Lịch sử Việt Nam: Một số chuyên đề (Tập 3) - Phần 1
lượt xem 6
download
Phần 1 của cuốn sách "Lịch sử Việt Nam: Một số chuyên đề (Tập 3)" cung cấp cho bạn đọc những nội dung về: chế độ ruộng đất ở Việt Nam thời kỳ Lý - Trần - Lê (1010-1527); những cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (thế kỷ X đến thế kỷ XIX); lịch sử chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam; những giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lịch sử Việt Nam: Một số chuyên đề (Tập 3) - Phần 1
- MOÄT SOÁ CHUYEÂN ÑEÀ LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM Taäp 3
- MOÄT SOÁ CHUYEÂN ÑEÀ LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM Taäp 3 Chuû bieân PGS.TS. HAØ MINH HOÀNG – TS. NGUYEÃN VAÊN HIEÄP Caùc taùc giaû PGS.TS. PHAN AN – PGS.TS. NGUYEÃN THÒ PHÖÔNG CHI PGS.TS. ÑINH QUANG HAÛI – PGS.TS. HAØ MINH HOÀNG TS. NGUYEÃN VAÊN HIEÄP – PGS.TS. HAØ MAÏNH KHOA GS.TS. NGOÂ VAÊN LEÄ – GS.TS.VS. LÖÔNG NINH PGS.TS. THAØNH PHAÀN – TS. TRAÀN HAÏNH MINH PHÖÔNG ThS. PHAÏM THUÙC SÔN – ThS. PHAÏM VAÊN THÒNH TS. TRAÀN THUAÄN – PGS.TS. TRAÀN NAM TIEÁN PGS.TS. NGUYEÃN VAÊN TIEÄP Maõ soá saùch chuaån quoác teá (ISBN) 978-604-73-1761-5 Nhaø xuaát baûn ÑHQG-HCM vaø Tröôøng Ñaïi hoïc Thuû Daàu Moät giöõ baûn quyeàn©. Copyright© by VNU-HCM Publishing House and Thu Dau Mot University All rights reserved. Xuaát baûn naêm 2014 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC THUÛ DAÀU MOÄT Soá 6 Traàn Vaên Ôn – Phuù Hoøa – Thuû Daàu Moät – Bình Döông Ñieän thoaïi: (0650) 3.844.226; Fax: (0650) 3.837.150 Email: tapchi@tdmu.edu.vn; Website: www.tdmu.edu.vn
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC THUÛ DAÀU MOÄT PGS.TS. HAØ MINH HOÀNG ‒ TS. NGUYEÃN VAÊN HIEÄP (Chuû bieân) MOÄT SOÁ CHUYEÂN ÑEÀ LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM Taäp 3 NHAØ XUAÁT BAÛN ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH
- MUÏC LUÏC Trang LÔØI NOÙI ÑAÀU TS. Nguyeãn Vaên Hieäp ................................................................... 7 CHEÁ ÑOÄ RUOÄNG ÑAÁT ÔÛ VIEÄT NAM THÔØI KYØ LYÙ – TRAÀN – LEÂ (1010 – 1527) PGS.TS. Nguyeãn Thò Phöông Chi................................................... 9 NHÖÕNG CUOÄC CAÛI CAÙCH LÔÙN TRONG LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM (THEÁ KYÛ X ÑEÁN THEÁ KYÛ XIX) PGS.TS. Haø Maïnh Khoa .................................................................. 57 LÒCH SÖÛ CHIEÁN TRANH VAØ NGHEÄ THUAÄT QUAÂN SÖÏ VIEÄT NAM PGS.TS. Haø Minh Hoàng............................................................. 89 NHÖÕNG GIAÙ TRÒ TINH THAÀN TRUYEÀN THOÁNG VIEÄT NAM TS. Traàn Thuaän ....................................................................... 120 ÑAÁU TRANH BAÛO VEÄ ÑOÄC LAÄP DAÂN TOÄC, XAÂY DÖÏNG CHÍNH QUYEÀN NHAÂN DAÂN TRONG NHÖÕNG NAÊM ÑAÀU KHAÙNG CHIEÁN CHOÁNG THÖÏC DAÂN PHAÙP (1945 - 1946) PGS.TS. Ñinh Quang Haûi ............................................................. 175 NGOAÏI GIAO VIEÄT NAM TÖØ 1945 ÑEÁN NAY PGS.TS. Traàn Nam Tieán ......................................................... 227 GIAÙO DUÏC CAÙCH MAÏNG ÔÛ VUØNG CAÊN CÖÙ ÑÒA THUÛ DAÀU MOÄT – BÌNH DÖÔNG 1945 – 1975 TS. Nguyeãn Vaên Hieäp – ThS. Phaïm Vaên Thònh ...................... 266 VAÊN HOÙA TOÄC NGÖÔØI ÔÛ VIEÄT NAM PGS.TS. Nguyeãn Vaên Tieäp – TS. Traàn Haïnh Minh Phöông .. 316 ÑAËC TRÖNG TÍN NGÖÔÕNG TOÂN GIAÙO CUÛA CÖ DAÂN NAM BOÄ GS.TS. Ngoâ Vaên Leä ................................................................... 358 CAÙC DAÂN TOÄC ÍT NGÖÔØI BAÛN ÑÒA ÔÛ ÑOÂNG NAM BOÄ PGS.TS. Phan An – ThS. Phaïm Thuùc Sôn............................. 388 VÖÔNG QUOÁC PHUØ NAM – LÒCH SÖÛ VAØ VAÊN HOÙA GS.TS.VS. Löông Ninh ............................................................ 411 NHAØ NÖÔÙC CHAMPA – LÒCH SÖÛ VAØ VAÊN HOÙA PGS.TS. Thaønh Phaàn ............................................................... 456
- LÔØI NOÙI ÑAÀU Bộ sách Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam gồm ba tập do cán bộ giảng dạy và nghiên cứu Trường Đại học Thủ Dầu Một phối hợp cùng các cơ quan khoa học và giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội biên soạn, xuất bản trong năm 2013 ‒ 2014. Với 33 chuyên đề nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, bộ sách giới thiệu những chủ đề khoa học cơ bản thuộc một số lĩnh vực sử học, liên quan đến những vấn đề lịch sử đương đại của cả nước, khu vực và địa phương, trong đó phần lớn là các chuyên đề đã và đang được giảng dạy cho sinh viên ngành lịch sử ở các trường đại học. Các chuyên đề trong bộ sách được thể hiện dưới dạng đề cương chi tiết, gợi mở những vấn đề cụ thể trong giảng dạy, nghiên cứu và tham khảo, học tập. Trong tập ba này, sách sẽ cung cấp cho giảng viên, sinh viên và bạn đọc 12 chuyên đề của các cán bộ nghiên cứu, giảng viên giàu kinh nghiệm trong giới sử học Việt Nam. Các chuyên đề được biên soạn công phu, phản ánh những kết quả nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực và chủ đề khác nhau của lịch sử Việt Nam. Kết hợp việc giới thiệu những vấn đề khoa học căn bản, thiết thực với yêu cầu đào tạo chuyên ngành lịch sử hiện nay, các chuyên đề còn gợi mở hướng tiếp cận bài bản trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam, gợi mở những vấn đề đổi mới phương pháp nghiên cứu, giảng dạy lịch sử trong đào tạo đại học và sau đại học. Tập sách được biên soạn trong một thời gian ngắn để phục vụ kịp thời cho công tác đào tạo ở Trường Đại học Thủ Dầu Một nên không tránh khỏi thiếu sót. Để đáp ứng yêu cầu phục vụ đông đảo cán bộ, giảng viên và sinh viên trong tình hình giáo trình và tài liệu tham khảo còn nhiều hạn chế, Trường Đại học Thủ Dầu Một mạnh dạn cho xuất bản tập sách. Nhà trường rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu trong, ngoài trường và bạn đọc để công tác biên soạn giáo trình của trường được tốt hơn. TS. Nguyễn Văn Hiệp Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một
- CHEÁ ÑOÄ RUOÄNG ÑAÁT ÔÛ VIEÄT NAM THÔØI LYÙ ‒ TRAÀN ‒ LEÂ (1010–1527) Nguyeãn Thò Phöông Chi* Đặc trưng quan trọng của chế độ ruộng đất của nhiều nước Đông phương trong thời kỳ phong kiến là chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước chiếm ưu thế. Dưới chế độ quân chủ Việt Nam, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên tư liệu sản xuất căn bản là ruộng đất. Chế độ sở hữu ruộng đất của các nhà nước quân chủ Việt Nam trong từng thời kỳ lịch sử có những đặc trưng riêng, về cơ bản có hai loại sở hữu: sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân. Ở Việt Nam trong trong thời Lý, Trần, Lê sơ về trước, trừ một bộ phận ruộng đất tư hữu tương đối ít, hầu hết ruộng đất và tất cả tài sản như núi sông, bờ biển, đất cát đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước mà đại biểu là nhà vua. Nhà vua, chủ sở hữu tối cao về ruộng đất và tài sản trong toàn quốc, có thể lấy ruộng công của địa phương ban cấp cho người này, người khác theo quy định của triều đình, cho họ sử dụng, hưởng hoa lợi (chỉ một số nhỏ được quyền sở hữu). Tuy về mặt hình thái kinh tế – xã hội, Việt Nam còn thuộc phạm trù “Phương thức sản xuất châu Á”, với sự thiết lập chế độ vương quyền thay thế chế độ thủ lĩnh hào trưởng trước đó; nhưng xu hướng thống nhất, tập quyền mà những người tiêu biểu là Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lý Công Uẩn... là những người thiết lập nên những vương triều độc lập, đã đánh dấu bước chuẩn bị giải thể của công xã nông thôn, hình thành một nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, dựa trên nền tảng cư dân nông nghiệp. Xu hướng tập quyền của dân tộc có nền tảng ở thế kỷ X, ngày càng phát triển ở các thế kỷ tiếp theo với chế độ quân chủ tập quyền, * Phó giáo sư ‒ Tiến sĩ, Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. 9
- đứng đầu là nhà vua. Vua là chủ lãnh thổ Nhà nước, cũng đồng thời là chủ ruộng đất toàn quốc. Vua có toàn quyền phân phối đất đai trong toàn quốc cho bất cứ ai và có quyền tịch thu ruộng đất của bất cứ ai, nhưng không phải tự do như xử lý tài sản của mình mà làm theo phép nước. Chế độ sở hữu ruộng đất nhà nước thiết lập dựa trên chế độ sở hữu làng xã (còn gọi là sở hữu kép). Thành viên làng xã vốn là những người tự nguyện liên kết lại với nhau trong quá trình đấu tranh sinh tồn, khai hoang lập làng. Những công xã tự do ấy nay đã bị lệ thuộc nhà nước quân chủ. 1. CHẾ ĐỘ RUỘNG ĐẤT THỜI LÝ (1010 – 1226) Từ trước đến nay các nhà nghiên cứu về ruộng đất thường sử dụng các tên gọi như quan điền và dân điền1 hay công hữu và tư hữu2 hay ruộng công và ruộng tư3 để chỉ các loại ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân. 1.1. Ruộng công (công hữu) gồm hai loại: – Ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý – Ruộng đất công làng xã. Ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý gồm bốn loại: ruộng sơn lăng, ruộng tịch điền, ruộng quốc khố và đồn điền. Trong đó, ruộng sơn lăng và tịch điền thường chiếm số lượng nhỏ. – Ruộng sơn lăng: Theo Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT), thời Lý, ruộng sơn lăng ở châu Cổ Pháp rộng mươi dặm. Ruộng sơn lăng gồm hai phần: một khu ruộng mộ và một khu ruộng thờ. Trong đó, tám lăng của tám vị vua triều Lý chỉ chiếm khoảng 32 mẫu ruộng mộ. Tuy nhiên, cả khu sơn lăng thì có khoảng vài trăm mẫu. Theo Cổ Pháp điện tạo bi khắc năm Hoằng Định thứ 4 (1604) và Đình Bảng 1. Nguyễn Duy Hinh, Kinh tế – xã hội Lý – Trần, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4/1996. 2. Xem: Vũ Minh Giang, Sự phát triển của các hình thức sở hữu ruộng đất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 3/1988, tr. 45 – 52; Xem thêm: Nguyễn Khắc Đạm, Thêm một số ý kiến về chế độ ruộng đất và tô thuế thời Lý – Trần, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1 (177)/1977, tr. 79 – 90. 3. Trương Hữu Quýnh, Chế độ ruộng đất Việt Nam thế kỷ XI – XV, tập I, NXB Khoa học Xã hội, 1982. 10
- điện bi khắc năm Hoằng Định thứ 5 (1605) ở khu cấm địa Đền Đô của làng Đình Bảng, trong thời gian dài do cường hào xâm lấn, ngăn cản nên khu lăng miếu bị bỏ hoang, nay chúa Trịnh Tùng cho phép "lấy 284 mẫu ruộng của xã làm ruộng thờ Đền Đô như cũ". Đến thế kỷ XIX, Đại Nam nhất thống chí ghi chép về khu Lăng Lý Bát đế như sau: "Ở xã Đình Bảng, huyện Đông ngàn, khu đất rộng chừng trăm mẫu, cổ thụ um tùm, là cấm địa và là thang mộc ấp của nhà Lý, lăng Bát đế ở đấy. Năm Minh Mệnh thứ 21 tu bổ và lập bia"1. Đến trước Cách mạng tháng Tám, ở đây đa số là ruộng công. Ruộng sơn lăng do dân sở tại cày cấy và có nghĩa vụ nộp một ít hoa lợi để chăm sóc phần lăng mộ. – Ruộng tịch điền: Hoa lợi trên loại ruộng này chi phí vào việc tế tự. Đây là loại ruộng mang tính chất nghi lễ nông nghiệp mong cho mùa màng tốt tươi. Theo như lời chú của Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Cương mục) thì: “Đời cổ, vua chúa đều có ruộng tịch điền, thiên tử một ngàn mẫu, vua chư hầu một trăm mẫu, lấy hoa lợi ruộng ấy cúng tế nhà tôn miếu. Vua chúa thường nhân mùa Xuân ra cày mấy luống ở ruộng ấy làm mẫu mực, còn toàn nhờ vào sức dân, vì thế chữ “tịch” nhiều sách viết là chữ “tạ” nghĩa là nhờ”2. Vào mùa Xuân, nhà vua tự cày ruộng tịch điền để nêu gương cho thiên hạ chăm lo mùa màng. Ruộng tịch điền được sử cũ chép từ thời Tiền Lê. ĐVSKTT, tập I, chép, năm 987, vua Lê Đại Hành cày ruộng tịch điền ở Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam). Thời Lý, ĐVSKTT 3 đã chép khá nhiều về việc nhà vua tự cày ruộng tịch điền. Có thể dẫn như sau: Năm 1032. Mùa Hạ, tháng tư, vua (Lý Thái Tông , ở ngôi 1028 – 1053 – TG) ngự đến Tín Hương ở Đỗ Động giang cày ruộng tịch điền; nông dân dâng một cây lúa có 9 bông thóc. Xuống chiếu đổi ruộng ấy làm ruộng Ứng Thiên4. Năm 1038, mùa Xuân, tháng 2, vua ra Bố Hải khẩu cày ruộng tịch điền. Sai quan dọn cỏ đắp đàn. Vua thân tế thần nông xong, cầm cày muốn làm lễ tự cày, các quan tả hữu có người can rằng: "Đó là việc của nông phu, bệ hạ cần gì làm thế?". Vua nói: "Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì để xướng xuất thiên 1. Đại Nam nhất thống chí, tập 2, NXB Khoa học Xã hội, 1971, tr. 98. 2. Cương mục, tập I, NXB Giáo dục, 1998, tr.587. 3. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, in lần thứ hai, NXB Khoa học Xã hội, 1972. 4. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.209. 11
- hạ?". Thế rồi đẩy cày ba lần rồi thôi. Tháng 3, vua về Kinh sư1. Nhâm Ngọ – 1042, mùa Xuân, tháng 3, vua ngự ra Kha Lãm2 cày ruộng tịch điền rồi về Kinh sư3. Các vua triều Tiền Lê và Lý rất chú trọng đến việc cày ruộng tịch điền. Đến thời Trần, sử chép mỗi một lần nhà vua cày ruộng tịch điền vào năm 1316. Vua Lý còn nhiều lần vi hành xem dân cày ruộng, gặt hái. Có năm, vua đi hai lần một nơi như năm 1117: "Tháng 3/1117, vua lại ngự đến hành cung Ứng Phong (nay thuộc Nghĩa Hưng, Nam Định) xem cày ruộng công". "Tháng 6/1117, vua ngự đến hành cung Ứng Phong xem cày ruộng. Khi ấy không mưa, đảo vũ ở hành cung"4. Và, Ứng Phong là địa điểm vua Lý đi xem cày ruộng, xem gặt nhiều nhất và hình như vua chỉ đến đó mà thôi. Sử chép tới 8 lần vua đến Ứng Phong. Hai lần vào năm 1117, sáu lần vào các năm, 1123, 1124, 1125 (2 lần), 1126, 1127 và một lần đến Ô lộ (nay chưa rõ ở đâu) để xem gặt5. Có điều, quan tâm đến việc cày ruộng tịch điền và xem dân gặt hái chỉ tập trung vào mấy vị vua đầu triều mà thôi. Người mở đầu lập lại lệ cổ – cày ruộng tịch điền là vua Lý Thái Tông và cực kỳ phát triển dưới thời vua Lý Nhân Tông (ở ngôi 1072 – 1127). Sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét: "Thái Tôn làm lại lễ cổ, thân đi cày ruộng tịch điền, xướng xuất thiên hạ, trên để cung tôn miếu, dưới để nuôi muôn dân; công hiệu trị vì khiến của giàu người nhiều là đúng lắm"6. Dưới triều Lý, ruộng tịch điền thường được chọn ở những khu ruộng công không chỉ thuận lợi về địa lý mà còn quan yếu đối với nông nghiệp, gần sông, hệ thống tưới tiêu thuận lợi như: Bố Hải khẩu (thành phố Thái Bình ngày nay); Tín Hương thuộc Đỗ Động giang (Bình Đà, Thanh Oai, Hà Tây) là đất của sứ quân Đỗ Cảnh Thạc hồi thế kỷ X; Ứng Phong (Nghĩa Hưng, Nam Định). Ruộng tịch điền là một loại ruộng riêng của nhà nước nên trong chính sử cũng đã đôi lần nhắc đến việc "vua xem cày ruộng công" như năm 1117. 1. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.214. 2. Kha Lãm còn gọi là Cổ Lãm tức Khả Lãm, Phú Lãm, tục gọi là Kẻ Xốm, thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). 3. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr. 218. 4. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.247, 248. 5. Những sự kiện nêu trên xin xem Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr. 208, 253, 254, 255, 256. 6. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.214. 12
- – Ruộng quốc khố (quốc khố điền): Theo tác giả Trương Hữu Quýnh trong “Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI – XVIII, Tập I (thế kỷ XI – XV)” thì, nghĩa đen của thuật ngữ quốc khố điền là ruộng kho công, tức là ruộng đất của nhà nước, lấy thu hoạch trữ vào kho của nhà nước. Theo chúng tôi, ruộng quốc khố còn gọi là ruộng công hay ruộng nhà nước như ghi chép trong ĐVSKTT. Thu hoạch trên ruộng đất nhà nước trữ vào kho nhà nước. Rất tiếc, sử cũ không có một thông tin nào về số lượng loại ruộng này. Tuy nhiên, ghi chép trong ĐVSKTT về một số địa điểm như Cảo xã (ruộng ở xã Nhật Tảo) chuyên dùng những người bị tù tội cày cấy. Sử chép: tháng 9 năm 1150, “bấy giờ vua xử án của Anh Vũ (Đỗ Anh Vũ – TG), đày Anh Vũ làm cảo điền nhi”1. Điền nhi, theo phần Chú giải và khảo chứng trong ĐVSKTT là "Nông dân có tội phải ghi tên vào sổ để sung việc cày ruộng nhà nước"2. – Đồn điền: Việc tổ chức khẩn hoang lập đồn điền bắt đầu có từ thời Đường và tồn tại cho tới các triều đại sau. Thời Lý, lực lượng lao động thành lập đồn điền phần lớn là tù binh (Chămpa) và dân bị tù tội. Hình thức khẩn hoang lập đồn điền còn tiếp tục diễn ra dưới thời Trần và Lê sơ nhưng ở thời Lê sơ gọi là sở – sở đồn điền. – Ruộng công làng xã: Do thiếu tư liệu nên chúng ta không thể biết rõ vai trò của làng xã trong việc quản lý loại ruộng công làng xã thời Lý, Trần ra sao. Nhưng về đại thể, chế độ ruộng đất công làng xã và chế độ quân điền gắn liền với sự tồn tại của tổ chức xã thôn. Vai trò của làng xã đối với loại ruộng công này khá quan trọng và bền chặt. Trong lịch sử các nhà nước quân chủ Việt Nam, làng xã là những đơn vị bảo tồn vững chắc những sắc thái văn hóa dân tộc. Làng xã – cấp đơn vị cơ sở – không ngừng được nhà nước tăng cường kiểm soát. Hoa lợi trên bộ phận ruộng đất công làng xã được dân đóng thuế cho nhà nước theo quy định. Theo tư liệu trong chính sử thì thuế nộp cho nhà nước bằng thóc lúa và tiền. Bởi, khá nhiều lần nhà vua xá thuế cho dân: "Năm ấy được mùa to (năm 1016), xá tô thuế cho thiên hạ 3 năm"3. "Đinh Tỵ (1017). Xuống Chiếu tha tô ruộng cho thiên hạ"4. 1. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.282. 2. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.346. 3. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.196. 4. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.196. 13
- "Năm 1018, xá một nửa tô ruộng cho thiên hạ"1. "Tháng 4/1040, tha một nửa tiền thuế cho thiên hạ"2. Ruộng đất công làng xã còn dùng để ban thưởng cho các quan lại cao cấp, những người có công đặc biệt với triều đình. Ví như ban thưởng hương Đa Mi cho Lê Phụng Hiểu.... Một phần hoa lợi trên bộ phận ruộng đất công làng xã còn để cung cấp cho các hoàng tử và hoàng nữ (tức các vương hầu, công chúa), “tháng 10/1013, cho các vương hầu công chúa được quản các thuế theo thứ bậc khác nhau”3. Phan Huy Chú nhận xét:“Đời Lý kiểm soát hộ tịch rất là nghiêm ngặt. Dân đinh nào đến tuổi 18 thì biên vào sổ bìa vàng, gọi là Hoàng nam, đến 20 tuổi gọi là Đại nam”4. Việc quản lý dân đinh một mặt nhằm phục vụ việc tuyển quân nhưng, mặt khác, còn để kiểm soát việc thu thuế đinh. 1.2. Ruộng tư Sở hữu tư nhân về ruộng đất đã có xu hướng phát triển5, nhất là sang thế kỷ XII, tình trạng tranh chấp ruộng đất xuất hiện khá nhiều, buộc nhà nước phải nhiều lần can thiệp. Thời Lý, ruộng tư tồn tại ba hình thức chính: sở hữu lớn của những quan lại cao cấp và các thế gia, sở hữu của nông dân, sở hữu của nhà chùa. 1.2.1. Sở hữu lớn của những quan lại cao cấp và các thế gia Dựa vào tư liệu văn bia ta có thể biết thời Lý, sở hữu ruộng đất tư của quan lại cao cấp khá lớn. Văn bia Cổ Việt thông Diên Phúc tự dành một phần lớn nội dung viết về Thái úy Đỗ Anh Vũ (1114 – 1159) mà sử cũ không ghi chép như: Bố mẹ Đỗ Anh Vũ đều là những người thuộc dòng dõi thế gia (bố là một tướng công, mẹ là con gái thứ ba của quan phủ lại). Đỗ Anh Vũ có một em gái là Quỳnh Anh. Quỳnh Anh mất sớm, do đó Anh Vũ cùng mẹ phải nuôi con của Quỳnh Anh là 1. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.197. 2. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.217. 3. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.194. 4. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Tập II, NXB Khoa học Xã hội, 1992, tr.218. 5. Xem thêm: Phạm Thị Tâm – Hà Văn Tấn, "Vài nhận xét về ruộng đất tư hữu ở Việt Nam thời Lý Trần", Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 52, 1963, tr. 20 – 30, 62. 14
- Quốc Hiền. Lớn lên Quốc Hiền cũng có công lao trong việc phò giúp vua Lý. Mẹ của Đỗ Anh Vũ đã để lại tất cả ruộng đất của tổ tông cho cháu ngoại là Quốc Hiền: "Năm Đại Định thứ 17 (1156) mẹ của Việt Quốc công (tức Đỗ Anh Vũ) dựng chùa Diên Phúc rồi giao hết thảy ruộng của tổ tông để lại cho Quốc Hiền, dựng bia ghi chép để khỏi ngày sau họ khác đến xâm bức "1. Nội dung nêu trên không chỉ phản ánh việc thừa kế ruộng đất mang tính chất cha truyền con nối, không phân biệt nội ngoại, nam nữ (Pháp Thi truyền cho mẹ Đỗ Anh Vũ, mẹ Đỗ Anh Vũ lại truyền cho cháu ngoại là Quốc Hiền) mà còn cho thấy mức độ tư hữu của một thế gia triều Lý. Đồng thời tài liệu còn cho thấy, việc tranh chấp đất đai là một thực tế. Do đó việc lập bia cũng nhằm bảo vệ ruộng đất của tổ tông Đỗ Anh Vũ “không để cho họ khác xâm bức”. Văn bia Bảo Ninh Sùng phúc tự (1107) thuật lại nguồn gốc họ Hà ở Ung Châu (gần Nam Ninh, thuộc Khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc). Viễn tổ của Hà Di Khánh (nhân vật chính trong bia) là Hà Đắc Trọng, sống ở đây và làm quan đến chức Thái thú châu Vị Long (nay là huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang). Trải qua 13 đời đều có công quản 49 động, 15 huyện. Đến ông nội được tước Thái bảo, nhân cưới công chúa con gái thứ 3 vua Thái Tổ (nhà Lý), được chức Hữu đại liêu ban; vợ được gọi là Quận quân. Phụ thân ông là Thái phó. Năm Ất Mão (1075) đã cầm quân sang đánh thành Ung Châu. Với chiến công ấy, phụ thân ông được giữ chức Hữu đại liêu ban, đoàn luyện sứ. Vùng ông cai trị “lúa gạo đầy đồng, nhân tài tìm đến đông như họp chợ”. Như vậy, châu Vị Long gồm 48 động, 15 huyện đều do họ Hà cai quản cha truyền con nối tới 13 đời. Ruộng ban thưởng theo kiểu ném dao của Lê Phụng Hiểu (ruộng ném dao) còn được triều đình cho thế nghiệp, có quyền truyền lại cho con cháu, tức là ruộng tư. Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Năm 1028. Vua bằng lòng cho Phụng Hiểu lên núi cầm dao quăng một cái xa đến hơn mười dặm, dao rơi xuống hương Đa Mi2, vua lấy ruộng ấy ban cho. Tha thóc thuế cho ruộng ném dao ấy". Và, thể theo nguyện vọng của Lê Phụng 1. Lê Thị Liên – Tống Trung Tín, Cổ Việt thông Diên Phúc tự bi minh – một tấm bia thời Lý mới được phát hiện, Tạp chí Khảo cổ học, số 1/1991, tr.7 – 20. Xem thêm: Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, tập I, École francaise d’E’xtrême – Orient – Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Paris – Hà Nội, 1998, tr.175. 2. Hương Đa Mi thuộc châu Ái xưa, Thanh Hóa ngày nay. Ruộng thưởng công ở châu Ái còn được gọi là ruộng ném dao. 15
- Hiểu thì ruộng đó được nhà vua "ban cho làm thế nghiệp"1. Các thế gia, những người có thế lực về chính trị đã sử dụng thế lực đó trong việc mở rộng phạm vi tư hữu của mình. Vì thế triều đình đã phải xuống chiếu ngăn chặn việc ấy: "Tháng 9/1143, các nhà quyền thế ngoài đầm ao của mình không được ngăn cấm gì bậy; làm trái thì có tội"2. 1.2.2. Sở hữu của nông dân Mặc dù, chính sử không ghi số lượng ruộng đất cụ thể của nhân dân nhưng dựa vào những ghi chép trong ĐVSKTT ta cũng có thể hình dung phần nào. Ví dụ, tháng Giêng năm 1128, ngay khi mới lên ngôi, Lý Thần Tôn (ở ngôi 1128 – 1138) liền ra lệnh, “xuống chiếu rằng phàm dân ai bị tịch thu ruộng đất vào quan cùng là bị tội làm điền nhi3 thì đều phải trả về cả. Các tăng đạo và nhân dân (có tội phải đày) làm lộ ông (người bị tội đồ) cũng tha cả"4. Hàng loạt sự kiện về việc kiện tụng mua bán, tranh nhau ruộng đất, đầm ao khiến triều đình phải nhiều lần xuống Chiếu can thiệp, thể hiện tư hữu ruộng đất của nhân dân là khá phổ biến. Ví dụ: "Tháng 12/1142. Xuống chiếu rằng những người cầm đợ ruộng thục trong vòng 20 năm thì cho phép chuộc lại; tranh nhau ruộng đất trong vòng 5 năm hay 10 năm còn được tâu kiện; ai có ruộng vườn hoang bị người khác cày cấy trồng trọt, trong vòng một năm cho kiện mà nhận: quá các hạn ấy thì cấm. Làm trái thì xử 80 trượng. Nếu tranh ruộng ao mà lấy đồ binh khí nhọn sắc đánh chết hay làm bị thương người thì xử 80 trượng, tội đồ, đem ruộng ao ấy trả lại cho người chết hay bị thương"5. "Tháng 12/1142. Xuống chiếu rằng những người bán đoạn ruộng hoang hay ruộng thục đã có văn khế rồi thì không được chuộc lại nữa. Làm trái là xử 80 trượng"6. "Tháng 4/1145. Xuống chiếu rằng những người tranh nhau ruộng ao của cải không được nhờ cậy nhà quyền thế, làm trái thì xử 80 trượng, tội đồ"7. 1. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.202. 2. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.278. 3. Điền nhi: Nông dân có tội phải ghi tên vào sổ để sung việc cày ruộng nhà nước. tr.346. 4. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.260. 5. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.278. 6. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.278. 7. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.279. 16
- 1.2.3. Sở hữu của nhà chùa Từ trước đến nay những nghiên cứu về ruộng đất dường như chưa có công trình nào chỉ ra sở hữu của nhà chùa như thế nào, trong chuyên đề này, dựa vào tư liệu văn bia, tôi chỉ ra rõ hơn. Ruộng đất của nhà chùa được nhà nước, quý tộc, nhân dân, nhất là các thế gia cúng dường, khiến cho thế lực kinh tế của nhà chùa khá mạnh. Đầu thời Lý, việc ban cấp ruộng đất còn hạn chế, đối tượng chủ yếu được ban cấp là nhà chùa. Chùa Keo chẳng hạn, được nhà Lý cúng 1.371 mẫu 2 sào. "Năm 1088, định các chùa trong nước làm ba hạng đại, trung và tiểu danh lam, cho quan văn chức cao kiêm làm đề cử, là vì bấy giờ chùa có điền nô và khố vật"1. Có điền nô tức là có ruộng và lực lượng lao động là nô. Chứng tỏ tài sản của chùa là khá lớn. Theo Càn Ni sơn Hương nghiêm tự bi minh ở chùa Hương Nghiêm, thôn Diên Hào, tổng Diên Hào, Huyện Lôi Dương, phủ Thọ Xuân (nay là xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa), văn bia khắc lại vào mùa Đông năm Bảo Thái thứ 7, năm Bính Ngọ (năm 1726) cho biết, nhà chùa có nhiều ruộng đất, lại được vua ban cho quyền sở hữu ruộng đất, đặc biệt là miêu tả cảnh chùa huy hoàng tráng lệ2. Cổ Việt thông Diên Phúc tự bi minh còn miêu tả việc cúng tiến của cải vào chùa của các quốc vương đại thần: "Các bậc quốc vương đại thần đều tô đắp tượng ngài (tượng Phật). Cạn của kho để cúng hiến [vào chùa], lòng không xẻn tiếc, đeo ngọc châu để trang hoàng tượng Phật chẳng ngại tốn hao. Lòng thành thực quy cả về tam bảo3, thế nên trổ hết tài khéo vào trăm việc. Đó là việc chiêm ngưỡng gió lành4 mà mở mang tượng pháp vậy”5. Ở sườn bia còn ghi việc cung tiến tiền ruộng của dân làng vào chùa. Theo Báo Ân thiền tự bi ký (1210), ở chùa thuộc xã Tháp Miễu, tổng Bạch Trữ, huyện Yên Lãng, tỉnh Phúc Yên (nay thuộc huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc), văn bia đã "giới thiệu thí chủ vốn là Nguyễn 1. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.241. 2.Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, tập I, École francaise d’E’xtrême – Orient – Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Paris – Hà Nội, 1998, tr.151. 3. Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng. 4. Gió lành (từ phong, chân phong) chỉ gió nhà Phật, đạo Phật. 5. Lê Thị Liên – Tống Trung Tín: Cổ Việt thông Diên Phúc tự bi minh – một tấm bia thời Lý mới được phát hiện, Tạp chí Khảo cổ học, số 1/1991, tr.11. 17
- Công, xuất thân vọng tộc, cởi bỏ nhung y, giác ngộ đạo Phật, trùng tu chùa Báo Ân, mua ruộng đất cúng vào chùa và dựng bia. Ông lại cùng nhà chùa dựa vào các thân sĩ, thành lập một hội Phật để quản lý chùa Báo Ân". Nội dung văn bia có đoạn liệt kê danh sách hội viên Hội Thích giáo Thiền và ranh giới ruộng đất của chùa1. Theo Bài ký bia chùa Báo Ân núi An Hoạch2 thì Thái úy Lý Thường Kiệt đã huy động nhân dân trong hương Cửu Chân xây dựng chùa Báo Ân, “tất cả những người ở xứ này, hiền ngu lần lượt, giàu nghèo đúng phiên đều san đất dẫy cỏ, dựng một ngôi chùa gọi là chùa Báo Ân. Giữa đặt tượng Phật, dưới đặt tượng Bồ Tát, sắc ánh như vàng, đẹp như tranh vẽ”3. Đây cũng là hình thức cúng tiến nhân tài vật lực cho chùa. Ruộng đất của nhà chùa (nhà nước, quý tộc cúng ruộng; tư nhân – nhất là nhà giàu cúng ruộng khiến cho thế lực kinh tế của nhà chùa khá mạnh. Nhìn chung, chế độ ruộng đất thời Lý mới đang ở chặng đường đầu của quá trình phát triển tiến hóa. Tư hữu và tư hữu hóa chưa mấy phát triển. Mức độ phân hóa và tập trung ruộng đất cũng chưa mấy phát triển. 1.3. Ruộng đất phân phong – chế độ thực ấp, thực phong Chế độ phân phong ruộng đất thời Lý còn gọi là chế độ thực ấp. Tức là cấp ruộng đất và những nông dân sống trên ruộng đất đó để cày cấy và nộp tô thuế và lao dịch cho chủ, những người được hưởng chế độ của triều đình. Thực hộ là cấp một số hộ nhất định, những hộ này vẫn được cày cấy công điền nhưng phải nộp tô thuế cho người được cấp. Đối tượng được phong là các thành viên trong hoàng tộc, quan lại cao cấp trong triều đình và ở địa phương (quan ngoài). Trong Ngưỡng Sơn Linh Xứng tự bi minh (1126) có đoạn viết về Lý Thường Kiệt và việc xây dựng chùa. Trong đó, có chi tiết cho biết ông được "thực ấp một vạn hộ" ở trấn Thanh Hóa, "Thái úy Lý Thường Kiệt 1. Báo Ân thiền tự bi ký (1210), trong Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, tập I, École Francaise d’E’xtrême – Orient – Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Paris – Hà Nội, 1998, tr.242. 2. Chùa Báo Ân: ở làng An Hoạch, phủ Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (nay thuộc Thị xã Thanh Hóa). Chùa được khởi dựng từ màu Hạ năm Kỷ Mão (1099) đến mùa Hạ năm Canh Thìn (1100) thì hoàn thành. 3. Bài ký bia chùa Báo Ân núi An Hoạch, trong Thơ văn Lý – Trần, tập I, sđd, tr. 310. 18
- trước vào hầu Thái Tông (1028 – 1054), cuối đời Thánh Tông (1054 – 1072) đem quân đi đánh nước Phật Thệ (Champa – 1069) thành công. Triều Nhân Tông (1072 – 1127) lại đem quân đánh Tống thắng lợi (1076 – 1078), được phong là "Thiên tử nghĩa đệ", trông coi trấn Thanh Hóa, quận Cửu Chân, hưởng thực ấp một vạn hộ"1. Tính theo niên đại ghi chép trong văn bia thì Lý Thường Kiệt trấn trị ở Thanh Hóa tới 19 năm. Sau khi ông qua đời, triều đình vẫn cho ông hưởng thực ấp một vạn hộ và còn phong em trai tước hầu, "tháng 6 năm 1105, Thái úy Lý Thường Kiệt chết. Tặng làm Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu thái úy bình chương quân quốc trọng sự Việt Quốc công; cho thực ấp một vạn hộ. Cho em là Lý Thường Hiến kế phong tước hầu"2. Trong Bài ký bia chùa Báo Ân núi An Hoạch đã dẫn ở trên chép đầy đủ là: Thái úy Lý công (tức Thái úy Lý Thường Kiệt) giúp vua thứ tư triều Lý (vua Lý Nhân Tông – TG), được trao quyền cao, chức trọng và được "thực ấp một vạn hộ, thực phong bốn nghìn hộ". "Đến năm Nhâm Tuất (1082), nhà vua đặc biệt ban thêm một quận Thanh Hóa cho ông làm phong ấp, châu mục đều ngưỡng mộ phong thanh, muôn dân đều mến đức chính"3. Theo Văn bia chùa Hương Nghiêm núi Càn Ni, thuộc làng Phủ Lý, phủ Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá ( nay thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá), dựng vào ngày mồng 4, tháng Chạp, năm Giáp Thìn (ngày 10, tháng giêng, năm 1125) cho biết một vị đại thần là Thái phó Lưu Khánh Đàm có công phò giúp dưới ba triều vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông, ông được Lý Nhân Tông phong làm Nhập nội nội thị sảnh đô đô tri kiểm hiệu thái phó kiêm cung dịch sứ đại tướng quân, Kim tử quang lộc đại phu, thượng trụ quốc khai quốc công và được ban 6.700 hộ thực ấp và 3.000 hộ thực phong4. Thái úy Tô Hiến Thành được ban thực ấp ở Cổ Am (Vĩnh Bảo – Hải Phòng). Theo văn bia Cổ Việt thông Diên Phúc tự đã dẫn ở trên, trong đoạn mở đầu, văn bia nói rõ tước quan và thực ấp được 1. Ngưỡng Sơn Linh Xứng tự bi minh (1126), Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, tập I, École francaise d’E’xtrême – Orient – Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Paris – Hà Nội, 1998, tr.163. 2. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr. 244. 3. Bài ký bia chùa Báo Ân núi An Hoạch, trong: Thơ văn Lý – Trần, tập I, sđd, tr. 309. 4. Văn bia chùa Hương Nghiêm núi Càn Ni, trong Thơ văn Lý – Trần, tập I, NXB Khoa học Xã hội, 1977, tr.426; Xem thêm Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt, NXB Văn học, 1995, tr.319 – 320. 19
- phong của Thái úy Đỗ Anh Vũ thực ấp một vạn hộ, thực phong bốn ngàn hộ1. Sử chép, thời vua Lý Thái Tôn đã từng xuống Chiếu cho Uy minh hầu Lý Nhật Quang làm Tri châu Nghệ An và cho trấn thủ châu ấy, có nghĩa là vừa cai quản vừa hưởng bổng lộc ở Nghệ An vào tháng 8 năm Giáp Thân (1044). Việc trấn trị này ta sẽ gặp lại ở thời Trần dưới dạng phong cấp thái ấp cho các vương hầu. Những quan lại bậc dưới tất nhiên không được ban cấp ruộng đất mà chỉ được cấp tiền và lúa. Ví dụ, năm 1067, nhà Lý cấp bổng lộc cho Đô hộ phủ sĩ mỗi năm 50 quan tiền, 100 bó lúa và các thứ mắm muối, cấp cho ngục lại mỗi người bổng mỗi năm 20 quan tiền và 100 bó lúa để giữ thanh liêm 2. Ngô Thì Sĩ nhận xét: “Triều nhà Lý các quan đều không được cấp bổng lộc. Các quan trong kinh thì được triều đình ban thưởng cho. Các quan ở ngoài thì được triều đình giao cho cai quản nhân dân trong một địa phương được quyền tổ chức thuộc viên, bắt dân phải nộp thuế ruộng đất, đầm ao và cày cấy chăn nuôi để lấy lợi. Còn các quan coi ngục thì có bổng lộc thường xuyên3. Nhìn chung, với chế độ thực ấp, thực phong, việc cấp ruộng đất thời Lý gắn liền với việc cấp cả những người nông dân trên ruộng đất ấy. Chế độ thực ấp, thực phong xét về nội dung phong cấp cũng tương tự chế độ thái ấp thời Trần, chỉ khác nhau về đối tượng được hưởng mà thôi. Nhưng, khác với chế độ lộc điền thời Lê sơ là chỉ cấp ruộng đất chứ không cấp hộ nông dân. 2. CHẾ ĐỘ RUỘNG ĐẤT THỜI TRẦN (1226 – 1400) 2.1. Ruộng công 2.1.1. Ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý Loại ruộng này thời Trần cũng giống thời Lý, gồm bốn loại: sơn lăng, tịch điền, quốc khố điền và đồn điền. 1. Lê Thị Liên – Tống Trung Tín, Cổ Việt thông Diên Phúc tự bi minh – một tấm bia thời Lý mới được phát hiện, Tạp chí Khảo cổ học, số 1/1991, tr.7 – 20. Chi tiết này không được ghi trong tấm bia nói về Đỗ Anh Vũ ở đền Lác (thuộc tỉnh Hải Dương) (Thơ văn Lý Trần, 1977, tr.463). 2. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr. 233. 3. Phan Huy Chu, Lịch triều hiến chương loại chí, Tập II, NXB Khoa học Xã hội, 1992, tr.71. 20
- – Ruộng sơn lăng Về cơ bản ruộng sơn lăng thuộc ruộng công do dân sở tại cày cấy và có nghĩa vụ nộp một ít hoa lợi để bảo vệ, chăm sóc phần lăng mộ. Thời Trần, ruộng sơn lăng nằm ở nhiều nơi như Thái Đường, Long Hưng (thuộc Hưng Hà, Thái Bình ngày nay), Tức Mặc (nay thuộc thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định), An Sinh (thuộc huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Diện tích ruộng sơn lăng chiếm tỷ lệ không lớn nên không có tác động gì đáng kể tới sự phát triển của chế độ ruộng đất nói chung. – Ruộng tịch điền Tịch điền là một loại ruộng cày lấy hoa lợi chi phí vào việc tế tự, ngoài ra, còn để chẩn cấp cho dân nghèo hoặc để tiếp khách. Đây là loại ruộng mang đậm tính chất nghi lễ nông nghiệp mong cho mùa màng tốt tươi, nước mạnh dân giàu. Các triều đại Lý, Trần thường sử dụng những khu ruộng công ở các địa điểm trọng yếu đối với nông nghiệp làm ruộng tịch điền. Mặc dù sử cũ không cung cấp cho chúng ta những số liệu cụ thể về ruộng tịch điền nhưng có lẽ trên thực tế diện tịch ruộng tịch điền không lớn. Có thể hiểu ruộng tịch điền là một loại ruộng riêng của nhà nước nên đôi khi các nhà sử học xưa (tác giả của ĐVSKTT, Cương mục chẳng hạn) gọi nó là ruộng công để phân biệt với ruộng công làng xã (gọi là ruộng quan). Thời Trần, sử không chép nhiều sự kiện gặt ruộng tịch điền, chỉ cho chúng ta biết duy nhất sự kiện gặt ruộng tịch điền vào năm 1316 “Mùa Đông, tháng 11 (1316), sai tể thần, tôn thất cùng các quan gặt ruộng tịch điền”1. Cương mục cũng chép: “Bính thìn năm thứ 3 (1316), tháng 11, mùa Đông. Hạ lệnh cho vương hầu, trăm quan gặt lúa ruộng tịch điền”2. – Ruộng quốc khố (quốc khố điền) Ruộng quốc khố, đây là thuật ngữ được cố GS. Trương Hữu Quýnh sử dụng và chúng tôi sử dụng lại. Theo nghĩa đen, ruộng quốc khố có nghĩa là ruộng kho công, rất tiếc sử cũ không có một thông tin nào về loại ruộng này. Ruộng kho công tức là lấy thu hoạch trên ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước trữ vào kho nhà nước. Ví dụ như ĐVSKTT 1. Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, NXB Khoa học xã hội, 1971, tr.116. 2. Cương mục, Chính biên, tập I, NXB Giáo dục, 1998, tr.587. 21
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Từ điển Nhân vật Lịch sử Việt Nam - Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quỳnh (chủ biên)
652 p | 1778 | 777
-
Đại cương lịch sử Việt Nam: Tập 1 - Lịch sử Bang Giao Việt Nam - Đông Nam Á - TS. Trần Thị Mai
129 p | 386 | 131
-
Bài tiểu luận Khảo cổ học lịch sử Việt Nam: Một số thành cổ ở Việt Nam (do khảo cổ học phát hiện)
22 p | 347 | 76
-
Lịch sử Việt Nam 1945 - 1960: Phần 1 - Nguyễn Bá Đệ
60 p | 241 | 38
-
Lịch sử Việt Nam: Một số chuyên đề (Tập 1) - Phần 2
194 p | 29 | 8
-
Lịch sử Việt Nam: Một số chuyên đề (Tập 1) - Phần 1
214 p | 29 | 8
-
Điểm nhìn tự sự của hình thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986
14 p | 136 | 8
-
Lịch sử Việt Nam: Một số chuyên đề (Tập 2) - Phần 2
190 p | 30 | 6
-
Lịch sử Việt Nam: Một số chuyên đề (Tập 2) - Phần 1
210 p | 18 | 6
-
Lịch sử Việt Nam: Một số chuyên đề (Tập 3) - Phần 2
257 p | 16 | 6
-
Ebook Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam (Tập 1)
408 p | 17 | 6
-
Tranh vẽ về lịch sử Việt Nam (Bộ mỏng): Tập 33 - Giành được Nghệ An
92 p | 13 | 4
-
Một số vấn đề di dân trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XVII-XIX
0 p | 114 | 4
-
Tranh vẽ về lịch sử Việt Nam (Bộ mỏng): Tập 23 - Chiến thắng quân Mông lần thứ hai
116 p | 9 | 4
-
Một số hình thức khai thác hệ thống tư liệu từ các bảo tàng trên địa bàn thành phố đà Nẵng trong dạy học nội khóa lịch sử Việt Nam ở Đại học Đà Nẵng
6 p | 41 | 2
-
Một số biện pháp sư phạm cần chú ý khi sử dụng tài liệu thành văn để giải thích nội dung tranh ảnh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn)
7 p | 42 | 2
-
Vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học về nhân vật lịch sử Việt Nam (thế kỉ x – giữa thế kỉ xix) ở trường trung học phổ thông nhằm phát triển tư duy phản biện cho học sinh
5 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn