intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CỘT SỐNG VIỆT NAM

Chia sẻ: A A | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

122
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ba mươi năm qua là một chặng đường dài sau ngày đất nước và dân tộc Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Sự phát triển đi lên của xã hội bao gồm các ngành nghề chuyên môn trong ngành Y tế cũng rõ nét. Ngành Cột Sống Việt Nam cũng đạt được nhiều tiến bộ trong chiều hướng chung nhất đó, tuy đã trải qua nhiều khó khăn trong chặng đường này. Trước đây ba mươi lăm năm, Phó Giáo Sư Hoàng Tiến Bảo đã dày công đặt nền móng cho ngành Cột Sống Việt Nam. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CỘT SỐNG VIỆT NAM

  1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CỘT SỐNG VIỆT NAM TRONG HƠN BA MƯƠI NĂM QUA (1975-2006) TẠI TP. HỒ CHÍ MINH PGS TS BS Võ Văn Thành(*) Ba mươi năm qua là một chặng đường dài sau ngày đất nước và dân tộc Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Sự phát triển đi lên của xã hội bao gồm các ngành nghề chuyên môn trong ngành Y tế cũng rõ nét. Ngành Cột Sống Việt Nam cũng đạt được nhiều tiến bộ trong chiều hướng chung nhất đó, tuy đã trải qua nhiều khó khăn trong chặng đường này. Trước đây ba mươi lăm năm, Phó Giáo Sư Hoàng Tiến Bảo đã dày công đặt nền móng cho ngành Cột Sống Việt Nam. Những phẫu thuật dùng lối vào trước cột sống cổ, ngực hay thắt lưng để điều trị các bệnh lý lao cột sống được thực hiện lần đầu tiên trong nước tại Bệnh Viện Bình Dân đã đạt nhiều kết quả mà trước đó ít ai mơ tưởng. Bác sĩ Võ Văn Thành từ những năm 1975 sát cánh cùng PGS Hoàng Tiến Bảo thực hiện các phẫu thuật này, lúc đó còn nhiều khó khăn về trang thiết bị, dụng cụ và trợ cụ. Từ năm 1978, thêm một bác sĩ nữa về tham gia ê kíp cột sống là Bác sĩ Vũ Tam Tỉnh. Từ năm 1975 đến năm 1984, một số tiến bộ phẫu thuật tại BV Bình Dân được điểm lại theo từng thời điểm như sau. Năm 1976 là năm đầu tiên PGS Hoàng Tiến Bảo thực hiện phẫu thuật nắn chỉnh gãy trật cột sống lưng thắt lưng bằng một lối dài bộc lộ cả trước và sau. Phẫu thuật này rất lớn và khó thực hiện, nhưng đã đem lại một số kết quả bước đầu cứu bệnh nhân khỏi loét da do nằm lâu, khỏi chết vì viêm phổi và cho phép tập vận động phục hồi chức năng sớm sau phẫu thuật. Ngày 7/1/1977 một ca gãy trật cột sống cổ được nắn chỉnh vào hoàn toàn bằng kẹp Cruthfield, đã được PGS Hoàng Tiến Bảo thực hiện phẫu thuật ghép xương và đặt nẹp cổ phía trước. Đây là ca đầu tiên được thực hiện lối trước sau nhiều lần thực hiện phẫu thuật cố định lối sau với kết quả hạn chế. Từ 1977, hầu hết các ca gãy lún nhiều mảnh hay gãy trật cột sống cổ đã được phẫu thuật bằng phương pháp dùng lối vào trước với kết quả khả quan, tỉ lệ tử vong gần 100% trước năm 1975 đã được hạ thấp dần và xuống còn khoảng 15% về sau này cho các ca biến chứng nặng liệt tứ chi kèm liệt bọng đái. Từ năm 1976, Bác sĩ Võ Văn Thành đã tham gia đóng góp về mặt thăm khám bệnh nhân, chỉ định phẫu thuật, tổ chức cuộc mổ, phụ PGS Hoàng Tiến Bảo trong phẫu thuật và theo dõi sát sao bệnh nhân sau mổ cùng GS Nguyễn Khắc Minh, Bác sĩ Trần Quang Dự, Bác sĩ Vũ Văn Dũng- các Bác sĩ gây mê bậc Thầy và đàn anh- là một nhân tố quyết định giúp số ca mổ thành công nhanh chóng tăng lên trong những năm đầu sau 1975, mà những khó khăn ngày đó đã trở thành kỹ niệm tốt ngày nay. Cuối năm 1978, Phó Giáo Sư Hoàng Tiến Bảo tổ chức một buổi tiệc nhỏ trong khu Phẫu thuật BV Bình Dân đánh dấu ca mổ thứ 100 phẫu thuật Hodgson dùng lối vào trước giải ép- ghép xương liên thân đốt. Đây là một ca mổ cột sống ngực, thời gian mổ nhanh kỷ lục so với trước, chỉ khoảng 1 (*) PGS. TS. BS. Trưởng Khoa CSA, BV. CTCH, TP. HCM, CT. Hội CTCH Việt Nam, CT. Hội Cột sống TP. HCM.
  2. giờ 30 phút. Hầu hết việc thực hiện các ca mổ lao cột sống dùng lối trước mang tính giải quyết *triệt để* nên thời gian mổ thường rất lâu, trung bình 4-6 giờ. Có ca mổ khó, cả ê kíp mổ đứng suốt 12 giờ liền. Một điểm khác thú vị là từ năm 1970 đến năm 1975, chỉ 37 ca phẫu thuật Hodgson được thực hiện, nhưng riêng trong hơn ba năm 1976 đến 1978, 63 ca đã được phẫu thuật Hodgson. Các ca mổ thường ít tốn máu hơn trước và đã rút ngắn nhiều thời gian mổ so với trước do các thao tác đã thuần thục và sự áp dụng máy đốt qua vách ấp xe thay vì mất nhiều thời gian bóc tách và cột các mạch máu như trước. Phó Giáo Sư Hoàng Tiến Bảo với sự quyết tâm thực hiện rất sớm một phương pháp đúng đắn dù trong hoàn cảnh thiếu thốn trang thiết bị, dụng cụ, trợ cụ đã là một yếu tố quyết định sự phát triển của ngành cột sống sau này, vươn lên hàng đầu trong nước. Năm 1978, Phó Giáo Sư Hoàng Tiến Bảo thực hiện phẫu thuật Riska giải ép và ghép xương lối trước cho một ca đầu tiên bị gãy lún nhiều mảnh cột sống thắt lưng. Kết quả phục hồi vận động tuy hạn chế nhưng đã định hướng cho phẫu thuật giải ép, ghép xương và cố định lối trước được thực hiện ngay sau đó với kết quả khả quan, tuy đường mổ khá dài do phải bộc lộ rộng. Dụng cụ nẹp và ốc lúc ấy rất thiếu thốn. Năm 1982 đánh dấu tiến bộ bởi phẫu thuật dùng hai lối vào trước và sau riêng để nắn chỉnh gãy trật cột sống mà trước đó không thể thực hiện được nếu chỉ áp dụng một lối sau hay một lối trước. Bác sĩ Võ Văn Thành- người đã thực hiện ca mổ đầu tiên tại BV Bình Dân năm 1982- đã được mời báo cáo đề tài này tại hội nghị Chấn thương Chỉnh hình Nhật Bản năm 1994 tại Sendai. Đây cũng là năm đầu tiên đánh dấu mối quan hệ nghề nghiệp chuyên môn Chấn thương Chỉnh hình Việt Nam- Nhật Bản. Năm 1982 Bác sĩ Võ Văn Thành mổ ca đầu tiên cho thoát vị đĩa đệm TL4-TL5 dùng lối trước theo phương pháp của Henry Crock: cắt đĩa sống và hàn liên thân đốt lối trước. Kết quả rất tốt trong hoàn cảnh khó khăn của ta lúc đó, bất lợi là bệnh nhân phải nằm lâu hai tháng sau mổ chờ hàn xương. Đường vào trước các đĩa đệm TL3-TL4, TL4-TL5 hay TL5-Th1 đã được nắm vững từ những năm này. Năm 1982, việc đặt các nẹp vào môi trường lao cột sống được thực hiện lần đầu tiên bởi Bác sĩ Võ Văn Thành, với sự chỉ đạo của PGS Hoàng Tiến Bảo. Kết quả rất khả quan, giúp bệnh nhân ngồi lên vài ngày sau mổ tập luyện phục hồi. Do tình hình nẹp ốc qua thiếu thốn, phải để dành nẹp ốc cho các ca gãy xương sống nên có thời gian tạm dừng ứng dụng kỹ thuật này. Tuy nhiên, quan điểm đặt dụng cụ trong môi trường lao là đúng đắn, khi thế giới bắt đầu biết ứng dụng rất lâu về sau. Từ năm 1975 đến năm 1984, một số cháu vẹo cột sống nặng được nắn chỉnh bằng dụng cụ Harrington mà kết quả còn giới hạn. Bác sĩ Vũ Tam Tỉnh cũng bắt đầu thực hiện các khung sọ- đùi kéo nắn các cháu vẹo cột sống kết hợp phẫu thuật Harrrington. Sau này, Bác sĩ Vũ Tam Tỉnh triển khai thêm thành khung sọ chậu dùng kéo nắn và hàn sau cột sống vẹo có hay không với kết hợp dụng cụ Harring ton. Về sau, khi tiếp cận nhiều hơn với sách vở và các đồng nghiệp nước ngoài chúng ta biết rằng trong cùng thời điểm này, việc điều trị phẫu thuật vẹo cột sống không khác gì chúng ta, cho tới khi xuất hiện dụng cụ Cotrel- Dubousset tại Pháp năm 1983. Dụng cụ này cho phép nắn chỉnh trong không gian ba chiều, ít xâm nhập cột sống, hợp lý hơn do nắn chỉnh từng đoạn cột sống mà trước kia không thực hiện được. Năm 1984-1985 là thời gian chuyển tiếp khi Khoa Chấn thương Chỉnh hình BV Bình Dân dời sang BV Đa Khoa Trần Hưng Đạo, để cải tạo và biến bệnh viện này thành ra bệnh viện chuyên trị xương khớp lấy tên là Trung Tâm Chấn thương Chỉnh hình TP. HCM. Đây là BV đầu tiên chuyên xương khớp trong nước với trên 400 giường bệnh.
  3. Năm 1984, Khoa Ngoại II được hình thành đầu tiên, sau này được đổi tên thành Khoa Cột Sống; Bác sĩ Vũ Tam Tỉnh được đề cử làm Trưởng Khoa; sau đó lần lượt các khoa khác ra đời lấy tên Khoa Chi Trên, Khoa Chi Dưới v...v... Năm 1986 khởi đầu thời kỳ đổi mới đất nước với sự chuyển mình của bệnh viện. Bác sĩ Louis Reymondon sang thăm, chọn mời Bác sĩ Võ Thành Phụng sang Pháp tu nghiệp dưới sự hướng dẫn của ông vào năm 1987-1988. Sau đó vào cuối năm 1988, hai Bác sĩ Võ Văn Thành và Vũ Tam Tỉnh cũng lên đường sang Pháp dưới sự giúp đỡ của Bác sĩ Louis Reymondon và Hội Vietnamitié. Năm 1988 cũng đánh dấu một thành quả lớn của Y học Việt Nam với sự tách đôi Việt Đức tại BV Từ Dủ mà những tên tuổi lớn đã làm rạnh danh y học Việt Nam như VS TS BS Dương Quang Trung, GS Ngô Gia Hy, BS Trần Đông A, BS Trần Thành Trai v...v...Thành công này cũng làm nức lòng lãnh đạo, người dân, ngành y trong thời điểm đổi mới đó và cũng là nguồn động viên lớn với hai Bác sĩ Võ Văn Thành và Vũ Tam Tỉnh khi lên đường sang Pháp. Trước đó không lâu cả hai Bác sĩ đều đã tham gia phẫu thuật, chuyên trách vấn đề tách cột sống, phụ các đàn anh lớn Trần Đông A và Trần Thành Trai. Trong khoảng thời gian 1985-1989, ngành cột sống TP. HCM chưa gì khởi sắc, ngoài việc cứu sống nhiều bệnh nhân gãy cột sống cổ hơn, tỉ lệ tử vong gãy cột sống cổ ngày càng giảm đáng kể, không còn là nổi ám ảnh như trong những năm 1975-1981 ở BV Bình Dân. Tại BV Chấn thương Chỉnh hình TP. HCM, chúng ta đã điều trị khá hợp lý và tiến bộ một số bệnh lý:  Từ năm 1985, các ca lao cột sống lưng thắt lưng nặng có kèm liệt, ấp xe hay đau nhiều đã được điều trị bằng phẫu thuật HODGSON một cách thường qui. Các ca lao cột sống cổ với biến chứng thần kinh liệt tứ chi, ấp xe hay mất vững cột sống cổ đã được điều trị với kết quả tốt bằng phẫu thuật lối trước kết hợp kéo nắn trước mổ, phẫu thuật HODGSON và dụng cụ nẹp ốc lối trước. Thời gian mổ đã được rút ngắn, tỉ lệ tử vong rất thấp (
  4. Châu Âu (CSRS Europe), Chủ Tịch Hội Nghị Hội Chấn thương Chỉnh hình Pháp (SOFCOT). GS CLAUDE ARGENSON là một chuyên gia hàng đầu về cột sống của Pháp; GS ARGENSON đã mở nhiều Khoa Huấn Luyện cho Toàn Thế Giới về cột Sống tại Khoa Chấn thương Chỉnh hình, BV Saint Roch, Nice. Được theo học với GS CLAUDE ARGENSON là một điều rất may mắn cho tôi và chính GS đã thúc đẫy sự tiến bộ vượt bực ngành cột sống qua việc huấn luyện và đào tạo con người khắp các nước trong đó có Việt Nam. Năm 1992-1993 GS CLAUDE ARGENSON – Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Đại Học Y Khoa Nice, nhận Bác sĩ Võ Văn Thành trở lại tu nghiệp thêm một năm với chức danh mới: CHEF DE CLINIQUE ASSOCIE của Đại Học Y Khoa Nice. Chức danh này được Bộ Y tế và Giáo Dục Đào Tạo của Pháp công nhận cho một số ít Bác Sĩ Ưu Tú nước ngoài. Đây là một dịp may để củng cố kiến thức cũ và cập nhật các kiến thức mới cột sống một cách trọn vẹn. Nhờ thế các phẫu thuật mới được nghiên cứu và áp dụng đúng đắn rất sớm trong nước ta, dù có chậm trễ hơn các nước tiên tiến do các điều kiện và hoàn cảnh khách quan của Việt Nam. Năm 1994, sự tách hai khoa cột sống được thực hiện; Giám Đốc BV - BS Trần Lý Nam Anh đã chính danh BS Võ Văn Thành là Trưởng Khoa Cột Sống A và BS Vũ Tam Tỉnh làm Trưởng Khoa Cột Sống B. Nhu cầu và yêu cầu bệnh nhân cao hơn; nhu cầu đào tạo và huấn luyện cấp bách hơn; sự quan hệ quốc tế trong những năm này dồn dập với hằng trăm các bạn bè quốc tế đến thường xuyên hằng năm; phẫu thuật cột sống rất khó và bệnh lý cột sống khi đến viện thường đã rất nặng v...v... đã là những nguyên tố hình thành hai Khoa Cột Sống cho đến nay. Sự quyết định đúng lúc này của BS Trần Lý Nam Anh – Nguyên Giám Đốc TT. CTCH đã thúc đẫy sự tiến bộ mau lẹ Ngành Cột Sống Việt Nam trong những năm sau này. Từ năm 1995, những tiến bộ mới đã được thực hiện:  Từ 20/11/1995: Phẫu thuật tạo hình bảng sống Kurokawa với ghép mào chậu hay boneceram spacer.  Từ 3/7/1997: Phẫu thuật nắn chỉnh vẹo cột sống trong không gian ba chiều lối sau bằng dụng cụ CD và CCD.  Từ 9/2/2001: Phẫu thuật cắt đĩa sống qua ống banh nội soi TMD.  Từ 21/9/2001: Phẫu thuật nội soi Mini open thắt lưng điều trị lao cột sống thắt lưng.  Từ 01/4/2002: Phẫu thuật nắn chỉnh vẹo cột sống trong không gian ba chiều lối sau bằng kỹ thuật đặt ốc chân cung hình phễu cho tất cả các tầng với dụng cụ Moss Miami, XIA, CD Horizon .  Từ 19/9/2002: Phẫu thuật nội soi Mini open thắt lưng điều trị gãy cột sống thắt lưng.  Từ 6/1/2003: Phẫu thuật tạo hình bảng sống theo phương pháp Võ Văn Thành - đơn giản, hữu hiệu và phù hợp hiện trạng Việt Nam. Đề tài nghiên cứu này được chọn báo cáo tại Hội Nghị Cột Sống Nhật Bản (6/2005), Hội Nghị Cột Sống Toàn Thế Giới (WSS) tại Rio De Janeiro, Brazil (8/2005) và Hội nghị Hội Chấn thương Chỉnh hình các nước Đông Nam Á tại Manila, Philippines (15- 20/11/2005).  Từ 10/7/2003: Phẫu thuật nắn chỉnh vẹo cột sống lưng- thắt lưng bằng lối trước áp dụng nội soi với hai đường mổ nhỏ.
  5.  Từ năm 2004: Phẫu thuật cắt nửa bảng sống lấy bướu trong ống sống ngoài tủy theo phương pháp GS Shoichi Kokubun do TS BS Ngô Minh Lý thực hiện.  Từ 8/11/2004: Phẫu thuật cố định ốc chân cung và hàn liên thân đốt bằng nêm đĩa sống titanium Prospace.  Từ 26/1/2005: Phẫu thuật cắt đĩa sống giải ép tủy sống hay rễ thần kinh lối trước và hàn liên thân đốt bằng nêm titanium C-space. Ngành cột sống nhi sau ba mươi năm qua không có gì khởi sắc, cho đến khi BS Vũ Viết Chính bắt đầu triển khai một số phẫu thuật cột sống nhi với kỹ cao hơn trước đây từ hơn hai năm qua. Năm 1996, năm đánh dấu những mối quan hệ quốc tế của Ngành Cột Sống:  Năm 1996, BS Võ Văn Thành đã tổ chức Hội Nghị Chuyên Đề và Tập Huấn Cột Sống Học Lần Thứ Nhất vào ngày 25/11/1996. Hai khách mời quốc tế là: GS Robert Winter (BV Twin Spine Center- Mineapolis, Minnesota, Mỹ) và BS Thierry David (Clinique de Rouvroy- Arras, Pháp) với hai bài giảng lớn về *Dị Tật Cột Sống – GS Winter* và *Thay Đĩa Sống Giả- BS Thiery David*.  Năm 1997, Hội Nghị Chuyên Đề và Tập Huấn Cột Sống Học Lần Thứ Hai đã được tổ chức vào ngày 05/12/1997. Chủ Tịch Hội Nghị: PTS BS Võ Văn Thành. Năm khách mời quốc tế là: GS Kokubun (Nhật Bản), GS Po Quang Chen (Taiwan), GS Ruey Molin (Taiwan), Gs Wong He Kit (Singapore), BS Tan Chong Tien (Singappore).  Năm 1998, Hội Nghị Chuyên Đề và Tập Huấn Cột Sống Học Lần Thứ Ba đã được tổ chức vào ngày 05/12/1998. Chủ Tịch Hội Nghị: BS Võ Văn Thành. Các khách mời quốc tế là: GS Dubousset (Pháp), GS Lebard (Pháp), GS Tetsuro Sato (Nhật Bản), GS Po Quang Chen (Taiwan), GS Ruey Molin (Taiwan), GS Wong He Kit (Singapore), BS Tan Chong Tien (Singapore).  Năm 1999, Hội Nghị Chuyên Đề và Tập Huấn Cột Sống Học Lần Thứ Tư đã được tổ chức vào ngày 04/12/1998. Chủ Tịch Hội Nghị: PTS BS Võ Văn Thành. Các khách mời quốc tế là: GS Po Quang Chen (Taiwan), GS Ruey Mo Lin (Taiwan), GS Takemitsu (Nhật Bản), GS Yamamoto (Nhật Bản), GS Tanaka (Nhật Bản), GS Keith Luk (Nhật Bản), GS Wong Hee Kit (Singapore), GS Jean Charles Le Huec (Pháp), GS Hang Yi Shiong (Taiwan), GS Katsuro Tomita (Nhật Bản), GS Yin-Tai Chi (Taiwan), GS Chyun-Yu Yang (Taiwan), GS Shin- Shen Wu (Taiwan), GS Yoshiki Yamano (Nhật Bản), BS Shigeru Nakagawa (Nhật Bản), BS Mayuko Wada (Nhật Bản).  Năm 2000, Hội Nghị Chuyên Đề và Tập Huấn Cột Sống Học Lần Thứ Năm đã được tổ chức vào ngày 9-10/12/2000. Chủ Tịch Hội Nghị: TS BS Võ Văn Thành. Các khách mời quốc tế là: GS Charoen Chotigavanich (Thái Lan), GS Po Quang Chen (Taiwan), GS Poon Ung Chieng (Taiwan), GS Fang Ping Chen (Taiwan), GS Yutaka Hiraizumi (Nhật Bản), GS Shoichi Kokubun (Nhật Bản), GS Ruey Mo Lin (Taiwan), GS William Richardson (Mỹ), GS Wun Jer Shen (Taiwan), GS Tan Chong Tien (Singapore), GS Shing Sheng Wu (Taiwan), GS Yoshiki Yamano (Nhật Bản).  Năm 2001, Hội Nghị Chuyên Đề và Tập Huấn Cột Sống Học Lần Thứ Sáu đã được tổ chức vào ngày 8/12/2001- Chủ Tịch Hội Nghị: TS BS Võ Văn Thành. Các khách mời quốc tế là: GS Shoichi Kokubun (Nhật Bản), GS Ishii (Nhật Bản),
  6. BS Grant Maxted (Canada), GS Durward Quentin (Mỹ), BS Frederic Fliquois (Pháp), GS Po Quang Chen (Taiwan), BS Tan Chong Tien (Singapore).  7- Năm 2002, BS Võ Văn Thành Hội Nghị Chuyên Đề và Tập Huấn Cột Sống Học Lần Thứ Bảy đã được tổ chức vào ngày 14/12/2002. Chủ Tịch Hội Nghị: PGS TS BS Võ Văn Thành. Các khách mời quốc tế là: BS Sivananthan (Mã Lai), GS Po Quang Chen (Taiwan), GS Shoichi Kokubun (Nhật Bản), GS Yoshiki Yamano (Nhật Bản), GS Yutaka Hiraizumi (Nhật Bản), GS Yoshinori Fujimoto (Nhật Bản), GS Ruey Mo Lin, GS Chung Sung Soo, GS Jean Charles Le Huec, BS Jean Destandau (Pháp), GS Eldin Karaikovic (Mỹ), GS Jae-Yoon Chung (Korea), GS Francoise Lapierre (Pháp), BS Ramananthan (Mã Lai), GS Durward Quentin (Mỹ), BS Takechi Uchida (Nhật Bản), BS Motonobu Natsuyama (Nhật Bản), GS Wong Hee Kit (Singapore).  Năm 2003, Hội Nghị Chuyên Đề và Tập Huấn Cột Sống Học Lần Thứ Tám kết hợp Khoá Tập Huấn Phẫu thuật Á Châu Thái Bình Dương lần Thứ 11 đã được tổ chức vào ngày 14-18/12/2003. Chủ Tịch Hội Nghị: PGS TS BS Võ Văn Thành. Trên hai trăm năm mươi khách tham dự với trên 50 khách nước ngoài, gồm cả các học viên các nước Á Châu Thái Bình Dương và Ban Giảng Huấn. Các khách mời quốc tế là: BS Tan Chong Tien (Singapore), GS Keith Luk (Hong Kong), Gs Charoen Chotigavanich (Thái Lan), GS Yutaka Hiraizumi (Nhật Bản), BS Motonobu Natsuyma (Nhật Bản), BS Koichiro Nishikawa (Nhật Bản), GS Po Quang Chen (Taiwan), GS Yae Yoon Chung (Korea), GS Duward Quentin (Mỹ), Gs Wun Jer Shen (Taiwan), Gs Chung Sung Soo (Korea), GS Ruey Mo Lin (Taiwan), GS Ishii (Nhật Bản), GS Tetsuro Sato (Nhật Bản), GS Wicharn Yingsakmongkol (Thái Lan), GS Surin (Thái Lan), GS Eldin Karaikovic (Mỹ), Bs Kiyoshi Kumano (Nhật Bản).  Năm 2004, Hội Nghị Chuyên Đề và Tập Huấn Cột Sống Học Lần Thứ Chín đã được tổ chức vào ngày 18/12/2004. Chủ Tịch Hội Nghị: PGS TS BS Võ Văn Thành. Các khách mời quốc tế là: GS Shoichi Kokubun (Nhật Bản), GS Shigeru Hirabayashi (Nhật Bản), BS Motonobu Natsuyama (Nhật Bản), GS Chung Sung Soo (Korea), GS Bundoc (Philippine), GS Hee Hwan Tak (Singapore), GS Po Quang Chen (Taiwan), GS Song Nan Chow (Taiwan), GS Eldin Karaikovic (Mỹ).  Năm 2005, Hội Nghị Chuyên Đề Cột Sống Lần Thứ 10 kết hợp với Khóa Bài Giảng của Hội Nghiên Cứu Cột Sống Thắt Lưng Lần Thứ Nhất đã được tổ chức thành công vào những ngày 4-10/12/2005. Chủ Tịch Hội Nghị: PGS TS BS Võ Văn Thành, GS Robert Gunzburg, GS Marek Szpalki, GS Rajasekaran. Khoảng trên bốn mươi khách quốc tế đã đến dự từ khắp nơi trên thế giới trong đó có những vị Khách Mời Giảng như: GS Robert Gunzberg (Bỉ); GS Marek Szpalski (Bỉ); GS Rajasekaran (Ấn Độ); GS D. Hall (Úc); GS Alexander Hadjipavlou (Hy Lạp); GS Margareta Nordin (Mỹ); BS Taizi Kondo (Nhật); GS Po Quang Chen (Taiwan); BS K. Sivananthan (Malaysia); GS Finn B. Christensen (Đan Mạch); GS Duward Quentin (Mỹ); GS Wun Jer Shen (Taiwan); GS Eldin Karaikovic (Mỹ); GS JS Yeom (Korea); Jae Yoon Chung (Korea); M. Natsuyama (Nhật); GS K. Abumi (Nhật); GS Ki-Tack KIM (Korea); GS Ye Qibin (Trung Quốc); GS Võ Văn Thành (Việt Nam); GS B. Freeman (Anh); GS Jae Sung Ahn (Korea) v…v…
  7. Ngoài ra, các Hội Thảo Chuyên Đề Cột Sống đã được tổ chức tại TP. HCM:  Hội Thảo Chuyên Đề Dị Tật Cột Sống đầu tiên tại TP. HCM với sự tham gia của GS Robert Winter, Twin Spine Center, Minnesota, Mỹ ngày 5/11/1999.  Hội Thảo Chuyên Đề Nội Soi Cột Sống Và Tập Huấn Nội Soi Cột Sống đầu tiên tại TP. HCM với sự hợp tác của GS BS Albert Sanders, GS BS Donald Hilton và BS Govind Garg- Mỹ vào những ngày 02-04/4/2000.  Lớp Tập Huấn Nội Soi Cột Sống đầu tiên tại TP. HCM với sự tham gia của GS Jean Charles Le Huec (Pháp) ngày 6-8/12/1999. Với 171 đề tài khoa học quốc tế đã được báo cáo trong các hội nghị trên, các bạn đồng nghiệp từ Á Châu, Bắc Mỹ và Châu Âu đã đóng góp những kinh nghiệm quí giá vô vàn cho sự tiến bộ của ngành cột sống Việt Nam. Nhờ thế trong vòng mười năm qua chúng ta, với mục tiêu chạy đuỗi theo và mong bắt kịp các tiến bộ hiện đại nhất hiện nay, đã có một bước tiến dài trong ngành cột sống trong điều kiện vô cùng khó khăn về trang thiết bị dụng cụ và cơ cấu quản lý hiện nay ở các bệnh viện, đặc biệt tại BV CTCH TP. HCM. Những kỹ thuật cao như: các phẫu thuật lối trước cắt đĩa sống vi phẫu và đặt nêm Cspace titanium dưới kính hiển vi phẫu thuật cho bệnh lý tủy sống cổ do thoát vị đĩa đệm; phẫu thuật tạo hình bảng sống (kỹ thuật Kurokawa, Itoh, VVT) điều trị bệnh lý tủy sống cổ; phẫu thuật nội soi cột sống cho gãy cột sống lưng thắt lưng; phẫu thuật nội soi cột sống cho lao cột sống lưng thắt lưng; phẫu thuật nắn chỉnh vẹo cột sống trong không gian ba chiều lối sau bằng cấu hình toàn ốc chân cung; phẫu thuật cố định cột sống thắt lưng bằng ốc chân cung và hàn liên thân đốt lối sau bằng Prospace cho mất vũng cột sống thắt lưng do thoái hóa; phẫu thuật cắt nguyên khối bướu nguyên sống xương thiêng (tránh tái phát); các phẫu thuật lối trước cắt đĩa sống, hàn liên đốt và đặt nẹp ốc (Caspar) cho gãy cột sống cổ; phẫu thuật cắt đĩa sống vi phẫu qua ống banh nội soi rất ít xâm nhập (TMD) cho thoát vị đĩa đệm thắt lưng; phẫu thuật cắt nửa bảng sống để lấy bướu trong ống sống ngoài tủy v...v… đã được thực hiện thường qui trong nước ta. Trong ba năm qua, gần ba mươi Khách Mời và Nghiên Cứu Sinh Cột Sống đã đến từ các Thành phố, Tỉnh khác nhau trong nước như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Tây Ninh, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang… và hai Bác sĩ Đồng nghiệp từ Campuchia, Lào để tham quan và cùng làm việc với Khoa Cột Sống A (một đến sáu tháng). Ngành cột sống nhi sau ba mươi năm qua không có gì khởi sắc, cho đến khi BS Vũ Viết Chính bắt đầu thực hiện một số phẫu thuật cột sống nhi với kỹ thuật cao hơn trước đây từ hơn hai năm qua. Tuy đời sống và sinh hoạt của các thành viên hội còn khó khăn do hạn chế kinh tế, nhưng chúng ta cũng đã góp mặt đại diện Việt Nam trên trường quốc tế, trong ngành cột sống tại Á Châu (JPSTSS, Japan Research Spine Society– JPRSS, Spine Section of APOA, Taiwan Spine Society- TSS, PASMISS, ASMISS), Bắc Mỹ và Nam Mỹ (NASS, WSS) và Châu Âu (AOLF). Hội đã có những mối quan hệ quốc tế với:  Hội Chấn thương Chỉnh hình Á châu Thái Bình Dương-APOA.  Hội Cột Sống Á Châu Thái Bình Dương- Spinal Section/APOA.  Hội Chấn thương Chỉnh hình Quốc tế-SICOT.  Hội Chấn thương Chỉnh hình Pháp-SOFCOT.  Hội Chấn thương Chỉnh hình Nhật-JOA.  Hội Nghiên cứu Cột Sống Thắt Lưng Quốc tế- ISSLS.
  8.  Hội Nghiên Cứu Vẹo Cột Sống Mỹ-SRS.  Hội Cột Sống Toàn Thế Giới-WSS.  Hội Phẫu Thuật Ít Xâm Nhập Cột Sống Á Châu- PASMISS.  Hội Chấn thương Chỉnh hình Đông Nam Á- ASEAN OA. Thông qua các hội nghị quốc tế được tổ chức tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Hội Cột Sống Thành Phố Hồ Chí Minh đã có những mối quan hệ tốt đẹp với các Giáo Sư, Bác sĩ Chuyên Gia Cột Sống hàng đầu vùng Á Châu Thái Bình Dương và Bắc Mỹ. Nhờ thế các Giáo Sư, Bác sĩ Chuyên Gia Cột Sống đã nhận đào tạo và huấn luyện tại các nước bạn các Bác sĩ Cột Sống trong nước ta từ sáu tháng đến năm năm: TS BS Ngô Minh Lý (tốt nghiệp Tiến sĩ tại Sendai, Nhật Bản - GS Shoichi Kokubun sau bốn năm rưởi), BS Trần Quang Hiển (một năm ở ĐHYKQG Taipei, Taiwan và ĐHYK Chang Kung- Tainan, Taiwan- GS Po Quang Chen và GS Ruey Mo Lin; hai tháng- GS Yutaka Hiraizumi; một tháng Iowa, Mỹ- GS Duward Quentin), BS Võ Ngọc Thiên Ân (hai năm BVĐH Tohoku, Sendai, Nhật Bản- GS Shoichi Kokubun và hai tháng ở BVĐH Christus Santa Rosa, San Antonio, Texas, Mỹ- GS Albert Sanders và một tháng tại Sapporo, Hokkaido- GS Kiyoshi Kaneda), BS Âu Dương Huy (ba tháng BV Chuyên Khoa Chấn Thương Cột Sống- GS Takemitsu và một năm ĐHYKQG Taipei, Taiwan- GS Po Quang Chen), BS Hồ Hữu Dũng (ba tháng tại ĐH Osaka- GS Yamano, và ba tháng tại ĐHYK Showa- GS Yutaka Hiraizumi), BS Phạm Trần Thường (một năm ở BVĐH Bundang, Seoul, Korea- GS Jin Sup Yeom), BS Lê Minh Trí (ba tháng ở BVĐH Tohoku, Sendai, Nhật Bản- GS Shoichi Kokubun và trên một tháng BVĐH Samsung, Seoul, Korea- GS Chung Sung Soo), BS Phạm Ngọc Công (sáu tháng tại Sapporo, Hokkaido- GS Kiyoshi Kaneda); BS Vũ Viết Chính (hai tháng ở Duke University Hospital, North Carolina, Mỹ – GS William Richardson); BS Phạm Quang Tuyến (hai tháng tại BV Christus Santa Rosa, San Antonio, Texas, Mỹ và sáu tháng tại Hông Kông- GS Keith Luk). Ngoài ra, một số Bác sĩ khác cũng đă thông qua Hội Vietnamitié được gửi sang Pháp tu nghiệp hay đi Nghiên Cứu Sinh Du Hành như: BS Bùì Huy Phụng (sáu tháng tại BV Saint Roch, Nice, Pháp- GS Claude Argenson); BS Võ Văn Sĩ (NCS Du Hành Hội WPOA một tháng), BS Nguyễn Trọng Tín (NCS Du Hành Hội APOA một tháng). Tất cả đều đã trở về Việt Nam phục vụ sau thời gian học tập với kết quả tốt. Nhờ thế chúng ta đã bắt đầu có lực lượng kế thừa mạnh nhất trong ngành cột sống hiện nay tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Các Bác sĩ lần lượt được mời tham gia các hội nghị với tư cách Nghiên cứu sinh cột sống như:  TS BS Ngô Minh Lý- NCS Cột Sống tham gia hội nghị CTCH Á Châu Thái Bình Dương – APOA năm 2003 tại Kuala Lumpur, Malaysia; Hội Nghị Thường Niên Hội CTCH Nhật Bản lần thứ 77 tại Kobe năm 2004, Nhật Bản; Hội Nghị Cột Sống Nhật Bản năm 2005 tại Sendai, Nhật Bản.; Nghiên Cứu Sinh Du Hành các nước Á Châu của Hội APOA vào tháng 11-2005.  BS Trần Quang Hiển- NCS Cột Sống tham gia Hội Nghị Thường Niên Hội CTCH Nhật Bản lần thứ 77 tại Kobe, Nhật Bản năm 2004.  BS Võ Ngọc Thiên Ân tham gia Hội nghị Thường Niên Hội CTCH Nhật Bản lần thứ 77 tại Kobe, Nhật Bản năm 2004 với tư cách NCS Cột Sống và thành viên Ban Tổ Chức trong Khoa CTCH (GS Shoichi Kokubun) Đại Học Tohoku, Sendai. Năm 2000, với sự ủng hộ của Hội Y Dược Học TP. HCM- Chủ Tịch: TS DS Nguyễn Duy Cương, Hội Cột Sống Thành Phố Hồ Chí Minh ra đời, đánh dấu một bước ngoặc
  9. mới trong sự phát triển Ngành Cột Sống trong nước ta. Năm 2004, Hội Cột Sống TP. HCM đã được Tổng Hội Y Dược Học và Liên Hiệp Hội Khoa Học Kỹ Thuật TP. HCM tặng Bằng Khen. Đặc biệt, với sự quan tâm hổ trợ của Hội Bảo trợ Bệnh Nhân Nghèo TP. HCM (Chủ Tịch Nguyễn Vĩnh Nghiệp) hơn bốn mươi cháu vẹo cột sống nặng từ khắp các miền Nam Bắc đã được phẫu thuật miển phí dụng cụ mà mỗi cháu được miển từ hai mươi đến hơn sáu mươi triệu đồng Việt Nam trong thời gian tám năm qua. Số tiền tài trợ đã lên đến hằng tỉ đồng Việt Nam. Năm 2004, Hội cũng đã tranh thủ sự trợ giúp của công ty Samsung Việt Nam, Samsung Korea và BVĐH Samsung để nhờ GS Chung Sung Soo mổ cho các cháu vẹo cột sống rất nặng: ba cháu tại Việt Nam- năm 2004 và hai cháu tại BVĐH Samsung Seoul, Korea năm 2006. Tổng chi phí lên đến hơn 90.000 USD (khoảng gần 1,44 tỉ đồng Việt Nam). Riêng hai cháu Thúy Kiều và Hồng Mận được mổ tại Korea, số tiền trợ giúp lên đến trên 70.000USD, trong thời gian điều trị một tháng tại BVĐH Samsung. Sự phát triển của Ngành Cột Sống Việt Nam với nhiều thành quả như ngày hôm nay là nhờ sự khai sáng và dẫn đường của PGS BS Hoàng Tiến Bảo; sự chăm sóc, động viên và ủng hộ của Hội Y Dược Học TP. HCM- TS DS Nguyễn Duy Cương và VS TS BS Dương Quang Trung; sự chỉ đạo và trợ giúp nhiệt tình của Sở Y Tế TP. HCM- BS Trương Xuân Liễu và BS Nguyễn Thế Dũng; sự hổ trợ sáng suốt của BS Trần Lý Nam Anh, nguyên Giám Đốc đầu tiên TT CTCH TP. HCM; sự hợp tác tốt của PGS BS Võ Thành Phụng – BS Nguyễn Hồng Thu – BS Trần Thanh Mỹ là các đời Giám Đốc BV CTCH; nhất là sự chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi của Thành Ủy và Ủy Ban Nhân Dân TP. HCM. Ngành Cột Sống Việt Nam đã trải qua những bước đi đầy khó khăn và gian nan như những đồng nghiệp tiên phong khác trên thế giới ở Bắc Mỹ hay ở Châu Âu; nhưng ngành cũng đã đạt được những thành quả nhất định; những khó khăn nay đã trở thành những kỹ niệm tốt. Ngành Cột Sống Việt Nam chắc chắn sẽ còn phát triển và hy vọng Hội Cột Sống TP. HCM sẽ mãi mãi giữ một vai trò tích cực trong sự phát triển chuyên môn rất sâu và khó này, hầu theo kịp những tiến bộ kỹ thuật tiên tiên trên thế giới trong tương lai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2