intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử Việt Nam thời đồ đá

Chia sẻ: Le Tu Tuan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

193
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lịch sử Việt Nam nếu tính từ lúc có mặt con người sinh sống thì đã có hàng vạn năm trước công nguyên, còn tính từ khi nhà nước được hình thành thì mới khoảng từ hơn 4000 năm trước đây (theo truyền thuyết)[1] . Các nhà khảo cổ đã tìm thấy các di tích chứng minh loài người đã từng sống tại Việt Nam từ thời kỳ Đồ đá cũ. Vào thời kỳ Đồ đá mới, các nền văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn tại vùng này đã phát triển về chăn nuôi và nông nghiệp, đặc biệt là kỹ thuật trồng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử Việt Nam thời đồ đá

  1. Lịch sử Việt Nam 1 Lịch sử Việt Nam Lịch sử Việt Nam nếu tính từ lúc có mặt con người sinh sống thì đã có hàng vạn năm trước công nguyên, còn tính từ khi nhà nước được hình thành thì mới khoảng từ hơn 4000 năm trước đây (theo truyền thuyết)[1] . Các nhà khảo cổ đã tìm thấy các di tích chứng minh loài người đã từng sống tại Việt Nam từ thời kỳ Đồ đá cũ. Vào thời kỳ Đồ đá mới, các nền văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn tại vùng này đã phát triển về chăn nuôi và nông nghiệp, đặc biệt là kỹ thuật trồng lúa nước. Những người Việt tiền sử trên vùng châu thổ sông Hồng-Văn minh sông Hồng và sông Mã này đã khai hóa đất để trồng trọt, tạo ra một hệ thống đê điều để chế ngự nước lụt của các sông, đào kênh để phục vụ cho việc trồng lúa và đã tạo nên nền văn minh lúa nước và văn hóa làng xã. Đến thời kỳ đồ sắt, vào khoảng thế kỷ 7 trước công nguyên đã xuất hiện nhà nước đầu tiên của người Việt trên miền Bắc Việt Nam ngày nay, theo sử sách đó là nhà nước Văn Lang của các vua Hùng[2] Tiền sử Loạt bài Các văn hóa cổ Việt Nam Hậu kỳ Thời đại đồ đá cũ Văn hóa Ngườm (23.000 TCN) Văn hóa Sơn Vi (20.000 - 12.000 TCN) Văn hóa Soi Nhụ (18.000 - 7.000 TCN) Thời đại đồ đá mới Văn hóa Hòa Bình (12.000 - 10.000 TCN) Văn hóa Bắc Sơn (10.000 - 8.000 TCN) Văn hóa Quỳnh Văn (8.000 - 6.000 TCN) Văn hóa Cái Bèo (7.000 - 5.000 TCN) Văn hóa Đa Bút (6.000 - 5.000 TCN) Thời đại đồ đồng đá Văn hóa Hạ Long (3.000 - 1.500 TCN) Văn hóa Phùng Nguyên (2.000 - 1.500 TCN) Văn hóa Cồn Chân Tiên, Hoa Lộc Văn hóa Tiền Sa Huỳnh (2.000 - 1.000 TCN) Trung kỳ thời đại đồ đồng Văn hóa Đồng Đậu (1.500 - 1.000 TCN) Hậu kỳ thời đại đồ đồng Văn hóa Gò Mun (1.000 - 600 TCN) Thời kỳ đồ sắt Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100) Văn hóa Sa Huỳnh (1.000 TCN - 200) Văn hóa Đồng Nai (1.000 TCN - 0) Văn hóa Óc Eo (1 - 630) Lịch sử Việt Nam thời kỳ tiền sử (trước thời Hồng Bàng) chỉ được ghi nhận, dự đoán thông qua các di tích khảo cổ. Các truyền thuyết, dã sử đều có sau giai đoạn này.
  2. Lịch sử Việt Nam 2 Thời đại đồ đá Khu vực nay là Việt Nam đã có người ở từ thời kỳ Đồ đá cũ. Các nhà khảo cổ đã tìm ra các dấu vết người vượn cư ngụ tại hang thẩm hai, thẩm khuyên (Lạng Sơn), núi Đọ, Ninh Bình và Nga Sơn, Thanh Hóa cách đây hàng trăm nghìn năm. Thời kỳ này mực nước biển thấp hơn, và Việt Nam khi đó nối liền với bán đảo Malaysia, đảo Java, Sumatra và Kalimantan của Indonesia, với khí hậu ẩm và mát hơn bây giờ[3] . Người Việt cổ khai thác đá gốc (ba-dan) ở sườn núi, ghè đẽo thô sơ một mặt, tạo nên những công cụ mũi nhọn, rìa lưỡi dọc, rìa lưỡi ngang, nạo... bỏ lại nơi chế tác những mảnh đá vỡ (mảnh tước). Những di tích ở núi Đọ được coi là bằng chứng cổ xưa nhất về sự có mặt của con người tại vùng đất Việt, khi tổ chức xã hội loài người chưa hình thành[4] Vào thời kỳ mà các nhà nghiên cứu gọi là văn hóa Sơn Vi, những nhóm cư dân nguyên thủy tại đây đã sinh sống bằng hái lượm và săn bắt trong một hệ sinh thái miền nhiệt - ẩm với một thế giới động vật và thực vật phong phú, đa dạng cách đây 11-23 nghìn năm, cuối thời thế Canh Tân (Late Pleistocene). Cách đây 15000 - 18000 năm trước đây là thời kỳ nước biển xuống thấp.Đồng bằng bắc bộ bấy giờ kéo dài ra mãi đến tận đảo Hải Nam và các khu vực khác. Về mặt địa chất học thời kỳ khoảng 15 nghìn năm trước Công Nguyên - (cách đây khoảng 18 nghìn năm) là thời kỳ cuối của kỷ băng hà, nước biển dâng cao dần đến khoảng năm 8000 năm trước đây thì đột ngột dân cao khoảng khoảng 130m (tính từ tâm của kỹ băng hà là khu vực Bắc Mỹ). Nước biển ở lại suốt thời kỳ này cho đến và rút đi vào khoảng 5500 năm trước đây. Ứng với thời kỳ này cùng với các di chỉ khảo cổ cho thấy nước biển đã ngập toàn bộ khu vực đồng bằng sông Hồng ngày nay đến tận Vĩnh Phú trong suốt gần 3000 năm. Do chính đặc trưng về địa chất nên vùng đồng bằng sông hồng, vịnh bắc bộ không có điều kiện khai quật nền đất cổ đại có ở khoảng 8000 năm trước công nguyên (trước khi có đại hồng thủy) để xác nhận dấu vết của các nền văn minh khác nếu có. Trang sử Việt có một khoảng trống không xác định được từ khoảng năm trước 5500 năm - 18000 năm trước. Sau thời kỳ văn hóa Sơn Vi là văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn, thuộc thời kỳ đồ đá mới. ? Văn hóa Hòa Bình được ghi nhận là cái nôi của nền văn minh lúa nước, xuất thân từ Đông Nam á có niên đại trễ được tìm thấy vào khoảng 15000 năm trước đây. Do đặt trưng địa chất về hồng thủy nên có thể một phần sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Hòa Bình có thể đã chưa bao giờ được nhận ra và tìm thấy. Các nhà khảo cổ đã liên kết sự khởi đầu của nền văn minh người Việt ở cuối thời kỳ Đồ đá mới và đầu thời kỳ đồ đồng (vào khoảng hơn 5700 năm trước Công Nguyên)[5] .. Thời đại đồ đồng đá Văn hóa Phùng Nguyên là một nền văn hóa tiền sử thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới, cách đây chừng 4.000 năm đến 3.500 năm. Phùng Nguyên là tên một làng ở xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên tìm ra các di chỉ của nền văn hóa này. Thời đại đồ đồng Văn hoá Đồng Đậu là nền văn hóa thuộc thời kỳ đồ đồng ở Việt Nam cách ngày nay khoảng 3.000 năm, sau văn hóa Phùng Nguyên, trước văn hóa Gò Mun. Tên của nền văn hóa này đặt theo tên khu di tích Đồng Đậu ở thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Thời đại đồ sắt Đến khoảng 1200 TCN, sự phát triển của kỹ thuật trồng lúa nước và đúc đồ đồng trong khu vực sông Mã và đồng bằng sông Hồng đã dẫn đến sự phát triển của nền văn hóa Đông Sơn, nổi bật với các trống đồng. Các vũ khí, dụng cụ và trống đồng được khai quật của văn hóa Đông Sơn minh chứng cho việc kỹ thuật đúc đồ đồng bắt nguồn từ đây, nhiều mỏ đồng nhỏ xưa đã được khai quật ở miền Bắc Việt Nam. Ở đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy quan tài và lọ chôn hình thuyền, nhà sàn, và bằng chứng về phong tục ăn trầu và nhuộm răng đen.
  3. Lịch sử Việt Nam 3 Thời Hồng Bàng Loạt bài Lịch sử Việt Nam Thời tiền sử Hồng Bàng An Dương Vương Bắc thuộc lần I (207 TCN - 40) Nhà Triệu (207 - 111 TCN) Hai Bà Trưng (40 - 43) Bắc thuộc lần II (43 - 541) Khởi nghĩa Bà Triệu Nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương (541 - 602) Bắc thuộc lần III (602 - 905) Mai Hắc Đế Phùng Hưng Tự chủ (905 - 938) Họ Khúc Dương Đình Nghệ Kiều Công Tiễn Nhà Ngô (938 - 967) Loạn 12 sứ quân Nhà Đinh (968 - 980) Nhà Tiền Lê (980 - 1009) Nhà Lý (1009 - 1225) Nhà Trần (1225 - 1400) Nhà Hồ (1400 - 1407) Bắc thuộc lần IV (1407 - 1427) Nhà Hậu Trần Khởi nghĩa Lam Sơn Nhà Hậu Lê (1428 - 1788) Lê sơ Lê Nhà Mạc trung Trịnh-Nguyễn hưng phân tranh Nhà Tây Sơn (1778 - 1802) Nhà Nguyễn (1802 - 1945) Pháp thuộc (1887 - 1945) Đế quốc Việt Nam (1945)
  4. Lịch sử Việt Nam 4 Chiến tranh Đông Dương (1945 - 1975) Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Quốc gia Việt Nam Việt Nam Cộng hòa Cộng hòa Miền Nam Việt Nam Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976) Xem thêm Vua Việt Nam • Nguyên thủ Việt Nam • Các vương quốc cổ • Niên biểu lịch sử Việt Nam • Nước Xích Quỷ Theo một số sách cổ sử[6] , các tộc người Việt cổ (Bách Việt) lập quốc đầu tiên ở miền Lĩnh Nam, bao gồm một vùng rộng lớn phía nam sông Trường Giang của Trung Quốc hiện nay đến vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã ở miền bắc Việt Nam. Truyền thuyết cho biết nhà nước của các tộc người Việt được hình thành từ năm 2879 TCN tại vùng Hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay). Đến thời Xuân Thu-Chiến Quốc (thế kỷ 8 TCN đến thế kỷ 3 TCN) do các sức ép từ các vương quốc Sở, Tần ở miền bắc Trung Quốc và làn sóng người Hoa Hạ chạy tỵ nạn chiến tranh từ miền Bắc xuống nên dần dần các tộc người Việt cổ bị mất lãnh thổ, một số bộ tộc Việt bị đồng hóa vào người Hoa Hạ. Đỉnh điểm là vào thời Tần Thủy Hoàng lãnh thổ của Trung Hoa kéo xuống tận ven biển phía nam Quảng Đông[7] . Vương quốc của các tộc người Việt cổ (Xích Quỷ) thời kỳ này có thể nói đây là một liên bang lỏng lẻo giữa các nhóm tộc Việt khác nhau như Điền Việt ở Vân Nam, Dạ Lang ở Quý Châu, Mân Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Triết Giang, Sơn Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt (Tây Âu) ở Quảng Tây, Lạc Việt ở miền bắc Việt Nam [8] ... Những biến động trong thời kỳ này cũng dẫn tới sự tan rã của nhà nước liên minh của các tộc người Việt, từ thế kỷ 8 trước công nguyên trở đi từ các bộ tộc Việt cư trú tại các khu vực khác nhau ở miền nam sông Dương Tử đã hình thành nên các nhà nước khác nhau ở từng khu vực cũng như thời kỳ như: nước Việt, Văn Lang, Việt Thường, Nam Việt, Âu Lạc, Quỳ Việt, Mân Việt, Đông Việt,...các nhà nước độc lập này từng bước bị các vương triều của người Hoa Hạ ở miền Bắc sông Dương Tử đánh bại thôn tính, hoặc là tự nội chiến với nhau dẫn tới suy yếu. Đến thời kỳ đế chế Hán khoảng thế kỷ 1 TCN các nhà nước Việt đều bị thôn tính[9] . Nước Văn Lang Sau thời kỳ tan rã của nhà nước liên minh các tộc người Việt, các nhà nước độc lập của các tộc người Việt cũng được hình thành khắp vùng phía nam sông Dương Tử[10] . Vào khoảng thế kỷ 7 trước công nguyên, người Lạc Việt, một trong những nhóm tộc Việt ở phía nam mà ngày nay là miền bắc Việt Nam đã xây dựng nên nhà nước của mình, đó là nhà nước Văn Lang do các vua Hùng cai trị, đóng đô ở Phong Châu (thuộc Phú Thọ ngày nay). Lãnh thổ nước Văn Lang năm 500 TCN Các tài liệu nghiên cứu hiện đại[11] phần lớn đều đồng ý theo ghi chép của Việt sử lược về một vương quốc Văn Lang của người Lạc Việt có niên đại thành lập vào thế kỷ 7 TCN cùng thời Chu Trang Vương (696 TCN - 682 TCN)
  5. Lịch sử Việt Nam 5 ở Trung Quốc. Vương quốc này tồn tại khu vực ngày nay là miền bắc Việt Nam và đã có giao lưu với nước Việt của Việt vương Câu Tiễn (Lạc Câu Tiễn) ở khu vực hạ lưu sông Trường Giang (Trung Quốc) ngày nay. Nước Âu Lạc Đến thế kỷ thứ 3 TCN, Thục Phán, thủ lĩnh của bộ tộc Âu Việt, là một trong những bộ tộc của Bách Việt ở phía bắc Văn Lang đã cùng vua Hùng Vương thứ 18 đánh bại cuộc xâm lược của nhà Tần. Sau khi thắng quân Tần, Vua Hùng đã nhường ngôi cho Thục Phán, sát nhập lãnh thổ của người Âu Việt và Lạc Việt lập nên nước Âu Lạc, đóng đô tại Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay. Ông tự xưng là An Dương Vương. Nước Âu Lạc của An Dương Vương bị Triệu Đà thôn tính năm 208 TCN (hoặc 179 TCN). Nước Nam Việt Xem thêm: Nhà Triệu Cuối thời Tần, Triệu Đà (người nước Triệu - thời Chiến Quốc) là quan úy quận Nam Hải (Quảng Đông ngày nay) nhân khi nhà Tần rối loạn sau cái chết của Tần Thủy Hoàng (210 TCN), đã cát cứ quận Nam Hải, sau đó ông đem quân thôn tính sát nhập các vương quốc Âu Lạc, Mân Việt, quận Quế Lâm lân cận và thành lập nước Nam Việt với kinh đô Phiên Ngung tại Quảng Châu vào năm 207 TCN. Vương quốc Nam Việt trong thời Triệu Đà bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam ngày nay và được chia thành 9 quận, ba quận phía nam - Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân. Biên giới phía bắc là dãy núi Lĩnh Nam, biên giới phía nam là dãy Hoành Sơn Sau khi nhà Hán của người Hoa Hạ được thành lập, ông đã đứng về phía những bộ tộc Bách Việt còn lại đối chọi lại sự bành trướng xâm lược của nhà Hán. Trong khoảng thời gian một thế kỷ (207 TCN-111 TCN), tuy có vua ngoại tộc là người phương Bắc nhưng vương quốc Nam Việt hoàn toàn độc lập tự chủ trước đế chế Hán Thời Bắc thuộc Xem thêm: Vấn đề chính thống của nhà Triệu Bắc thuộc là một vấn đề còn có hai quan điểm khác nhau từ xưa đến này của lịch sử Việt Nam, phần lớn các quan điểm truyền thống từ thời phong kiến đều cho rằng nhà Triệu là một triều đại trong lịch sử Việt Nam, vì vậy thời Bắc thuộc bắt đầu từ năm 111 trước Công nguyên khi nhà Hán đánh chiếm nước Nam Việt. Quan điểm thứ hai được xuất hiện từ thế kỷ 18 khi sử gia Ngô Thì Sĩ phủ nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam, và tiếp nối là sử gia Đào Duy Anh trong thế kỷ 20. Các sách lịch sử trong nền giáo dục tại Việt Nam hiện nay đều theo quan điểm này. Theo quan điểm thứ hai này thì thời Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ năm 208 TCN khi nhà Triệu đánh chiếm nước Âu Lạc của An Dương Vương
  6. Lịch sử Việt Nam 6 Thuộc Hán Xem thêm: Hai Bà Trưng Năm 111 TCN, quân của Hán Vũ Đế xâm lược nước Nam Việt và sáp nhập Nam Việt vào đế chế Hán. Người Trung Quốc muốn cai quản miền châu thổ sông Hồng để có điểm dừng cho tàu bè đang buôn bán với Đông Nam Á[12] . Trong thế kỷ thứ 1, các tướng Lạc vẫn còn được giữ chức, Trung Quốc bắt đầu chính sách đồng hóa các lãnh thổ bằng cách tăng thuế và cải tổ luật hôn nhân để biến Việt Nam thành một xã hội phụ hệ để dễ tiếp thu quyền lực chính trị hơn. Một cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo đã nổ ra ở quận Giao Chỉ, tiếp theo sau đó là các quận Cửu Chân, Nhật Lãnh thổ Việt Nam thuộc nhà Hán năm 87 TCN Nam, Hợp Phố và các địa phương khác của vùng Lĩnh Nam (mà theo cổ sử Việt ghi nhận là có tất cả 65 thành trì) hưởng ứng trong năm 40. Sau đó nhà Hán phái tướng Mã Viện sang đàn áp cuộc khởi nghĩa này. Sau ba năm giành độc lập, cuộc khởi nghĩa bị tướng Mã Viện đàn áp. Do bị cô lập và quân đội chưa tổ chức hoàn thiện nên không đủ sức chống cự lại quân do Mã Viện chỉ huy, Hai Bà Trưng đã tuẫn tiết trên dòng sông Hát để giữ vẹn khí tiết. Sau thuộc Hán đến trước thuộc Đường Xem thêm: Nhà Tiền Lý Tiếp theo sau nhà Hán, các triều đại phong kiến Trung Quốc kế tiếp khác như Đông Ngô, nhà Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, nhà Lương lần lượt thay nhau đô hộ Việt Nam, người Việt cũng đã nhiều lần nổi dậy chống lại sự cai trị của ngoại bang, tuy nhiên tất cả đều không thành công cho mục tiêu dành độc lập. Các cuộc nổi dậy tiêu biểu như khởi nghĩa anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh vào thời thuộc Đông Ngô. Cuộc nổi dậy của anh em Lý Trường Nhân và Lý Thúc Hiến từ thời bắc thuộc Lưu Tống, Nam Tề từ năm 468 đến 485. Năm 541, Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa, đã đánh đuổi được thứ sử Tiêu Tư nhà Lương, sau 3 lần đánh bại quân Lương những năm kế tiếp, Lý Bí tự xưng đế tức là Lý Nam Đế, lập ra nước Vạn Xuân vào năm 544. Đến năm Năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên và Dương Phiêu sang đánh nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế bị thua trận, giao lại binh quyền cho Triệu Quang Phục. Sau khi Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục đánh đuổi được quân Lương vào năm 550, bảo vệ được nước Vạn Xuân. Ông tự xưng là Triệu Việt Vương, đến năm 571 một người cháu của Lý Nam Đế là Lý Phật Tử đã cướp ngôi Triệu Việt Vương, tiếp tục giữ được sự độc lập cho người Việt thêm 30 năm đến khi nhà Tùy sang đánh năm 602 Thuộc Đường Kế tiếp nhà Tùy, nhà Đường đô hộ Việt Nam gần 300 năm. Trung Quốc đến thời Đường đạt tới cực thịnh, bành trướng ra 4 phía, phía bắc lập ra An Bắc đô hộ phủ, phía đông đánh nước Cao Ly lập ra An Đông đô hộ phủ, phía tây lập ra An Tây đô hộ phủ và phía nam lập ra An Nam đô hộ phủ, tức là lãnh thổ nước Vạn Xuân cũ. Trong thời kỳ thuộc nhà Đường, đã nổ ra các cuộc khởi nghĩa chống bắc thuộc của người Việt như khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến, khởi nghĩa Mai Hắc Đế, khởi nghĩa Phùng Hưng và khởi nghĩa Dương Thanh từ cuối thế kỷ 7 đến thế kỷ 9. Từ sau loạn An Sử (756-763), nhà Đường suy yếu và bị mất thực quyền kiểm soát với nhiều địa phương do các phiên trấn cát cứ, không kiểm soát nổi phía nam. An Nam đô hộ phủ bị các nước láng giềng Nam Chiếu, Chăm Pa, Sailendra vào cướp phá và giết hại người bản địa rất nhiều, riêng Nam Chiếu đã giết và bắt đến 15 vạn người, quân
  7. Lịch sử Việt Nam 7 Đường bị đánh bại nhiều lần. Tới năm 866, nhà Đường kiểm soát trở lại và đổi gọi là Tĩnh Hải quân. Cuối thế kỷ 9 nhà Đường bị suy yếu trầm trọng sau cuộc nổi loạn của Hoàng Sào và các chiến tranh quân phiệt tại Trung Quốc. Tại Việt Nam, năm 905, một hào trưởng địa phương người Việt là Khúc Thừa Dụ đã chiếm giữ thủ phủ Đại La, bắt đầu thời kỳ tự chủ của người Việt. Ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam Các triều đại này cố gắng đồng hóa dân tộc Việt Nam theo tộc Hán, mặc dù người Việt chịu nhiều ảnh hưởng về tổ chức thể chế chính trị, xã hội, văn hóa của Trung Quốc, nhưng người Việt Nam vẫn giữ được nhiều bản chất nền tảng văn hóa dân tộc vốn có của mình sau một nghìn năm đô hộ.[13] Người Việt cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa đang phát triển ở Đông Á. Mặc dù lúc đó Đông Nam Á đã chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo và Phật giáo Nguyên thủy. Phật giáo Đại thừa được hòa trộn với Nho giáo, Lão giáo và thêm vào đó là các tín ngưỡng dân gian địa phương[14] . Thời phong kiến độc lập Xem thêm: Lãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳ Xây dựng đất nước Năm 905 Khúc Thừa Dụ đã xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt nhân khi nhà Đường suy yếu, đặt nền móng cho Việt Nam giành độc lập. Năm 939 Ngô Quyền xưng vương sau trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng trước đoàn quân Nam Hán, đến năm 968 Đinh Bộ Lĩnh xưng đế và đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Đại Cồ Việt trải qua các triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê và 40 năm đầu của nhà Lý. Năm 1054 vua Lý Thánh Tông đổi tên thành Đại Việt, Đại Việt trải qua nhiều chế độ phong kiến: nhà Lý (thế kỷ 11, 12), nhà Trần (thế kỷ 13, 14), nhà Hồ (đầu thế kỷ 15), nhà Hậu Lê (thế kỷ 15, 16, 17, 18), Nhà Mạc (thế kỷ 16), nhà Tây Sơn Chùa Một Cột xây dựng ở thế kỷ 11 (cuối thế kỷ 18). Trong thời kỳ này các vương triều phương bắc ở Trung Hoa, Mông Cổ mang quân sang xâm lược, nhưng đều bị Việt Nam đẩy lùi: Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt đẩy lui hai lần quân nhà Tống (năm 981 và 1076), nhà Trần đánh bại quân Mông Cổ năm 1258 và kế tiếp là nhà Nguyên vào năm 1285 và 1288. Đầu thế kỷ 15 nhà Minh xâm chiếm được Đại Việt và cai trị trong 20 năm, nhưng cũng bị Lê Lợi nổi lên đánh đuổi năm 1428 và thành lập nhà Hậu Lê, Năm 1789 nhà Thanh sang xâm lược cũng bị Nguyễn Huệ đánh bại. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ 18 trở đi phong kiến Việt Nam đã bắt đầu suy yếu. Từ thế kỷ 10 tới thế kỷ 14, các triều đại Đại Việt xây dựng nhà nước trên cơ sở Phật giáo cùng với những ảnh hưởng Nho giáo từ Trung Quốc. Tới cuối thế kỷ 14, ảnh hưởng của Phật giáo dần thu hẹp và ảnh hưởng của Nho giáo tăng lên, sự phát triển nhà nước Nho giáo theo mô hình kiểu Trung Hoa, sang đến thế kỷ 15 thì Đại Việt có một cơ cấu chính quyền tương tự nước láng giềng Trung Hoa, cơ cấu luật pháp, hành chính, văn chương và nghệ thuật đều theo kiểu Trung Hoa. Cùng với việc thu nhận mô hình chính trị, tổ chức xã hội của Trung Hoa. Các triều đại Việt Nam từ thế kỷ 10 trở đi từng bước mở rộng vùng ảnh hưởng ra ngoài khu vực đồng bằng sông Hồng. Từ triều Lý, thông qua các cuộc hôn nhân, quân sự và tấn phong thủ lĩnh các bộ tộc miền núi, các vương triều Lý, Trần, Lê đã lần lượt sát nhập và đưa các sắc tộc khác ở vùng Tây bắc, Đông bắc vào quốc gia Đại Việt. Cùng với người Việt, các bộ tộc miền núi đã cùng chung sức với người Việt trong các công cuộc chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.
  8. Lịch sử Việt Nam 8 Việt Nam trong thời phong kiến phát triển vẫn dựa vào nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa nước để cung cấp lương thực, từng triều đại đã lần lượt cho đắp đê ngăn lũ lụt, đào kênh dẫn nước cũng như giao thông đi lại, khai hoang các vùng đất đồng bằng ven biển để tăng diện tích trồng trọt. Các hoạt động thương mại, ngoại thương cũng đã được hình thành. Ngoài hai quốc gia láng giềng Trung Quốc và Chăm Pa, vào thời nhà Lý, nhà Trần đã có buôn bán thêm với các vương quốc trong vùng Đông Nam Á tại cảng Vân Đồn (Quảng Ninh), thời Hậu Lê có buôn bán thêm với Châu Âu, Nhật Bản tại các trung tâm như Thăng Long và Hội An Đàng Ngoài-Đàng Trong Xem thêm: Trịnh-Nguyễn phân tranh Bắt nguồn từ thời kỳ Nam-Bắc triều, năm 1527, sau khi giành ngôi từ nhà Hậu Lê, Mạc Đăng Dung đã lập nên nhà Mạc. Nhà Hậu Lê được tái lập vài năm sau đó với sự giúp đỡ của Nguyễn Kim, một tướng cũ và giành được sự kiểm soát khu vực từ Thanh Hóa vào Bình Định. Sau khi Nguyễn Kim chết, người con rể là Trịnh Kiểm đã dành quyền bính, 60 năm kế tiếp Trịnh Kiểm và các con cháu của ông đã giành được chiến thắng trước nhà Mạc vào năm 1592 và mở đầu cho thời kỳ đặc biệt trong lịch sử phong kiến Việt Nam, thời kỳ vua Lê chúa Trịnh Sự mâu thuẫn giữa hai người cận thần của nhà Hậu Lê là Trịnh Sông Gianh, biên giới giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong Kiểm và Nguyễn Hoàng (trấn thủ xứ Thuận Hóa và Quảng Nam) gần 200 năm đã bắt đầu cho sự phân chia đất nước ra thành hai lãnh thổ, hai chính quyền riêng biệt là Đàng Ngoài và Đàng Trong với sông Gianh (Quảng Bình) làm biên giới. Các con cháu của Trịnh Kiểm lần lượt kế tiếp nhau nắm quyền ở Đàng Ngoài được gọi là các chúa Trịnh, các con cháu của Nguyễn Hoàng kế tiếp nhau cầm quyền ở Đàng Trong được gọi là các chúa Nguyễn, các vua Lê chỉ có danh vị hoàng đế của Đại Việt trên danh nghĩa. Thời kỳ Đại Việt chia thành hai lãnh thổ riêng biệt Đàng Ngoài và Đàng Trong cũng là thời kỳ hoạt động ngoại thương sôi động, cả Đàng Ngoài và Đàng Trong đều tham gia vào hệ thống giao thương toàn cầu bởi các thương nhân Châu Âu, Nhật Bản, Trung Hoa đến Đại Việt buôn bán. Người Hà Lan, Anh, Pháp lập các thương điếm tại Kẻ Chợ (Hà Nội), người Bồ Đào Nha, Anh, Nhật Bản đặt các thương điếm tại Faifo (Hội An). Các mặt hàng chính được xuất khẩu từ Đại Việt là tơ lụa, hồ tiêu, gốm sứ. Tuy nhiên, sang đến thế kỷ 18 thì hoạt động thương mại giảm sút ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài[15] . Cùng với sự giao thương buôn bán với các nước phương Tây, đạo Công giáo cũng bắt đầu được truyền vào Đại Việt qua các giáo sĩ công giáo phương Tây theo các tàu buôn vào giảng đạo ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong, lúc đó các chúa Trịnh và chúa Nguyễn đều ngăn cấm, nên ảnh hưởng của Công giáo ở Việt Nam trong thời kỳ này còn hạn chế.
  9. Lịch sử Việt Nam 9 Mở rộng lãnh thổ về phương Nam Dấu ấn về sự mở rộng đất nước trong thời kỳ phong kiến này là sự bành trướng xuống phương Nam, cuộc Nam tiến nhằm tìm đất nông nghiệp để cung cấp lương thực cho sự gia tăng dân số của Đại Việt. Với một quân đội có tổ chức tốt hơn, từ thế kỷ 11 đến thể kỷ 15, sau các cuộc chiến tranh cũng như hôn nhân chính trị giữa Đại Việt và Chăm Pa, lãnh thổ Đại Việt đã được mở rộng thêm từ dãy Hoành Sơn (bắc Quảng Bình) tới đèo Cù Mông (bắc Phú Yên). Từ thế kỷ 17, Đàng Trong là một lãnh thổ, chính quyền riêng biệt với Đàng Ngoài. Nhằm tiếp tục tìm kiếm thêm diện tích đất đai cho sự gia tăng dân số, cũng như tăng cường quyền lực các chúa Nguyễn đã lần lượt tiến hành các cuộc chiến tranh với Chăm Pa và sát nhập hoàn toàn phần lãnh thổ còn lại của người Chăm (từ Phú Yên tới Bình Thuận) vào năm 1693. Tiếp đó, sau các cuộc di dân của người Việt từ Đàng Trong vào sinh sống ở vùng đất của người Khmer, các chúa Nguyễn lần lượt thiết lập chủ quyền từng phần trên vùng đất Nam Bộ, sau các cuộc chiến với vương quốc Khmer, vương quốc Ayutthaya cũng như các yếu tố chính trị khác, từ năm 1698 đến năm 1757 chính quyền Các thời kỳ Nam tiến của người Việt Đàng Trong đã giành được hoàn toàn Nam Bộ ngày nay vào sự kiểm soát của mình. Cùng với việc mở rộng lãnh thổ trên đất liền, chính quyền Đàng Trong lần lượt đưa người ra khai thác và kiểm soát các hòn đảo lớn và quần đảo trên biển Đông và vịnh Thái Lan. Quần đảo Hoàng Sa được khai thác và kiểm soát từ đầu thế kỷ 17, Côn Đảo từ năm 1704, Phú Quốc từ năm 1708 và quần đảo Trường Sa từ năm 1711[16] Sự khác biệt về văn hóa giữa hai miền có lẽ bắt nguồn từ cuộc Nam tiến này. Văn hóa Nho giáo trong chính quyền miền Nam không phát triển nhiều, do họ chịu ảnh hưởng phần nào của văn hóa Champa, văn hóa Khmer. Ngày nay, người miền Bắc tiết kiệm, bảo vệ nhóm, giỏi ứng xử; người miền Nam thoải mái trong đời sống, trong suy nghĩ và thẳng thắn[17] . Tổ chức hành chính cũng khác biệt. Cách tổ chức chính quyền tỉ mỉ ở miền Bắc đã được đơn giản hóa ở miền Nam[18] .
  10. Lịch sử Việt Nam 10 Thống nhất đất nước Xem thêm: Chiến tranh Tây Sơn–Chúa Nguyễn (1789-1802) Từ giữa thế kỷ 18, các cuộc chiến liên tục giữa Đàng Trong với vương quốc Khmer, Ayutthaya cũng như các cuộc tranh chấp ở Đàng Ngoài làm cho đời sống người dân thêm cùng quẫn. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra, song phần lớn chịu thất bại. Tới phong trào nổi dậy của Tây Sơn bùng nổ năm 1771 tại Quy Nhơn (Bình Định) đã phát triển rộng lớn đánh bại hai chế độ cai trị của hai họ Nguyễn, Trịnh, chấm dứt việc chia đôi đất nước, cũng như bãi bỏ nhà Hậu Lê vốn chỉ còn trên danh nghĩa. Nhà Tây Sơn đã đánh bại 5 vạn quân Xiêm La (năm 1784) tại miền Nam và 29 vạn quân Mãn Thanh (năm 1789) xâm lược tại miền Bắc. Nguyễn Huệ chính thức trở thành vua của Đại Việt lấy niêu hiệu là Quang Trung, thống nhất hầu hết lãnh thổ từ miền Bắc vào tới Gia Định, tuy nhiên sau cái chết của ông năm 1792, nội bộ lục đục khiến chính quyền Tây Sơn càng ngày càng suy yếu. Một người thuộc dòng dõi chúa Nguyễn ở miền Nam là Nguyễn Phúc Ánh, với sự hậu thuẫn và cố vấn của một số người Pháp, đã đánh bại được nhà Tây Sơn vào năm 1802. Ông lên làm vua, lấy Đại Nam nhất thống toàn đồ năm 1834 niên hiệu là Gia Long và trở thành vị vua đầu tiên cai trị một đất nước thống nhất với hai đồng bằng phì nhiêu nối với nhau bằng một dải duyên hải, năm 1804 ông cho đổi tên nước từ Đại Việt thành Việt Nam. Gia Long (1802-1820) đóng đô ở Huế, ông cho xây dựng kinh đô Huế tương tự như Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Gia Long và con trai Minh Mạng (cai trị 1820-1841) đã cố gắng xây dựng Việt Nam theo khái niệm và phương pháp hành chính Trung Hoa. Từ thập niên 1830, giới trí thức Việt Nam (đại diện tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ) đã đặt ra yêu cầu học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp - thương mại, nhưng họ chỉ là thiểu số. Đáp lại, vua Minh Mạng và những người kế tục Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1847-1883) chọn chính sách đã lỗi thời là coi trọng phát triển nông nghiệp (dĩ nông vi bản) và ngăn cản Thiên chúa giáo, tôn giáo từ phương Tây. Những nhà truyền giáo người Pháp đã có mặt ở Việt Nam từ giữa thế kỷ 17. Họ cũng hỗ trợ nhân lực và vật lực cho nhà Nguyễn trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn. Đến giữa thế kỷ 19, có khoảng 450.000 người cải đạo sang Thiên chúa giáo [19] . Chính quyền thực sự lo ngại sự hình thành của một tôn giáo có tổ chức nên đã sát hại những người theo đạo Thiên chúa giáo và san bằng nhiều xóm đạo.
  11. Lịch sử Việt Nam 11 Thời Pháp thuộc Tháng 8 năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Sài Gòn. Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam kỳ). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở Bắc Kỳ. Miền Bắc khi đó rất hỗn độn do những mối bất hòa giữa người Việt và người Hoa lưu vong. Chính quyền Việt Nam không thể kiểm soát nổi mối bất hòa này. Cả Trung Hoa và Pháp đều coi khu vực này thuộc tầm ảnh hưởng của mình và gửi quân đến đó, nhưng cuối cùng thì người Pháp đã chiến thắng. Pháp tuyên bố là họ sẽ bảo hộ Bắc kỳ (Tonkin) và Trung kỳ (Annam), nơi họ tiếp tục duy trì các hoàng đế bù nhìn cho đến Bảo Đại (làm vua từ 1926 đến 1945). Vào năm 1885, các quan lại Việt Nam tổ chức phong trào kháng chiến Cần Vương chống Pháp nhưng thất bại. Vào năm 1887, hoàn tất quá trình xâm lược Việt Nam, người Pháp đã tổ chức ra một bộ máy cai trị khá hoàn chỉnh từ trung ương cho đến địa phương. Ở trung ương là Phủ toàn quyền Đông Dương (ban đầu thủ phủ ở Sài Gòn, năm 1902 đặt ở Hà Nội). Đứng đầu Việt Nam bị chia làm 3 kỳ thuộc Liên bang Đông Phủ toàn quyền gọi là Toàn quyền Đông Dương, là người có quyền Dương hành cao nhất trong thể chế chính trị Pháp trên toàn cõi Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ và Cao Miên. Đứng đầu ở 3 kỳ là: Thống đốc Nam kỳ, Khâm sứ Trung kỳ và Thống sứ Bắc kỳ, cả ba đều nằm dưới quyền giám sát và điều khiển tối cao của viên Toàn quyền Đông Pháp, trực thuộc bộ Thuộc địa. Đến năm 1893 quyền kiểm soát của Toàn quyền Đông Pháp được mở rộng thêm, bao gồm cả Ai Lao. Sau thất bại của phong trào Cần vương cuối thế kỷ 19, người Pháp đã cũng cố hoàn toàn việc tổ chức cai trị tại Việt Nam. Cuộc cải cách trong giáo dục trong thập niên 1910 đã xóa bỏ hoàn toàn nền nho học với chữ Hán cả nghìn năm trong chế độ phong kiến Việt Nam để thay thế bằng phong trào tân học theo chữ quốc ngữ đã tạo ra một tầng lớp trí thức mới, đó là những người xuất thân từ truyền thống nho giáo nhưng được tiếp cận với văn hóa phương Tây. Đại diện tiêu biểu cho giới này là Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu đã mở đầu cho phong trào Duy Tân và phong trào Đông Du vận động tăng cường dân trí, dân chủ, nhân quyền và cải cách xã hội cho người Việt trước tầng lớp người Pháp cai trị. Tuy nhiên sự phát triển các phong trào này sau đó bị chính quyền thực dân dẹp bỏ vì nhận thấy nguy cơ đối với chế độ thuộc địa của họ Cuối thập niên 1920, những người Việt cấp tiến dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân đã thành lập Việt Nam Quốc dân đảng. Tuy nhiên, đến năm 1930, sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Việt Nam Quốc dân đảng bị suy yếu nghiêm trọng. Cùng năm đó, một số thanh niên Việt Nam theo chủ nghĩa Marx-Lenin thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, nhưng cũng mau chóng trở thành mục tiêu tiêu diệt của Pháp mặc dù tổ chức của họ thân thiện với Mặt trận Bình dân trong chính quyền Pháp. Nhật Bản tấn công Đông Dương vào năm 1940 và nhanh chóng thỏa thuận được với chính quyền Vichy ở Pháp để cho Nhật toàn quyền cai trị Đông Dương. Chính quyền thực dân Pháp chỉ tồn tại đến tháng 3 năm 1945 khi Nhật tấn công toàn bộ Đông Dương. Ngay sau đó, Nhật thiết lập một chính quyền thân Nhật với quốc vương Bảo Đại và thủ tướng Trần Trọng Kim, đặt quốc hiệu mới đế quốc Việt Nam và quốc kỳ là cờ quẻ ly.
  12. Lịch sử Việt Nam 12 Việt Minh (viết tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội) thành lập năm 1941 với vai trò một mặt trận của Đảng Cộng sản Đông Dương được điều hành từ Pắc Bó (ở biên giới Việt-Trung) bởi Hồ Chí Minh khi ông trở về nước lần đầu tiên kể từ 1911 (năm ông rời Việt Nam), mặc dù ông có liên hệ với những người Cộng sản trong nước trong các thập niên 1920 và 1930. Đầu năm 1945, Việt Nam rơi vào một tình trạng hỗn loạn. Chiến tranh đã làm kiệt quệ nền kinh tế, người Nhật chiếm lấy lúa gạo và các sản phẩm khác, bắt dân phá lúa trồng đay để phục vụ chiến tranh, cộng thêm thiên tai, nạn đói (Nạn đói Ất Dậu) đã xảy ra tại Bắc kỳ và Trung kỳ. Người ta ước tính rằng đã có khoảng hai triệu người chết vì nạn đói này [20] . Giai đoạn từ năm 1945 đến nay Tuyên bố độc lập Ngày 11 Tháng 3 năm 1945 khi quân đội Nhật Bản làm cuộc đảo chánh lật đổ chính phủ Bảo hộ của Pháp, được sự hậu thuẫn và kiểm soát của Nhật, hoàng đế Bảo Đại có ra một chiếu chỉ với nguyên văn: "Theo tình hình thế giới nói chung và hiện tình Á Châu, chính phủ Việt Nam long trọng công bố rằng: Kể từ ngày hôm nay, Hòa ước Bảo hộ ký kết với nước Pháp được hủy bỏ và vô hiệu hóa. Việt Nam thu hồi hoàn toàn chủ quyền của một quốc gia độc lập."[21] Trần Trọng Kim được bổ nhiệm làm thủ tướng một quốc gia mới với danh xưng Đế quốc Việt Nam nhưng đến ngày 14 tháng 8 năm 1945 khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh, chính quyền Trần Trọng Kim mất chỗ hậu thuẫn không kiểm soát được tình thế, đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn vô chính phủ. Quyền lực của Pháp - Nhật không còn, tạo nên một khoảng trống quyền lực chính trị trên cả nước. Đúng thời điểm này, lực lượng Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã tổ chức thành công cuộc cách mạng tháng Tám, giành lấy quyền lực ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam, họ kém thành công hơn ở miền Nam. Quyền lực của phát xít Nhật không còn, chính quyền Đế quốc Việt Nam sụp đổ sau hơn 5 tháng tồn tại, hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Hà Nội, Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập và thống nhất từ miền Bắc tới miền Nam. Đầu năm 1946, một cuộc bầu cử toàn quốc đã được tổ chức. Những người Cộng sản chiếm ưu thế, song các phe phái khác cũng được mời tham gia chính phủ một cách rộng khắp. Quốc kỳ được chọn là cờ nền đỏ, sao vàng năm cánh. Chiến tranh Đông Dương Tuy nhiên, Việt Nam chưa thực sự có được độc lập. Ở miền Bắc, Đồng Minh chỉ định quân đội quốc gia Trung Hoa giải giới Nhật Bản. Quân Trung Hoa duy trì ở đó đến tháng 5 năm 1946 rồi chuyển giao cho Pháp trong sự chịu đựng của chính quyền Hồ Chí Minh. Ngược lại, ở miền Nam, quân Nhật được giải giới bởi quân Anh-Ấn. Nhưng sau đó, quân Anh-Ấn đã chuyển giao cho Pháp khi Pháp trở lại miền Nam Việt Nam vào cuối năm 1945. Trong suốt năm 1946, chính quyền Hồ Chí Minh đàm phán hòa bình với Pháp, mặc dù hai bên cũng chuẩn bị lực lượng cho chiến tranh. Chiến tranh giữa Việt Minh và thực dân Pháp bùng nổ tháng 12 Sư đoàn 308 tiến vào tiếp quản thủ đô Hà Nội năm năm 1946. 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ Vào đầu năm 1947, Pháp có vẻ thắng và nắm được toàn bộ vị trí chiến lược của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Minh kiên trì với chiến lược "chiến tranh nhân dân" và chiến thuật du kích, tổ chức và đào tạo dân chúng cho một cuộc chiến vũ trang lâu dài. Tới năm 1949 Pháp dựng lên một chính quyền bù nhìn đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại với tên gọi là quốc gia Việt Nam, với cờ quẻ ly là quốc kỳ, chính
  13. Lịch sử Việt Nam 13 quyền này có sự tham gia của các quan lại cũ thân Pháp. Năm 1950, chính quyền cộng sản Trung Hoa và Liên Xô bắt đầu trợ giúp Việt Minh với nhân lực và vật lực. Bên kia, Pháp được Mỹ hậu thuẫn, nhưng đầu thập niên 1950, Pháp bắt đầu yếu đi ở Đông Dương. Thất bại ở trận Điện Biên Phủ vào tháng 5 năm 1954 đã kết thúc hoàn toàn nỗ lực của Pháp nhằm giữ Việt Nam và toàn bộ Đông Dương. Đất nước chia cắt Sau trận chiến Điện Biên Phủ, các bên tham chiến đã họp tại Genève năm 1954 để tìm kiếm phương cách giải quyết chiến tranh. Kết quả Hiệp định Genève được ký kết với nội dung là một cuộc đình chiến và tạm phân đôi Việt Nam thành hai vùng tập trung quân sự tại vĩ tuyến 17. Miền Bắc được lãnh đạo bởi Hồ Chí Minh dưới tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH). Miền Nam được lãnh đạo bởi Bảo Đại dưới tên Quốc gia Việt Nam. 1.100.000 người đa số theo Thiên chúa giáo và ở miền Bắc đã di cư vào Nam. Chính quyền Hồ Chí Minh xem Hiệp định Genève là một thắng lợi sông Bến Hải, ranh giới chia cắt hai miền Việt Nam quan trọng vì hiệp định này nằm trong dự định cho một cuộc tổng (1954-1975) tuyển cử vào năm 1956 để thành lập một quốc gia thống nhất, một cuộc tuyển cử mà họ cho rằng họ sẽ thắng vì vai trò phổ biến của Hồ Chí Minh lúc đó. Tuy nhiên cuộc tuyển cử đã không bao giờ diễn ra. Người Pháp triệt thoái, người Mỹ hậu thuẫn Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng dưới quyền Bảo Đại. Năm 1955, Ngô Đình Diệm thắng trong cuộc Cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955, cho phép ông lên làm tổng thống của nền Đệ nhất Cộng hòa của Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Bảo Đại lưu vong sang Pháp. Ngô Đình Diệm từ chối tham gia tổng tuyển cử toàn quốc. Ở miền Bắc, chính quyền Hồ Chí Minh kêu gọi những giá trị mang tính cộng đồng, hướng lên xã hội chủ nghĩa, bao gồm nông nghiệp tập thể. Đa số dân chúng đã ủng hộ hết mình cho chính quyền Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, những công cuộc cải cách ruộng đất trong thập niên 1950 đã đưa hơn 170.000 người thuộc diện địa chủ-phú nông ra đấu tố, cầm tù, giết hại [22] đã tạo ra sự xáo trộn đời sống xã hội miền Bắc trong giai đoạn đầu. Mặt khác nhiều trí thức, nhà văn, nhà báo đã bị đưa đi cải tạo, kiểm điểm hoặc treo bút vì viết bài không đúng ý nhà cầm quyền trong cuộc thanh trừng Nhân văn Giai phẩm Tại miền Nam, Mỹ bắt đầu giúp chính quyền Ngô Đình Diệm xây dựng một nền kinh tế thị trường[23] , vào năm 1959, số người Mỹ tại miền Nam Việt Nam chỉ vào khoảng vài trăm người, dưới hình thức là các "cố vấn" cho chính quyền Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên những xáo trộn chính trị vào cuối thập niên 1950 tạo nên sự bất ổn lớn trong xã hội miền Nam. Chính quyền VNCH bắt đầu thực thi những chính sách "Tố cộng", "Diệt cộng", nhiều cuộc thảm sát xảy ra như Vĩnh Trinh, Hướng Điền (Quảng Trị), ở nhà tù Phú Lợi (tàn sát hàng trăm tù nhân tình nghi cộng sản, thân cộng bằng hơi độc). Và đàn áp tôn giáo, nhất là đạo Phật vốn chiếm số đông trong các tầng lớp dân chúng.
  14. Lịch sử Việt Nam 14 Chiến tranh Việt Nam Từ năm 1959, chính quyền VNDCCH hậu thuẫn cho tổ chức Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTGPDT). Đầu thập niên 1960, lực lượng vũ trang của Mặt trận này là Quân Giải Phóng Miền Nam (QGPMN) đã tấn công rộng lớn ở nông thôn miền nam, và mở nhiều cuộc đánh bom ở Sài Gòn. Hoa Kỳ tăng cường viện trợ cho VNCH và gửi 17.500 "cố vấn" đến Việt Nam. Tuy nhiên những mâu thuẫn giữa chính quyền Ngô Đình Diệm với phật giáo Việt Nam cùng với việc chống MTGPDT không đạt mục tiêu, Hoa Kỳ quyết định thay đổi chính quyền Ngô Đình Diệm Xe tăng của QGPMN tiến vào Dinh Độc Lập ngày bằng cách ủng hộ lực lượng quân đội. Tướng lĩnh Quân lực Việt 30/4/1975 Nam Cộng hòa đảo chính và ám sát Ngô Đình Diệm ngày 1 tháng 11 năm 1963, chấm dứt nền Đệ nhất Cộng hòa và thành lập nền Đệ nhị Cộng hòa. Sau sự kiện này Hoa Kỳ tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự và kinh tế cho VNCH. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ vào tháng 4 năm 1964, là nguyên cớ khiến tổng thống Mỹ Johnson ra Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, theo đó gửi quân đội Mỹ đến Việt Nam tham chiến, bắt đầu từ tháng 3 năm 1965 lần lượt các đoàn quân được chuyển tới chiến trường Việt Nam cùng với khoảng 20.000 "cố vấn" đã có từ trước, số lượng quân đội đội Mỹ lên tới khoảng 500.000 người vào thời điểm cao nhất. Chiến tranh Việt Nam bắt đầu bùng nổ năm 1964 ở khu vực Nam Việt Nam, các vùng biên giới với Campuchia và Lào, và các trận không kích của Mỹ vào miền Bắc Việt Nam. Một bên chiến cuộc là VNCH, Hoa Kỳ và các đồng minh Hàn Quốc, Thái Lan, Úc, New Zealand, Philippines. Một bên là VNDCCH và MTGPDT, Liên Xô và Trung Quốc cung cấp hỗ trợ quân sự và lực lượng "cố vấn" cho VNDCCH và MTGPDT Năm 1967, Nguyễn Văn Thiệu lên làm Tổng thống nền Đệ nhị Cộng hòa của VNCH. Ở miền Bắc, Lê Duẩn là lãnh đạo của VNDCCH sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh chết vào năm 1969. Đầu năm 1968, quân đội VNDCCH và QGPMN mở cuộc tổng tấn công chiến dịch Tết Mậu Thân vào hầu hết các thành phố chính ở miền Nam Việt Nam, tuy họ thất bại về mặt quân sự nhưng đã làm cho Chính phủ và dân chúng Mỹ mất lòng tin vào khả năng chiến thắng của quân đội Mỹ ở Việt Nam. Tới tháng 11 năm 1968, Johnson tuyên bố dừng hoàn toàn "tất cả cuộc không kích, pháo kích và hải chiến với Bắc Việt Nam". Tuy nhiên một năm sau tổng thống kế nhiệm Richard Nixon thông báo Mỹ quay trở lại, Nixon và cố vấn Henry Kissinger cho ra đời thuyết "Việt Nam hóa chiến tranh". Vào tháng 6 năm 1969, MTGPDT tuyên bố thành lập chính phủ cộng hòa miền Nam Việt Nam (CHMNVN). Cùng với chiến sự ở chiến trường, cả hai bên đều tìm kiếm giải pháp chấm dứt chiến tranh thông qua các cuộc hội đàm ở Paris. Mãi đến tháng 1 năm 1973, Hiệp định Hòa bình Paris mới được ký giữa Hoa Kỳ, VNCH, VNDCCH, CHMNVN sau sự thất bại nặng nề của các cuộc không kích vào Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố khác ở miền Bắc Việt Nam do không lực Hoa kỳ tiến hành cuối năm 1972. Điều khoản đầu tiên của hiệp định công nhận sự "độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ" của Việt Nam. Các điều khoản khác là đình chiến và giữ lãnh thổ của mỗi bên trước khi đình chiến, tổng tuyển cử để xác định chính quyền tương lai ở miền Nam. Hiệp định nói rõ Hoa Kỳ phải triệt thoái quân hoàn toàn trong vòng 60 ngày. Mặc dù đã có hiệp định nhưng Chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp diễn, hai bên quân đội tại Nam Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm điều khoản đình chiến trong hiệp định Paris. Nhưng với sự rút quân của Hoa Kỳ cùng với quốc hội Hoa Kỳ ngừng chi thêm viện trợ cho VNCH, đến giữa tháng 3 năm 1975, quân đội VNDCCH/MTDTGP mở cuộc tấn công ở Tây Nguyên khởi đầu những chiến dịch nối tiếp nhau. Tây Nguyên rồi Huế, Đà Nẵng lần lượt thất thủ. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, QGPMN chiếm được Sài Gòn, chính quyền của tổng thống Dương Văn Minh của VNCH tuyên bố đầu hàng.
  15. Lịch sử Việt Nam 15 Thống nhất Ngày 25 tháng 4 năm 1976, hai miền của Việt Nam được thống nhất thành một quốc gia có tên chính thức là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, do những sai lầm của giới lãnh đạo, chủ trương thống nhất mọi mặt theo tiêu chuẩn miền Bắc (thí dụ, kế hoạch xã hội hóa toàn bộ kinh tế miền Nam nhằm hợp nhất với kinh tế miền Bắc) đã làm cho quốc gia mới này rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Nhóm các nhà lãnh đạo chủ trương cấp tiến bị thất sủng, phe bảo thủ thắng thế, lên nắm quyền và phạm liên tiếp các sai lầm. Nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, một phần do thiên tai và lũ lụt năm 1977 và 1978. Hậu quả của các sai lầm về lãnh đạo và kinh tế đã dẫn đến khủng hoảng kinh tế và nạn đói, gây ra một làn sóng người vượt biên chưa từng có trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ năm 1978. Từ tiếng Anh boat people (thuyền nhân) lần đầu tiên xuất hiện cũng do sự kiện này. Những sai lầm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng làm suy yếu uy tín của các nhà lãnh đạo bảo thủ và tạo điều kiện để nhóm cấp tiến giành lại chính quyền. Năm 1985, những cải cách của Mikhail Sergeyevich Gorbachov ở Liên Xô đã kích thích mạnh mẽ những người cải cách ở Việt Nam. Trong thập niên 1980, khủng hoảng kinh tế-xã hội ở Việt Nam trở nên gay gắt trầm trọng, tỉ lệ lạm phát lên đến 774,7% vào năm 1986. Xung đột với Campuchia, Trung Quốc Sau chiến tranh Việt Nam, Việt Nam và Campuchia xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Tháng 5 năm 1975, quân đội Khmer đỏ đã tấn công đảo Phú Quốc và Thổ Chu của Việt Nam. Từ năm 1975-1978 tranh chấp và xung đột biên giới xảy ra thường xuyên, với sự hậu thuẫn của Trung Quốc, quân đội Khmer đỏ nhiều lần tiến hành các cuộc đột kích vào sau trong lãnh thổ Việt Nam, theo thống kê có khoảng 30.000 thường dân và hàng nghìn quân lính Việt Nam bị quân đội Khmer đỏ giết hại trong các cuộc tấn công dọc biên giới trong thời gian này. Vào tháng 12 năm 1978, quân Khmer đỏ mở các cuộc tấn công lớn vào các tỉnh biên giới từ Tây Ninh đến Kiên Giang, thị xã Hà Tiên bị chiếm. Quân đội Việt Nam tổ chức phản công, tới ngày 7 tháng 1 năm 1979 họ tiến quân vào thủ đô Phnom Penh, ngày 8 tháng 1 với sự hậu thuẫn của Việt Nam, Hội đồng Nhân dân Cách mạng Campuchia được thành lập do Heng Samrin làm chủ tịch. Khoảng mười ngày sau, hội đồng này ký một hiệp ước với Việt Nam, hợp thức hóa sự hiện diện của quân đội Việt Nam trên đất Campuchia. Tới năm 1989, quân đội Việt Nam rút về nước. Sự kiện Việt Nam phản công và lật đổ chế độ Khmer đỏ ở Campuchia là một cái cớ để Trung Quốc vốn ủng hộ chế độ Khmer đỏ có lý do tấn công xâm lược Việt Nam với tuyên bố của Đặng Tiểu Bình "Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam một bài học". Ngày 17 tháng 2 năm 1979, với một lực lượng khoảng 300.000 quân, Trung Quốc đã bất ngờ tất công vào các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam từ Móng Cái tới Lào Cai, sau đó đã chiếm được thủ phủ các tỉnh này. Sau những bất ngờ ban đầu, Việt Nam đã tổ chức phản công lại và cùng với những quân đoàn thiện chiến được chuyển từ chiến trường Campuchia ra đã dần giành lại được lợi thế, tới ngày 18 tháng 3 năm 1979 Trung Quốc tuyên bố rút quân Sự kiện này đã gây nên cuộc khủng hoảng "nạn kiều" ở trong nước. Đầu thập niên 1980, nhiều người Hoa và Việt gốc Hoa chạy khỏi Việt Nam về Trung Hoa hoặc gia nhập nhóm "thuyền nhân" chạy sang nước khác. Cuộc chiến này cũng đưa tới việc cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa hai nước, hơn 13 năm sau tới năm 1992, hai nước mới bình thường hóa lại quan hệ ngoại giao.
  16. Lịch sử Việt Nam 16 Giai đoạn mới gần đây Năm 1986, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI tiến hành chính sách "Đổi mới", đứng đầu là ông Nguyễn Văn Linh, để hợp lý hóa cơ cấu hành chính, cải cách cơ cấu đảng, chính quyền pháp quyền, dân chủ hơn, cải cách kinh tế theo hướng kinh tế thị trường. Công cuộc đổi mới được phát hành toàn diện, từ một nước nhập khẩu và nhận viện trợ của nước ngoài thành nước xuất khẩu. Trước 1989, Việt Nam nhập khẩu lương thực nhưng từ năm 1989 Việt Nam bắt đầu xuất khẩu: 1->1,5 triệu tấn gạo mỗi năm; và tăng dần hàng năm: 4,5 triệu tấn (năm 2004), 4,9 triệu tấn (năm 2005), đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo. Lạm phát giảm dần (đến năm 1990 còn 67,4%) và năm 2005 lạm phát chỉ còn 8,5%. Trong thời gian 1991-1995, nhịp độ tăng bình quân hàng năm về tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8,2%. Đến tháng 6 năm 1996, đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt trên 30,5 tỷ USD. Lạm phát giảm từ 67,1% (1991) xuống còn 12,7% (1995) và 4,7% (1996). Năm 2004 Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng là 7,7% cao hơn mức tăng trưởng năm trước và đứng vị trí thứ hai trong khu vực sau Singapore. (Tổng sản phẩm quốc nội đạt 35 tỷ USD, khoảng bằng GDP của bang Mecklenburg–Vorpommern của Đức). Sự phát triển bền vững được thể hiện qua sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu (tăng 30%) cũng như sự tăng trưởng của sản xuất công nghiệp và xây dựng (10,2%). Năm 2005, tăng trưởng GDP của Việt Nam là 8,5%. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 167 nước, có quan hệ buôn bán với trên 100 nước. Các công ty của hơn 70 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Năm 1995, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, và tiếp đó gia nhập khối ASEAN, APEC, thành viên diễn đàn ASEM. Ngày 7 tháng 11 năm 2006 đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Sự thay đổi tên Tên gọi của Việt Nam qua các thời như sau: Thời Hồng Bàng • Xích Quỷ: Thời Kinh Dương Vương vào năm 2879 TCN • Văn Lang: Thời Hùng Vương • Âu Lạc: Thời An Dương Vương Thời Bắc thuộc • (thuộc)Nam Việt: thời nhà Triệu, vương quốc Nam Việt gồm lãnh thổ Âu Lạc, Quảng Đông, Quảng Tây • (thuộc)Giao Chỉ bộ: Bắc thuộc thời Hán, bộ Giao Chỉ gồm miền bắc Việt Nam, Quảng Đông, Quảng Tây • (thuộc)Giao Châu: Bắc thuộc từ thời Đông Ngô đến thời Đường, Giao Châu bao gồm cả Quảng Đông • Vạn Xuân: Giai đoạn độc lập ngắn dưới thời nhà Tiền Lý năm (542-602) • An Nam: Bắc thuộc thời Đường (618-866) • Tĩnh Hải quân: tiếp tục trong thời thuộc Đường qua thời Tự chủ tới hết thời nhà Ngô (866-967)
  17. Lịch sử Việt Nam 17 Thời phong kiến độc lập • Đại Cồ Việt: thời Nhà Đinh-nhà Tiền Lê và đầu thời Nhà Lý, từ 968-1054 • Đại Việt: thời Nhà Lý-Nhà Trần, từ 1054-1400 • Đại Ngu: thời Nhà Hồ, từ 1400-1407 • Đại Việt: thời Nhà Hậu Lê-Nhà Tây Sơn và 3 năm đầu thời nhà Nguyễn, từ 1428-1804 • Việt Nam: thời Nhà Nguyễn, từ năm 1804-1839 • Đại Nam: thời Nhà Nguyễn, từ năm 1839-1887 Thời Pháp thuộc • (thuộc)Liên bang Đông Dương: Từ năm 1887, Pháp chia Việt Nam ra làm 3 xứ tương đương với 3 vương quốc là Tonkin (Bắc kỳ), Annam (Trung kỳ), Cochinchine (Nam kỳ), cả 3 đều nằm trong Liên bang Đông Dương Giai đoạn từ năm 1945 đến hiện nay • Đế quốc Việt Nam: tháng 4 năm 1945 - tháng 8 năm 1945 dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim • Quốc gia Việt Nam: 1949 - 1955 với quốc trưởng Bảo Đại do Pháp dựng lên • Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: từ 2 tháng 9 năm 1945 đến 2 tháng 7 năm 1976 • Việt Nam Cộng hòa: tồn tại từ 1955 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại miền Nam • Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: từ ngày 2 tháng 7 năm 1976 đến nay. Tham khảo Đại Việt Sử Ký toàn thư và một số sách sử dạng PDF [24] • Ngô Sỹ Liên và Nguyễn Huy Oánh, Quốc sử toản yếu [25], Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2004 • Trần Trọng Kim: Việt Nam Sử Lược [26] • Đại Việt sử ký toàn thư [27] • • Việt Sử lược, người dịch: Trần Quốc Vượng • An Nam chí lược, tác giả: Lê Tắc (Lê Trắc) • Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh (1991), Lịch sử Việt Nam, tập 1, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp Liên kết ngoài Các sách sử [28] dưới dạng PDF tại Viện Việt học • Nguyễn Quốc Bình Văn hóa Đông Sơn [29] • Phạm Quân Khanh và Phạm Thị Tuyết Mai, Lịch sử Việt Nam [30] • Thanh Văn nhận xét về tác phẩm Cội nguồn Việt tộc [31] của Phạm Trần Anh • Nguyễn Văn Huyên, Đồ đồng cổ Đông Sơn [32] • Trương Thái Du, Tiếng trống đồng Mê Linh [33] và Thử viết lại cổ sử Việt Nam [34] • Hà văn Thùy, Lời cáo chung cho thuyết Aurousseau về nguồn gốc người Việt [35] • Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động [36] • Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động [36] • Tra cứu nhân vật lịch sử [37] • Website về Lịch sử Việt Nam [38] •
  18. Lịch sử Việt Nam 18 Ghi chú [1] Đại Việt sử ký toàn thư, phần ngoại kỷ, Ngô Sĩ Liên [2] Việt sử lược, khuyết danh, Trần Quốc Vượng dịch [3] Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam (http:/ / www. lichsuvietnam. vn/ home. php?option=com_content& task=view& Itemid=35& id=688) [4] Núi Đọ (http:/ / dictionary. bachkhoatoanthu. gov. vn/ default. aspx?param=2099aWQ9MjA4OTQmZ3JvdXBpZD0ma2luZD1leGFjdCZrZXl3b3JkPU4lYzMlOWFJKyVjNCU5MCVlMSViYiU4Yw==& page=1) [5] Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, sách đã dẫn, tr 29 [6] Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư [7] Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, sách đã dẫn, tr 126-127 [8] Lịch Đạo Nguyên chú giải, Thủy kinh chú [9] Cổ sử Việt Nam, Đào Duy Anh [10] Cổ sử Việt Nam, Đào Duy Anh [11] Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB VHTT, 2005, tr.21 [12] Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, sách đã dẫn, tr 158 [13] Việt Nam văn hóa sử cương, Đào Duy Anh [14] Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, sách đã dẫn, tr 285 [15] William Dampier, Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688, NXB Thế Giới, 2007, tr.10 [16] Đại Nam thực lục, Quốc sử quán triều Nguyễn [17] Khắc Thành - Sanh Phúc, Lịch sử các nước Đông Nam Á, NXB Trẻ, 2003, tr.268 [18] Khắc Thành - Sanh Phúc, Lịch sử các nước Đông Nam Á, NXB Trẻ, 2003, tr.268 [19] Khắc Thành-Sanh Phúc, Lịch sử các nước Đông Nam Á, NXB Trẻ, 2003 [20] Tuổi Trẻ online (http:/ / www. tuoitre. com. vn/ Tianyon/ Index. aspx?ArticleID=69807& ChannelID=3) [21] Hà Thúc Ký. Sống còn với Dân tộc, hồi ký chính trị. ?:Phương Nghi, 2009. tr 83 [22] Lịch sử Kinh tế Việt Nam, tập 2: giai đoạn 1955-1975, NXB Lao Động Xã Hội 2002 [23] Kinh tế miền Nam Việt Nam thời kỳ 1955-1975, NXB KHXH 2004 [24] http:/ / www. nomna. org/ [25] http:/ / www. vinabook. com/ product/ product_detail. php?& node_id=360& product_id=9972 [26] http:/ / www. informatik. uni-leipzig. de/ ~duc/ sach/ vnsl/ [27] http:/ / www. informatik. uni-leipzig. de/ ~duc/ sach/ dvsktt/ [28] http:/ / www. viethoc. org/ index. php?module=pagemaster& PAGE_user_op=view_page& PAGE_id=47& MMN_position=28:28 [29] http:/ / doremon360. multiply. com/ journal/ item/ 99/ Bai_23_Van_hoa_Dong_Son [30] http:/ / vietsciences. free. fr/ vietnam/ sudia/ lichsuvietnam. htm [31] http:/ / e-cadao. com/ lichsu/ lichsuvnkhoisu3000tcn. htm [32] http:/ / thuvienkhoahoc. com/ tusach/ Đồ_đồng_cổ_Đông_Sơn [33] http:/ / e-cadao. com/ lichsu/ Haibatrung-ttDu. htm [34] http:/ / e-cadao. com/ lichsu/ Thuvietlaicosuviet. htm [35] http:/ / vannghesongcuulong. org/ vietnamese/ tulieu_tacpham. asp?TPID=6708& LOAIID=17& TGID=711 [36] http:/ / web. thanhnien. com. vn/ News/ PrintView. aspx?ID=228612 [37] http:/ / vansu. vn/ ?part=nhanvatlichsu& opt=nhanvatlichsu& mainmenu=kienthuc [38] http:/ / lichsu. vn
  19. Nguồn và người đóng góp vào bài 19 Nguồn và người đóng góp vào bài Lịch sử Việt Nam  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?oldid=4978554  Người đóng góp: A 2012, A. B., ASM, Adj, Apple, Arisa, Avia, B2B, Banhtrung1, Bongdentoiac, Boycutekg, Bunny lovely, Bình Giang, Bùi Thụy Đào Nguyên, Casablanca1911, Chihuong bk, CommonsDelinker, Consong, Ctmt, DEV, DHN, DXLINH, Do nhung, Dong A, Doraemon, Doãn Hiệu, Ductt, Dung005, Duongdttt, Duyệt-phố, Eternal Dragon, Feishiying, Gaconc1, Godofspace, Hahonghai, Hai Lúa, Harry Pham, Huynhnxb, Ill, Kayani, Khunglongcon, Laodong39, Leedmi, Linhbach, Lý Toét, Lưu Ly, Lương Hoàng Hưng, Lưỡng Quảng Là Của Việt Nam, Mag, Magicknight94, Magnifier, Mekong Bluesman, Meotrangden, Mxn, NDS, NTT, NVH, Nad 9x, Newbie25, Newone, Nguoithudo, Nguyenanhhung, Nguyễn Thanh Quang, Người ở trên núi, Nhanvo, Panzerschreck, Peasant, Pham Tuyen 1969, Phan Ba, Phannhatnam, Pilot, Quocviet1, Redkid.vietnam, S&O, Sa Long Cương, Scipio, Sillyquytien, Thái Nhi, Ti2008, Tmp, Tran Quoc123, Tranletuhan, Trungda, Trịnh Bạch Đằng, Tttrung, Tudiendongphuong, VLVN Cup, Vani Lê, Vanminhhanoi, VietLong, Vietbio, Vietnamretrieval, Vietthuongthi, Vinhtantran, Violetbonmua, Vnpa, Vuhoangsonhn, Vương Ngân Hà, Wibach, Wlp, Y Kpia Mlo, 328 sửa đổi vô danh Nguồn, giấy phép, và người đóng góp vào hình Tập tin:Trong1.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Trong1.jpg  Giấy phép: Copyrighted Free Use  Người đóng góp: - Image:Viet Nam Trong.png  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Viet_Nam_Trong.png  Giấy phép: Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 Unported  Người đóng góp: Original uploader was DHN at en.wikipedia Tập tin:World 500 BCE.png  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:World_500_BCE.png  Giấy phép: Creative Commons Attribution-ShareAlike 3.0 Unported  Người đóng góp: - Tập tin:Han map.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Han_map.jpg  Giấy phép: GNU Free Documentation License  Người đóng góp: User Yuninjie on en.wikipedia Tập tin:One Pillar Pagoda Hanoi Vietnam.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:One_Pillar_Pagoda_Hanoi_Vietnam.jpg  Giấy phép: Creative Commons Attribution-Sharealike 2.5  Người đóng góp: Thomas Schoch Tập tin:Gianh River.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Gianh_River.jpg  Giấy phép: Creative Commons Attribution-Sharealike 3.0,2.5,2.0,1.0  Người đóng góp: Original uploader was Nguyễn Đông Sơn at vi.wikipedia Tập tin:Nam Tiến của người Việt.png  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Nam_Tiến_của_người_Việt.png  Giấy phép: GNU Free Documentation License  Người đóng góp: Thành viên:Nguyễn Đông Sơn Tập tin:Bản đồ Việt Nam năm 1834.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Bản_đồ_Việt_Nam_năm_1834.jpg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: - File:French Indochina expansion.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:French_Indochina_expansion.jpg  Giấy phép: Creative Commons Attribution-Sharealike 3.0  Người đóng góp: PHGCOM Tập tin:Hanoingayve03.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Hanoingayve03.jpg  Giấy phép: không rõ  Người đóng góp: - Tập tin:ArtPerformance BenHaiRiver.jpeg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:ArtPerformance_BenHaiRiver.jpeg  Giấy phép: Public Domain  Người đóng góp: - Tập tin:Saigon T-54.jpg  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Saigon_T-54.jpg  Giấy phép: Fair use  Người đóng góp: Ctmt, Saigon punkid Giấy phép Creative Commons Attribution-Share Alike 3.0 Unported //creativecommons.org/licenses/by-sa/3.0/
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2