Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - CHƯƠNG VI
lượt xem 6
download
Quân viễn chinh đánh chiếm các vị trí Tong kéou, Hóc Môn, Rach Tra và tiến lên tận Trảng Bàng. Toàn vùng bị chiến hạm và các đạo quân lưu động của ta lục soát - Trinh sát sơ khởi về Biên Hòa và Mỹ Tho...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - CHƯƠNG VI
- Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 CHƯƠNG VI Đề cương: Quân viễn chinh đánh chiếm các vị trí Tong kéou, Hóc Môn, Rach Tra và tiến lên tận Trảng Bàng. Toàn vùng bị chiến hạm và các đạo quân lưu động của ta lục soát - Trinh sát sơ khởi về Biên Hòa và Mỹ Tho Tầm quan trọng của chiến thắng ngày 25 phải đến hôm sau mới biết hết. Ngày 26 khi vừa hừng đông, một đội pháo binh trang bị đại pháo nòng 4 yểm trợ một đoàn thám sát đi sâu vào thành Kỳ Hòa, suốt chiều dài của thành đến tận kênh Avalanche. Bốn khu công sự của Kỳ Hòa , vừa mới vừa cũ, đều lọt vào tay
- ta cùng một lúc. Quân An Nam vừa bị đánh bật khỏi khu thành Quan liền theo các ngõ tắt chạy về đồn Avalanche dưới hỏa lực của đại pháo ta bắn ra từ các chùa. Vị trí của đồn Avalanche nằm sát Sài Gòn, phía tây bắc của thành phố; chung quanh là nước và sình lầy, có cắm chông bao bọc; cách phòng thủ khá rắc rối. Nhưng từ đồn Avalanche quân An Nam lại hối hả bỏ chạy, băng qua vùng đầm lầy bằng hai lỗ trống trong bụi rậm giống như đường đi của thú dữ, quân Âu Châu đuổi theo trong đầm lầy thật khó nhọc, vừa thương tích vừa lạc đường. Sau cùng quân An Nam đến được con đường giám mục Adran, tại đây họ tổ chức lại, chuyển việc tháo chạy thành rút lui trong trật tự, tiến sâu vào vùng lãnh thổ của họ, qua các ngõ Tong-kéou, Hoc Môn, Tay-thêuy. Họ đem chôn hầu hết các cỗ súng chiến thuật trong các cánh rừng thưa, có ghi dấu hẳn hoi để sau này sẽ đào lên (Sáng ngày 25 tháng 2, trong khi quân ta phá được thành địch một cách vẻ vang thì một đạo kỵ binh phóng theo
- rượt quân An Nam trên đường tháo chạy, không cho họ rút về khu thành của họ ở xứ Triều Cống - tức là thành Tong - kéou - Nhưng đoàn kỵ binh không bắt được quân An Nam nào làm tù binh. Họ không bao giờ để bị dồn vào đường cùng. Ta cứ mượn lời sau đây từ chính miệng của một trong những người tươ1ng chỉ huy của họ đã công khai trách họ:"Quân sĩ chạy như chuột". Họ nhờ có vùng đầm lầy Avalanche để tránh, quân Âu Châu không đuổi theo được. Nhưng đoàn kỵ binh viễn chinh thật ra chỉ gồm có vài bộ binh Châu Phi và vài kỵ binh người Tagal; có người đổ thừa rằng số kỵ binh mà trước kia ta đòi vị đại úy toàn quyền Phi Luật Tân phải cung cấp cho đoàn viễn chinh đã không được thực hiện theo ý muốn. Tác dụng của một đoàn kỵ binh không thể thay bằng vài cỗ súng miền núi: Vì lý do ta đã sử dụng toàn thể quân sĩ vào việc tấn công thành địch, nên không còn người để đuổi theo quân địch rút lui - TG) . Con đường Sài Gòn được tự do lưu thông trở lại, ta
- cũng dẹp bỏ kho súng Cây Mai. Trong những ngày 25, 26, và 27 tháng 2, quân ta dồn sức đắp một con đường di chuyển cho pháo binh trên vùng đất khô phía tây thành Kỳ Hòa. Hầm chông tại đây đều được lấp đi; bàn chông, cọc nhọn, chà gai đều được tháo bỏ. Công việc không phải dễ; người An Nam đào xới trong mùa mưa thì đất mềm, nay đất khô cứng dưới ánh nắng mặt trời, ta cuốc không nổi. Quân lính vừa làm vừa cố tìm cách nghĩ ngơi. Họ vừa làm đường, làm trại, lại phải trinh sát Sài Gòn và Tong - kéou (thành phố thuộc xứ triều cống của An Nam). Tong - kéou là thành phố đầu tiên trên đường đi sâu về vùng phía bắc (hướng bắc - tây bắc). Theo lời khai của tù binh thì vùng này rất nhiều gạo và tiền đồng, có ba khu thành phòng ngự, rào tre thưa hơn so với thành Kỳ Hòa, nhưng bảo trì tốt đủ sức kháng cự. các thành này cũng là kho của quân An Nam.\
- Giữa Tong-kéou và thành Kỳ Hòa là 1 vùng đồng ruộng mênh mông, thỉnh thoảng mới thấy vài khu vườn trồng thuốc lá; cây thuốc lá nhỏ chỉ cao độ hai chân, khi ta lấy tay vò nát lá thì ngữi thấy một mùi thơm rất mạnh; lá khô rơi xuống thành những vệt nâu trên mặt đất. Vùng này có sông Tam león (có lẽ là sông Tham Lương? - ND) chắn ngang đường đi: Cây cầu bắc ngang sông đã bị phá sập; nhưng chếch về phía trái thì mặt đất lại cao lên, do đó chỉ cần đi xéo qua trái một chút là có thể vượt qua sông. Cánh đồng khô ráo, di chuyển dễ dàng trong mùa khô, nhưng qua mùa mưa thì ngập lụt, chỉ cần nhìn những hố do nước đào xới cũng biết; hố không sâu cũng không rộng lắm không làm cản trở cho người và ngựa. Địa thế đất đai được thám sát ngày 27 tháng 2 cho thấy pháo binh có thể di chuyển dễ dàng; vì thế mà vị Tổng tư lệnh đã phát lệnh trực chỉ Tong-kéou ngay ngày hôm sau, tức 28 tháng 2, trước khi trời sáng hẳn. Đoàn quân viễn chinh tiếp tục chinh phạt xa hơn
- để giúp thủy sư đề đốc Page dễ dàng khống chế toàn vùng thượng lưu sông Đồng Nai. Ta có thể nghĩ rằng quân An Nam rút về Tong - kéou, dựa vào sông Đồng Nai để tạm làm đường rút lui về mặt Bắc đồng thời dựa vào các tỉnh miền Nam để lập thế kháng cự giống như thành Kỳ Hòa. Nhưng nhìn kỹ ai cũng thấy là họ vừa thua trận một cách nặng nề thảm thương và không còn tinh thần nữa. Pháo binh xuất trại trước, vào lúc 6 giờ sáng, đã gặp ngay vài rủi ro (một xe đạn lọt xuống hầm chông); pháo binh mang theo 4 đại pháo 12; 3 đại pháo nòng 4 có khía; 5 ổ súng cối miền núi và hỏa tiễn; tất cả xếp thành đội ngũ ngay bên ngoài thành. Kế tiếp là bộ binh ra theo bằng 1 cửa nhỏ đục ở bờ tường thành. Xong xuôi tất cả đạo quân lên đường đúng 6h30 sáng. Pháo binh ở giữa; bên phải pháo binh là lính đánh bộ Pháp và lính đánh bộ người Tây Ban Nha; bên trái là lính thủy đánh bộ. Thủy quân làm trừ bị.
- Toán xung kích An Nam và lính đánh bộ Phi Châu đi trước làm quân mở đường. Khi còn cách đồn quân An Nam 1.500 thước, thì ta thấy rõ ràng tường thành. Thành xây cất ở một nơi cao ráo nhìn xuống cánh đồng. Bên trong thành thấy có nhiều công sự lớn và 1 pháo đài trang bị đại pháo; tất cả tạo ra một vẻ đáng ngại. Quân ta dừng lại, pháo binh dàn trận và phân chia vị trí như sau: 3 súng cối di chuyển về phía bên phải, gần 1 đám cây có thể nhìn vào thành. Lính phóng hỏa tiễn thì nhắm vào các công sự lớn trong thành; đại pháo 12 hướng vào khu pháo đài; đại pháo nòng 4 và 2 súng cối thì bắn vào bất cứ lỗ châu mai nào có đạn đại pháo của địch bắn ra. Thủy sư đề đốc, vì muốn tránh bớt cho quân sĩ vai trò tiến công khó nhọc mà họ đã chịu đựng trong ngày 25, nên đã thay đổi chiến thuật dựa theo địa thế và kiến trúc của công sự mới này. Công sự ở vị trí cao lại có kho và pháo đài rất lớn, vì thế thủy sư đề đốc ra lệnh cho pháo
- binh giữ vai trò chính. Pháo binh tiến lên trước, từng khẩu một, ngựa kéo súng phóng nhanh theo bước kiệu: dừng lại từng trạm 800, 600 rồi 200 thước. Súng của pháo binh ta bắn ra rất chính xác và mãnh liệt, thế mạnh hơn quân địch thấy rõ, mỗi súng bắn 50 quả rồi ngưng. Pháo binh địch bắn lấy lệ để che cho việc rút quân, họ có khoảng 8.000 quân lính. Quân sĩ của họ tiến theo pháo binh từng đợt một và dừng lại tại một đồn khác, cạnh bên có một ngôi làng. Tong - kéou bị ta lấy mà không có thiệt hại gì nhiều. Tuy vậy cũng có 1 số khá lớn quân sĩ bộ binh bị trúng đạn địch, bị thương hoặc bị trầy sướt. Ngay khi khởi đánh, trung tá Crouzat bị thương nặng ở đùi vì không may do tai nạn gây ra: ngựa ông đang cưỡi nghe tiếng rít của hỏa tiễn hoảng sợ mà nhảy dựng lên, hất ông ta ngã xuống đất. Thành phố của xứ triều cống là kho quan trọng của quân An Nam. Ta chiếm được 3 thành, thu được
- 1.400 tấn gạo, vô số thuốc súng, đạn pháo, lao, giáo, súng cỡ nhỏ, 20 đại pháo đúc bằng gang nòng 16, quân trang và tiền kẽm mà địch chưa kịp đốt dây buộc, tiền kẽm mất dây xỏ xâu thì cũng mất giá trị đi nhiều. Quân An Nam vẫn theo thói thường mang theo hết những người bị thương, phần lớn các thương binh là từ thành Kỳ Hòa đưa về. Những căn nhà ta chiếm tường còn bê bết máu. Xa hơn Tong - kéou là Hóc Môn, một vùng trồng trầu và buôn bán trầu khá quan trọng, trầu là 1 loại dây leo lớn, cho lá gọi là trầu. Kế tiếp Hóc Môn là Rach - Tra và Tay - theuye. Vào 3 giờ chiều, quân vẫn tiếp tục đi. Đường đi thẳng đến Tay - theuye; Tay - theuye nằm lọt vào một vùng cây có tầm cao trung bình, lá cây không bóng lại úa, màu hung đỏ giống như tôn bị sét rỉ chẳng thấy gì là vẽ sum suê của cây
- cối miền nhiệt đới. Chỉ có sức nóng của mặt trời thì giống như ở Ấn Độ; nóng như thiêu đốt. Con đường mòn, chỗ rộng chỗ hẹp, đầy cát thật mịn, thật nhiều và nóng bỏng. Quân lính mệt lả cứ đi bừa, không thẳng hàng thẳng lối gì cả. Vào lúc này, mọi người đã kiệt lực, thân xác nặng như chì; ai cũng muốn dừng lại mà ngồi xuống nghỉ. Trong ngày hôm đó, một số quân sĩ của ta đờ đẫn, ngất ngư vì nóng bức, một số phát điên. Hai bên vệ đường có vài căn nhà mà quân An Nam đã phá sạch trên đường rút lui. Dân chúng ẩn nấp trong những cánh rừng thưa cách đó vài trăm thước. Thỉnh thoảng từ trong bụi rậm họ ló đầu ra nhìn rồi kinh sợ mà ù té chạy. Ở ngưỡng cửa mỗi nhà đều có 1 cái lu bằng đất nung màu đen đựng đầy nước. Vì khát chẳng ai nghĩ tới thuốc độc, đều tranh nhau mà uống. Đến tối, có vài người nông dân bớt sợ đến gần và làm quen với ta, họ đề nghị giúp quân ta khiêng
- những người lính vì trời nóng ngã lăn ra bất tỉnh ở hai bên đường. Vào khoảng 5 giờ chiều, các toán quân dẫn đầu tràn vào thành Tay - theuye đã bỏ trống. Trong thành có tiền bằng bạc, một số thật lớn tiền đồng và 3 khẩu đại pháo. Thành này canh giữ con đường mà quân lính vừa đi qua, tiếp nối với con đường này là một đường đê dẫn tới ranh giới Cao Miên (Xin chú ý, theo câu này, ranh giới Cao Miên thời bấy giờ không xa ranh giới Hóc Môn? - ND) Một khẩu đại pháo đặt thẳng trước mặt biểu dương tầm quan trọng của vị trí mà ta vừa chiếm. Nơi này cũng là ranh giới của khu rừng Hóc Môn . Ở bìa rừng có 1 vùng đất cao và phẳng, có vài cây lớn. Quân ta quyết định đến cắm trại tại chỗ này. Xa xa là 1 vùng đầm lầy xa tít tới chân trời, những cánh đồng hoang vu của vùng Sologne (Sologne là 1 vùng đầm lầy rộng lớn ở cửa sông Loire, thuộc miền Trung nước Pháp - ND) cũng
- không đến nỗi buồn và hiu quạnh như nơi đây. 14 thuyền chiến của địch nằm phơi khô trên mặt đất cạnh một bờ đê từ ngày ta đánh chiếm Sài Gòn năm 1859 vẫn còn đó. Địch quân rút đi không để lại dấu vết nào khác ngoài thi hài của 6 nông dân An Nam bị chặt đầu vài giờ trước đó, xác vẫn còn mang gông. Sau này người ta mới biết rằng những kẻ bị khổ hình là những người theo Thiên Chúa Giáo (Ngày hôm sau, người ta lại đào được 7 xác chết khác vùi dưới một lớp đất mỏng, xác bị chặt đầu, ta nhận ra trong số này hình như có xác của một trung sĩ thủy quân lục chiến, đã bị quân An Nam bắt làm tù binh từ 6 tháng nay - TG). Ngày hôm sau người đầu thú kéo đến rất đông; các làng dọc theo hữu ngạn sông Đồng Nai và hai bờ sông Vàm Cỏ Đông xin ta bảo trợ. Tàu Dragonne ngược sông Vàm Cỏ Đông đến thẳng Tây Ninh, sát với biên giới Cao Miên. Tàu Dragonne kiểm soát vùng lãnh thổ An Nam nằm giữa hai sông Đồng Nai và Vàm Cỏ. Như thế là toàn tỉnh Gia Định
- đã thuộc vào tay ta rồi, ta chiếm hết thành quách, thu hết súng ống và lương nhu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Hoạt động ngoại giao
4 p | 147 | 33
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương hai NGOẠI GIAO CỦNG CỐ ĐỘC LẬP
7 p | 110 | 25
-
Tờ giấy bạc đầu tiên của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
6 p | 146 | 21
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước: Chương một BA NGHÌN NĂM TỪ ĐỐI NGOẠI HÒA BÌNH TỚI ĐỐI NGOẠI CHỐNG XÂM LƯỢC
7 p | 111 | 18
-
Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - Đánh chiếm Mỹ Tho
8 p | 112 | 12
-
Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861
5 p | 142 | 11
-
Chiến dịch phạt Chiêm 1044 và 1069
14 p | 115 | 10
-
Trận Như Nguyệt 1075 -1077
9 p | 103 | 9
-
Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - CHƯƠNG I
30 p | 110 | 8
-
Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - Chương III
7 p | 95 | 7
-
Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - CHƯONG V
15 p | 98 | 7
-
Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - Đề cương: Chiến địa và tình trạng hai phe đối thủ
11 p | 122 | 6
-
Chương một BA NGHÌN NĂM TỪ ĐỐI NGOẠI HÒA BÌNH TỚI ĐỐI NGOẠI CHỐNG XÂM LƯỢC – phần 2 NGOẠI GIAO HÒA HOÃN THỜI HỌ KHÚC, HỌ DƯƠNG
11 p | 103 | 6
-
Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - CHƯƠNG IV
17 p | 98 | 5
-
Ebook Lịch sử truyền thống của Đảng bộ và Nhân dân xã Nam Chính (1960-2015): Phần 1
104 p | 11 | 2
-
Ebook Lịch sử truyền thống của Đảng bộ và Nhân dân xã Nam Chính (1960-2015): Phần 2
71 p | 6 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Nam Cường (1945-2020): Phần 1 (Tập 1)
36 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn