Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - CHƯƠNG IV
lượt xem 5
download
Sáng ngày 24 tháng 2, quân viễn chinh đánh gãy đường tuyến phòng thủ An Nam tại địa điểm gọi là Redoute. Phó thủy sư đề đốc Charner trực tiếp nắm quyền điều khiển quân lính. Đạo quân Pháp Tây Ban Nha di chuyển vòng theo bên cánh rồi dàn quân ra ở hậu tuyến của địch quân, chiều 24 tháng 2 đóng quân ngay trên đường tháo lui của địchtối hôm qua.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - CHƯƠNG IV
- Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 CHƯƠNG IV Đề chương: Sáng ngày 24 tháng 2, quân viễn chinh đánh gãy đường tuyến phòng thủ An Nam tại địa điểm gọi là Redoute. Phó thủy sư đề đốc Charner trực tiếp nắm quyền điều khiển quân lính. Đạo quân Pháp - Tây Ban Nha di chuyển vòng theo bên cánh rồi dàn quân ra ở hậu tuyến của địch quân, chiều 24 tháng 2 đóng quân ngay trên đường tháo lui của địch Vào bốn giờ sáng, kèn báo hiệu tập hợp chào cờ. Trời còn tối, cũng như các nước nhiệt đới khác, trời chỉ bắt đầu sáng khoảng sáu giờ. Trong đêm tối, các toán
- quân mò mẫm đứng vào vị trí của mình. Trước khi lên đường, quân sĩ được uống cà phê và và nhận một khẩu phần rượu mạnh. Túi đeo lưng đã chuẩn bị xong từ chiều tối hôm qua. Trong túi có 8 ngày lương khô và 2 khẩu phần thịt nấu sẵn. 5 giờ sáng, tất cả các toán quân đều đến vị trí dọc theo đường các chùa. Đề đốc và đại tướng de Vassoigne dẫn đầu đứng gần cổng đồn Cây Mai, một nhóm nhỏ lính bộ người Phi Châu được phái làm lính bảo vệ. Kế đó là lính bộ Tây Ban Nha, tiếp theo là 2 đại đội limh1 bộ nữa. Pháo binh cắm trại tại đồn Cây Mai tập hợp thành hàng dọc theo thứ tự như sau: 6 ổ súng cối miền núi, hỏa tiễn, 3 đại pháo 4 phân nòng có khía, 4 đại pháo 12 phân nòng có khía. Bộ binh bố trí trên đường cái theo thứ tự như sau: Lính đánh bộ, công binh vác thang; thủy quân xung kích vác thang và chiến cụ linh tinh; thủy quân đổ bộ; thủy quân lục chiến. Tiếp theo nửa là đoàn tùy tùng và ban cứu
- thương. Một đoàn gồm 600 cu li người Tàu khuân vác, 100 thú vật chuyên chở giữ vị trí dọc theo đường Jajareo, đường này nằm chắn ngang và thẳng góc với đường các chùa. Cách sắp xếp như thế tránh cho quân lính khỏi gặp trở ngại khi di chuyển. Năm giờ rưỡi, đoàn quân bắt đầu chuyển động lên đường. Trời bắt đầu sáng, khí trời còn mát; bụi bặm, nhờ hơi ẩm ban đêm lắng xuống, lại dấy lên mù mịt. Các toán quân dẫn đầu đổ xuống ruộng và tiến về hướng đồn Redoute, đường nằm ở cuối tuyến phòng thủ phía tây của quân địch. Phía trước đoàn pháo binh thì có một đại đội lính bộ phân tán mỏng làm quân biệt kích; pháo binh nhờ đường đã được san bằng phẳng từ chiều hôm trước nên bố trí không gặp khó khăn gì. các chùa Barbet, Clochetons, Cây Mai đã bắt đầu bắn suốt một giờ rồi. Tiếng gầm thét của các khẩu đại pháo át hết các tiếng động khác và bao trùm toàn vùng mặt trận. Quân địch cũng kéo nhau giàn ra
- các đường phòng ngự, ồn ào chuẩn bị chiến đấu. Từ vị trí cao trên đồn, ta có thể quan sát địch quân bố trí. Tiếng chiêng và tiếng rít đặc biệt rất dễ nhận phát ra từ súng của họ chỉ nghe thấy ở khoảng trống giữa những tiếng nổ do các cỗ đại pháo nòng 30 có khía của ta; Súng của họ có nòng nhỏ và làm bằng sắt. Các sỹ quan từ sài Gòn lên, tập hợp ở đồn Cây Mai, tiến nhanh trên đường cái, họ chỉ kịp chào và bắt tay vội vã những đồng đội đi ngang. Đoàn quân dàn trận đã gần xong: đại pháo do ngựa kéo trãi rộng ra để bố trí trong ruộng và tiếp tục tiến lên, khi chỉ còn cách địch độ 1000 thước liền tản ra thành từng đội, kéo chếch qua bên trái, bất thình lình ngừng lại và bắt đầu nhả đạn. Sức rung chuyển sắt thép, kéo dài, rít lên làm điếc tai và vang rền cả cánh đồng. các cỗ pháo nòng 12 chĩa thẳng vào đồn Redoute, các cỗ pháo nòng 4 và súng cối vùng núi cũng như hỏa tiễn hướng vào 2 góc đồn hai bên.
- Đường bắn được điều chỉnh nhanh chóng và trở nên thật chính xác. Mặc dù tuyến phòng thủ An Nam yếu kém vì súng nhỏ và các điều kiện quân sự thua thiệt, họ vẫn đốt khói để che và gia tăng sức kháng cự. Súng bắn rát, nhưng nói đúng ra là phía địch đã tận lực chiến đấu, chứ không phải về phía ta. Pháo binh lâm trận giúp cho bộ binh nghĩ tay lấy sức: Quân tiến lên từng đại đội xếp theo hình dọc. Lệnh ra phải dàn quân khép lại khoảng cách còn một nửa. Các cỗ đại pháo miền núi nhảy chồm lên và tiến tới, bất chấp chướng ngại vật như gò và mồ mả, các cỗ đại pháo dàn ra chỉ cách địch quân có 500 thước. các cỗ phào nòng 4, hỏa tiễn, đại pháo nòng 12, tiếp tục luân phiên điều động tiến lên từng chặng một. Bộ binh tiến lên thêm một chặng nữa. Dọ thám tối hôm trước cho biết có một vùng đầm lầy nằm phía bên trái gần đồn Redoute. Vì thế bộ binh tiến lệch về phía mặt để tránh, nhưng lại tránh quá xa. Lớp sau lại tiến
- theo nên gây ra chậm trễ. Sau khi pháo binh bắt đầu khai pháo trở lại thì một lúc sau bộ binh mới giàn xong vị trí. hai mũi tiến quân được thành lập, bên mặt là công binh, lính đánh bộ người Tây Ban Nha, thủy quân lục chiến; mũi tiến quân này do đại đội trưởng Allize de Matignicourt chỉ huy. Mũi tiến quân bên trái gồm có thủy quân đổ bộ do đại úy hải quân Desvaux và đại úy công binh Gallimard chỉ huy __________________ Trong khoảng cách 500 thước, đạn của đối phương rơi tới tấp vào quân Pháp và Tây Ban Nha. Đường bắn của quân An Nam chính xác, đúng cả hướng và cả chiều cao. Trong đồn, các cỗ pháo, súng nhỏ cầm tay, súng trường bắn ra xối xả. Mỗi khi phó đề đốc, bộ tham mưu và quân hộ vệ của ông dừng lại chỗ nào thì trong thành nhắm vào chỗ đó bắn ra rất rát và mãnh liệt. Pháo binh chịu trận trước tiên; chỉ trong vòng vài phút, nhiều pháo thủ và ngựa bị trúng đạn.
- Khoảng cách quá ngắn trước mặt địch làm giảm ưu thế của khí giới có tầm bắn xa và chính xác của ta; mặc dù tầm đạn của ta chính xác, liên tục và ưu thế hơn, nhưng sức kháng cự của bọn An Nam không bị đánh tan cũng không nao núng chút nào. Thương vong của ta tăng lên; Đại tường de Vassoigne, Đại tá Tây Ban Nha Palanca Gutierrez, Chuẩn úy Lesble và thượng sĩ Joly bị thương nặng. Thủy sư đề đốc bèn trực tiếp cầm quân và ra hiệu lệnh. Các hàng quân chuyển động. Các cỗ súng cối miền núi bắn hỗ trợ hai bên cánh. Một đại đội lính đánh bộ xung kích tiến lên bắn loạn xạ để dẫn đầu cánh quân bên phải; một đại đội thủy quân lục chiến dùng súng nhẹ dẫn đầu cánh quân bên trái. Lính công binh lên trước, tiếp theo là lính Tây Ban Nha, bộ binh, thủy quân lục chiến. Vì phải để dành sức cho phút chót nên tất cả chỉ chậm rãi dấn lên, địch bắn xối xả, quân tấn công tiến xéo qua bên phải để khỏi rơi vào vùng đầm lầy. Còn khoảng chừng 30 thước, một tiếng thét vang:"Hoàng
- Đế muôn năm!" vụt nổi lên át hết tiếng súng; quân lính ở hàng đầu nhào lên; tuy bị tầm đạn của súng hỏa mai ngay trước ngực nhưng họ vẫn cố vạch chà tre chằng chịt để bước từng bước trên miệng các hầm chông, nhảy qua bàn chông, nhào xuống hố, phá chà gai để tiến tới, tay và mặt đầy máu, quần áo rách tả tơi nhưng vẫn tiến đến bờ thành của địch một cách vinh quang. Cánh quân bên trái cũng can trường phá gãy tuyến phòng thủ phía ngoài của địch. Dẫn đầu là thủy binh đột kích. Họ tự mang lấy thang, câu liêm có cán, sào móc, lựu đạn: Bọn cu li mang thang đều được thay ở trạm tiến quân thứ hai; việc mang thang kể như là một công tác danh dự. Không có chỗ nào phải chạm trán giáp lá cà, khi các quân Pháp đầu tiên nhảy được vào bên trong, trên các bệ bắn phía sau tường, thì họ thấy bọn An Nam thối lui mang theo giáo mác, súng lớn và súng tay của họ. Quân An Nam lùi lại một
- bước thế thôi, gần như thản nhiên, giống như những người thợ đang làm việc rồi ngưng tay; thật quả là lạ lùng, mặc dù tình thế cấp bách vì cả một đạo quân đang trèo lên tường để tràn vào; chỉ có một số thật ít bỏ chạy mà thôi. Trong mấy phút sau là họ rút về phía đại quân có cờ đuôi nheo phất phới bên trong thành Kỳ Hòa. Trong trận đánh ngày 24 tháng 2 này, quân An Nam chấp nhận đối đầu với đại pháo của ta tuy họ yếu kém nhưng không thấy lòng can trường của họ sứt mẽ hay nao núng một chút nào cả: nhiều xác chết rải rác dọc theo tường phòng thủ cho thấy hiệu quả của súng nòng có khía của ta. Nhưng khi quân ta xung phong, tiến thẳng vào họ, thì họ thối lui nhưng không chạy, khoảng cách vẫn còn nhìn thấy nhau (Tuy thua nhưng tức không chịu chạy - ND) . Chuyện này cũng thấy ghi trong các phúc trình về những trận đánh trước đây ở Sài Gòn và Đà Nẵng. Thiếu úy Thénard của công binh và Trung úy hải
- quân Berger là hai người trèo trèo lên tường thành trước nhất tại hai điểm phòng thủ bị đành gãy: Một do đạo quân bên phải và một do đạo quân bên trái. Trận này làm ta thiệt hại 6 người chết và 30 bị thương, trong số này có một đại tướng, một đại tá, một chuẩn úy và một thượng sĩ. Một người cu li công binh bị giết và một bị thương. Sau cùng cu li công binh cũng tiến tới chướng ngại chót, theo đúng giao ước thường ký như vậy ở bên Tàu, mục đích là dành cho quân đánh thuê một chút danh dự. Pháo binh có nhiều ngựa và la chết hoặc bị thương. Pháo binh hành quân trên một địa thế rất khó khăn, lầy lội, giếng, hố, tường chắn rải rác, chướng ngại nhân tạo đủ loại; địa thế như vậy cực kỳ thuận lợi cho quân đánh bộ , nhưng lại bất tiện cho đại pháo dùng ngựa kéo, nhất là khi thụt lùi không phải dễ. (Một bàn nâng của cỗ trọng pháo 12 bị gãy, hai đầu ốc bu-lông bị bung mất, vít điều chỉnh hướng bắn bị hư. Bàn nâng của cỗ
- trọng pháo được thay ngay, bu-long được siết trở lại, nhưng vít điều chỉnh đường ngắm phải khó khăn lắm mới sửa được. Chỉ còn biết cầu khẩn cho cỗ trọng pháo 12 này sẽ gặp địa thế khá hơn, vì trận chiến ngày mai hứa hẹn sẽ thật nhiều gay go-Trích phúc trình của trung tá pháo binh đánh bộ Cruzat - TG) Trận chiến kéo dài hai giờ, nhưng pháo binh phải bắn rất nhiều; bắn đi tất cả 228 quả đại pháo miền núi, 146 quả đại pháo 4, 128 quả đại pháo 12, phóng 80 hỏa tiễn. Tường phòng thủ của địch làm bằng tre đắp đất, không phá thủng được, không đốt cháy được mà cũng không phá sập được. Vì vậy trọng pháo phải bắn rát để giúp bộ binh tiến lên nắm vị trí của mình, bộ binh bị bóp nghẹt vì đường hẹp và lối thoát ra để dàn quân cũng hẹp. __________________
- Các binh sỹ bị thương trong lúc đang đánh nhau được chở về đồn Cây Mai, từ đây mới gửi đi bằng đường bộ hay đường sông đến nhà thương Chợ Quán trên bờ kênh Tàu. Công binh bắt tay vào việc tức khắc, phá một mảng tường phòng thủ của địch để kéo trọng pháo. Chuyên chở đạn dược từ đồn Cây Mai thay vào số đã bắn. Công tác hoàn tất vào một giờ trưa. Suốt ngày và đêm 24, kho tồn trữ tạm Cây Mai được bổ sung và sửa chữa. Đạn dược thì lấy từ hai tàu Rhin và Loire đậu ở bến sài Gòn. Hai tàu này dùng làm kho thuốc súng vì không tìm được nơi nào trên bờ khô ráo và đủ chắc chắn. Quân lính trở lại thu lượm các túi đeo lưng của mình vì trước đó họ phải bỏ xuống đất để tấn công. Vào khoảng 9 giờ sáng, quân lính của ta chui vào tạm trú trong các căn nhà thấp lè tè mà vài giờ trước kia còn là nơi trú ngụ của quân An Nam. các túp lều này dơ bẩn, xông lên mùi hôi thối kỳ lạ giống như mùi mắm
- cá của người Nga. Quân lính nghĩ ngơi đến 3 giờ chiều. Họ phải thức từ 4 giờ sáng, túi quân trang thì đeo trên lưng, hành quân trên đường đất bụi mù, tiếp theo là lầy lội, đánh nhau dưới sức nóng, tuy là buổi sáng nhưng đã bắt đầu oi bức. Lệnh nghĩ ngơi ban ra là vì thận trọng chớ không phải vì lòng nhân từ. Ai cũng biết sức nóng của Sài Gòn là sức mạnh phụ thêm cho quân An Nam, sức nóng tại đây làm phát sinh vi trùng bệnh dịch hạch đầm lầy với một tốc độ khủng khiếp. Vào khoảng 3 giờ chiều thi cho thổi kèn báo thức và thúc quân lên đường. Một đại đội thủy quân lục chiến đặt ở lại với một ổ súng cối miền núi để giữ đồn Redoute ta vừa chiếm: làm hậu quân và giúp quân ta vẫn có thể tiếp tục dựa vào chùa Cây Mai. Quân sỹ lên đường: Pháo binh ở giữa xếp theo hàng dọc thứ tự từng giàn pháo một; bộ binh chia ra thành từng phân đội ngắn, xếp thành hai hàng dọc, bên phải một hàng,
- bên trái một hàng. Mặt đất dẽ cứng, phẳng, phủ một lớp rêu thật mỏng, xe chở đạn và xe quân nhu lăn bánh trên mặt rêu không gặp khó khăn gì cả, chân bước trên rêu cũng thấy thích thú. Quân ta tiến lên theo bên hông, bọc hậu phía sau quân địch, giữ cách xa, lọt ra ngoài tầm bắn của họ. Đoàn quân đang đạt mục tiêu dự trù từ trước: tức tối nay phải cắm quân ở mặt Tây thành An Nam, chắn ngang đường rút lui của họ. Khoảng 4 giờ, một toán quân địch xuất hiện, tầm quan trọng thật khó đoán, bất thần xuất hiện từ khu rừng chồi phía bên phải của ta; quân địch có nhiều voi trận, trương cờ đuôi nheo rầm rộ. Quân An Nam muốn thử chặn đường tiến của ta hay chỉ muốn di tản đem dấu bớt voi trận, xe quân nhu và quân trang cồng kềnh? Trong suốt trận chiến, biến cố này vẫn còn là một bí ẩn hoàn toàn, không ai biết được chủ đích của quân An Nam. Họ tiến đến gần, nổ súng với bộ binh
- ta. Chỉ huy trưởng liền cho 3 ổ súng cối miền núi, 3 trọng pháo nòng 4 tiến lên: sức bắn trả có hiệu lực ngay. Địch quân dừng lại, một phần rút vào trong thành, một phần đóng quân bên ngoài dựa vào tường thành của họ. Quân ta buộc phải tạm dừng quân vì trận đụng độ nhỏ này, nhưng lại tiếp tục tiến lên. Khoảng 6 giờ chiều thì đến địa điểm cắm quân, tức là ngay sau thành Kỳ Hòa. Nơi đây đồng ruộng không còn trống trải nữa: có vài chòm cây rải rác, rừng cũng rải rác một vài nơi. Một ngôi làng gồm vài căn nhà đổ nát dựa vào một đám cây cách thành địch chừng 2 cây số. Thủy sư đề đốc đặt đại bản doanh tại một trong những căn nhà bỏ hoang trong ngôi làng này. Ngay lúc đó thì đại pháo từ trong thành Kỳ Hòa cũng bắn ra vài phát hướng về phía làng. Một viên đạn xuyên ngang nhà đại bản doanh, đồng thời súng nhỏ cũng bất thần bắn tới tấp từ khu rừng chồi vào các lều cắm
- quân của ta. Bộ binh hướng về phía bìa rừng để chống trả loạt tấn công bất ngờ này. Lính Tây Ban Nha, tiếp theo là đại đội thuộc tàu Renommee và hai đại đội khác nữa tiến lên đánh xung kích. Ngựa kéo đại pháo đã tháo cương, vì thế phải dùng tay kéo 2 khẩu đại pháo nòng 4 đặt vào vị trí. Quân địch thì không thấy đâu hết mà súng cứ xối xả thật can trường. Phải mất một lúc lâu mới di tản hết bộ binh đến một vị trí xa khu rừng để khỏi bị đánh bất ngờ. Pháo binh trở nên quá lộ liễu, liền đưa vài pháo thủ giữ vị trí xung kích: công binh cũng dàn ra. Trong khi đó ta cũng đã càn quét xong khu rừng và cuộc nổ súng cũng im. Lính Tây Ban Nha, thủy quân, quân đánh bộ và các đạo công binh trở về đóng bên trong trại. Vài nhóm nhỏ lo nấu ăn. Phần còn lại thì quá mệt vì vừa phải chạy tới chạy lui đánh nhau, dọn trại, chẳng còn hơi sức đâu mà thổi lửa nấu ăn; họ đành ăn lương khô và uống nước lã, cũng may là cạnh trại có nhiều chỗ lấy nước. Thế cũng xong bữa ăn tối. Ăn
- xong mạnh người nào người nấy nằm dài ra đất. Rồi ngày mai đây, các khẩu thần công từ các hạm đội, các cỗ súng nòng có khía từ các chùa sẽ nhả đạn và ta sẽ nghe những tiếng nổ long trời. Phần chúng ta thì sẽ xông thẳng vào quân thù, hai đạo quân sáp trận, quân lính hai bên đánh xáp lá cà.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Hoạt động ngoại giao
4 p | 147 | 33
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương hai NGOẠI GIAO CỦNG CỐ ĐỘC LẬP
7 p | 110 | 25
-
Tờ giấy bạc đầu tiên của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
6 p | 146 | 21
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước: Chương một BA NGHÌN NĂM TỪ ĐỐI NGOẠI HÒA BÌNH TỚI ĐỐI NGOẠI CHỐNG XÂM LƯỢC
7 p | 111 | 18
-
Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - Đánh chiếm Mỹ Tho
8 p | 112 | 12
-
Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861
5 p | 142 | 11
-
Chiến dịch phạt Chiêm 1044 và 1069
14 p | 115 | 10
-
Trận Như Nguyệt 1075 -1077
9 p | 103 | 9
-
Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - CHƯƠNG I
30 p | 110 | 8
-
Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - Chương III
7 p | 95 | 7
-
Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - CHƯONG V
15 p | 98 | 7
-
Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - Đề cương: Chiến địa và tình trạng hai phe đối thủ
11 p | 122 | 6
-
Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - CHƯƠNG VI
13 p | 94 | 6
-
Chương một BA NGHÌN NĂM TỪ ĐỐI NGOẠI HÒA BÌNH TỚI ĐỐI NGOẠI CHỐNG XÂM LƯỢC – phần 2 NGOẠI GIAO HÒA HOÃN THỜI HỌ KHÚC, HỌ DƯƠNG
11 p | 103 | 6
-
Ebook Lịch sử truyền thống của Đảng bộ và Nhân dân xã Nam Chính (1960-2015): Phần 1
104 p | 11 | 2
-
Ebook Lịch sử truyền thống của Đảng bộ và Nhân dân xã Nam Chính (1960-2015): Phần 2
71 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Nam Cường (1945-2020): Phần 1 (Tập 1)
36 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn