intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lời khuyên cho cha mẹ trong giao tiếp với con

Chia sẻ: Anhthao_1 Anhthao_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

109
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lời khuyên cho cha mẹ trong giao tiếp với con Việc tâm sự, chia sẻ với con cái của các bậc cha mẹ không phải lúc nào cũng diễn ra tốt đẹp, nhất là con cái trong độ tuổi thiếu niên hoặc cha mẹ quá bận rộn, gặp nhiều công việc trong cuộc sống. Bài viết xin giới thiệu một vài lưu ý đơn giản để mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái được tốt đẹp hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lời khuyên cho cha mẹ trong giao tiếp với con

  1. Lời khuyên cho cha mẹ trong giao tiếp với con
  2. Lời khuyên cho cha mẹ trong giao tiếp với con Việc tâm sự, chia sẻ với con cái của các bậc cha mẹ không phải lúc nào cũng diễn ra tốt đẹp, nhất là con cái trong độ tuổi thiếu niên hoặc cha mẹ quá bận rộn, gặp nhiều công việc trong cuộc sống. Bài viết xin giới thiệu một vài lưu ý đơn giản để mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái được tốt đẹp hơn.
  3. Luôn sẵn sàng giao tiếp với con Chú ý đến những thời gian con bạn có nhu cầu nói chuyện, chia sẻ nhiều nhất như: lúc đi ngủ, trước bữa ăn tối, khi trên xe. Luôn cho con bạn thấy rằng bạn quan tâm tới những gì xảy ra trong cuộc sống của trẻ. Dành thời gian trong tuần để tham gia các hoạt động chung c ùng con, trong thời gian đó, hãy tránh việc có hoạt động khác xen vào. Tìm hiểu, học hỏi về những điều trẻ yêu thích như loại nhạc chúng thích, hoạt động chúng muốn tham gia, chương trình chúng cảm thấy hứng thú. Bắt đầu cuộc nói chuyện với con bằng những suy nghĩ của bạn chứ không phải bắt đầu bằng câu hỏi bạn dành cho con. Cho con biết bạn đang lắng nghe chúng Khi con của bạn đang nói về những vấn đề chúng quan tâm, hãy dừng công việc bạn đang làm lại và lắng nghe con nói. Thể hiện sự quan tâm tới những gì chúng đang nói mà không hề chen ngang vào. Lắng nghe quan điểm, chính kiến của con ngay cả khi bạn cảm thấy khó khăn.
  4. Để con trình bày hết ý của mình trước khi bạn có phản hồi. Nhắc lại những gì bạn đã nghe con nói để đảm bảo rằng bạn không nghe nhầm lẫn. Phản hồi theo cách con của bạn sẽ nghe Hãy phản ứng một cách vừa phải, trẻ sẽ không tiếp tục chia sẻ nếu bạn thể hiện sự tức giận hay phòng thủ. Thể hiện ý kiến của bạn mà không áp đặt, cho con bạn thấy bạn vẫn đồng ý nếu chúng có cách giải quyết, ý kiến khác. Không nên tranh cãi về việc ai đúng, ai sai. Thay vì nói “Bố/mẹ biết con không đồng ý với bố/mẹ” hãy nói “Đó là theo bố/mẹ nghĩ”. Tập trung vào cảm xúc của con chứ không phải chỉ chú ý vào cảm xúc của bạn trong cuộc nói chuyện với con. Lưu ý: Hỏi con của bạn về chúng mong muốn gì trong cuộc trò chuyện ví dụ như chúng cần lời khuyên, đơn giản chỉ là lắng nghe, sự giúp đỡ để đối phó với cảm xúc khó chịu, giúp giải quyết vấn đề… Trẻ học thông qua bắt chước. Thông thường, chúng sẽ học tập theo cách bạn
  5. đối phó với sự tức giận, cách giải quyết vấn đề, cách vượt qua khó khăn. Nói chuyện với con nhưng không thuyết giảng, chỉ trích, đe dọa hay làm tổn thương con. Trẻ có thể học được từ sự lựa chọn của riêng chúng. Nếu hậu quả của sự lựa chọn đó không nghiêm trọng, bạn không nên can thiệp vào. Nuôi dạy con là công việc đầy khó khăn Lắng nghe và chia sẻ với con là chìa khóa để mối liên kết giữa cha mẹ và con cái được diễn ra tốt đẹp. Tuy nhiên, việc nuôi dạy và giữ mối quan hệ tốt với con lại không hề dễ dàng nhất cha mẹ cũng phải giải quyết nhiều áp lực, khó khăn trong cuộc sống. Tuy vậy, tình yêu thương các bậc cha mẹ dành cho con cái sẽ là cơ sở để mối quan hệ cha mẹ con cái luôn được tốt đẹp, mang lại hạnh phúc cho các thành viên trong gia đình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2