intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LỊCH SỬ NGHỆ AN - Phủ Hà Hoa

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

120
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phủ Hà Hoa ở phía nam Nghệ An, giáp giới với Thuận Hoá. Huyện Thạch Hà phía bắc giáp huyện Thiên Lộc. Huyện Kỳ Hoa phía nam giáp châu Bố Chính, đất hai huyện đều ở ven núi, giáp biển, quanh vngf xa rộng. xã Hà Trung (c) là nơi trấn thành đóng quân của triều trước. Phong cảnh ở đấy có suối Việt Đông, đẹp nhất ở Hoan Châu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LỊCH SỬ NGHỆ AN - Phủ Hà Hoa

  1. NGHỆ AN Phủ Hà Hoa Có hai huyện : Huyện Thạch Hà (a) Huyện Kỳ Hoa (b) (1) Phủ Hà Hoa ở phía nam Nghệ An, giáp giới với Thuận Hoá. Huyện Thạch Hà phía bắc giáp huyện Thiên Lộc. Huyện Kỳ Hoa phía nam giáp châu Bố Chính, đất hai huyện đều ở ven núi, giáp biển, quanh vngf xa rộng. xã Hà Trung (c) là nơi trấn thành đóng quân của triều trước. Phong cảnh ở đấy có suối Việt Đông, đẹp nhất ở Hoan Châu. ( Suối Việt Đông ở bên tả trấn thành, một dải sườn núi bằng phẳng,thung lũng rộng rãi, nối liền với dãy
  2. núi án ngự của trấn. Ở bên có núi đá đứng thẳng như vách, cây cối um tùm, trong khe đá chảy ra suối nước, trong mát ngọt ngon. Người biết thưởng thức vị nước cho nước suối ấy ngon nhất Hoan Châu. Núi sông có nhiều cổ tích thì như các núi Bàn Độ, Thiên Cầm, Cao Vọng, cửa bể Loan Nương, dấu cũ của các chỗ này còn xét được. ____________ (a) 42 xã, 1 thôn, 1 sở, 3 trại. Đường đi đến kinh đô phải 11 ngày. (b) 37 xã, 10 thôn. Đường đi đến kinh đô phải 15 ngày. (c) Ở huyện Kỳ Hoa (1) Sau này đổi làm Kỳ Anh. Cắt một phần đất đi đặt làm huyện Cẩm Xuyên.
  3. ( Núi Bàn Độ ở bên tả cửa biển huyện Kỳ Hoa. Trên núi có đầm, tương truyền rằng thường có tiên nữ từ trong đầm ra chơi trên hòn đá Lục Niên cư sĩ [Nguyễn Thiếp] có vịnh thơ rằng : Trượng lê tây hạ vạn trùng san Mỹ thủy cô cao sổ lí bàn Lưỡng cúc hoành phi khai hỏa khí Nhất điều trực thụ tủng vân đoan Đông châu địa tận giao long quật Nam trấn thiên lưu hổ báo quan Thạch thượng tiên nương hà xứ khứ Không dư đàm nguyệt chiếu nhân gian [Dịch] Chống gậy theo phía tây đi xuống muôn trùng núi Đầm nước ngon ở trên cao một mình rộng tới mấy dặm
  4. Như hai bàn tay mở ra, làm cho khí nóng bốc lên Một dải đứng thẳng như chọc đến tận mây Đất Đông Châu hết thảy đều là hang của giao long (1) Cửa Nam Trấn trời đặt ra một cái cửa ải như hổ báo Nàng tiên chơi trên đá nay đi đâu mất rồi Chỉ còn thấy bóng trăng sáng trên đàm nước soi xuống nhân gian. Núi Thiên Cầm ở huyện Kỳ Hoa. Tương truyền Hùng Vương thường đến chơi núi ấy nghe tiếng gió thổi vi vu, nhân thế gọi là Thiên Cầm (1). Sau Hồ Quý Ly bị giặc Minh bắt được ở đấy, mới đổi tên làm Thiên Cầm (2). Núi này ở cửa biển Kỳ La. Núi Cao Vọng trước ở trấn thành, trông như là giáp liền cửa biển, trước Hồ Hán Thương chạy đến đấy bị tướng Minh là Trương Phụ bắt được. Cửa Loan Nương là cửa biển huyện Hà Hoa, đền thờ Chế Thắng Phu Nhân (3). Xưa Trần Duệ Tông đi
  5. tuần ở phía nam, đến cửa biển Kỳ Hoa, thuyền bị gió cản trở, không đi được. Đêm nằm chiêm bao thấy một người xưng là thủy thần, xin nhà vua cho một người con gái. Khi nhà vua thức dậy, đem việc ấy nói với các người theo hầu. Phu nhân cố ý xin gieo mình xuống nước cho thủy thần. Vua sai để phu nhân vào mâm vàng thả xuống nước cho thủy thần. Thuyền sau mới đi được. Sau lập đền thờ phu nhân ở đấy). Xã Hoằng Hoá thuộc huyện Kỳ Hoa là giới hạn cùng cực của nước ta, đất tiếp liền đất Man Lạo (a) phía đông giáp châu Bố Chính, có khe Miên Mộc làm giới hạn (b) (4). ___________________ (a) Người Nam Chiếu thường giữ chỗ này để chống cự nhà Đường. Chỗ này về mùa hạ có gió nam rất dữ
  6. ( có lẽ là gió Lào ). (b) Từ khe trở về phía tây, là huyện Kỳ Hoa, về phía đông là châu Bố Chính. (1) Đàn trời (2) Trời bắt (3) Tức Nguyễn Thị Bích Châu. Sự tích này có sách chép là bà bị tử trận trong trận Trà Bàn năm 1374 đời Trần Duệ Tông. Bà cũng là tác giả Kê minh thập sách. Tuy nhiên, truyện Bích Châu chỉ được chép trong Truyền kì tân phả, có khả năng ( rất nhiều ) là nhân vật bịa đặt, văn chương, không phải nhân vật lịch sử. (4) Chú ý nước ta tức là chỉ vùng Đàng Ngoài. __________________ Phong tục dân ở đấy, cày tuộng thì cứ một cày mắc hai trâu. Thổ sản có các vật là như : thông thiên tê (1), công, đồi mồi, trầm hương, giây mây tía, giây
  7. mây hóa long, trúc hoa long. Về văn học thi cử thì huyện Thạch Hà nhiều hơn mà huyện Kỳ Hoa chỉ có một phần (a) Châu Bố Chính ở đầu địa phía nam huyện Kỳ Hoa, nhiều núi chạy ngang qua, tiếp liền đến biển. Đây là chỗ giáp giới Nghệ An và Thuận Hoá. Có sông Linh (2) chặn ngang ở giữa. Trở về bắc là Bắc Bố Chính, thuộc Nghệ An. Trở về nam là Nam Bố Chính, thuộc Thuận Hoá. Bắc Bố Chính có ít nhiều người văn học, thường đỗ đại khoa (b). Lại sản xuất nhiều vật lạ (c). Ngoài biển có núi Ma Cô, cảnh trí âm u. ( Núi Ma Cô ở cửa biển Di Luân (3). Từ châu Bố Chính đi đến phải một ngày, tục gọi là núi Lễ Đễ. Tương truyền có tiên Ma Cô thường đến đấy, cho nên gọi là núi Ma Cô. Lê Thiếu Dĩnh (4) có vịnh thơ : Sơn thâm thanh giản tịch
  8. Tự cổ bạch vân nhàn Khách chí tăng vô ngữ Cùng phong tự khải quan [Dịch] Dãy núi sâu, khe nước trong chảy lặng lẽ Ngôi chùa cổ đám mây trắng bay lững lờ ở trên Khách đến sư không nói chuyện Làn gió từ cây thông tự mở cửa ra [để đón khách]. ____________________ (a) Huyện Thạch hà có 18 người đỗ, huyện Kỳ Hoa có 6 người đỗ. (b) Có 2 người đỗ (c) Các xã Quang, Lễ sản nhân sâm, khoảng tháng 4 tháng 5 nở hoa tía, lấy rễ về rửa đi, sao qua, thái nhỏ, ngày phơi, đêm sấy, vị ngọt mát, chữa được bệnh nguy, bệnh nặng, sinh ra nước dãi thêm khí lực cho người.
  9. (1) Một giống tê có sừng quí (2) Sông Gianh (3) Có tên là Tiến Hải Tần (ĐNNTC) (4) Người làng Mộ Trạch, Hải Dương. Con trai Lê Cảnh Tuân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2