LỊCH SỦ NGHỆ THUẬT TRANH SƠN DẦU TRONG MỸ THUẬT
lượt xem 11
download
Lịch sử ngành nghệ thuật sơn dầu: những vấn đề Hội họa là sản phẩm của một thời đại nhất định và một địa điểm nhất định, lịch sử nghệ thuật có mục đích đặt các tác phẩm đó một cách tự nhiên vào một bối cảnh lớn hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LỊCH SỦ NGHỆ THUẬT TRANH SƠN DẦU TRONG MỸ THUẬT
- LỊCH SỦ NGHỆ THUẬT TRANH SƠN DẦU
- Lịch sử ngành nghệ thuật sơn dầu: những vấn đề Hội họa là sản phẩm của một thời đại nhất định và một địa điểm nhất định, lịch sử nghệ thuật có mục đích đặt các tác phẩm đó một cách tự nhiên vào một bối cảnh lớn hơn. Ví dụ, bất kỳ ai nghiên cứu nghệ thuật phương Tây đều sẽ học cách nhận
- biết phong cách nghệ thuật của thời kỳ Phục Hưng, nghệ thuật Baroque, phong cách cổ điển, lãng mạn và hiện đại, và học để hiểu tính phức tạp của tác động lẫn nhau giữa các luồng tư tưởng, để hiểu cách bảo trợ, hiểu xã hội và những vấn đề kinh tế mà hội họa miêu tả. Trong quá trình nhận biết đó, công tác phê bình nghệ thuật thường nhấn mạnh rằng nghệ thuật ngày nay phải tham gia vào các vấn đề đương đại. Tuy nhiên, có những khó khăn nhất định đối với người họa sỹ: 1. Lịch sử được viết về quá khứ, và lịch sử thường không dễ hiểu đối với những cái đương thời mà đó có thể là những vấn đề quan trọng và tên tuổi nổi tiếng. 2. Tranh quá mực thước, không cho phép thực hiện một công việc rất khác nhau trong cùng một khoảng thời gian: ví dụ, Rubens, Rembrandt và Vermeer. 3. Lịch sử nghệ thuật còn phụ thuộc vào sự thay đổi phong cách: ta hãy so sánh sách được viết vào những năm 1940 và hiện nay. 4. Khi phân hạng nghệ sỹ về tầm quan trọng của họ, nhà sử học hình như đôi lúc nhận thấy rằng chỉ các tên tuổi lớn mới làm cho ngày nay chú ý đến. Những nghệ sỹ lớn thường nổi trội theo các cách nhất định, tuy vậy họ cũng có những sở đoản hay thiếu sót như mọi người thôi. Ngoài cái mác “thiên tài” của những nghệ sỹ này, người học còn phải hiểu được những vấn đề thực tế của họ.
- 5. Lịch sử nghệ thuật còn đề cập đến những khái niệm chưa rõ ràng và có tầm quan trọng thứ yếu khi sử dụng thực tế tranh họa. Những vấn đề quan trọng đối với người nghệ sỹ như sáng tạo ra một hiện thực trong hội họa, đem lại phương hướng, công việc và ý nghĩa cho cuộc đời của mình, thì lại đòi hỏi một phương pháp tiếp cận khác. 6. Viết là một bài tập bằng chữ, còn người họa sỹ tư duy về những cái dễ nhìn thấy hơn. Đó là nguyên nhân mà vì sao mà người họa sỹ hiện nay thường không đọc quảng cáo phòng tranh hay báo chí: chỉ vì họ ít dùng chúng mà thôi. Nghệ thuật phương Tây: quá trình phát triển bốn mặt Mặc dù không trình bày bất kỳ một vấn đề riêng nào, mà đôi chỗ lại quá giản đơn, phương pháp tiếp cận của Brian Thomas chỉ có mục đích lý giải hội họa theo góc độ của hội họa. Ông đã phân loại lịch sử hội họa châu Âu thành bốn giai đoạn chồng chéo nhau: Thiết kế đường nét Tìm ra qua mối quan hệ giữa độ đậm nhạt và nét phác thảo. Điểm nổi bật giữa quá trình suy tàn của Đế chế La Mã và thời đại Phục Hưng, có thể là hiện thực hoặc không hiện thực (Gothic Flemish). Yếu tố dễ nhận biết khác với cái dễ lừa ảo giác. Bản rập khuôn và các biểu tượng phi cá nhân thường được dùng. Nét phác được
- nhấn bởi sự thay đổi độ đậm nhạt. Các kiểu vẽ có ở mọi chỗ. Phổ biến lối tường thuật khi nét đặc trưng không thích hợp với cách kể chuyện bị bỏ qua. Hình ẩn mang tính quan trọng. Nét vẽ bút lông chỉ sử dụng khi minh họa (không như nghệ thuật vùng Viễn Đông). Quá trình phát triển từ thời kỳ cuối của chế độ La mã đến giai đoạn Byzantine và Gothic không dựa vào việc quan sát trực tiếp. Các biểu tượng bị xuyên tạc do ảnh hưởng tôn giáo. Các danh họa nổi tiếng xuất hiện vào cuối thời kỳ này là: Jan van Eyck. Vẽ trực tiếp từ các yếu tố thiên nhiên, lấy ảo giác từ không gian và kiểu vẽ mầu nhạt, mối quan hệ màu sắc. Vẽ theo gam màu sáng và độ đậm nhạt bằng chất màu (có thể là chất nhũ sơn dầu pha trứng) với nước bóng có độ trong suốt nhiều hay ít vẽ các kiểu gam màu sáng và nửa nhạt trong các lớp màng mỏng bằng sơn tối. Holbein. Vẽ theo cách hiểu của mình bằng đường nét viền hết sức giản đơn và tinh tế. Đường nét là các đường ngắn nhạy với những thay đổi về hướng của mặt phẳng. Nét phẳng và chất lượng thực tế mặt vải. Thiết kế hình thức
- Gồm chiều thứ ba, thường từ đối âm đến thiết kế đường nét. Gồm cả trang trí và miêu tả. Nét hoa văn tinh tế đan xen trong không gian, lúc nhanh, lúc chậm, có khi dừng. Người họa sỹ nghiên cứu thiên nhiên để tạo ra kiểu cách trong không gian, quan hệ với nó theo nhịp điệu. Sử dụng màu sắc và đường nét, đường nét là yếu tố mặt cắt và trục. Các danh họa nổi tiếng xuất hiện vào cuối thời kỳ này là: Cimabue và Duccio đã đổi mới phong cách Byzantine. Giotto và Cavallini áp dụng thiết kế mẫu. Giotto quan sát kỹ thiên nhiên và dùng thiết kế mẫu để tạo ra hoạt cảnh sống động. Masaccio pha chế đường nét của Giotto, sử dụng gam sắc tăng dần để đưa hình vào hiện thực. Gam sắc màu cục bộ được nén lại. Piero della Francesco dùng cách trang trí. Điểm nén được kiểm soát. Hình ảnh tĩnh. Signorelli. Cũng như Masaccio, nhưng ông thường lấy khuôn mẫu qua các gam màu đậm và nhạt, khuếch trương độ nhạt. Fillipo Lippi và Botticelli nhấn mạnh đường nét hình sin. Pollaiuolo phổ biến tranh lõa thể, áp dụng điểm mạnh của nghệ thuật điêu khắc Donatello.
- Fra Angelico dùng khoảng không, cách cảm nhận thời tiết. Mục đích đưa đến sự thỏa mãn hơn là cảm xúc chuyển tiếp. Leonardo. Những sở thích khác nhau chỉ đem lại một ít thời gian cho hội họa. Điểm quan trọng là hiểu được cấu trúc vật thể thiên nhiên, độ nhạy với nhịp điệu thiên nhiên, màu sắc phụ thuộc. Michelangelo. Miêu tả hành động mạnh mẽ, tương phản qua cơ bắp và thuật vẽ xếp nếp. Lấy mẫu tinh tế, nhưng hình chính thường có các nét bóng tương phản mạnh mẽ. Raphael. Thành công hơn Michelangelo về khoa kiến trúc các nhóm hình. Một danh họa thông minh. Corregio báo trước sự ra đời của nghệ thuật Baroque. Kiểu dáng mềm mại, tròn, có nhịp điệu, gam màu nhạt nhờ chất lượng sơn, màu sắc và cách chọn đích. Tiepolo thường miêu tả, tạo ra tác động lẫn nhau giữa đường nét từ “sàn diễn”. Poussin. Dùng minh họa làm tiền đề cho kiến trúc tranh, hoàn hảo cách chia tỷ lệ và tạo nhịp điệu. Phong cách khô, vật thể nhìn từ xa, tuy vậy, ông cố tránh sự nặng nề bằng cách phóng đại và dùng gam màu nhạt. Thiết kế sắc
- Mục đích tạo ra sự thỏa mãn cấp độ màu đậm và nhạt, thể hiện khái niệm thực gần gũi hơn bằng một quy ước nào đó, miêu tả độ sắc nét thay đổi khi xem. Kéo dài từ đầu thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 19. Người họa sỹ quan tâm đến sắc hơn là màu. Tranh họa nổi tiếng như Venetian thường dùng màu để trang trí. Muốn bỏ đi chi tiết ngoài tiêu điểm. Các danh họa nổi tiếng xuất hiện vào cuối thời kỳ này là: Leonardo kết hợp các nét phác trong tác phẩm Mona Lisa Gentile và Giovani Bellini, khi dùng sơn trên vải thô để tránh khí biển ăn mòn bề mặt đã sử dụng sơn chất lượng tốt, đưa đến giá trị về sắc. Giorgione hấp thu cảm xúc thơ ca và tình yêu phong cảnh của Bellinis, tuy vậy, ông chỉ sử dụng các chi tiết thật cần trong tranh họa của mình. Titian nắm hoàn hảo kinh nghiệm thiết kế sắc một cách chậm rãi. Ông đã tạo ra một phong cách mới về vẻ đẹp của người phụ nữ, dùng chất màu phong phú hơn, dùng bút lông tùy theo tầm quan trọng của cái miêu tả, áp dụng các phương pháp khác nhau, thường ít dùng cách miêu tả quá giản đơn mà đã từng gây cảm hứng cho Velasquez và Hais. Tintoretto sử dụng độ sắc nhiều hơn và độ nhạt mạnh hơn. Veronese dùng một hiện thực lớn hơn, sử dụng màu miêu tả
- Caravaggio tạo ra một hiện thực mạnh và đặc tính sống động, tương phản sắc nét, tinh thần đầy kịch tính và huyền bí. Rubens. Nắm vững thay đổi nhịp điệu. Kết hợp chủ nghĩa hiện thực với cách trang trí. Hết sức sống động và sáng tạo. El Greco. Nhịp điệu mang tính ảo giác. Dùng gam màu bóng Velazquez. Dùng màu sắc giản đơn để tạo phong cách tác động. Luôn là một họa sỹ vẽ có hiệu quả: lý giải hơn là sáng tạo. Hals. Vẽ chân dung sống động bằng bút lông, độ sắc cao. Vermeer. Rất nhanh nhạy với độ nhạt, có cảm xúc thơ ca. Rembrandt. Sử dụng tính kịch và thơ ca của Caravaggio nhưng có giới hạn. Cảm thông nỗi đau khổ của con người. Goya. Nhà sáng tạo. Nhà thiết kế sắc thái lớn, thường bất cẩn và vội vã, dùng dao và bút lông khô. Van Dyck. Sốt sắng hơn Rubens: tinh tế hơn, dùng sơn dầu hạt dẻ đã làm giảm đi sự phong phú và quy mô. Watteau. Vẽ một thế giới đầu sự tưởng tượng mà đã bị Van Dyck bỏ qua.
- Boucher. Cảnh nghệ thuật, màu pha acid nhẹ, thể hiện cảm xúc hoàn hảo của người nghệ sỹ. Hogarth. Nghệ thuật dựa vào thiết kế sắc thái Baroque. Gainsborough. Họa sỹ thiên nhiên. Tranh vẽ bằng bút lông. Reynolds. Nổi trội khi dùng sắc thái trang trí. Tác phẩm màu “Luận thuyết” nhận được nhiều ý kiến phê bình khác nhau. Tranh vẽ làm niềm hứng khởi cho trường phái của Pháp và Constable. Thiết kế màu Thời kỳ cuối của chủ nghĩa hiện thực hội họa. Màu luôn giữ một vị trí quan trọng trong hội họa, tuy vậy, chưa đến cuối thế kỷ 19 đã xuất hiện các họa sỹ muốn hy sinh sắc thái và sự mô tả chuẩn xác. Tính hài hòa là một vấn đề, được tạo ra bởi mối quan hệ nào đó về độ ấm và lạnh (nghĩa là màu xanh hay đỏ) hoặc bão hòa màu (ví dụ, màu da cam rực rỡ, màu nâu sẫm, màu xám và hồng đã làm giảm độ mạnh về sắc, nghĩa là màu da cam có thể thêm hay không thêm màu đen, trắng hay xám). Kết cấu bên trong bị bỏ khi vẽ phong cảnh có độ nhạt. Trường phái tranh phong cảnh đẹp nhất trước tiên là của Anh quốc vào nửa đầu thế kỷ 19 nhờ kinh nghiệm của Rubens, động lực thúc đẩy của các danh họa Hà lan, không gian của Poussin và Claude.
- Những họa sỹ nổi tiếng: Turner. Kiến thức độc nhất vô nhị về phong cảnh trong các điều kiện thời tiết khác nhau. Có cảm xúc thơ ca. Constable. Hiện thực lớn trong tranh vẽ, tuy vậy, chịu tác động nhiều của kỹ thuật cũ. Các họa sỹ thời tiền Raphael. Hiện thực khép kín. Trang vẽ có góc cạnh, độ chính xác đến từng chi tiết. Corot. Vẽ trên các khoảng rộng có sắc thái luôn gần gũi nhau, tính tinh tế được bổ xung bằng độ đậm hay nhạt. Courbet. Trường phái ấn tượng, vẽ dùng bút lông hay hay dao. Manet. Dùng phương pháp tiếp cận của Hals, kết hợp màu và sắc tại những nơi ông quan sát được. Vẽ bút lông đễ bù đắp cho sự thiếu hụt của kỹ thuật truyền thống. Họa sỹ trường phái ấn tượng. Loại bỏ vẻ đẹp của đường thẳng và sắc để miêu tả chính xác màu nhạt. Seurat. Dùng màu vỡ; thêm màu ở một khoảng cách nhất định (màu vàng cho các điểm đỏ và xanh)
- Degas. Vẽ tranh biếm họa. Chịu ảnh hưởng của tranh ảnh Nhật bản Gaugin. Dùng thiết kế thẳng để khoanh màu. Van Gogh. Màu mạnh và bút lông để miêu tả sự hiểu biết về sức mạnh thiên nhiên. Cezanne. Vẽ trực tiếp từ thiên nhiên ở trạng thái huyền bí hoàn toàn. Những bước phát triển trong thế kỷ 20 Bắt đầu vào thế kỷ 20, quá trình tiến hóa bốn mặt này đã khởi động ngay, bỏ qua các họa sỹ không chú ý đến quá trình này (hay có một vị trí tốt trong xã hội). Do vậy, trường phái Paris đã chọn phương pháp thực nghiệm, tạo ra tác phẩm có những đặc điểm sau: Nhấn mạnh đến trang trí, giàu yếu tường thuật và thể hiện: - Quay về thiết kế đường nét - Dùng màu mịn - Chịu tác động của nghệ thuật Negro - Giản đơn khi miêu tả điểm gay cấn để tạo ra điểm mạnh hơn là độ chính xác hay duyên dáng.
- Thật không may, nền nghệ thuật này khi thực hiện thường cẩu thả, phong cách không được phát triển để miêu tả một khía cạnh nào đó của thế giới hữu hình. Nghệ thuật đương đại Mặc dù khó định nghĩa hay miêu tả, thuật ngữ Hậu hiện đại thường được áp dụng cho phong cách sau những năm 1950, dùng kỹ thuật hiện đại để tham gia cùng xã hội. Tác phẩm mang tính thương mại điển hình. Xã hội, đặc biệt là xã hội tư sản có thể bị chỉ trích, tuy nhiên, không có một chương trình nào cho sự thay đổi căn bản được đề ra: những quan điểm khác nhau và triết lý khác nhau hy vọng sẽ cùng tồn tại trong một xã hội đa nguyên. Những khía cạnh của thế giới đương đại được phản ánh, thiếu thẩm quyền hay sự nhất trí, bối rối về sự phong phú của tri thức và chủ nghĩa tiêu thụ. Tuy vậy, nền nghệ thuật đó có khuynh hướng đa cực. Nó có thể pha trộn và phù hợp với phong cách quốc tế, hoặc có thể thanh tịnh hơn, thế nhưng, nó đã nhượng bộ trước khán giả. Ví dụ, âm nhạc và hội họa trừu tượng đòi hỏi phải được chấp nhận, và theo một phạm vi nào đó mà người họa sĩ cần đến một mạng lưới viện bảo tàng-phê bình-phòng tranh để bàn tác phẩm của mình, họ cũng cần sáng tạo. Do vậy đó không phải là kỹ thuật, kỹ năng, đào tạo hay bất kỳ cái nào đó phải phản ánh hiện thực hay hoàn thành, tuy nhiên, sự hứng khởi là đặc điểm đặc sắc của mỗi
- cá nhân. Người họa sĩ được đào tạo chính quy thường dùng kỹ năng của mình để giấu quá trình đào tạo này. Rõ ràng là những ý kiến phê bình thường có động cơ và mục đích. ý kiến phê bình coi tác phẩm là “sự thể hiện-trừu tượng” v.v…đều nhằm tránh các câu hỏi chưa được đưa ra về giá trị của nó: làm mác để tránh phê bình. Người nghệ sỹ thấy rằng cần phải đặt mình vào một phong cách nào đó mà một cơ quan nghệ thuật đã công nhận, sau đó tiếp tục theo đuổi cách riêng của mình. Về thực chất các mối quan tâm thường không khác nhau mấy đối với các họa sỹ, đó là màu sắc, phong cách, kết cấu v.v…, tuy vậy, họ vẫn theo đuổi theo cách suy nghĩ riêng của mình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu về lịch sử tranh sơn mài
2 p | 600 | 113
-
Lịch sử về kỹ thuật vẽ sơn dầu
45 p | 287 | 71
-
Di sản nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Champa
15 p | 207 | 29
-
LỊCH SỦ NGHỆ THUẬT TRANH SƠN DẦU
12 p | 182 | 20
-
NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA SƠN MÀI ỨNG DỤNG BÌNH DƯƠNG
12 p | 126 | 15
-
103 nhân vật lịch sử nổi tiếng thế giới trên một bức họa
4 p | 161 | 15
-
Những tác phẩm điêu khắc đi vào lịch sử
31 p | 122 | 15
-
Người đầu tiên khai phá tranh Mỹ thuật Sơn mài Việt Nam
8 p | 100 | 13
-
ĐÔI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT MỸ THUẬT SƠN MÀI VIỆT NAM
8 p | 143 | 13
-
Quần thể tượng ở Thánh địa La Vang: Nơi nghệ thuật mỹ thuật thăng hoa
6 p | 141 | 13
-
Tranh Sơn Thủy và Giá Trị Văn Hóa, Tư Tưởng Phương Đông
7 p | 88 | 9
-
Lịch sử và sự phản ánh lịch sử trong hội họa Việt Nam hiện đại
19 p | 116 | 9
-
MỸ THUẬT VỚI ĐỀ TÀI LỊCH SỬ
9 p | 97 | 7
-
BỨC TRANH SƠN DẦU ĐẮT NHẤT LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - HÃY BỎ ROI XUỐNG, HÃY NÂNG GIÁ LÊN
7 p | 123 | 6
-
Tranh Sơn Thủy với Giá Trị Văn Hóa, Tư Tưởng Phương Đông
11 p | 96 | 5
-
NGHỆ THUẬT SƠN MÀI của hai anh em
20 p | 70 | 5
-
HỒI ỨC NHÂN NGÀY GIỖ ĐẦU CỦA CỐ HỌA SĨ TÚ DUYÊN - HỌA SĨ TÚ DUYÊN VỚI NGHỆ THUẬT THỦ ẤN HỌA
13 p | 120 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn