JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0265<br />
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 138-144<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
LIÊN THÔNG TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ<br />
<br />
<br />
Vương Huy Thọ<br />
Trung tâm Đào tạo – Bồi dưỡng thường xuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
<br />
<br />
Tóm tắt. Hiện nay, quy mô GVDN vẫn còn thiếu nhiều, chất lượng đội ngũ chưa cao. Đa<br />
số GVDN tốt nghiệp từ các trường kĩ thuật (các trường đại học Sư phạm kĩ thuật mới chỉ<br />
đào tạo được số ít nghề giáo viên) mới chỉ được bồi dưỡng năng lực sư phạm thông qua các<br />
lớp nghiệp vụ sư phạm. Tuy nhiên, việc đào tạo các lớp nghiệp vụ sư phạm này còn nhiều<br />
bất cập dẫn đến năng lực sư phạm của đội ngũ GVDN còn yếu. Liên thông trong đào tạo<br />
GVDN là một trong những phương thức đào tạo ngắn nhất và kinh tế nhất để mở rộng quy<br />
mô, nâng cao chất lượng GVDN, đặc biệt là nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo<br />
viên này.<br />
Từ khóa: Đào tạo liên thông; giáo viên dạy nghề.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Cuối năm 2015, khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức thành lập, thị trường lao<br />
động Việt Nam sẽ rộng mở hơn, nhu cầu nguồn nhân lực sẽ rất lớn đặc biệt đối với lao động có tay<br />
nghề không chỉ ở trong nước mà còn là nhu cầu của tất cả các nước ASEAN. Đây cũng là thách<br />
thức không nhỏ với thị trường lao động của Việt Nam khi một lượng lớn lao động từ các nước<br />
ASEAN tràn vào. Vì vậy, để đào tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề cao cần phải có một đội ngũ<br />
giáo viên dạy nghề (GVDN) đủ mạnh, được chuẩn hoá về trình độ đào tạo, kĩ năng nghề và nghiệp<br />
vụ sư phạm theo các cấp độ quốc gia và quốc tế.<br />
Theo thống kê của Tổng cục Dạy nghề [8], tính đến cuối năm 2012 nước ta có 1.327 cơ sở<br />
dạy nghề (155 trường cao đẳng nghề, 305 trường Trung cấp nghệ và 867 trung tâm dạy nghề). Mục<br />
tiêu của Chiến lược phát triển Dạy nghề đến năm 2020 sẽ có 1590 cơ sở dạy nghề (230 trường cao<br />
đẳng nghề, 310 trường trung cấp nghề và 1050 trung tâm dạy nghề). Số GVDN tính đến năm 2012<br />
là 57.297 người trong đó số giáo viên cơ hữu chiếm 66,5%. Tuy nhiên số giáo viên đạt chuẩn còn<br />
chưa cao, đặc biệt là yếu về năng lực sư phạm (17,4% với cao đẳng nghề, 28.8% với trung cấp<br />
nghề, 48,3% với Trung tâm dạy nghề và 48,9% đối với khối cơ sở khác có dạy nghề).<br />
Do đó, để kịp thời đào tạo đội ngũ GVDN có trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm cao<br />
thì đào tạo liên thông là một trong những hình thức đào tạo có hiệu quả cao. Để đạt được mục đích<br />
trên, trong bài viết này chúng tôi đề cập đến thực trạng đào tạo GVDN hiện nay và đề xuất thực<br />
hiện liên thông trong đào tạo GVDN.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 25/7/2015. Ngày nhận đăng: 25/10/2015.<br />
Liên hệ: Vương Huy Thọ, e-mail:thovh@hnue.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
138<br />
Liên thông trong đào tạo giáo viên dạy nghề<br />
<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
Chất lượng đào tạo nghề của nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, nguyên nhân chủ yếu do<br />
thiếu đội ngũ giáo viên có năng lực và kinh nghiệm nghề nghiệp. Có nhiều lí do khác nhau trong<br />
đó phải kể đến việc đào tạo năng lực sư phạm cho đội ngũ GVDN.<br />
<br />
2.1. Thực trạng đào tạo giáo viên dạy nghề<br />
Hiện nay, chúng ta có 5 trường đại học Sư phạm kĩ thuật (ĐHSPKT) đào tạo GVDN nhưng<br />
chủ yếu tạo cấp bằng kĩ sư, nếu người học muốn trở thành GVDN sẽ phải học thêm các chứng<br />
chỉ về nghiệp vụ sư phạm. Các chương trình nghiệp vụ sư phạm còn nặng về lí luận, ít quan tâm<br />
rèn luyện các kĩ năng dạy học cơ bản. Năng lực sư phạm không thể hoàn thiện, bổ sung qua các<br />
lớp bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ sư phạm mà phải được đào tạo một cách bài bản, có hệ<br />
thống từ chương trình, phương thức và cách thức đào tạo. Ngoài ra, việc tổ chức, đào tạo các lớp<br />
nghiệp vụ sư phạm cũng chưa được quan tâm, thực hiện đúng mức, kể cả cơ sở đào tạo nghề cũng<br />
tham gia vào dạy nghiệp vụ sư phạm dẫn đến chất lượng đào tạo các lớp nghiệp vụ sư phạm này<br />
không cao. Mặt khác, điểm chuẩn trúng tuyển của các trường đại học này không cao (Năm 2014:<br />
ĐHSPKT Vinh 13,0 điểm, ĐHSPKT Hưng Yên 13,0 điểm, ĐHSP Nam Định 15,5 điểm; Năm<br />
2015: ĐHSPKT Vinh 15,0 điểm, ĐHSPKT Vĩnh Long 15,0 điểm, ĐHSPKT Hưng Yên 15,0 điểm)<br />
và đều phải gọi bổ sung nguyện vọng (do học sinh không đến đủ theo chỉ tiêu). Đầu vào thấp cộng<br />
với số học sinh bổ sung không phải vì yêu nghề mà vào trường nên đây cũng là một yếu tố ảnh<br />
hưởng đến chất lượng đầu ra của quá trình đào tạo GVDN.<br />
Theo Nguyễn Xuân Mai [3], hệ thống các trường nghề đang đào tạo 186 nghề khác nhau,<br />
nhưng các trường Sư phạm kĩ thuật mới chỉ đào tạo được GVDN cho 21 nghề, còn lại 165 nghề<br />
chưa có cơ sở nào đào tạo GVDN. Bên cạnh đó, việc hội nhập, toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển<br />
của khoa học công nghệ cũng đã và đang xuất hiện thêm nhiều ngành nghề mới với công nghệ<br />
cao nhưng cũng chưa có nơi nào đào tạo đội ngũ giáo viên này. GVDN hiện nay chủ yếu là những<br />
người tốt nghiệp các ngành kĩ thuật (chiếm 71%), vì thế họ chưa hoặc ít được đào tạo kiến thức, kĩ<br />
năng về sư phạm để làm nghề dạy học. Để khắc phục tình trạng này, đã có các khoá bồi dưỡng về<br />
nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ chuyên môn, bản thân người GVDN cũng đã tự học, tự nghiên cứu<br />
để từng bước nâng cao trình độ sư phạm. Tuy nhiên, năng lực dạy học và giáo dục học sinh của<br />
một số lớn GVDN chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Qua khảo sát và đánh giá năng lực sư phạm ở 10<br />
trường dạy nghề trên địa bàn Hà Nội [7] cho thấy năng lực sư phạm của GVDN còn nhiều hạn chế,<br />
bất cập, tỉ lệ giáo viên yếu kém trong giảng dạy chiếm 38,06%. Các kĩ năng khác như giáo dục, tổ<br />
chức quản lí, kĩ năng phụ trợ tuy có khá hơn nhưng tỉ lệ yếu kém và trung bình chiếm trên 50%.<br />
Tính đến năm 2012 [8], đội ngũ GVDN có 6,8% (3.946 người) trình độ thạc sĩ, 33,06%<br />
(18.941 người) có trình độ đại học, 5,9% (3.408 người) có trình độ cao đẳng, còn lại là các trình<br />
độ khác. Tỉ lệ đạt chuẩn về sư phạm dạy nghề (tốt nghiệp các trường sư phạm kĩ thuật hoặc có<br />
chứng chỉ sư phạm dạy nghề, đã tham gia giảng dạy từ 6 đến12 tháng trở lên) bình quân của cả<br />
nước là 78,6%. Thực trạng này cho thấy tỉ lệ giáo viên có trình độ đại học và trên đại học cũng như<br />
năng lực sư phạm của GVDN còn thấp và nhiều bất cập.<br />
Với định hướng phát triển, hội nhập thì đào tạo GVDN đang đứng trước những yêu cầu và<br />
thách thức to lớn trong việc phát triển đội ngũ và nâng cao chất lượng trong thời gian tới. Do vậy,<br />
việc tìm kiếm giải pháp, mô hình đào tạo GVDN là vấn đề cấp bách hiện nay.<br />
Trong khi đó, một lượng lớn đội ngũ giáo viên ngành Sư phạm kĩ thuật của các trường Đại<br />
học Sư phạm (Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí<br />
Minh . . . ) được đào tạo bài bản, có trình độ, năng lực sư phạm và kiến thức chuyên môn kĩ thuật<br />
cao thì lại hầu như đứng ngoài hoặc ít tham gia vào việc đào tạo GVDN. Nếu sử dụng đội ngũ giáo<br />
<br />
<br />
139<br />
Vương Huy Thọ<br />
<br />
<br />
viên này tham gia đào tạo kiến thức, kĩ năng cơ bản về sư phạm kĩ thuật cho những người đã tốt<br />
nghiệp các trường kĩ thuật muốn làm GVDN sẽ tạo ra được những GVDN giỏi cả về chuyên môn<br />
và năng lực sư phạm. Giải pháp cần tính đến là phải có một hệ thống đào tạo mở, liên thông, liên<br />
kết giữa các cơ sở đào tạo và liên thông giữa các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo nhằm<br />
phát huy sức mạnh, ưu thế của mỗi cơ sở đào tạo. Đây cũng là một trong những phương thức đào<br />
tạo ngắn nhất và kinh tế nhất để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng GVDN.<br />
<br />
2.2. Liên thông trong đào tạo giáo viên dạy nghề<br />
Đào tạo liên thông tại Việt Nam không còn là vấn đề mới trong giáo dục, mục tiêu của nó<br />
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, sử dụng hợp lí và hiệu quả các nguồn lực lao động đáp ứng yêu<br />
cầu của thị trường lao động và nhu cầu học tập suốt đời của con người. Trong đào tạo liên thông,<br />
từ những kiến thức kĩ năng mà người học đã có từ học tập ở bậc học thấp hơn hoặc do tích luỹ<br />
trong quá trình học tập và lao động đều được đánh giá và thừa nhận khi học lên trình độ cao hơn.<br />
Đào tạo liên thông hướng tới con người và vì con người, giúp họ thoả mãn nhu cầu học tập, tham<br />
gia học liên tục, học suốt đời. Liên thông không chỉ giúp con người đáp ứng nhanh việc nâng cao<br />
trình độ hay chuyển đổi ngành nghề đào tạo mà nó còn góp phần tạo ra tính linh hoạt, năng động<br />
trong hệ thống đào tạo.<br />
Có hai hình thức đào tạo liên thông chính là liên thông dọc (sự kế thừa, nối tiếp các trình độ<br />
từ thấp đến cao trong cùng một ngành, nghề, thể hiện sự xuyên suốt, khớp nối của qúa trình hình<br />
thành và phát triển tri thức, kĩ năng từ bậc học thấp lên bậc học cao); liên thông ngang (chuyển<br />
từ ngành, nghề này sang một ngành, nghề khác của cùng một trình độ đào tạo, thể hiện sự chuyển<br />
tiếp, chuyển đổi của người học với sự tương đương về mặt bằng trình độ giữa các loại hình đào<br />
tạo). Điểm chung của đào tạo liên thông là sự thừa nhận các kiến thức và kĩ năng đã có trong quá<br />
trình đào tạo ở các bậc học. Hiện nay ở nước ta phổ biến là hình thức đào tạo liên thông dọc, riêng<br />
hình thức đào tạo liên thông ngang còn ít được quan tâm, nghiên cứu và triển khai.<br />
Trong điều kiện các trường ĐHSPKT chưa đủ các ngành đào tạo GVDN, thì việc lựa chọn<br />
hình thức, đối tượng liên thông để thiết kế chương trình và đào tạo GVDN phải phù hợp, đa dạng.<br />
Đối với những người đã tốt nghiệp các trường đại học kĩ thuật nếu muốn làm GVDN có thể đào<br />
tạo theo hình thức liên thông ngang để trang bị thêm kiến thức, kĩ năng sư phạm. Đối với những<br />
người đã tốt nghiệp (trung cấp, cao đẳng) các trường nghề, các trường chuyên nghiệp có học lực<br />
khá muốn trở thành GVDN, họ là những người có trình độ tay nghề cao, đã được đào tạo bài bản<br />
về nghề, hơn nữa trong quá trình tham gia lao động được tích luỹ thêm các kinh nghiệm về nghề<br />
có thể đào tạo theo hình thức liên thông dọc để bổ sung thêm kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức<br />
chuyên môn, kĩ năng nghề, kiến thức, kĩ năng sư phạm. . .<br />
Nhân cách nghề nghiệp [5] được hiểu như một cấu trúc bao gồm những phẩm chất mang<br />
tính đạo đức nghề nghiệp và những năng lực hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp đó. Hoạt động<br />
nghề nghiệp của giáo viên là nghề có tổ chức, điều khiển quá trình hình thành nhân cách nghề<br />
nghiệp của người học. Do đó người GVDN, ngoài yếu tố về phẩm chất (phẩm chất người công<br />
dân, phẩm chất nhà sư phạm, phẩm chất nhà chuyên môn kĩ thuật) năng lực sư phạm kĩ thuật là<br />
năng lực cơ bản nhất (hình 1). Năng lực sư phạm kĩ thuật là một phức hợp những thuộc tính tâm,<br />
sinh lí của cá nhân, nhờ nó mà GVDN đạt được hiệu quả cao trong các tình huống hoạt động sư<br />
phạm, đáp ứng yêu cầu của mục tiêu giáo dục nghề nghiệp. Năng lực sư phạm kĩ thuật bao gồm<br />
năng lực chuyên môn nghề (kiến thức chuyên môn, kĩ năng nghề) và năng lực sư phạm (năng lực<br />
dạy học, năng lực giáo dục, năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm khác).<br />
Vấn đề được xác định ở đây là xây dựng chương trình liên thông như thế nào để đào tạo ra<br />
được đội ngũ GVDN (đã có năng lực chuyên môn nghề) có năng lực sư phạm cao. Vì vậy, chương<br />
trình liên thông đào tạo GVDN cần thiết kế phù hợp với đối tượng đào tạo đến từ nhiều bậc học<br />
<br />
140<br />
Liên thông trong đào tạo giáo viên dạy nghề<br />
<br />
<br />
khác nhau, tập trung khối lượng lớn các kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ sư phạm nhằm nâng cao<br />
phẩm chất sư phạm và năng lực sư phạm cho người học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Mô hình nhân cách người giáo viên dạy nghề [5; 132]<br />
<br />
2.3. Giải pháp thực hiện<br />
Sư phạm kĩ thuật (SPKT) [4,6] là một lĩnh vực của khoa học giáo dục, nghiên cứu các quá<br />
trình dạy học và giáo dục (mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và các hình thức tổ chức<br />
dạy học kĩ thuật) trong các cơ sở đào tạo giáo viên dạy kĩ thuật và dạy nghề. Đồng thời SPKT cũng<br />
là một lĩnh vực của khoa học sư phạm chuyên ngành, nghiên cứu các hiện tượng, các vấn đề các<br />
quá trình đào tạo kĩ thuật - nghề nghiệp nhằm tìm hiểu các đặc tính, mối quan hệ và phát hiện các<br />
quy luật của quá trình đào tạo kĩ thuật - nghề nghiệp. Các đặc trưng và quy luật phát triển của các<br />
lĩnh vực khoa học - công nghệ là cơ sở khoa học trực tiếp trong quá trình phát triển lí luận khoa<br />
học SPKT và thực tiễn đào tạo dạy nghề. Sự kết hợp chặt chẽ giữa khoa học sư phạm và khoa học<br />
công nghệ là đặc trưng cơ bản của khoa học SPKT (hình 2).<br />
Sư phạm hóa các quá trình công nghệ, các hoạt động nghề nghiệp để xây dựng và phát triển<br />
các phương thức, các quy trình đào tạo hợp lí, có hiệu quả là một trong những nhiệm vụ cơ bản của<br />
khoa học SPKT. Ở mức độ chung nhất, đối tượng nghiên cứu của khoa học SPKT là quá trình đào<br />
<br />
141<br />
Vương Huy Thọ<br />
<br />
<br />
tạo nghề nghiệp ở trong và ngoài nhà trường (xí nghiệp, công ti, ngoài xã hội...). Quá trình đào tạo<br />
là quá trình thực hiện đồng thời và tương hỗ các hoạt động dạy của giáo viên với hoạt động học<br />
của học sinh để thực hiện các nhiệm vụ, nội dung đào tạo và hướng tới đạt được mục tiêu đào tạo<br />
trong các môi trường và điều kiện dạy học cụ thể. Vì vậy, đào tạo SPKT chính là quá trình trang<br />
bị kiến thức, kĩ năng và thái độ hoạt động chuyên môn kĩ thuật và hoạt động sư phạm cho người<br />
GVDN sẽ làm việc trong các cơ sở dạy nghề.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Đặc trưng sư phạm kĩ thuật<br />
<br />
Từ những phân tích trên cho thấy, năng lực sư phạm cũng như mọi năng lực khác chỉ được<br />
hình thành, phát triển và biểu hiện qua các hoạt động sư phạm. Vì vậy, tổ chức xây dựng và thiết<br />
kế chương trình liên thông ngành SPKT để đào tạo GVDN là hợp lí. Điều này cho phép người học<br />
đã tốt nghiệp các trường kĩ thuật (từ bậc học thấp đến cao) tham gia một cách thuận lợi, ít gặp trở<br />
ngại và không có sự khác biệt quá xa về nội dung, đảm bảo tính kế tiếp, kế thừa mục tiêu từ các<br />
bậc học và từ các trình độ khác. Quá trình đào tạo SPKT cung cấp cho người học những phẩm<br />
chất, kĩ năng, kĩ xảo và những năng lực sư phạm cơ bản nhất của một người GVDN.<br />
Dưới đây, chúng tôi đề xuất phương án thiết kế chương trình liên thông bậc đại học (ngang<br />
và dọc) chuyên ngành SPKT để đào tạo cho những người đã có trình độ, chuyên môn kĩ thuật<br />
muốn trở thành GVDN. Chương trình thiết kế gồm 3 tầng, đảm bảo liên thông xuyên suốt từ thấp<br />
lên cao, chuyển đổi từ ngành nghề này sang ngành nghề khác và được thiết kế theo kiểu đồng tâm<br />
nhằm đảm bảo tính kế tiếp liên tục, toàn diện và có hệ thống. Tính mềm dẻo, linh hoạt trong liên<br />
thông được thể hiện ở việc chương trình thiết kế đào tạo theo hệ thống tín chỉ, có sự thừa nhận<br />
các nội dung kiến thức ở các bậc học khác nhau. Tổng khối lượng khoảng từ 50 tín chỉ đến 80 tín<br />
chỉ, trong đó dành phần lớn thời lượng cho khoa học sư phạm nhằm chủ yếu trang bị cho người<br />
học những phẩm chất và năng lực sư phạm để trở thành GVDN, thời gian đào tạo từ 1,5- 2,5 năm<br />
(bảng ).<br />
Đối với những người đã tốt nghiệp các trường đại học kĩ thuật, chương trình thiết kế 50<br />
tín chỉ: trong đó 20% là kiến thức về khoa học giáo dục đại cương; 15% cho kiến thức chuyên<br />
ngành và kĩ năng nghề; 30-35% cho kiến thức nghiệp vụ sư phạm; 10 - 15% cho các môn học tự<br />
chọn (các môn học tự chọn cần đa dạng để người học có thể lựa chọn phù hợp với ngành nghề của<br />
mình); còn lại là thực tập sư phạm và tốt nghiệp.<br />
Đối với những người tốt nghiệp cao đẳng, cao đẳng nghề, chương trình thiết kế 65 tín chỉ,<br />
trong đó thêm 15 tín chỉ (23%) kiến thức về cơ sở ngành, ngành và kĩ năng nghề...<br />
Đối với những người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, chương trình thiết<br />
kế 80 tín chỉ, trong đó có thêm 15 tin chỉ (19%) kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở ngành...<br />
Để đào tạo liên thông GVDN có hiệu quả nhất phải thiết kế, xây dựng nội dung chương<br />
trình đào tạo hợp lí, mang tính kế thừa và có tổ chức, có sự chuyển đổi từ trang bị kiến thức sang<br />
mục tiêu phát triển năng lực và kĩ năng thực hành nghề. Đa dạng hoá nội dung dạy nghề theo<br />
hướng tích hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học. Đồng<br />
thời là chương trình mở, linh hoạt, liên thông giữa các ngành nghề và liên thông giữa các bậc học.<br />
<br />
<br />
142<br />
Liên thông trong đào tạo giáo viên dạy nghề<br />
<br />
<br />
Bảng 1. Bảng đề xuất thiết kế chương trình liên thông đào tạo GVDN<br />
Thời<br />
Đầu vào Chương trình Thời gian<br />
lượng<br />
Trung cấp chuyên nghiệp, Khối kiến thức khoa học cơ bản<br />
15 tín chỉ 0,5 năm<br />
trung cấp nghề Khối kiến thức cơ sở ngành<br />
Khối kiến thức cơ sở ngành, chuyên<br />
Cao đẳng, cao đẳng nghề 15 tín chỉ 0,5 năm<br />
ngành, kĩ năng nghề<br />
Khối kiến thức giáo dục đại cương<br />
Khối kiến thức chuyên ngành và kĩ<br />
năng nghề<br />
Đại học Khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm 50 tín chỉ 1,5 năm<br />
Khối kiến thức tự chọn<br />
Thực tập<br />
Thi tốt nghiệp<br />
Đầu ra GVDN có trình độ đại học<br />
<br />
Sản phẩm đào tạo ra là GVDN vì vậy việc đào tạo phải gắn với cơ sở dạy nghề. Ở đó các<br />
trang thiết bị, máy móc, sản phẩm phục vụ cho dạy nghề được trang bị đầy đủ nên người dạy và<br />
người học có điều kiện hơn trong giảng dạy, học tập. Đây cũng là điều kiện thuận lợi tiếp xúc,<br />
tìm hiểu tâm lí, nhu cầu của học sinh học nghề, rèn luyện kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm, hình thành<br />
phẩm chất, lòng yêu nghề. Để thực hiện được điều này cần có sự cởi trói của Bộ Giáo dục và Đào<br />
tạo trong quy định về liên kết đào tạo (quyết định số 42/2008 ngày 28/7/2008 của Bộ Giáo dục và<br />
Đào tạo) đó là cho phép các trường ĐHSP, ĐHSPKT mở các lớp liên thông đào tạo GVDN tại các<br />
trường trung cấp và cao đẳng nghề. Ngoài ra, cần có sự phối kết hợp giữa các trường ĐHSP và<br />
ĐHSPKT để có thể chia sẻ chương trình, nội dung đào tạo, cũng như chia sẻ nguồn tài nguyên vật<br />
chất và con người.<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Để mở rộng quy mô đào tạo GVDN, đáp ứng yêu cầu về nhân lực và chất lượng đội ngũ<br />
giáo viên thì việc đào tạo liên thông chuyên ngành Sư phạm kĩ thuật là cần thiết và khả thi trong<br />
điều kiện hiện nay. Chương trình liên thông chuyên ngành Sư phạm kĩ thuật phải phù hợp với đối<br />
tượng đào tạo, phù hợp với mục tiêu giáo dục nghề nghiệp, tập trung khối lượng lớn các kiến thức,<br />
kĩ năng nghiệp vụ sư phạm nhằm nâng cao phẩm chất sư phạm và năng lực sư phạm cho người<br />
học.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Lê Chí Dũng, 2014. Vai trò của đội ngũ giáo viên dạy nghề trong việc nâng cao hiệu quả<br />
giáo dục tại các trường dạy nghề. Tạp chí Giáo dục, Số 345, tr. 11 -13.<br />
[2] Nguyễn Đức Trí, 2013. Những định hướng điều chỉnh về hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt<br />
Nam trong thời gian tới. Tạp chí Giáo dục, Số 309, tr. 4 - 6.<br />
[3] Nguyễn Xuân Mai, 2006. Xây dựng mô hình đào tạo liên thông giáo viên dạy nghề từ công<br />
nhân kĩ thuật, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học. Đại học Quốc Gia Hà Nội.<br />
<br />
143<br />
Vương Huy Thọ<br />
<br />
<br />
[4] Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Văn Bính, 2008. Phương pháp luận nghiên cứu sư phạm kĩ thuật.<br />
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.<br />
[5] Phan Văn Nhân, 2009. Giáo dục nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc<br />
tế. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.<br />
[6] Trần Khánh Đức, 2010. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI. Nxb Giáo<br />
dục, Đà Nẵng.<br />
[7] Trần Hùng Lượng, 2005. Bồi dưỡng đào tạo năng lực sư phạm kĩ thuật cho đội ngũ giáo viên<br />
dạy nghề. Nxb Giáo dục, Hà Nội.<br />
[8] Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề, Tổng cục dạy nghề, 2014. Báo cáo dạy nghề Việt Nam<br />
2012. Nxb Lao Động, Hà Nội.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
Continuing education in vocational teacher training<br />
<br />
Currently, our nation’s current demand for vocational teachers is not being met in terms of<br />
both quality and quantity. Technical Teacher Training universities offer few options and vocational<br />
teachers who have graduated from these technical institutions have a teaching ability that<br />
corresponds to the quality of the teacher training courses. Because there exist many insufficiencies<br />
in these courses, vocational teacher competency is low. Continuing education in vocational teacher<br />
training offers one of the shortest paths and most economical means to improve the quality of our<br />
vocational instructors.<br />
Keywords: Continuing education, vocational teacher<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
144<br />