intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LIÊN KIỀU (Kỳ 3)

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

92
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tính vị: Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh). Vị hơi đắng (Bản Thảo Cương Mục). Vị đắng, tính mát (Y Học Khải Nguyên). Vị đắng, tính hàn (Bản Thảo Sùng Nguyên). Vị đắng, tính hàn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển). Vị đắng, hơi chua, tính mát (Trung Dược Học). +Vị đắng, tính hơi hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu). Quy kinh: Vào kinh Thận, Vị (Thang Dịch Bản Thảo). Vào kinh Phế (Dược Phẩm Hóa Nghĩa). + Vào kinh Thận (Tăng Đính Trị Liệu Hối Nghĩa). Vào kinh Tâm, Can, Bàng quang (Trung Dược...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LIÊN KIỀU (Kỳ 3)

  1. LIÊN KIỀU (Kỳ 3) Tính vị: +Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh). +Vị hơi đắng (Bản Thảo Cương Mục). + Vị đắng, tính mát (Y Học Khải Nguyên). + Vị đắng, tính hàn (Bản Thảo Sùng Nguyên).
  2. +Vị đắng, tính hàn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển). +Vị đắng, hơi chua, tính mát (Trung Dược Học). +Vị đắng, tính hơi hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu). Quy kinh: + Vào kinh Thận, Vị (Thang Dịch Bản Thảo). + Vào kinh Phế (Dược Phẩm Hóa Nghĩa). + Vào kinh Thận (Tăng Đính Trị Liệu Hối Nghĩa). +Vào kinh Tâm, Can, Bàng quang (Trung Dược Học). +Vào kinh Tâm, Phế, Đởm, Đại trường, Tam tiêu (Đông Dược Học Thiết Yếu). Tham khảo: + “Liên kiều vị đắng, tính hàn, có khả năng tả uất hỏa ở 6 kinh, là chủ dược của thủ Thiếu âm Tâm kinh. Tâm là chủ của hỏa ở 5 tạng, Tâm hỏa đ ược thanh thì mọi hỏa cũng thanh cả. Phàm mọi chứng sang lở ngoài da đều lấy Liên kiều làm thuốc cốt yếu” (Dược Phẩm Vậng Yếu).
  3. + Liên kiều là thuốc chủ lực vào phần khí của kinh túc Thiếu âm (Thận) và thủ Quyết âm (Tâm bào lạc) (Bản Thảo Cương Mục). + Liên kiều chủ trị được những chứng bệnh về huyết thể thực chứng. Liên kiều có công hiệu giống như Hoàng liên. Liên kiều làm tá, sứ cho trung tiêu. Phòng phong là thượng sứ của Liên kiều. Địa du làm hạ sứ cho Liên kiều. Liên kiều lại có tính thông lợi được kinh nguyệt. Liên kiều là vị thuốc thánh trong trị ung nhọt của 12 đường kinh vậy” (Trung Quốc D ược Học Đại Tự Điển). + Liên kiều và Kim ngân hoa đều có tác dụng tiêu độc nhưng Kim ngân hoa thiên về Salmonella typhi và Streptococus tan huyết còn Liên kiều có tác dụng tốt hơn đối với Shigella Spp và Staphylococus aureus (Trung Dược Học). + “Thanh nhiệt ở phần Khí thường dùng vỏ Liên kiều, thanh hỏa ở Tâm thường dùng tâm của Liên kiều (Đông Dược Học Thiết Yếu). + “Liên kiều hợp với Ngân hoa thì hiệu lực phát biểu mạnh hơn. Liên kiều thiên về thanh thấu nhiệt đến cơ biểu, mồ hôi ra ít, phát nhiệt, cảm thấy cơ thể bế tắc khó chịu thì nên dùng. Ngân hoa có mùi thơm, thiên về thanh thấu nhiệt đi lên trên, từ miệng mũi đi ra ngoài, mồ hôi ra nhiều, phát nhiệt, cảm thấy khí ở thượng tiêu bí tắc thì nên dùng. Liên kiều vị đắng, tính hàn, hợp với thanh phong nhiệt thiên về phần lý. Bạc hà vị cay, tính mát, hợp với trừ phong
  4. nhiệt ở trong và ngoài. Ma hoàng, Quế chi vị cay, tính ấm, thích hợp với tán phong hàm thiên về biểu.” (Đông Dược Học Thiết Yếu). + “Liên kiều và Ngưu bàng tử đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sơ tán phong nhiệt, tán kết. Tuy nhiên, Liên kiều vị đắng, tính hàn, thiên vào phần khí và vào phần huyết, thăng và phù vì vậy có tác dụng tán. Chuyên thanh Tâm hỏa, lại hay tán kết, hóa ứ, lợi thấp, thanh nhiệt. Khi điều trị th ường hay thiên về Tâm và Tiểu trường. Ngưu bàng tử chất nặng, vị cay, đắng, tính hàn, thiên đi vào phần khí, vừa thăng vừa giáng, sở trường là sơ tán phong hỏa, lợi yết hầu, tán kết, lại hay tả bên trong, hoạt trường, thông tiện, làm cho tà khí bên trong thoát ra ngoài mà giải đi. Khi điều trị, thiên về Phế và Vị kinh” (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê). + “Liên kiều và Ngân hoa đều là vị thuốc thanh nhiệt, giải độc, thường hay dùng phối hợp với nhau. Nhưng Liên kiều vị đắng, tính hàn, sở trường về thanh Tâm, tả hỏa, tán kết, lợi thấp, khi điều trị, thiên về Tâm và Tiểu trường. Kim ngân hoa vị ngọt, tính hàn, sở trường về thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ lỵ. Khi điều trị, thiên về Phế và Vị kinh” (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2