ được sống mãi sau khi chết, tức được kẻ khác biết đến và nổi danh. Họ sẽ ngã xuống, định mệnh đã chỉ định ai sẽ ngã xuống trong bóng tối ở một nơi tận cùng của Á Châu... Tiếng súng của đối phương, lúc đầu thưa thớt, dần dần nhặt hơn. Súng bắn mạnh và chính xác, nhất là về hướng bắn thì rất đúng. Quân An Nam có lợi thế hơn vì mặt trời chiếu thẳng vào mắt quân Pháp. Pháo binh vừa đạt vị trí 1000 thước đã thấy có thiệt hại. Đã có người và ngựa chết hoặc bị thương; một xe tải đạn có một bánh xe vỡ tan tành từng mảnh. Trung tá Crouzat thúc quân kéo súng rất nhanh đến vị trí 500 thước, rồi 200 thước; ở vị trí gần tránh bớt được nhiều bất lợi bị mặt trời chiếu vào mắt; tia nắng sớm gần như nằm ngang. Vị trí 200 thước là vị trí cuối
- cùng quân ta dừng lại trước khi xung kích; súng trường tại các vị trí đầu thành rót xuống xối xả. __________________ Hai bên bắn nhau kịch liệt. Ở khoảng cách này, tự nhiên thấy tường thành làm bằng đất và tre cao hẳn lên và các lỗ châu mai thì phun khói trắng liên tục gần như mỗi giây một phát. Trên ruộng không có chỗ nào ẩn núp, chỉ biết đưa thân cho súng đạn. Thiệt hại đã khá rõ. Chỉ còn biết lợi dụng vào chiến thắng vừa đạt được hôm qua khích động quân sĩ để họ xông lên. Túi đeo lưng bỏ xuống đất; bọn cu-li mang thang được thay thế: thủy sư đề đốc ra lệnh cho hai cánh quân tiến lên. Bây giờ ta sẽ đặc biệt nói về cánh quân bên phải (có lẽ tác giả thuộc cánh quân này? - ND) và các hiệp tấn công của cánh quân này. Đại đội số 2 (Thủy quân đổ bộ, đại úy là Proubet - TG) tiến lên xung kích; gồm 80 người tinh nhuệ xông lên mở đường. Có một mô đất duy nhất trong cánh đồng,
- cách tuyến địch độ 150 thước. Đại úy hải quân de Lapelin hướng dẫn cánh quân bên phải tiến lên vị trí mô đất này một cách can trường. Tại vị trí mô đất quân lính bắt đầu nhận ra các hầm chông đầu tiên cách đó 50 thước, tức là cách bờ thành 100 thước. các chướng ngại phòng thủ thứ yếu như hầm chông được bố trí hết sức là tinh xảo. Sáu hàng hầm chông có rào cản ngăn cách, tức là có bảy hàng cọc nhọn tất cả; tiếp theo là 2 hào sâu sát tường thành có đóng chông tre vạt nhọn, nước và bùn ngập khoảng 3 chân (mỗi chân bằng 0.324m - ND), sau 2 lớp hào là bờ đất nghiêng dựa vào tường thành cắm chông nhọn tua tủa, trên đầu tường thành lại xếp một hàng bàn chông rất chắc chắn; chà gai cắm trên đất phủ lên các bàn chông: tay chân mà đổ máu rồi thì hết leo lên qua tường. Bờ tường thành cũng cao đến 15 chân. Hầm chông sâu 5 chân: nghi trang bằng phên đan mỏng có trồng cỏ bên trên. Đáy hầm cắm giáo hoặc cọc vót thật nhọn. các chướng ngại này dùng để chặn thú dữ
- thì đúng hơn là chặn người, nhưng quân sĩ ta phải vượt qua. Trong lúc quân tấn công mò mẫm, chậm chạp, cẩn thận lần theo các miệng hầm chông thì súng hỏa mai và pháo binh địch gia tăng bắn gắt thêm. Trên khoảng đất 100 thước trước bờ thành, tiếng khô khan của các cành cây bị gẫy vang lên liên tục, đạn rơi rào rào như đang rung cành để nhặt quả hồ đào (quả noix, tiếng Pháp, quả walnut, tiếng Anh - ND). Nếu ai tưởng tượng nổi, thì cứ tưởng tượng xem những người mang thang, câu liêm, sào móc phải cực khổ như thế nào, và lính cầm súng phải vướng víu như thế nào, giữa nơi đầy cạm bẫy chướng ngại như thế, để vượt tới đích mà không chết, không bị thương tích. Phần lớn quân sĩ mang thang, vì chậm chạp hơn các người khác, nên hoặc lọt hầm chông hoặc bị thương. Thang dùng để bắc ngang miệng hào làm cầu. Thang nhẹ làm bằng tre, không nặng quá 30 cân
- (một cân Pháp = 0.5kg - ND). hầu hết thang bị gãy khi quân lính bước lên. Tuy nhiên còn 3 chiếc thang nguyên vẹn đem đến được vòng hào sau cùng. Nhưng khi đến được bờ đất dựa tường thành thì hai bên lại đánh nhau kịch liệt nhất, chưa từng thấy giữa người An Nam và người Châu Âu. Quân sĩ nào mà trèo lên được tường thành, thì hoặc dùng thang hoặc trèo lên vai các đồng đội, hoặc níu vào các cọc thấp của các bàn chông, họ bị bắn ngay trước mặt, hoặc bị nồi lửa của địch ném bỏng mặt mày, hoặc bị giáo đâm. Những người trèo lên trước nhất trên tường thành, và trước khi bị đánh bật trở xuống, đều thấy một cảnh tượng khác hẳn khi trèo lên tường ngày hôm trước: bên trong bệ lính bắn đầy lính phòng ngự, kẻ thì mang súng dài, kẻ thì mang giáo hay súng ngắn, rình quân ta bên ngoài trèo vào. Ngay vào lúc ấy, tình thế trở nên nghiêm trọng, thì có lệnh ném lựu đạn. 20 quả được ném ra, may mắn đều
- tới đích vì tầm ném gần như là thẳng đứng và thật nguy hiểm. Ba lính thủy ném được móc câu dính cứng phía bên trong của tường thành. Bọn quân An Nam tháo gỡ không được vì vướng chà gai, bên ngoài ta thấy giáo mác tua tủa của họ thì biết; chà gai làm chướng ngại cho ta thì bây giờ lại gây trở ngại cho họ. Móc câu lại có tác dụng như cái bừa, phá ra được 3 lỗ hổng. Nhưng các lỗ xa nhau quá, từ 10 đến 20 chân, mỗi lỗ chỉ đủ cho một quân lính chui qua. ba quân lính chui qua trước, một người thuộc tàu Renommee bị giết ngay; hai người kia thì bị thương. cả ba bị xô ngược ra phía sau và rớt xuống hào. Quân lính khác theo sau, trèo lên tường rồi nhảy xuống thềm đứng bắn bên trong, thềm thì trơn trượt vì máu me lênh láng. Dọc chân tường la liệt xác quân An Nam bị giết vì mảnh đạn bộc phá hay bị bắn Quân An Nam ngưng đánh vì thấy rào gai bị phá hủy, rút xa vài phút trước khi quân Pháp ập vào, họ rút lui
- rất trật tự, thật chậm dọc theo bờ tường thành. Một nhóm quân lính của ta rượt theo, nhưng không ăn thua gì; vì địch quân rút hết vào một lớp thành khác trước khi quân Pháp đuổi tới. Quân chiến thắng liền vây quanh các vị chỉ huy của họ xem phải làm gì. Thật là đúng lúc; vì ta đang lọt vào một khu chung quanh đều có tường đất chắc chắn; trận chiến chưa ngã ngũ, còn phải tấn công một đợt nữa, mà ta thì không có chỗ nào để che núp trước một tuyến phòng thủ thật phi thường. Địch quân ngưng bắn một lúc, để quân lính của họ vào hết bên trong lớp thành mới, rồi lại tiếp tục bắn hết sức là mãnh liệt. Giống như ở Dettingue, ở Fontenoy (Các trận chiến trong lịch sử Pháp - ND) , ta phải đánh nhau trên một mặt trận có tường kín mít chung quanh. Để giúp theo dõi các giai đoạn của trận đánh ngày 25 tháng 2 năm 1861, ta cần hiểu sơ lược cách tổ chức phòng thủ trong thành Kỳ Hòa. Cho đến giờ này,
- quân viễn chinh mới chạm trán với quân địch ở một giới tuyến nhỏ của thành Kỳ Hòa chỉ dài 1000 thước, tức là đồn Redoute. Thành Kỳ Hòa thật rộng lớn xây đắp theo lối hình vuông. Mặt hậu tuyến của thành Kỳ Hòa có xây ụ phòng thủ nhô ra ở 2 gốc: mặt hậu tuyến là một thành hẳn hoi, xây kín, gọi là thành Giữa, dùng làm cổng cho cả doanh trại Kỳ Hòa; thành Giữa nằm trên đường ranh hậu tuyến. Hai ụ phòng thủ hai bên và thành Giữa bảo vệ lẫn nhau. Tầm súng của địch trong thành có thể quét quân tấn công khi đến gần vùng ven biên, nơi mà quân ta phải xông vào. Hơn nữa, như ta thấy, vùng ven biên được bảo vệ bằng hầm chông, hào và bàn chông trong khoảng rộng 100 thước kể từ chân tường thành. Nhìn từ xa, ta thấy các ụ phòng thủ và thành Giữa đều thẳng băng, không có góc nào nhô ra hay thụt vào. Nhưng bên trong lại có một lớp tường thẳng góc với lớp tường bên ngoài và ngăn thành Giữa ra làm hai khu; tường ngăn có bệ đứng và có lỗ châu mai để
- bắn; lại có hào và một khoảng đất cắm cọc nhọn chéo nhau để bảo vệ thêm. Tường thành bên trong có 2 ụ bắn nhô ra để làm ổ phòng ngự; trong các phúc trình của ta, vòng thành này ta đặt tên là đường tuyến thứ hai để dễ gọi. Ngay ở góc nơi hai bờ tường nối với nhau , có một cửa lớn đầy cạm bẫy, cửa giúp hai khu thông thương với nhau khi bình thường. Khu bên trái gọi là thành Quan, danh xưng do ta đặt ra vì tại đây có một đồn cố thủ với thật nhiều chiến cụ, đến mười lần nhiều hơn nơi khác. Khu bên phải bố trí để chống trả nếu có sức tấn công từ khu bên trái sang, tức là có tường chắn và ụ nhọn lồi ra để phòng thủ, ngoài ra còn có một đồn cố thủ nằm trong góc. Quân viễn chinh đụng độ phía bên phải, ở giữa rồi kế tiếp là bên trái của mặt phòng tuyến địch, một phần quân trù bị (thủy quân lục chiến) giữ trọng trách tấn công vị trí ụ phòng thủ phía trái, như vậy là ta có tất cả 3 mũi tấn công. Nếu cả 3 mũi tấn công đều đạt kết
- quả, và quân thù cũng bị đánh gãy tại 3 nơi cùng một lượt, và cũng kể như họ rãi đều lực lượng, thì địch sẽ bị thua toàn bộ trong một lúc, thay vì tháo lui từng chặng một, bên phải rồi bên trái. Nhưng sức đụng độ của cánh quân bên phải quá mạnh làm cho tuyến địch bị chọc thủng sau 15 phút. Hai mũi tấn công kia phải mất ba lần lâu hơn (Khi tiến đến chân của bờ đất dựa vào chân tường, thì sự chống cự bên trong trở nên càng lúc càng mãnh liệt; thang của ta bắc lên liền bị quân lính bên trong dùng kích mà hất ra, sức bắn của địch tăng gấp đôi; ta bắt đầu thất vọng vì không dựng thang lên được, công binh thì mới bắt đầu đào lỗ ở tường thành, ngang với tầm bệ đứng bên trong; vị chỉ huy công binh vì thấy sức tấn công kéo dài suốt 45 phút đã bắt đầu suy yếu liền cho người đi xin thêm 2 đại đội tăng viện -người này là trung úy hải quân Rouvier- vừa lúc đó thì vài người đã trèo qua được đầu tường. Khu này có tường bao quanh là hậu tuyến của cả hệ thống nội thành bên trong, và cũng là nơi
- trú ngụ của quan trấn thủ, ta đánh chiếm khu này. Nhưng trong khi đó ta lại mù tịt về số phận của cánh quân bên trái; cánh quân này sau khi phá được đường tuyến bên ngoài của địch, thì lọt vào vòng thành bên trong vừa ngay tầm bắn của quân An Nam đứng trên bệ dọc theo vách thành Quan xây thẳng góc với tường thành bên ngoài, họ bị quân An Nam bắn thẳng ngay mặt. - Trích phúc trình của chỉ huy đại đội công binh Allize de Matignicourt báo cáo liên hệ tới cánh quân đánh vào giữa trong ngày 25 tháng 2 năm 1861 - TG). Thủy quân đổ bộ và lính Tây Ban Nha, cùng đánh bên cạnh nhau ngày hôm đó, đánh xong sớm hơn được nửa giờ, họ lọt vào một vòng đai kín như lọt vào trong một cái bẫy vậy. Thái độ vững vàng của họ thật anh hùng, đã làm chuyển hướng một phần đáng kể lực lượng địch và gián tiếp tăng cường đắc lực cho sức tấn công của hai cánh quân ở giữa và bên trái.
- __________________
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Hoạt động ngoại giao
4 p | 148 | 33
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương hai NGOẠI GIAO CỦNG CỐ ĐỘC LẬP
7 p | 110 | 25
-
Tờ giấy bạc đầu tiên của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
6 p | 148 | 21
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước: Chương một BA NGHÌN NĂM TỪ ĐỐI NGOẠI HÒA BÌNH TỚI ĐỐI NGOẠI CHỐNG XÂM LƯỢC
7 p | 112 | 18
-
Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - Đánh chiếm Mỹ Tho
8 p | 113 | 12
-
Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861
5 p | 142 | 11
-
Chiến dịch phạt Chiêm 1044 và 1069
14 p | 119 | 10
-
Trận Như Nguyệt 1075 -1077
9 p | 105 | 9
-
Chương hai: NGOẠI GIAO CỦNG CỐ ĐỘC LẬP – phần 3 ĐÁNH RỒI MỚI ĐÀM
8 p | 86 | 8
-
Chương ha:i NGOẠI GIAO CỦNG CỐ ĐỘC LẬP – phần 2 NGOẠI GIAO CỦA NGƯỜI "VÁC NÚI, LẬT BIỂN"
6 p | 75 | 8
-
Chiến dịch đánh Tống 1075 - phần 1
5 p | 95 | 7
-
Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - Chương III
7 p | 97 | 7
-
Chương một BA NGHÌN NĂM TỪ ĐỐI NGOẠI HÒA BÌNH TỚI ĐỐI NGOẠI CHỐNG XÂM LƯỢC – phần 2 NGOẠI GIAO HÒA HOÃN THỜI HỌ KHÚC, HỌ DƯƠNG
11 p | 103 | 6
-
Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - Đề cương: Chiến địa và tình trạng hai phe đối thủ
11 p | 123 | 6
-
Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - CHƯƠNG VI
13 p | 94 | 6
-
Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - CHƯƠNG IV
17 p | 99 | 5
-
Chiến dịch đánh Tống 1075 - phần 2
13 p | 88 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn