intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử di cư của người Hoa vào Đàng

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

185
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

HUỲNH NGỌC ĐÁNG Trong lịch sử Việt Nam, vương quốc Đàng Trong là một hiện tượng khá đặc biệt. Từ một thế lực cát cứ nhỏ bé so với Đàng Ngoài, Đàng Trong đã vươn lên lớn mạnh, tiếp tục di dân khẩn hoang, mở mang lãnh thổ, can thiệp ảnh hưởng ở Chân Lạp, đối trọng vớI Xiêm La…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử di cư của người Hoa vào Đàng

  1. Lịch sử di cư của người Hoa vào Đàng Trong HUỲNH NGỌC ĐÁNG Trong lịch sử Việt Nam, vương quốc Đàng Trong là một hiện tượng khá đặc biệt. Từ một thế lực cát cứ nhỏ bé so với Đàng Ngoài, Đàng Trong đã vươn lên lớn mạnh, tiếp tục di dân khẩn hoang, mở mang lãnh thổ, can thiệp ảnh hưởng ở Chân Lạp, đối trọng vớI Xiêm La… Trong nhiều hoạt động của Đàng Trong , người Hoa đã tham gia ngay từ đầu như những lực lượng đóng góp quan trọng. Ngược lại, Đàng Trong với những đặc điểm khá riêng biệt đã thu hút mạnh mẽ những ngườI Trung Hoa di cư đến làm ăn sinh sống, cư ngụ lâu dài như vùng đất lành chim đậu. Lịch sử quá trình di cư của người Hoa vào Đàng Trong gắn chặt với tiến trình lịch sử phát triển của Đàng Trong và tình hình vùng duyên hải Nam Trung Hoa. Vào giữa cuối thế kỷ XVII, tình hình Trung Quốc có nhiều biến động. Năm 1644, với sự cộng tác của viên tướng nhà Minh phản bội là Ngô Tam Quế, quân đội Mãn Thanh đã chiếm được Bắc Kinh. Năm sau, Nam Kinh cũng thất thủ. Về cơ bản, Mãn Thanh đã thống trị toàn Trung Hoa từ đó. Tuy nhiên, ở vùng Hoa Nam, tình hình vẫn còn hỗn loạn. Cuộc kháng chiến của các đại diện tôn thất nhà Minh vẫn tiếp tục, mặc dù yếu ớt. Ba vua nhà Minh là Lỗ vương kháng chiến ở Chiết Giang, Đường vương ở Phúc Kiến và Quế vương ở Quảng Đông. Họ đều có hùng tâm, được dân chúng ủng hộ nhưng thực tế yếu ớt, nên lần lượt thất bại. Quế vương chống cự lâu hơn cả, bị quân Thanh truy đuổi phải chạy sang trú ở Miến Điện. Ngô Tam Quế đem quân sang ép vua Miến Điện phải giao nộp Quế vương và giết chết ông năm 1662. Một viên tướng của Đường vương là Trịnh Thành Công đã tiếp tục kháng chiến, hô hào “Phản Thanh phục Minh”. Thất bại ở đất liền, Trịnh Thành Công kéo quân ra chiếm Đài Loan làm cứ điểm kháng chiến lâu dài, làm chủ cả vùng duyên hải đông nam Trung Hoa trong suốt mấy mươi năm. Năm 1662, Trịnh Thành Công mất, con là Trịnh Kinh thay, tiếp tục chiến đấu. Năm 1681, Trinh Kinh cũng mất, còn là Trịnh Khắc Sản thay thế, nhưng không đủ tài năng để lãnh đạo. Hai năm sau, quân Mãn Thanh tấn công Đài Loan, Trịnh Khắc Sản đầu hàng quân Thanh. Mãn Thanh nhanh chóng đánh bại được nhà Minh một phần nhờ sự giúp sức của các hàng tướng nhà Minh. Sau khi bình định xong Trung Hoa, Mãn Thanh phong tước cho các hàng tướng có công, cử họ đem quân trấn giữ các tỉnh phía Nam: Ngô Tam Quế giữ Vân Nam, Thượng Khả Hỉ ở Quảng Đông, Cảnh Kế Mậu ở Phúc Kiến. Người đời thường gọi họ là Tam Phiên vương. Ba người này nhân lúc thế lực Mãn Thanh chưa vững vàng ở phương Nam, đã xây dựng lực lượng, dần dần ly khai, chống lại Mãn Thanh. Quân Thanh phải đem quân đánh dẹp. Trong Tam Phiên, Ngô Tam Quế có lực lượng mạnh nhất, đã
  2. từng xưng đế, đặt tên nước là Đại Chu (1678), nhưng chỉ được ba năm sau thì bị nhà Thanh diệt. Tóm lại, trong khoảng thời gian gần 40 năm sau khi quân Thanh chiếm được Nam Kinh, cơ bản cai trị Trung Hoa, vùng Hoa Nam là bãi chiến trường khốc liệt giữa Mãn Thanh và các lực lượng chống đối theo xu hướng chính trị khác nhau. Trong đó nổi bật là cuộc khánh chiến của lực lượng “Phản Thanh phục Minh”. Trong khoảng thời gian 40 năm đó, đã có các đợt di cư của người Hoa ra nước ngoài, xa lánh ách thống trị của Mãn Thanh. Tiêu biểu là đợt di cư của Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch của nhóm Mạc Cửu. Về sự kiện nhóm Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch đến Đàng Trong, Đại Nam Thực Lục Tiền Biên của triều Nguyễn ghi rõ: “… Kỷ Mùi (1679), mùa xuân, tháng giêng, tướng cũ nhà Minh là Long Môn Tổng binh Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng Tiến, Cao Lôi Liêm binh Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình đem hơn 3000 quân và hơn 50 chiếc thuyền đến các cửa biển Tư Dung và Đà Nẵng, tự trần là bô thần nhà Minh, vì nghĩa không chịu làm tôi nhà Thanh, nên đến để xin là tôi tớ…”. Chúa Hiền đã dung nạp họ đưa vào khai khẩn đất Biên Hoà và Mỹ Tho. Đoàn người Hoa này đã “… vỡ đất phá hoang, dựng thành phố chợ, buôn bán giao thông với người Trung Quốc, Tây Dương, Nhật Bản. Thuyền buôn tấp nập, phong hoá Trung Hoa đã dần dần thấm thía xanh tốt khắp đất Đông Phố…”, như Trịnh Hoài Đức đã nhận xét trong Gia Định Chí. Nhóm Mạc Cửu gia nhập Đàng Trong trong hoàn cảnh khác hơn. Ông sinh ngày 8 tháng 5 năm Ất Mùi (1855). Như vậy Mạc Cửu sinh ra và trưởng thành khi nhà Minh đã đổ, Mãn Thanh cơ bản thống trị Trung Hoa. Ông đã rời bỏ quê hương ra đi để tránh bị cạo đầu bím tóc theo phong tục Mãn Thanh. Cũng theo Thực Lục Tiền Biên, ông đã đến Chân Lạp “… làm chức Ốc Nha, thấy phủ Sài Mạt ở nước ấy có nhiều người buôn các nước thụ họp bèn mở sòng gác bạc để thu thuế gọi là hoa chi, lại được hố bạc chôn nên thành giàu. Nhân đó chiêu t ập dâu xiêu dạt đến các nơi Phú Quốc, Cần Bột, Giá Khê, Luống Cày, Hương Úc, Cà Mau, lập thành 7 xã thôn. Thấy ở đất ấy tương truyền có người tiên thường hay hiện ra ở trên sông, nhân thế đặt tên là Hà Tiên. Đến đây Mạc Cửu cho ngườI bộ thuộc là Trương Cầu và Lý Xá dâng thư xin làm Hà Tiên trưởng. Chúa nhận cho, trao cho chức Tổng binh. Cửu xây dựng dinh ngũ, đóng ở Phương Thành, nhân dân ngày càng đến đông…” Lịch sử di cư của người Hoa vào Đàng Trong có thể chia thành 4 giai đoạn chính là: Giai đoạn I: (Từ cuối- thế kỷ XVI đến trước năm 1645) Có hai sự kiện chính: năm 1567, Minh Mục Tông xuống lệnh cho phép thường dân được xuất dương buôn bán sau gần 200 năm duy tr ì lệnh cấm “Thốn bản bất hạ hải” (ban hành năm 1370) của Minh Thái Tổ; sự kiện thứ hai là năm 1600, Nguyễn Hoàng về lại Thuận - Quảng, bắt đầu thực hiện ý đồ ly khai, cát cứ. Cửa đã mở từ Trung Quốc để người Hoa có thể ra đi hợp pháp. Các cảng biển ở Thuận Quảng cũng mở cửa đón người Hoa đến vì chúa Nguyễn đang cố gắng phát triển ngoại thương để thoả mãn các nhu cầu của Đàng Trong. Nhiều thương thuyền Trung Hoa đã đến buôn bán với Thuận Quảng, nhiều người
  3. trong số họ đã ở lại Đàng Trong làm ăn lâu dài, nhất là ở hai trung tâm Hội An và Thuận Hoá. Giai đoạn II: (Từ 1645 đến 1678) Từ 1645, khi Mãn Thanh chiếm được Trung Hoa và thiết lập chế độ cai trị đến năm 1678, khi nhà Thanh hạ lệnh “Thiên giới”, buộc dân duyên hải phải dời vào nội địa và cấm giao thông hải ngoại. Sự kiện đáng lưu ý trong thời gian này là tháng 8 năm 1645, triều đình Mãnh Thanh ra lệnh “chi phát nghiêm chỉnh”, bắt dân cắt tóc và theo tục người Thanh bím tóc đuôi sam, đồng thời thi hành các chính sách cai tr ị độc đoán, hà khắc. Nhiều người Hoa xem lệnh cắt tóc là xúc phạm văn hoá, đồng thời bất mãn với chế độ cai trị Mãn Thanh đã dời bỏ đất nước ra đi, tìm đất sống ở các nơi khác, trong đó có Đàng Trong. Tiêu biểu cho các nạn dân di cư này là trường hợp của Mạc Cửu và Trịnh Hội (là ông nộI của Trịnh Hoài Đức) Giai đoạn III: (Từ 1678 đến trước năm 1685) Bối cảnh của giai đoạn này là cuộc kháng chiến “Phản Thanh phục Minh” của Trịnh Thành Công ở Đài Loan và “Loạn Tam Phiên”. Do Mãn Thanh cấm dân duyên hải ra biển nhằm cô lập, cấm vận quân kháng chiến Đài Loan nên Tr ịnh Thành Công phải đưa các thương thuyền đến nhiều nước ở Đông Nam Á, trong đó có Đàng Trong để mua lương thực, khí tài. Một số người Hoa trong họ đã ở lại Đàng Trong. Đến khi phong trào kháng chiến ở Đài Loan tan vỡ (1683), các di thần nhà Minh đã kéo nhau ra đi, đến Đàng Trong định cư lâu dài. Tiêu biểu là đoàn người 3000 binh lính với trên 50 chiến thuyền của Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch. Giai đoạn IV: (Từ 1685 trở đi) Sự kiện đáng lưu ý là năm 1685, Thanh Thánh Tổ đã ban hành “Triển hải lệnh” cho phép nhân dân được vượt biển đi các nước buôn bán. Đông đảo người Hoa đã đến định cư ở Đàng Trong trong giai đoạn này. Họ chủ yếu là dân thường, di cưu vì sinh kế và các lý do khác. Nhân vật chính của di dân Trung Hoa đến Đàng Trong trong giai đoạn này không phải là nạn dân hay di thần nhà Minh nữa. Trong 4 giai đoạn trên, giai đoạn III đáng chú ý với cuộc di cư khá quy mô của các di thần nhà Minh. Tuy nhiên, giai đo ạn từ 1685 trở đi có ý nghĩa rất quan trọng: cuộc chiến tranh dai dẳng hơn 40 năm giữa hai họ Trịnh, Nguyễn đã chấm dứt với thế cân bằng, tình hình chính trị xã hội đã tương đối ổn định; cả một vùng lãnh thổ rộng lớn trải dài từ Thuận - Quảng đến Cà Mau đang chờ đợi bàn tay lao động của con người đến từ mọi hướng; nền ngoại thương của Đàng Trong đang phát triển vượt bậc… tất cả thu hút mạnh mẽ người Hoa đến Đàng Trong, vùng đất lành chim đậu. Lịch sử di cư của người Hoa vào Đàng Trong có một số vấn đề đáng lưu ý: 1.Thành phần người Hoa đến Đàng Trong ở các giai đoạn có sự khác biệt khá rõ rệt: giai đoạn I chủ yếu là thương nhân; giai đoạn II chủ yếu là nạn dân, trong đó có thể có
  4. một số ít thương nhân và các sĩ phu; giai đoạn III chủ yếu là di thần nhà Minh, trong đó đông đảo là binh lính; giai đoạn cuối thành phần đa dạng hơn bao gồm cả thương gia, trí thức Nho giáo, các nhà sư… Cần lưu ý vai trò của các trí thức nho giáo và các nhà sư trong quá trình phát triển văn hoá Đàng Trong. Đó là những nhà thơ, nhà văn đã đến với Chiêu Anh Các Hà Tiên, là những nhà sư đã góp phần hình thành các tông phái Phật giáo Đàng Trong. 2. Đại đa số người Hoa đã đến Đàng Trong bằng đường biển, điều đó có nghĩa là đa số trong họ là những cư dân ở các vùng duyên hải phía nam Trung Quốc. Như vậy họ sẽ là những người có hiểu biết về biển, giỏi về giao thương trên biển, về kỹ thuật đóng thuyền, kỹ thuật thuỷ chiến, có kinh nghiệm trong việc giao lưu tiếp xúc, giao nhận, kiểm kê hàng hoá ở các cảng biển… Các chúa Nguyễn đã chú ý khai thác các khả năng đó của họ. Di dân là phụ nữ Trung Hoa đến Đàng Trong vào giai đoạn nào? Điều này có ý nghĩa rất quan trọng. Tỷ lệ phụ nữ trong số lượng di dân liên quan trực tiếp đến sự hình thành và phát triển các cộng đồng người Hoa. Người phụ nữ không thể di cư đông trong hoàn cảnh pháp luật lục địa cấm đoán việc xuất dương. Ngoài ra, chắc chắn trong 3000 binh t ướng Long Môn của Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch, không thể có đông phụ nữ (thậm chí không có sự hiện diện của họ). Như vậy, phụ nữ Hoa di cư vào Đàng Trong chủ yếu từ sau năm 1685 trở đi. Ở giai đoạn đầu, trước năm 1645, có thể có số (rất ít) di dân phụ nữ, và nếu có, họ chỉ đến trú ngụ ở vùng Thuận Quảng. Tóm lại, di dân phụ nữ Trung Hoa có mặt ở Đàng Trong muộn, ở vùng Nam bộ càng muộn hơn. Họ đến Đàng Trong chủ yếu ở thời điểm từ đầu thế kỷ XVIII trở đi. 4.Tại sao nhóm di thần nhà Minh chọn Đàng Trong làm nơi tỵ địa? Sách sử nhà Nguyễn ghi nhóm Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch đến Đàng Trong vào năm 1679. Gần đây có nhà nghiên cứu Trần Kinh Hoà đưa ra niên đại 1683. Ý kiến này có thể hợp lý hơn vì năm 1679, cuộc kháng chiến “Phản Thanh phục Minh” của họ Trịnh ở Đài Loan vẫn còn tiếp diễn và kéo dài mãi 4 năm sau, đến năm 1683 mới chấm dứt. Tại sao nhóm Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch lại bỏ hàng ngũ chạy vào Đàng Trong tỵ nạn những 4 năm trước khi Đài Loan đầu hàng quân Thanh? Liệu có thể các sử gia triều Nguyễn đã nhầm lẫn về niên đại chăng? Và tại sao họ lại chọn Đàng Trong làm nơi t ỵ địa? Về câu hỏi thứ hai, có thể tạm lý giải như sau: Một là, khác với Đàng Trong hoàn toàn không có quan hệ ngoại giao với Mãn Thanh. Đến tỵ nạn ở đây họ không lo bị “dẫn độ” về Trung Quốc, do sức ép từ Mãn Thanh. Hai là, Đàng Trong là nơi có nền ngoại thương phát triển mạnh, tiếp xúc nhiều thương thuyền nước ngoài, trong đó có thương thuyền của lực lượng kháng chiến Đài Loan. Cho nên đó là vùng đất các di thần nhà Minh đã từng qua lại hoặc ít ra có nhiều hiểu biết, gần gũi hơn các nơi khác. Ngoài ra, vị trí của Đàng Trong nằm trên đường biển từ Đài Loan đến các quốc đảo, đến Đàng Trong gần hơn đến Thái Lan hay các quốc đảo ấy. Đến Đàng Trọng xin tỵ nạn, nếu không được chấp nhận vẫn còn có thể đi tiếp đến Thái Lan hay các quốc đảo. Ba là, ngoài các lý do trên, Đàng Trong còn là nơi “đồng văn, đồng chủng” hơn so với
  5. Thái Lan và các quốc đảo. Nhóm di thần nhà Minh Trần Thượng Xuyên và Trần Ngạn Địch là một lực lượng có lập trường chính trị rõ ràng. Do vậy trong ba lý do trên, lý do thứ nhất là quyết định, hai là do sau là sự bổ sung các tiền đề quan trọng. Các di thần nhà Minh sẵn sàng làm tôi cho chúa Nguyễn - một hoàng đế phương Nam hoàn toàn đứng ngoài quỹ đạo ảnh hưởng chính trị của Mãn Thanh. 5.Tương tự, tại sao Mạc Cửu tìm về với chúa Nguyễn, đem Hà Tiên sát nhập vào Đàng Trong. Có thể do các lý do như sau: Một là, một mình Mạc Cửu không thể tự lực tồn tại được vì thế và lực quá yếu kém. Ông ta buộc phải chọn cho mình một đồng minh để nương tựa. Hai là, ngày từ những ngày đầu trứng nước của đất Hà Tiên, Mạc Cửu đã là nạn nhân của quân đội can thiệp Thái Lan và chia rẽ của nội bộ vương triều Chân Lạp. Nặc Thu và Nặc Nộn đánh nhau, Nặc Thu cầu cứu quân Xiêm, Xiêm đã vào Chân Lạp, chiếm đóng vùng Hà Tiên, bắt Mạc Cửu đem về Xiêm giam cầm. Thực tế chỉ rõ Chân Lạp không thể là chỗ dựa cho Mạc Cửu. Ba là, Mạc Cửu đã chọn Đàng Trong mà không chọn Xiêm làm chỗ dựa vì những lý do: + Đàng Trong đang là một thế lực sung sức với những trận tiến công can thiệp thắng lợi, quân đội chúa Nguyễn đã vào tận U- đông, đánh bại và đẩy lùi quân Xiêm về bên kia biên giới. Trong quân đội Đàng Trong lúc đó có các binh tướng người Hoa thuộc nhóm Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch. + Về tình cảm, chắc chắn Mạc Cửu không thể có thiện cảm với Xiêm bởi ấn tượng về những năm tháng ông bị lưu đày trên đất Thái. Ngược lại, tình cảm của ông với Việt Nam càng gần hơn khi cả vợ và con dâu của ông đều là người Việt. Đó là những phụ nữ có bản lĩnh đã từng được sách sử triều Nguyễn ghi nhận. Ngo ài ra, có một yếu tố khác tác động không kém phần quan trọng: dân chúng ở 7 xã thôn mới thành lập của Hà Tiên đa số là lưu dân người Việt. Mạc Cửu cần có hậu thuẫn chính trị của lực lượng cư dân đó. Quá trình lịch sử người Hoa di cư đến Đàng Trong sinh sống đã làm phong phú thêm tiến trình lịch sử phát triển của Đàng Trong. Trên cơ sở khả năng có thể đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của Đàng Trong, người Hoa đã được các chúa Nguyễn trọng dụng, được cư dân bản địa tiếp nhận và hỗ trợ, các cộng đồng người Hoa đã lần lượt ra đời. Những cố gắng và cống hiến của người Hoa đã tạo cho hó có chỗ đứng vững chắc và vị trí khá quan trọng trong lòng xã hội Đàng Trong. HISTORICAL EXAMINATION OF THE CHINESE IMMIGRATION INTO THE DANG TRONG HUYNH NGOC DANG The article examines 4 historical periods of the Chinese immigration into Dang Trong,
  6. and focus on the issues of the social and female immigrant, of the causes why the Tran Thuong Xuyen, Duong Ngan Dich groups came into Dang Trong, why Mac Cu donated Ha Tien for the Dang Trong Government, especially explaining the historical meaning of the words Minh Huong and Thanh Ha… TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam Liệt truyện Tiền Biên, NXB. KHXH, Hà Nội 1997. 2. Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, tập I. Tổ Phiên dịch Sử học, NXB. Sử học, Hà Nội 1962. 3. Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thành Công Chí. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện Sử học, NXB Giáo dục 1998. 4. Anh Nguyên, Mạc Cửu với đất Hà Tiên. Văn hoá Nguyệt san số 26, Sài Gòn 1957. 5. Cheng Ching Ho, Mấy điều nhận xét về Minh Hương xã và các cổ tích tại Hội An. VNKC tập san, số 6, Sài Gòn, 1996. 6. Furiwara Riichio, Chính sách đối với dân Trung Hoa di cư của các triều đại Việt Nam. VNKCTS số 8, Sài Gòn, 1974. 7. Trần Kinh Hoà, Làng Minh Hương và phố Thanh Hà thuộc tỉnh Thừa Thiên. Đại học số 3, Sài Gòn 1981. 8. Cheng Ching Ho, Historical Notes on Hôi An (Faifo). Center for Vietnamese Studies, Southern Iliinois University at Carbondale. 9. Emile Gaspardone, Un Chinois des mers du sud, le fondateur de Ha Tien. Journal Asiatique, tomme CCXL, 1952, Fascicule No.3. 10. Nguyễn Thiện Lâu, La Formation et L’évolution du Village de Minh Huong (Faifo), BAVH.4.1994.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2