intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo liên thông trong hệ thống giáo dục đại học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

14
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Một số điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo liên thông trong hệ thống giáo dục đại học trình bày công bố chương trình giáo dục được mô đun hóa một cách hệ thống; Công bố chuẩn kiến thức cho từng mô đun; Công bố chuẩn trắc nghiệm đánh giá thành quả học tập của mô đun; Công bố Qui chế liên thông dọc và liên thông ngang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo liên thông trong hệ thống giáo dục đại học

  1. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Lê Đức Ngọc1 CAMEEQ 1. Đặt vấn đề: Đào tạo liên thông và liên thông trong đào tạo đại học (ĐH) là một nhu cầu khách quan trong bối cảnh giáo dục ĐH đang được đại chúng hóa và phát triển trong nền kinh tế thị trường có điều tiết của nhà nước. Đào tạo liên thông dọc (phần lớn là liên thông lên, nhưng cũng có thể có liên thông xuống) là sự liên thông giữa các ngành nghề và các hình thức đào tạo theo các bậc học (trung cấp (TC), cao đẳng (CĐ), ĐH và sau ĐH) để có thể nhận được văn bằng hoặc chỉ đơn thuần là phát triển chuyên môn để tìm việc làm. Đào tạo liên thông ngang là sự liên thông giữa các ngành nghề và các hình thức đào tạo trong cùng một bậc học để có thể chuyển đổi chuyên môn nhanh chóng, đáp ứng thị trường nguồn nhân lực. - Nhu cầu của Khách hàng: Do cạnh tranh khốc liệt, nền kinh tế thị trường: luôn tạo ra các khủng hoảng vốn nhân lực; luôn có phá sản và thất nghiệp; luôn có nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực mới. Do vậy, khách hàng của dịch vụ giáo dục ĐH đòi hỏi có một cơ chế vận hành đào tạo nguồn nhân lực linh hoạt và đảm bảo chất lượng. Đó là một học chế trong đó người học có thể được chọn các kiến thức để học, người học được chuyển đổi chuyên môn, nghề nghiệp một cách thuận lợi và ít tốn kém. Học chế tín chỉ với cơ chế liên thông đủ mạnh mới đáp ứng được các yêu cầu đó. - Nhu cầu của Dịch vụ: Bản thân các cơ sở làm dịch vụ giáo dục ĐH cũng có nhu cầu liên thông: để cho sản phẩm của mình có đầu ra hấp dẫn hơn; để tiết kiệm nguồn lực (không phải tuyển thêm nhân sự, không phải đầu tư thêm các cơ sở vật chất và trang thiết bị tốn kém...) mà vẫn có đầu vào đảm bảo chất lượng. 1 PGS.TS, Giám đốc TT Kiểm định, Đo lường và Đánh giá chất lượng Giáo dục – Hiệp hội các trường ĐH&CĐ ngoài công lập 68
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Tất cả những điều kể trên đã dẫn đến nhu cầu về tổ chức và quản lý đào tạo liên thông trong hệ thống giáo dục ĐH ở nước ta hiện nay là rất cấp thiết. Bản tham luận này xin được trao đổi một số ý kiến về một số điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo liên thông trong hệ thống giáo dục ĐH nhằm góp phần định hướng tổ chức và quản lý đào tạo liên thông đảm bảo chất lượng. 2. Công bố chương trình giáo dục được mô đun hóa một cách hệ thống: Điều kiện đầu tiên là các cơ sở dịch vụ phải công bố công khai chương trình giáo dục được modun hoá một cách hệ thống. Chương trình được mô đun hóa một cách hệ thống là chương trình mà bất cứ một môn học nào trong chương trình cũng được mô đun hóa theo 2 hay 3 cấp độ: nhập môn, cốt lõi và chuyên ngành (thí dụ môn Thống kê sẽ gồm 3 mô đun: I- Nhập môn thống kê (chỉ gồm các khái niệm cơ bản), II- Thống kê (thống kê mô tả và thống kê suy diễn) và III- Thống kê chuyên ngành (trong Kinh tế, trong Hoá học ...). Trên cơ sở sự mô đun hoá này mà khách hàng chọn học, các cơ sở dịch vụ chấp nhận chuyển đổi và liên thông theo các chứng chỉ mà khách hàng tích luỹ được. 3. Công bố chuẩn kiến thức cho từng mô đun: Chuẩn kiến thức mà các cơ sở dịch vụ công bố đó là các chương trình chi tiết của từng modun được soạn kỹ (có mục tiêu của từng kiến thức trong mô đun: sau khi học được, người học nắm kiến thức đó đến mức nào? và có thể sử dụng kiến thức đó để giải quyết những vấn đề gì?); hoặc là ngân hàng câu hỏi và bài tập của mô đun (có các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và bài tập cho từng kiến thức một trong mô đun). Nhờ chuẩn kiến thức này mà người học và cơ sở dịch vụ biết được cụ thể, chi tiết nội dung các mô đun này và ra các quyết định chuyển đổi liên thông đảm bảo chất lượng. 4. Công bố chuẩn trắc nghiệm đánh giá thành quả học tập của mô đun: Chuẩn trắc nghiệm đánh giá thành quả học tập của các mô đun mà các cơ sở dịch vụ sử dụng phải được công bố thông qua 3 đại lượng sau: 1- Độ khó của câu hỏi trắc nghiệm. 2- Độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm. 3- Tiêu chuẩn của câu nhiễu. 69
  3. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM Vào năm 1982, khối ASIAN đã thoả thuận 3 tiêu chuẩn trắc nghiệm trên như sau: *Thang tiêu chuẩn của Độ khó P: Khoảng giá trị: 0,05 - 0,95 Rất dễ 0,91 - 0,95 Dễ 0,76 - 0,90 Trung bình: 0,25 - 0,75 Khó: 0,10 - 0,24 Rất khó: 0,05 - 0,09 *Tiêu chuẩn của độ phân biệt D đối với câu hỏi trắc nghiệm chấp nhận được: D bằng 10% của tổng số người dự thi nếu P nằm trong khoảng 0,25 - 0,75 D bằng 5% của tổng số người dự thi nếu P nằm ngoài khoảng trên. *Tiêu chuẩn đối với câu nhiễu: 1 - Số thí sinh chọn câu nhiễu ít nhất bằng 3% của tổng số người dự thi. 2 - Ít nhất là số thí sinh chọn câu nhiễu trong cả hai nhóm điểm cao và điểm thấp là như nhau. Câu nhiễu càng hiệu quả nếu như càng nhiều thí sinh trong nhóm điểm thấp chọn nó so với nhóm điểm cao. Trên cơ sở chuẩn trắc nghiệm đánh giá thành quả học tập công bố, các cơ sở dịch vụ mới có thể ra các quyết định chính xác, đảm bảo chất lượng về công nhận chuyển đổi chứng chỉ, về xếp hạng và đánh giá người tốt nghiệp theo chương trình của mình một khi chấp nhận cho chuyển đổi, liên thông. 5. Công bố Qui chế liên thông dọc và liên thông ngang: Cuối cùng, các cơ sở dịch vụ căn cứ vào các công bố nêu trên, các kết quả Kiểm định chất lượng và Qui chế cấp văn bằng chứng chỉ của Nhà nước để biên soạn và công bố Qui chế liên thông (dọc và ngang) của cơ sở mình. Người học sẽ căn cứ vào qui chế này để lựa chọn chuyển đổi liên thông. Và chính các cơ sở dịch vụ lại căn cứ vào các điều kiện đảm bảo chất lượng để ra các quyết định 70
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ hoặc tư vấn về chọn đầu ra cho sản phẩm của mình cũng như chọn đầu vào cho các chuyển đổi, liên thông. 6. Kết luận: Một khi đã coi giáo dục ĐH là một loại dịch vụ phi doanh lợi, thì bản chất đào tạo liên thông là một loại hoạt động kinh tế phi doanh lợi, mang lại hiệu quả cao cho các cơ sở giáo dục ĐH cũng như cho khách hàng. Nước ta là một nước kinh tế chưa phát triển mạnh, nên tiêu chuẩn hiệu quả cần được ưu tiên hàng đầu cho bất kỳ một chính sách hay một chiến lược nào. Do đó mở rộng và đẩy mạnh đào tạo liên thông là một trong những kế sách chiến lược phát triển nguồn nhân lực quan trọng. Tuy nhiên, hiệu quả cao cần phải kèm theo chất lượng. Chúng tôi cho rằng, cần phải nhanh chóng ban hành các qui định hữu hiệu về tổ chức và quản lý đào tạo liên thông mà về cơ bản đã được nêu ở phần trên trong bản tham luận này để tạo ra quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho các cơ sở dịch vụ giáo dục ĐH hoạt động có hiệu quả và chất lượng trong bối cảnh hiện nay. 71
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2